Huấn Quyền Của ĐGH Gioan-Phaolô II Về Gia đình

Thành viên
Mật khẩu

nhớ mật khẩu? | quên mật khẩu?

Trang chủ » CHUYÊN ĐỀ » Hôn nhân gia đình

Giới thiệu
Chia sẻ tâm tình
Lịch Sinh Hoạt (HT)
Tư liệu phim ảnh
Hình ảnh sinh hoạt

Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
xem các album ảnh khác

Chuyên Mục Âm Nhạc

xem các phim khác
HUẤN QUYỀN CỦA ĐGH GIOAN-PHAOLÔ II VỀ GIA ĐÌNH TÔNG HUẤN “FAMILIARIS CONSORTIO Tông huấn Familiaris Consortio (FC) của Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II ngày 22.11.2011 năm nay sẽ tròn 30 tuổi. Tông huấn, ban hành ngày 22.11.1981, được cho là “một tổng luận Giáo huấn của Giáo Hội về đời sống, bổn phận, trách nhiệm và sứ mạng của hôn nhân và gia đình trong thế giới ngày nay”[1]. Để chuẩn bị mừng kỉ niệm 30 năm Tông huấn rất quan trọng và còn rất thời sự này, thiết nghĩ mọi người cần tìm hiểu, đọc lại, suy tư mục vụ dựa trên Giáo huấn này, trong viễn tượng Gia đình. Bài này giới thiệu lại tóm tắt nội dung Tông huấn FC. Tông huấn là thành quả của Thượng Hội Đồng Giám mục lần thứ V tại Roma năm 1980. Lược đồ: Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, Tông Huấn được chia ra làm bốn phần: Phần dẫn nhập (số 1-3) cho thấy mục đích của FC: Giáo Hội vì biết rằng HN-GĐ là một trong những điều thiện hảo quí giá nhất của nhân loại, cảm nhận được sự khẩn thiết phải rao giảng TIN MỪNG cho tất cả mọi người, trong một giai đoạn lịch sử mà gia đình đang bị nhiều sức ép tìm cách hủy diệt hay làm méo mó nó. Giáo Hội thấy mình có sứ mạng công bố cho mọi người biết ý định của Thiên Chúa về HN-GĐ, bằng cách bảo đảm cho HN-GĐ có được sức sống tràn đầy và thăng tiến về mặt nhân bản cũng như Kitô, và từ đó góp phần vào việc canh tân xã hội và Dân Thiên Chúa (FC 1-3). 1. Ánh sáng và bóng tối nơi gia đình ngày nay (số 4-10) - Cần phải nhận biết hiện tình để hướng dẫn nó theo tinh thần Kitô giáo. Vì con người có TỰ DO, những gì xảy ra trong lịch sử không có một dấu chỉ đồng nhất. Có những biến cố có giá trị rất khác nhau. Một số mặt có những dấu cho thấy ơn cứu độ của Đức Kitô đang tác động trong thế giới. Một số mặt khác, có những dấu biểu lộ sự chối từ của con người đang chống lại Tình thương của Thiên Chúa. «Một đàng, người ta thấy có một ý thức sống động hơn về TỰ DO cá nhân và lưu tâm nhiều hơn đến phẩm chất của các tương quan liên vị trong HN, đến phẩm giá người phụ nữ [...]. Nhưng đàng khác, không thiếu những dấu hiệu cho thấy một sự thoái hóa đáng lo ngại về một số giá trị căn bản như: quan niệm sai lầm cả trên lí thuyết và thực hành về sự độc lập giữa hai vợ chồng, những sự mập mờ rất nghiêm trọng về tương quan uy quyền của cha mẹ đối với con cái, khó khăn trong việc lưu truyền các giá trị, số các vụ li dị gia tăng, nạn phá thai, sử dụng các phương pháp tuyệt sản ngày càng nhiều, phát triển não trạng chống thụ thai» (FC 6). - «Việc giáo dục lương tâm làm cho mỗi người có khả năng phán đoán và nhận ra được những phương tiện thích hợp để mình tự thực hiện theo đúng sự thật nguyên thủy của mình. Việc giáo dục lương tâm ấy trở nên một đòi hỏi hàng đầu không thể chối cãi» (FC 8). - Giáo Hội dạy rằng trước sự bất chính do tội lỗi gây ra – tội lỗi đang ăn sâu vào trong các cơ cấu thế giới ngày nay, cần phải chống lại “bằng một sự hoán cải liên lỉ trường kì” như một tiến trình năng động và tiệm tiến trong sự kết hợp với Đức Kitô (FC 9). 