'Nhớ Nhớ Quên Quên' Có Phải Là Triệu Chứng Hậu COVID-19?

‘Nhớ nhớ quên quên’ có phải là triệu chứng hậu COVID-19? - Ảnh 1.

Theo WHO, rối loạn nhận thức là một trong ba triệu chứng hậu COVID-19 hay gặp nhất

"Hay quên" - 1 trong 3 triệu chứng hậu COVID-19 phổ biến nhất

Sau khi dịch COVID-19 giảm nhiệt với số ca nặng và tỉ lệ tử vong giảm, vấn đề sức khỏe của người bệnh sau nhiễm COVID-19 lại được quan tâm hơn bao giờ hết.

Theo khuyến cáo đăng trên trang web chính thức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hầu hết người mắc COVID-19 đều hồi phục hoàn toàn nhưng có bằng chứng cho thấy có khoảng 10 - 20% số người mắc gặp những triệu chứng kéo dài kể cả sau khi đã khỏi bệnh.

Hậu COVID-19 là hội chứng xảy ra ở những người nhiễm bệnh được 2 tháng với các triệu chứng xuất hiện và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không lý giải được bằng các chẩn đoán khác.

3 triệu chứng phổ biến hay gặp nhất là mệt mỏi, khó thở và rối loạn chức năng nhận thức. Về hội chứng rối loạn nhận thức hậu COVID-19, ảnh hưởng đến những hoạt động bình thường của não. Một thuật ngữ thường được dùng là "sương mù não" để chỉ tình trạng khó tập trung, giảm chú ý, giảm trí nhớ, hay quên, khó ngủ, khó nhận thức…

Ở hầu hết các trường hợp, "sương mù não" sẽ tự hết trong vài tuần. Tuy nhiên, vẫn có một số người gặp tình trạng này trong nhiều tháng. COVID-19 là bệnh mới nên các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định được liệu những bệnh nhân từng mắc bệnh này có thể bị "sương mù não" trong bao lâu.

Tuy nhiên, có những phỏng đoán rằng bệnh có thể kéo dài nhiều năm. Nếu không được điều trị kịp thời, các tình trạng bệnh có thể tiến triển nặng thêm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Khắc phục suy giảm nhận thức hậu COVID-19

WHO cho biết, hiện nay chưa có liệu pháp điều trị bằng thuốc cụ thể với những người mắc hậu COVID-19. Tuy nhiên, việc chăm sóc toàn diện bao gồm cả phục hồi chức năng có thể có tác dụng đối với người mắc các hội chứng này.

Nếu bị những triệu chứng "sương mù não" như nhớ nhớ quên quên, giảm tập trung chú ý, rối loạn nhận thức… nên đi khám sức khỏe để nhận được tư vấn từ bác sĩ điều trị.

Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà để cải thiện tình trạng "sương mù não" như:

- Chế độ ăn lành mạnh: Một chế độ ăn lành mạnh, nhiều rau xanh, hoa quả, chất béo có lợi sẽ giúp phục hồi cơ thể, cải thiện trí nhớ, đẩy nhanh quá trình phục hồi của não.

‘Nhớ nhớ quên quên’ có phải là triệu chứng hậu COVID-19? - Ảnh 2.

Một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp đẩy nhanh sự phục hồi của não

- Duy trì hoạt động thể chất: Việc duy trì các hoạt động thể chất đều đặn rất tốt cho việc phục hồi chức năng não bộ, tăng cường lượng oxy lên não, giúp não xử lý thông tin tốt hơn. Ngoài ra, nó còn giúp nâng cao sức khỏe tổng thể của người bệnh. Bạn hãy duy trì hoạt động này tối thiểu 30 phút mỗi ngày.

- Rèn luyện trí não: Người bệnh có thể tham gia các trò chơi rèn luyện trí não, chẳng hạn như giải câu đố, đọc sách, học ngoại ngữ.

- Nghỉ ngơi đầy đủ và uống đủ nước: Nghỉ ngơi đầy đủ và uống đủ nước sẽ giúp quá trình trao đổi chất của não phục hồi tốt hơn, do đó rất hữu ích cho người bị "sương mù não" hậu COVID-19.

- Tham gia các hoạt động xã hội: Tương tác với xã hội là một hoạt động giúp giải tỏa căng thẳng, đem lại năng lượng tích cực giúp não phục hồi nhanh hơn.

‘Nhớ nhớ quên quên’ có phải là triệu chứng hậu COVID-19? - Ảnh 3.

Ginkgo Biloba

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm có chiết xuất Ginkgo Biloba. Ginkgo Biloba là loại cây lâu đời được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa và lưu truyền đến ngày nay.

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, chiết xuất Ginkgo Biloba có chứa terpenoids và axit hữu cơ có hiệu quả bảo vệ thần kinh. Ginkgo Biloba EGb 761 là tên của hoạt chất được tiêu chuẩn hóa, bổ sung các đặc tính tốt và giảm phản ứng phụ.

Các nghiên cứu trên bệnh nhân có giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ cho thấy, điều trị bằng Ginkgo Biloba EGb 761 hỗ trợ cải thiện trí nhớ, cải thiện sự tập trung chú ý đáng kể, cải thiện nhận thức, hành vi và hoạt động sống hàng ngày ở bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ.

Từ đó các nhà nghiên cứu kết luận Ginkgo EGb 761 có vai trò can thiệp đa yếu tố đối với người bệnh suy giảm nhận thức nhẹ.

Đối với những người gặp hội chứng sa sút trí tuệ hậu COVID-19, sử dụng chiết xuất Ginkgo Biloba EGb 761 là một giải pháp hữu hiệu.

Từ khóa » Cách Rèn Luyện Trí Nhớ Hậu Covid