Hormone DHT Là Gì? Có Liên Quan Gì đến Rụng Tóc, Tóc Thưa Mỏng Và ...
Có thể bạn quan tâm
Đã bao giờ bạn nhận thấy tóc mình đột nhiên rụng nhiều hơn bình thường mà không rõ lý do tại sao và đã thử nhiều cách như uống thực phẩm chức năng, dùng các sản phẩm dưỡng tóc, dùng dầu gội kích thích mọc tóc… mà tình trạng vẫn không cải thiện? Lý do những cách này đều không có tác dụng là vì nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều không phải do môi trường hay cách chăm sóc tóc mà là do di truyền và một loại hormone có tên là DHT.
Hormone DHT là gì? Tại sao hormone này lại gây rụng tóc? Trị rụng tóc do hormone DHT bằng cách nào? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết các thông tin đó.
Hormone DHT là gì?
DHT hay dihydrotestosterone là một trong những hormone quan trọng nhất ở nam giới. Hormone này ảnh hưởng đến các đặc tính của nam giới ngay từ giai đoạn phôi thai.
Khi lớn lên, DHT tham gia vào sự hình thành và duy trì các đặc điểm thể chất và sinh lý của nam giới, chẳng hạn như sự phát triển dương vật, bìu, tuyến tiền liệt, túi tinh, các đường nét trên khuôn mặt, tăng khối lượng cơ, mọc lông và nhiều đặc điểm giới tính khác.
Cơ thể phụ nữ cũng có hormone DHT nhưng không nhiều như ở nam giới do nồng độ testosterone ở phụ nữ chỉ ở mức thấp (DHT được chuyển hóa từ testosterone). Ngoài ra cơ thể nữ giới còn có một loại enzyme làm thay đổi sự chuyển hóa testosterone và có các hormone gây cản trở hoạt động của DHT.
Hormone DHT được tạo ra như thế nào?
Cơ thể không tạo ra hormone DHT trực tiếp từ các cơ quan hay các tuyến sản xuất hormone. DHT được chuyển hóa từ testosterone. Ở nam giới, testosterone chủ yếu được tạo ra ở tinh hoàn và một phần nhỏ ở tuyến thượng thận còn ở phụ nữ, hormone này được buồng trứng tạo ra với lượng nhỏ. Cơ thể sử dụng một loại enzyme có tên là 5 alpha-reductase (5-AR) để chuyển hóa testosterone thành DHT. Như vậy có nghĩa là hormone DHT có nguồn gốc từ testosterone.
Enzyme 5 alpha-reductase có trong tuyến tiền liệt, túi tinh, da, nang lông, nang tóc, gan và não. Testosterone ở những cơ quan này được chuyển hóa thành DHT.
Testosterone trong cơ thể không được chuyển hóa hoàn toàn thành DHT. Chỉ có 10% lượng testosterone được tạo ra mỗi ngày được chuyển hóa thành DHT. Tuy nhiên, ở những khu vực có nhiều enzyme 5 alpha-reductase trong cơ thể, lượng DHT có thể cao hơn.
Sự khác biệt giữa DHT và testosterone
Testosterone và DHT mặc dù có cấu trúc hóa học và chức năng tương tự nhau, đều ảnh hưởng đến sự hình thành các đặc điểm thể chất và sinh lý của nam giới nhưng trên thực tế, hai loại hormone này có những tác động khác nhau đến cơ thể.
Testosterone
Testosterone đóng vai trò quan trọng đối với sự sản xuất tinh trùng, ham muốn tình dục, khả năng sinh sản và sự cương cứng của dương vật. Hormone này còn kiểm soát các đặc điểm thể chất của nam giới, chẳng hạn như sự phát triển của cơ, xương, làm cho giọng nói trầm hơn, điều tiết sự sản xuất dầu trong tuyến bã nhờn và có thể gây nổi mụn trứng cá.
Testosterone có nhiều lợi ích đối với cơ thể như làm giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, ngăn ngừa loãng xương, kiểm soát mức cholesterol và thúc đẩy sự chuyển hóa đường trong thực phẩm.
DHT
Hormone DHT khác với testosterone. Mặc dù cũng có những vai trò tương tự như testosterone nhưng DHT tác động chủ yếu đến tóc và lông. DHT thúc đẩy sự mọc tóc và lông ở các khu vực trên cơ thể như mặt, nách, lông mu, lông ngực và lông chân, tay. Tuy nhiên, DHT trong nang tóc là nguyên nhân chính gây rụng tóc ở nam giới.