2. Ý định của Thiên Chúa về Hôn Nhân –Gia Đình (số 11-16) - Ý niệm về Hôn Nhân: Hôn Nhân (HN) là một cộng đoàn các ngôi vị, được tình yêu và sự phục vụ sự sống làm cho sống động, được Đức Kitô nâng lên hàng bí tích và thiết lập như một con đường nên thánh. Hôn Nhân phát xuất từ chính thực tại về con người và từ ơn gọi bẩm sinh của con người đến với tình yêu. HN tạo nên một cộng đoàn của các ngôi vị (những con người) mà nguyên lí sống động chính là tình yêu vợ chồng (một tình yêu có đặc tính trung thành và độc hữu), theo sự thật của nó là hình ảnh của Thiên Chúa. Mục đích của cộng đoàn yêu thương này là phục vụ cho sự sống. «Theo ý định của Thiên Chúa, HN là nền tảng cho một cộng đoàn rộng lớn hơn, tức là gia đình, vì chính định chế hôn nhân và tình yêu vợ chồng đều qui hướng vào việc truyền sinh và giáo dục con cái, làm nên triều thiên cho định chế và tình yêu ấy» (FC 14). Cộng đoàn và tình yêu HN đạt đến sự viên mãn của mình trong Đức Kitô, và chính Người, bằng bí tích, làm cho họ thông dự vào chính tình yêu của Người và làm cho HN trở thành một hành trình nên thánh đích thực. Đức Kitô trên thập giá là mạc khải trọn vẹn về Tình yêu Thiên Chúa dành cho con người. Như vậy, HN của Kitô hữu trở nên dấu chỉ và tham dự vào Giao ước mới và vĩnh cửu, ký kết trong máu Đức Kitô. Thần Khí được tuôn tràn xuống, ban cho họ một trái tim mới và làm cho cả người nam và người nữ có khả năng yêu thương nhau như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta. Tình yêu vợ chồng đạt tới sự sung mãn là bác ái vợ chồng (Agapê), mà do bản chất đó là phương thế độc đáo và riêng biệt giúp các đôi bạn tham dự và được mời gọi sống tình bác ái của Đức Kitô, Đấng trao hiến chính mình trên thánh giá» (FC 13). - HN phát sinh từ «giao ước tình yêu phu thê, hay, là một sự chọn lựa có ý thức và tự do nhờ đó mà người nam và người nữ chấp nhận một đời sống chung thân mật và chia sẻ tình yêu như chính Thiên Chúa muốn». “Giao ước” diễn tả thực tại của ý muốn xây dựng một cộng đoàn vững bền, giống như Giao ước tình yêu trung thành được Thiên Chúa thiết lập với con người. Trong HN, Tình yêu và định chế là một. «Định chế HN không là một can thiệp ngang ngược của xã hội hay quyền bính, cũng không phải là một áp đặt của hình thức từ bên ngoài, nhưng tự bên trong đòi hỏi một khế ước tình yêu vợ chồng, được xác định công khai như duy nhất và độc hữu, để nhờ đó đôi bạn có thể sống trung thành trọn vẹn với ý định của Thiên Chúa tạo Hóa» (FC 11). 3. Những bổn phận của gia đình Kitô hữu (17- 64) «Hỡi gia đình, hãy sống đúng với bản chất của mình» (FC 17). FC đã đưa ra bốn bổn phận chính của gia đình như sau: a) Đào tạo một cộng đoàn các ngôi vị: THIÊN CHÚA muốn sự sống nhân loại được lưu truyền và tăng trưởng ngay trong cộng đoàn của các ngôi vị được thành lập từ gia đình và có nguồn gốc từ hôn nhân. Bởi vậy, bổn phận đầu tiên của gia đình do chính mục đích của nó đòi hỏi, đó là “trung thành sống thực tại của hiệp thông, trong một nỗ lực bền bỉ nhằm thăng tiến một cồng đồng đích thực các ngôi vị” (FC 18). Điều kiện trước hết để phát triển cộng đoàn các ngôi vị mà HN lập nên là sự kính trọng ý nghĩa của sự hiệp nhất và bất khả phân li (FC 