Hormone DHT Là Gì Mà được Nghi Là "thủ Phạm" Gây Hói đầu ở Nam ...

Chứng hói đầu rất phổ biến ở nam giới, đặc biệt là những người tuổi trung niên. Các nhà khoa học cho rằng một loại hormone trong cơ thể sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình rụng tóc ở nam giới thông qua một cơ chế nào đó. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loại hormone đặc biệt này nhé!

Hormone DHT là gì?

DHT (dihydrotestosterone) là một steroid được sản sinh trong tuyến sinh dục của nam giới. Hormone DHT có thể chi phối nhiều hoạt động trong cơ thể. Ngoài việc ảnh hưởng lên quá trình phát triển của tóc, DHT còn liên quan đến sự phát triển của u tuyến tiền liệt lành tính (benign prostatic hyperplasia) và ung thư tuyến tiền liệt.

Các loại hormone nam sẽ chịu trách nhiệm hình thành các điểm đặc trưng của nam giới như giọng trầm hơn, lông phát triển khắp cơ thể và mô cơ phát triển. Trong giai đoạn phát triển của bào thai, DHT đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển dương vật và tuyến tiền liệt.

Ở cơ thể nam giới, enzyme 5-alpha-reductase (5-AR) có chức năng chuyển testosterone thành DHT trong tinh hoàn và tuyến tiền liệt. Khoảng 10% testosterone được chuyển thành công sang DHT.

DHT có chức năng hoạt động mạnh mẽ hơn tiền chất của nó là testosterone. DHT có thể bám chặt và bền hơn testosterone khi ở cùng một vị trí.

Loại hormone được tình nghi là thủ phạm gây nên chứng hói đầu ở nam giới là gì? - Ảnh 1.

Tóc phát triển như thế nào?

Sự phát triển của tóc được chia thành 3 pha bao gồm pha phát triển (anagen), pha gián phân (catagen) và pha nghỉ (telogen).

Pha phát triển kéo dài từ 2 - 6 năm. Thời gian của pha phát triển càng kéo dài, tóc càng phát triển. Bình thường khoảng 80 - 85% lượng tóc phát triển trong pha này. Pha gián phân kéo dài chỉ 2 tuần. Trong pha này, phần nang tóc sẽ tự làm mới chính nó. Ở pha nghỉ, phần nang tóc được "nghỉ ngơi" từ 1 - 4 tháng, khoảng 12 - 20% lượng tóc sẽ nằm trong pha này.

Sau khi pha nghỉ kết thúc, pha phát triển sẽ bắt đầu lại khiến phần tóc mới phát triển và đẩy phần tóc cũ ra khỏi chân tóc.

Loại hormone được tình nghi là thủ phạm gây nên chứng hói đầu ở nam giới là gì? - Ảnh 2.

Chứng rụng tóc xảy ra khi nào?

Rụng tóc xảy ra khi phần nang tóc từ từ thu hẹp lại, pha phát triển ngắn lại và pha nghỉ dài hơn. Khi pha phát triển ngắn lại có nghĩa là tóc cũng không thể mọc dài như trước đây.

Trải qua một thời gian, pha phát triển sẽ càng ngắn lại khiến cho tóc không thể mọc xuyên qua lớp da trên đầu. Tại pha nghỉ, tóc cũ không còn bám chặt như trước đây và khiến chúng dễ rụng hơn.

Những người thường xuyên vận động và sử dụng các loại thuốc steroid sẽ làm tăng nồng độ DHT khiến cho tóc dễ rụng hơn.

Loại hormone được tình nghi là thủ phạm gây nên chứng hói đầu ở nam giới là gì? - Ảnh 3.

DHT ảnh hưởng lên quá trình rụng tóc như thế nào?

Tóc trên đầu có thể phát triển không cần hormone DHT. Tuy nhiên, lông nách, lông mu và râu cần loại hormone này để phát triển.

Người có ít enzyme 5-AR có thể không bị hói nhưng những vùng lông khác sẽ ít phát triển hơn.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng DHT có thể bám lên các thụ thể hormone nam ở phần nang tóc. Nó kích thích các thụ thể và khiến nang tóc nhỏ lại theo một cơ chế vẫn chưa được hiểu rõ.

Một số chuyên gia cho biết nhiều người có thể bị hói do di truyền. Khi kết hợp vấn đề về hormone và yếu tố di truyền, nhiều người có khả năng hói đầu cao hơn người bình thường.

Phương pháp điều trị chứng rụng tóc

Phương pháp Propecia giúp điều trị chứng rụng tóc đã được phê chuẩn bởi FDA (Mỹ) năm 1997. Phương pháp này ngăn chặn enzyme 2-5 AR được cho là kích thích quá trình sản sinh DHT. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng phương pháp này chỉ là tạm thời vì chứng rụng tóc có thể phát triển lại bất cứ lúc nào.

Người bệnh có thể uống thuốc với liều là 1mg hàng ngày hoặc tiêm thuốc. Nếu ngừng uống thuốc, tóc sẽ tiếp tục rụng.

Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây rối loạn cương dương và ảnh hưởng quá trình phóng thích tinh trùng.

Loại hormone được tình nghi là thủ phạm gây nên chứng hói đầu ở nam giới là gì? - Ảnh 4.

Nguồn: Medical News Today

Từ khóa » Từ Dht Có Nghĩa Là Gì