DHT còn có những tác động tiêu cực khác. Hormone này làm chậm quá trình chữa lành vết thương trên da, là nguyên nhân khiến tuyến tiền liệt bị phì đại, làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và bệnh động mạch vành
Các lợi ích của hormone DHT
Hormone DHT có một số lợi ích đối với cơ thể như:
- Giúp cho cơ thể hoạt động bình thường
- Khiến cơ thể nam giới bộc lộ những đặc điểm giới tính như giọng nói trầm, phát triển bộ phận sinh dục và mọc lông
- Kiểm soát sự tích tụ mỡ trong cơ thể
- Duy trì khối lượng cơ và chức năng tình dục khi có tuổi
Điều gì xảy ra nếu cơ thể có quá ít DHT?
Quá nhiều hormone DHT sẽ gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật và ngoài ra còn gây rụng tóc. Tuy nhiên, nồng độ DHT trong cơ thể quá thấp cũng gây ra những bất lợi như:
- Bộ phận sinh dục và các cơ quan liên quan như tinh hoàn và tuyến tiền liệt không phát triển bình thường
- Gây sưng hạch bạch huyết ở vú (xảy ra ở nam giới)
- Tích nhiều mỡ thừa
- Làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và bệnh động mạch vành
Tại sao hormone DHT gây rụng tóc?
DHT là thủ phạm chính gây ra tình trạng rụng tóc do nội tiết tố ở nam giới. Ở những người bị rụng tóc di truyền thì hormone DHT sẽ khiến tóc càng bị rụng nhiều hơn.
DHT liên kết với thụ thể androgen tại nang tóc và làm thay đổi độ dài các giai đoạn trong “vòng đời” của tóc, dẫn đến rụng tóc.
Mỗi một sợi tóc trên đầu đều trải qua một chu kỳ mọc rụng gồm nhiều giai đoạn, trong đó có giai đoạn phát triển (giai đoạn anagen) kéo dài từ 2 - 6 năm. Sau khi kết thúc giai đoạn phát triển, tóc bước vào giai đoạn nghỉ ngơi (giai đoạn telogen). Giai đoạn này kéo dài khoảng 1 - 4 tháng. Trong khoảng thời gian này, tóc ngừng mọc và chuẩn bị rụng. Tuy nhiên, nếu bị ảnh hưởng bởi hormone DHT thì giai đoạn phát triển sẽ bị rút ngắn lại và giai đoạn nghỉ ngơi kéo dài hơn bình thường. Điều này khiến cho nang tóc tạo ra sợi tóc ngắn và mảnh hơn, nhanh rụng hơn và mái tóc trở nên thưa mỏng. Sau một thời gian, nang tóc sẽ không còn khả năng mọc tóc và bị teo đi. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hói đầu.
Nếu nguyên nhân gây rụng tóc là do một bệnh di truyền thì hormone DHT có thể gây rụng tóc càng nặng hơn. Một số gen di truyền khiến thụ thể androgen ở nang tóc hoạt động tích cực hơn bình thường, có nghĩa là phản ứng mạnh hơn với hormone DHT và dẫn đến kết quả là rụng tóc, tóc thưa mỏng. Vì vậy, trong những trường hợp bị rụng tóc và tóc thưa mỏng do nội tiết tố, giải pháp điều trị ban đầu thường là dùng các loại thuốc trị rụng tóc có tác dụng làm giảm nồng độ hormone DHT.
Rụng tóc do hormone DHT
Rụng tóc do hormone DHT thường bắt đầu xảy ra khi có tuổi, biểu hiện là tóc bị rụng nhiều hơn bình thường, có nghĩa là hơn 100 sợi mỗi ngày. Ở nam giới, tóc thường rụng nhiều nhất ở vùng trán và đỉnh đầu. Điều này khiến cho đường chân tóc cao dần và vùng tóc ở đỉnh đầu thưa dần cho đến khi lộ rõ da đầu, cuối cùng là hói đầu.
Làm cách nào để biết tóc có đang bị rụng quá nhiều hay không? Bạn có thể thử kiểm tra bằng cách đếm số tóc rụng sau khi chải tóc liên tục trong 1 phút. Nếu có hơn 10 - 20 sợi tóc rụng thì bạn đang bị rụng tóc nhiều hơn bình thường.
