Https://.vn/chi-tiet-tin?/cach-cham-s...
Có thể bạn quan tâm
- TRANG CHỦ
- CHÍNH QUYỀN
- GIỚI THIỆU TIỀN GIANG
- BỘ MÁY TỔ CHỨC
- CÔNG DÂN
- DOANH NGHIỆP
- DU KHÁCH
Về chuyên môn, hội chứng hậu Covid (là các triệu chứng kéo dài hơn ba tuần sau khi chẩn đoán Covid-19) ngày càng được công nhận là một bệnh lý mới trong nhiễm SARS-CoV-2. Tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 10% đến 35%, tuy nhiên, tỷ lệ cao tới 85% ở những bệnh nhân có tiền sử nhập viện.
Về chuyên môn, hội chứng hậu Covid (là các triệu chứng kéo dài hơn ba tuần sau khi chẩn đoán Covid-19) ngày càng được công nhận là một bệnh lý mới trong nhiễm SARS-CoV-2. Tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 10% đến 35%, tuy nhiên, tỷ lệ cao tới 85% ở những bệnh nhân có tiền sử nhập viện.
Các nhà khoa học đã tìm ra bốn nguyên nhân gây ra hội chứng hậu Covid, đó là: Viêm; rối loạn chức năng hệ thần kinh; tổn thương nội mô; và huyết khối tắc mạch. Phản ứng viêm kéo dài có vai trò quan trọng trong hầu hết các biểu hiện hậu Covid. Tình trạng viêm xảy ra ở nhiều cơ quan nội tạng như tim, phổi, thận, thần kinh, tiêu hoá… Rối loạn chức năng hệ thần kinh biểu hiện ở sự mệt mỏi thần kinh cơ bất thường, sự kiểm soát nhận thức bị suy giảm, thờ ơ và rối loạn chức suy nghĩ, trí nhớ. Sự thay đổi chức năng thần kinh là do các yếu tố gây viêm như các cytokine tuần hoàn, và đặc biệt là IL-6, có thể xâm nhập vào hàng rào máu não gây viêm hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, viêm liên quan đến Covid-19 có thể dẫn đến suy giảm axit gamma-aminobutyric (GABA). GABA là một chất ức chế dẫn truyền thần kinh. Nó có tác dụng ngăn chặn một số tín hiệu não bộ và giảm hoạt động của hệ thần kinh, khiến cho sự dẫn truyền dây thần kinh trở nên chậm chạp, hoạt động nhận thức của người bệnh trở nên u ám, và giải thích cho sự thờ ơ và thiếu khả năng phán đoán. Tổn thương tế bào nội mô, tế bào này lót mặt trong của tất cả các mạch máu trong cơ thể và tạo nên một lớp màng ngăn chống đông máu. Khi tế bào nội mô bị tổn thương sẽ làm mạch máu mất chức năng thấm chọn lọc, gây ra các cục máu đông, tắc nghẽn mạch máu tạo nên huyết khối và đặc biệt là đóng vai trò chính trong sinh lý bệnh của hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan, trong nhiễm trùng toàn thân và hội chứng đáp ứng viêm hệ thống. Huyết khối tắc mạch, biến chứng huyết khối trong các mạch máu lớn và vi tuần hoàn của các cơ quan nội tạng như huyết khối phổi, não, tim, huyết khối tĩnh mạch sâu và huyết khối ở các hệ thống mạch máu khác.
Sáu cách chăm sóc tại nhà đối với người hậu Covid:
1. Tập thể dục đều đặn: Ban đầu, tập thể dục có thể gây rắc rối trong giai đoạn người bệnh đang hồi phục, vì cơ thể còn yếu, tuy nhiên, nếu duy trì đều đặn hàng ngày sẽ giúp bệnh nhân khỏe mạnh hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Những bệnh nhân có dấu hiệu khó thở hụt hơi thì sẽ tập các bài tập về hô hấp.
2. Ăn uống bổ dưỡng: Cần bổ sung chế độ bữa ăn phong phú để giúp tăng tốc độ phục hồi. Một vài bệnh nhân cũng bị giảm cân hoặc tăng cân không giải thích được. Do đó, hãy giúp bệnh nhân ăn uống dinh dưỡng tốt với các sản phẩm hữu cơ, rau, trứng và gia cầm an toàn để bù đắp cho sự mất cảm giác ngon miệng. Thực phẩm phải được nấu chín và sạch sẽ. Nên chọn thức ăn mà người bệnh yêu thích.