19-20). Trong cộng đoàn này “mỗi người theo ơn riêng của mình, đều có ân sủng và trách nhiệm để ngày này sang ngày khác tiếp tục xây dựng sự hiệp thông giữa các ngôi vị, bằng cách biến gia đình thành trường học đào tạo nhân tính được hoàn hảo và phong phú” (FC 21-27). Chỉ với tinh thần hy sinh cao cả mới giúp giữ gìn và kiện toàn được sự hiệp thông trong gia đình. b) Phục vụ cho sự sống: - “Mục tiêu căn bản của gia đình là phục vụ cho sự sống, là thực hiện lời chúc lành của Thiên Chúa lúc khởi nguyên, thực hiện bằng việc thông truyền hình ảnh Thiên Chúa từ người này sang người khác trong hành động truyền sinh” (FC 28). Việc phục vụ cho sự sống gồm sự tôn trọng giáo lí của Giáo Hội về điều hòa sinh sản. Chống thụ thai là làm cho tình yêu trở thành giả dối. “Không thể có mâu thuẫn thật sự giữa luật Thiên Chúa về việc truyền sinh với luật Thiên Chúa đòi hỏi phải vun trồng một tình yêu vợ chồng đích thực” (FC 33). Mối liên kết giữa hai ý nghĩa của hành động vợ chồng: kết hợp và truyền sinh, là không thể tách rời. - Việc phục vụ sự sống gồm cả việc giáo dục con cái. Trong khi cộng tác với Thiên Chúa qua việc truyền sinh sự sống con người mới, những người cha người mẹ còn có bổn phận phải giúp đỡ hữu hiệu cho ngôi vị ấy được sống một cuộc sống làm người trọn vẹn (FC 36). Về nội dung của công cuộc giáo dục, cha mẹ phải: dạy cho con cái những giá trị và sự tự do chân chính đối với của cải vật chất; giúp con tập tành các nhân đức, đặc biệt về đức công bằng và tình yêu chân thực; giáo dục về tính dục và đức khiết tịnh cho con cái tới tuổi dậy thì (FC 37). c) Tham dự vào việc phát triển xã hội: Do bản chất và ơn gọi của mình, gia đình không khép kín nhưng mở ra với những gia đình khác và với xã hội. Chính từ giữa lòng gia đình đã sinh ra các công dân, và chính trong gia đình mà các công dân ấy lần đầu tiên thực tập các nhân đức xã hội, vốn là linh hồn cho sinh hoạt và phát triển xã hội (FC 42). Sự đóng góp đầu tiên và căn bản nhất của gia đình cho xã hội là “chính kinh nghiệm về sự hiệp thông và chia sẻ, đó phải là đặc điểm cho đời sống thường nhật của gia đình”. Bằng cách trở nên đúng với bản chất của mình, gia đình trở thành một trường học đầu tiên và hữu hiệu nhất về tính xã hội, khích lệ các tương quan cộng đồng mở rộng, đánh dấu bằng các đức tính: kính trọng, công bằng, ý thức đối thoại, tình yêu (FC 43).Ngoài ra, gia đình còn đóng góp cho thiện ích xã hội nhờ công việc phục vụ mang tính xã hội và lòng hiếu khách. Xã hội và Nhà Nước cần phải phục vụ gia đình. Nguyên tắc liên đới (solidarity): làm những gì có thể được để giúp gia đình thực hiện sứ mạng của mình. Áp dụng nguyên tắc bổ trợ (subsidiarity) cần lưu ý tối đa đến sáng kiến có trách nhiệm của các gia đình. Xã hội và Nhà Nước phải tôn trọng các quyền căn bản của gia đình. Một số quyền quan trọng nhất, đó là: quyền được lập gia đình và thi hành trách nhiệm truyền sinh; quyền được bảo vệ sự thân mật của cuộc sống vợ chồng và sự bền vững của hôn nhân; quyền giáo dục con cái theo niềm tin của mình;... d) Tham dự vào đời sống và sứ mạng của Giáo Hội: Gia đình Kitô hữu tham dự vào sứ mạng cứu độ của Hội thánh. Cũng như một Kitô hữu tham gia vào ba chức vụ của Đức Kitô là tư tế, tiên tri và vương đế, gia đình tham dự vào sứ mạng của Giáo Hội dưới ba khía cạnh: cộng đoàn tin và rao giảng Tin mừng, cộng đoàn đối thoại với Thiên Chúa, cộng đoàn phục vụ con người. 