Khi tóc rụng quá nhiều, nang tóc ở bên dưới da đầu sẽ bị teo dần và không thể mọc tóc được nữa. Trong những trường hợp này, để khôi phục lại mái tóc thì sẽ phải cấy tóc tự thân. Đây là phương pháp lấy các cụm nang tóc ở vùng sau đầu hoặc sau tai và cấy vào những khu vực có tóc thưa mỏng hoặc hói.
Lý do lấy nang tóc ở vùng chẩm là vì nang tóc ở khu vực này không có thụ thể androgen, do đó sẽ không bị ảnh hưởng bởi hormone DHT. Vì thế nên vùng được cấy tóc sẽ không còn bị rụng tóc do hormone DHT nữa.
Làm thế nào để giảm hormone DHT?
Nồng độ hormone DHT tăng cao có thể gây rụng tóc và mỏng tóc. Có thể làm giảm lượng DHT trong cơ thể để giảm và ngăn ngừa rụng tóc bằng nhiều cách khác nhau như:
Thuốc trị rụng tóc
Loại thuốc được dùng để trị rụng tóc do hormone DHT là finasteride. Finasteride có tác dụng làm giảm quá trình chuyển hóa testosterone thành DHT và có thể làm giảm đến 60% lượng DHT trong cơ thể.
Khi lượng DHT giảm, giai đoạn phát triển của tóc sẽ kéo dài hơn và giai đoạn nghỉ ngơi được rút ngắn, nhờ đó tóc sẽ bớt rụng và mọc nhiều hơn.
Giống như nhiều loại thuốc khác, finasteride cũng có tác dụng phụ. Loại thuốc trị rụng tóc này có thể làm giảm ham muốn tình dục và gây rối loạn cương dương nhưng những tác dụng phụ này sẽ tự hết khi ngưng sử dụng thuốc hoặc biến mất sau một thời gian sử dụng khi cơ thể đã thích nghi.
Ngoài finasteride còn một loại thuốc trị rụng tóc được dùng phổ biến nữa là minoxidil. Tuy nhiên, minoxidil không có tác dụng làm giảm hormone DHT nên không điều trị được rụng tóc do nội tiết tố.
Dù là loại thuốc trị rụng tóc nào thì cũng đều đi kèm tác dụng phụ. Do đó phải luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc trị rụng tóc.
Thay đổi lối sống
Một số thay đổi trong thói quen lối sống hàng ngày có thể giúp giảm lượng DHT và giảm một số yếu tố gây rụng tóc khác, chẳng hạn như kiểm soát cân nặng, tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc, thường xuyên mát-xa da đầu để tăng lưu thông máu, giảm căng thẳng và dành thời gian thư giãn.
Bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết cho tóc
Một số chất dinh dưỡng có tác dụng làm giảm lượng DHT một cách tự nhiên, chẳng hạn như kẽm. Kẽm cản trở quá trình chuyển hóa testosterone thành DHT. Một chất dinh dưỡng khác cũng rất có ích cho việc giảm rụng tóc là vitamin B7 hay còn gọi là biotin. Mặc dù biotin không làm giảm DHT nhưng sẽ thúc đẩy nang tóc mọc tóc nhiều hơn, sợi tóc chắc khỏe hơn và có khả năng chống lại tác động của hormone DHT tốt hơn.
Bạn có thể bổ sung các loại vitamin và khoáng chất này bằng cách ăn các loại rau xanh, trái cây tươi, các loại cá béo như cá hồi, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám và các sản phẩm từ sữa ít béo.
Hormone DHT ở phụ nữ
Mặc dù được chuyển hóa từ testosterone – một loại hormone sinh dục nam nhưng hormone DHT cũng có cả ở nữ giới, chỉ có điều cơ thể phụ nữ có ít DHT hơn so với nam giới. Lý do là bởi cơ thể phụ nữ chỉ có một lượng nhỏ testosterone.
Ở nữ giới còn có một loại enzyme có tên là aromatase. Enzyme này chuyển hóa testosterone thành nội tiết tố nữ estrodiole, vì thế nên nữ giới chỉ có một lượng hormone DHT rất nhỏ. Ngoài ra, hormone này còn gây cản trở hoạt động của DHT.
Ngoài estrodiole, ở phụ nữ còn có estrogen - loại hormone giúp tóc chắc khỏe. Đó là lý do tại sao phụ nữ ít có nguy cơ bị rụng tóc do hormone DHT hơn.