3. Rèn luyện bộ nhớ hàng ngày: Vi-rút làm tổn thương các tế bào của bộ nhớ. Để lấy lại trí nhớ đã mất, lấy lại khả năng tư duy nhận thức, người bệnh cần dành nhiều thời gian trong ngày để rèn luyện bộ nhớ như: Học ngoại ngữ, chơi các câu đố, trò chơi trí nhớ và các hoạt động mà khiến não người bệnh làm việc tích cực hơn. Đồng thời kết hợp tập hư giãn đầu óc như yoga, ngồi thiền, khí công.
4. Vượt lên chính mình: Trước hết, đừng hy vọng ngay lập tức sẽ trở lại bình thường sau khi mình trở về nhà hoặc xét nghiệm âm tính với vi-rút. Tập thích nghi dần dần với những gì mình đã từng làm trước khi mắc bệnh. Covid-19 tấn công nghiêm trọng hệ thống miễn dịch và các cơ quan nội tạng, nhất là thần kinh, khiến cho bệnh nhân hậu Covid luôn bất an và dễ trầm cảm, buông xuôi tất cả. Người bệnh hãy có ý chí, dũng cảm, tự tin và không bỏ cuộc để vượt lên mọi khó khăn về sức khỏe của bản thân mình.
5. Phát hiện sớm triệu chứng hậu Covid và giữ liên lạc với bác sĩ điều trị. Triệu chứng hậu Covid rất phong phú, dù đơn giản như đau đầu, mệt mỏi, rụng tóc hay khó thở, choáng váng, yếu liệt tay chân thì cần phải đến cơ sở y tế ngay lập tức để được khám bệnh. Nên giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ điều trị và báo ngay với bác sĩ nếu có các dấu hiệu bất thường xuất hiện trong giai đoạn sau hồi phục. Khi được bác sĩ khám và cho toa thuốc, phải uống thuốc đúng giờ, đúng liều, đúng liệu trình điều trị. Không nên nghe lời mách bảo của những người không có chuyên môn mà dùng thuốc không đúng.
6. Giúp bệnh nhân hòa nhập với gia đình và xã hội. Giúp họ chống lại sự kỳ thị của mọi người xung quanh...
Bs Nguyễn Thành Úc
- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Tương phản Đánh giá bài viết(0/5) Tin liên quan Thị xã Cai Lậy có 08 xã đầu tiên đạt chuẩn Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế năm 2024 giai đoạn đến năm 2030 - 22/11/2024 Tiền Giang: Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã năm 2024 - 15/11/2024 Thành phố Gò Công: Tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình, bảo hiểm xã hội tự nguyện tại xã Bình Đông - 08/11/2024 Hội nghị Khoa học ngành Y tế Tiền Giang mở rộng năm 2024: Đổi mới và sáng tạo trong khám và điều trị - 31/10/2024 Chiến dịch tiêm vắc xin Sởi-Rubella trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2024: Quyết tâm đạt tỷ lệ miễn dịch cao trong cộng đồng - 28/10/2024 Chia sẻ bài viết qua mail Email người gửi: * Email người nhận: * Tiêu đề: * Nội dung * Liên kết: GửiVăn bản chỉ đạo điều hành
Công báo Tiền Giang
Góp ý dự thảo văn bản
Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến
CSDL Quốc gia về TTHC
Từ khóa » Cách Rèn Luyện Trí Nhớ Hậu Covid
-
8 Cách Khắc Phục Chứng Sương Mù Não, Giảm Trí Nhớ Hậu COVID
-
Bác Sĩ Chỉ Cách Vượt Qua Các Vấn đề Về Trí Nhớ Hậu COVID-19
-
Rối Loạn Trí Nhớ Hậu COVID-19 | Vinmec
-
'Nhớ Nhớ Quên Quên' Có Phải Là Triệu Chứng Hậu COVID-19?
-
Làm Gì Khi Suy Giảm Trí Nhớ Hậu Covid-19? - Zing
-
Hậu Covid Giảm Trí Nhớ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Hướng Dẫn Cách Khắc Phục Tình Trạng Giảm Trí Nhớ, Căng Thẳng, Lo ...
-
68% F0 Tồn Tại Triệu Chứng Hậu COVID-19: Có 4 Dấu Hiệu Cần đi ...
-
Nghiên Cứu Sâu Về Hiện Tượng Suy Giảm Trí Nhớ ở Người Mắc COVID ...
-
Suy Giảm Trí Nhớ Gây Hại Như Thế Nào đối Với Sức Khỏe? | Medlatec
-
Cải Thiện Trí Nhớ Hậu COVID-19 - Bệnh Viện Đại Học Y Dược
-
Đối Mặt Với Các Vấn đề Về Trí Nhớ Hậu COVID-19: Bạn Nên Làm Gì?
-
Suy Giảm Trí Nhớ Hậu COVID-19 - Biểu Hiện - Nguyên Nhân - Điều Trị
-
8 Cách Giúp Cải Thiện Trí Nhớ Của Bạn