4. Mục vụ gia đình (65-85) Các giai đoạn của Mục vụ gia đình: Hội thánh đồng hành với gia đình, có những can thiệp mục vụ để nâng đỡ gia đình. - Việc chuẩn bị cho các bạn trẻ bước vào Hôn nhân và đời sống gia đình là rất cần thiết. Cả xã hội và Hội thánh, cũng như gia đình, phải dấn thân vào nỗ lực chuẩn bị này cách thích đáng. Việc chuẩn bị Hôn nhân gồm ba giai đoạn chính: i) Chuẩn bị xa bắt đầu từ thời thơ ấu. Giai đoạn này người ta (gia đình, Giáo Hội, xã hội) dần ghi khắc vào tâm hồn sự quí chuộng mọi giá trị nhân bản đích thực, trong các tương quan liên vị cũng như xã hội, để các em biết tự chủ, biết xử dụng đúng đắn các xu hướng riêng của mình, biết nhận xét và gặp gỡ người khác phái... Đối với Kitô hữu, còn có sự đào tạo vững chắc về đời sống thiêng liêng và giáo lí, để hiểu hôn nhân là một ơn gọi, và là một sứ mạng đích thực, không loại trừ khả năng tận hiến cho Thiên Chúa trong ơn gọi độc thân vì Nước Trời. ii) Chuẩn bị gần bắt đầu từ lứa tuổi thích hợp, với việc dạy giáo lý vào đời chuẩn bị chuyên biệt về các bí tích, giúp các bạn trẻ khám phá các bí tích. Đến lúc thích hợp và tùy theo đòi hỏi cụ thể, giáo dục tôn giáo cần bổ túc bằng một sự chuẩn bị cho đời sống lứa đôi. Trình bày cho các bạn trẻ như một tương quan liên vị phải được phát triển liên tục giữa người nam và người nữ, khuyến khích họ đào sâu những vấn đề về tính dục hôn nhân, về vai trò cha mẹ có ý thức trách nhiệm, những hiểu biết về lãnh vực sinh lí và y học, những phương pháp tốt giáo dục con cái,... iii) Chuẩn bị trực tiếp cho cử hành bí tích hôn phối diễn ra trong nhiều tháng và trong những tuần lễ cuối trước lễ cưới. Trong các yếu tố phải truyền đạt về đức tin, cần đào sâu: mầu nhiệm Chúa Kitô và Hội thánh, về ý nghĩa của ân sủng và trách nhiệm gắn liền với hôn nhân Kitô giáo - Cử hành - Mục vụ sau lễ cưới - Những cơ cấu Mục Vụ Gia đình: Giáo xứ, gia đình, các Hiệp hội gia đình. - Các vị đảm trách MVGĐ: Giám mục, Linh mục, tu sĩ nam-nữ, những giáo dân chuyên mộn, nhân viên truyền thông xã hội - Mục vụ Gđ trong những hoàn cảnh khó khăn. Kết Luận (86). Tông huấn kết luận «Tương lai của nhân loại đi qua gia đình», Đức Giáo Hoàng mời gọi mọi người hợp tác cách chân thành và can đảm với gia đình. Ngài nhắc nhở Thánh Gia Nadarét là «nguyên mẫu và là tấm gương cho mọi gia đình Kitô hữu» (số 86).

Các bài mới:

3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Các bài đã đăng:

Thư mẹ gửi con gái (28/4/2011)

8 lần nói dối trong cuộc đời Người Mẹ (19/4/2011)

Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (14/4/2011)

Bạn đã dành cho gia đình những gì? (14/4/2011)

Trăng là gì? (11/4/2011)

Xin Đừng Nói Dối Mẹ (6/4/2011)

Tình yêu trong đời sống hôn nhân (4/4/2011)

Đôi đũa (31/3/2011)

10 lời khuyên quan trọng hàng đầu dành cho Cha Mẹ (28/3/2011)

Gia Đình: Giáo Hội nhỏ của Chúa Kitô (26/3/2011)
Các tin khác: 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối

Các tin đã đưa ngày :

Từ: Đến:
© 2010. Bản quyền thuộc Gia Đình Sống Tin Mừng Tình Yêu. Email: admin@songtinmungtinhyeu.org

Online / Total visit: shopify analytics ecommerce tracking

Từ khóa » Tóm Tắt Tông Huấn Familiaris Consortio