Rụng tóc nội tiết tố ở phụ nữ thường xảy ra do sự mất cân bằng nồng độ các hormone trong cơ thể mà chủ yếu là do sự sụt giảm lượng estrogen. Điều này thường xảy ra sau khi sinh nở, trong thời kỳ mãn kinh hoặc ở những người mắc một số bệnh di truyền. Mặc dù phụ nữ cũng có thể bị rụng tóc khi nồng độ testosterone tăng cao bất thường và dẫn đến tăng mức DHT nhưng điều này hiếm khi xảy ra.
Một số câu hỏi thường gặp
Lượng DHT có tăng lên khi về già không?
Lượng DHT trong cơ thể không tăng lên khi về già mà mặt khác còn bị giảm đi.
Vậy tại sao tóc lại bị rụng nhiều khi có tuổi? Lý do là bởi sức khỏe mái tóc bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố thể chất lẫn tinh thần. Theo thời gian, các nang tóc sẽ suy yếu dần, không còn khả năng mọc tóc tốt và sợi tóc mọc ra cũng không được chắc khỏe như hồi còn trẻ nên khi có tuổi, tóc sẽ bị rụng nhiều và lâu mọc lại hơn.
Tóc phát triển và ở trên da đầu trong khoảng 2 - 6 năm, sau đó sẽ rụng và sợi tóc mới sẽ mọc lên. Mỗi một nang tóc trải qua trung bình 20 chu kỳ mọc và rụng tóc trong suốt cuộc đời nhưng ở các chu kỳ cuối, tóc sẽ không còn chắc khỏe như các chu kỳ đầu mà ngày càng mảnh, yếu và dễ rụng.
Ngoài ra, tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe mái tóc. Càng lớn tuổi, sức khỏe sẽ càng giảm sút và nang tóc cũng bị thoái hóa dần theo thời gian. Nếu ăn uống không đủ chất, không chăm sóc tốt cho mái tóc, thường xuyên bị căng thẳng và không nghỉ ngơi đầy đủ thì tóc sẽ càng dễ rụng hơn.
Cách tốt nhất để giảm lượng DHT?
Cách tốt nhất để giảm lượng hormone DHT là sử dụng thuốc trị rụng tóc finasteride. Đây là một loại thuốc có tác động trực tiếp đến sự sản xuất DHT và có thể làm giảm tới 60% lượng DHT. Một loại thuốc trị rụng tóc khác mới được sử dụng gần đây là dutasteride. Dutasteride đã được chứng minh là có thể làm giảm lên đến 90% lượng DHT nhưng loại thuốc này tương đối mới và chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh như finasteride.
Tóm tắt bài viết
Hormone DHT là nguyên nhân chính gây rụng tóc ở nam giới. Có thể điều trị vấn đề này bằng cách ăn uống thực phẩm giàu dinh dưỡng, chăm sóc tốt cho mái tóc và dùng thuốc trị rụng tóc có tác dụng làm giảm lượng DHT để thúc đẩy nang tóc mọc tóc tốt hơn và tóc chắc khỏe hơn. Nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc trị rụng tóc để được tư vấn loại thuốc phù hợp nhất và kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác nếu cần thiết.
Từ khóa » Từ Dht Có Nghĩa Là Gì
-
Hormone Dihydrotestosterone Là Gì? | Vinmec
-
DHT Là Gì? -định Nghĩa DHT | Viết Tắt Finder
-
Hormone DHT: Nguyên Nhân Hói đầu ở Nam Giới - Hello Bacsi
-
Dihydrotestosterone – Wikipedia Tiếng Việt
-
DHT Là đất Gì? Có Nên đầu Tư Vào đất Cơ Sở Hạ Tầng Không?
-
Đất DHT Là Gì? Có được Phép Mua Bán, đầu Tư Không?
-
Ký Hiệu ONT, ODT, LUC, LNK, DKV, BHK, TMD, DHT Là Loại đất Gì?
-
DHT (Dihydrotestosterone) - Thủ Phạm Chính Gây Rụng Tóc Hói đầu
-
DHT Là đất Gì? Có Nên Mua đất Phát Triển Hạ Tầng?
-
Từ Dht Có Nghĩa Là Gì
-
Hormone DHT Là Gì Mà được Nghi Là "thủ Phạm" Gây Hói đầu ở Nam ...
-
DHT- Thủ Phạm Của 80% Trường Hợp Rụng Tóc, Hói đầu
-
DHT Một Trong Những Fandom Xuất... - Anti Fan Triệu Lệ Dĩnh
-
Mã Ký Hiệu ONT, ODT, LUC, LNK, DKV, BHK, TMD, DHT Là Loại đất Gì?