Tông Huấn Familiaris Consortio K
Có thể bạn quan tâm
Trong Tông HuấnFamiliaris Consortio, của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ban hành ngày 22-11-1981, ở số 84 về người ly dị tái hôn, ngài kêu gọi: "Hội Thánh phải cố gắng không biết mỏi mệt để đem các phương tiện cứu rỗi của mình cho họ sử dụng"(FC, 84).Sự kêu gọi lại càng khẩn thiết hơn với những kêu gọi tương tự của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, do sự tách lìa khỏi Giáo Hội hay bỏ đạo nơi những người trong tình trạng hôn nhân "bất quy tắc", mà ngày càng gia tăng rất nhiều. Để đáp ứng với lời kêu gọi khẩn thiết "…đem các phương tiện cứu rỗi"cho người ly dị tái hôn tại Việt Nam, xin các vị mục tử, hãy lưu tâm xem xét đến một phương tiện là Bí Tích Giải Tội. 1. Một thực trạng thật đau buồn Tại sao lại xem xét đến Bí Tích Giải Tội?
Bởi vì trong khi Giáo Hội đang bận tâm là làm sao cho người ly dị tái hôn được hiệp thông mạnh mẽ với Hội Thánh, do họ không được đón nhận Thánh Thể, thì ở tại Việt nam họ lại bị thêm một hình phạt là cấm Xưng Tội. Câu hỏi mà toàn Giáo Hội hoàn vũ đặt ra là: "Người ly dị tái hôn có được lãnh nhận Thánh Thể không?" Không hề thấy đặt ra: "Người ly dị tái hôn có được lãnh nhận Bí Tích Thống hối và Thánh Thể không?"
"Cấm xưng tội rước lễ" là từ ngữ thường được sử dụng ở Việt Nam và được áp dụng từ lâu đời và sau này lại được cũng cố qua số 1650 của Sách GLCG: Vì thế, bao lâu còn sống trong tình trạng này, họ không được rước lễ. Cũng vậy, họ không thể đảm nhận một số trách nhiệm trong Hội Thánh. Chỉ những người hối hận vì mình đã vi phạm đến dấu chỉ giao ước và sự trung thành với Ðức Ki-tô, và cam kết sống tiết dục trọn vẹn, mới được giao hòa nhờ bí tích Thống Hối. (Bản dịch Việt ngữ của Tgp Hồ Chí Minh năm 1993). Áp dụng theo một điều cấm có từ lâu đời và được sách GLCG minh xác thì quả là điều đúng đắn. Vì vậy ở Việt Nam người rối hôn phối đều bị cấm Xưng Tội và Rước lễ.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực trạng và nếu nhìn vào tâm thức của Hội Thánh là lòng từ mẫu yêu thương thì tự nhiên bất cứ ai cũng cảm thấy có vấn đề nghiêm trọng. Xin mô tả mộtví dụ: Một phụ nữ ly dị tái hôn mang tội phá thai, vào tòa để xưng tội. Vừa nói xong: "Con đang ở với chồng bất hợp luật Giáo Hội". Cha giải tội bảo: "Về đi, về chia tay chồng đi, phải chừa cải dứt bỏ tội kết hôn bất hợp pháp đó đi thì tôi mới có thể giải tội". Người phụ nữ năn nĩ: "Thưa cha con có tội phá thai". Cha giải tội nói thêm: "Nếu tôi giải tội cho bà, tôi sẽ làm hư phép giải tội, tôi mắc tội phạm thánh!"
Người phụ nữ đó đã đi, đi ra khỏi nhà thờ mà chỉ biết than thầm: "Chúa ơi, con con thật là tội lỗi, nhưng làm sao con bỏ chồng con được! Còn thằng Cu, con Tít, cái Nhớn, cái Bé để ai muôi! Con đã cố gắng nuôi bốn đứa con thơ rồi, bây giờ con lỡ dại phá thai! Có phải vì vậy con xuống hỏa ngục không?"
Về nhà bà kể lại sự việc, chồng chưởi thề to tiếng: "Không đạo nghĩa gì nữa cả, không đứa nào được học giáo lý gì nữa cả!"
Hai vợ chồng từ đó đã bỏ đạo và các thế hệ con cháu kế tiếp chẳng biết gì là đạo nữa!
Một trong những nguyên nhân quan trọng của sự lìa xa Giáo Hội của Châu Âu vào những năm thế chiến thứ hai và sau đó là sự cấm cách lãnh nhận các bí tích. Một giáo sư chia sẻ: "Người ta hoảng loạn, đói khát, mất niềm tin trước những đau khổ… Những ổ mãi dâm nằm gần những chỗ đóng quân. Cưới vợ lấy chồng vô trật tự. Có những cô gái bán mình chỉ vì một khúc bánh mỳ… Họ bị phạt không được xưng tội rước lễ vì lỗi luật Hội Thánh. Họ bị đẩy ra khỏi Hội Thánh cùng với con cháu họ. Một phần khác họ qua Tin Lành. Những người Công Giáo còn lại không biết còn được bao nhiêu"!
Việt Nam hiện nay cũng đang phải đương đầu với những lối sống ảnh hưởng Tây phương, ly dị tái hôn, di dân từ thôn quê lên thành thị rồi kết hôn bất quy tắc … ngày càng gia tăng… Cũng đã có rất nhiều người vì không được xưng tội rước lễ nên đã xa nhà thờ, bỏ đạo. Nếu đi thăm dò kỹ lưỡng sẽ khám phá ra nhiều gia đình mà cứ tưởng là người lương nhưng thật sự họ đã có đạo nhưng nay đã bỏ đạo, nhất là ở những khu vực dân mới hay thành thị.
Thật là đau lòng!
Giáo Hội ý thức rất rõ vấn đề nguy hại này, cố gắng là làm sao ngăn ngừa được sự lìa bỏ Giáo Hội, kêu gọi các mục tử hãy tìm mọi phương thế để cho những người sống trong tình trạng ly dị tái hôn được hiệp thông với Hội Thánh.
Các vị mục tử, nhất là các vị chủ chăn của giáo phận, chắc hẳn sẽ cảm thấy đau xót và cảm thấy cần phải đặt vấn đề: Phải chăng Giáo Hội đã có luật hay mệnh lệnh của Đức Giáo Hoàng là cấm người ly dị tái hôn lãnh nhận Bí tích Thống hối?
Chúng con biết các vị chủ chăn giáo phận, tuy là rất quan tâm về vấn đề này, nhưng bận lo biết bao nhiêu công việc mục vụ, đâu có thời giờ để nghiên cứu một vấn đề rất khó. Cái khó là làm sao có thể hủy bỏ một điều đã được thực hành lâu năm và được sách Giáo Lý Công Giáo viết ra. Vì vậy, bài viết này có ý cung cấp những tài liệu chính thức, những lý giải cần thiết để các chủ chăn có cơ hội suy xét. Trọng tâm của vấn đề người ly dị tái hôn không được lãnh nhận Thánh Thể được nói đến trong của Tông HuấnFamiliaris Consortioban hành năm 1981 do Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tông HuấnAmoris Laetitiaban hành năm 2016 của Đức Phanxicô có mở ra một số điều. Vì vậy,Familiaris Consortio vànhững tài liệu hướng dẫn của Hội Thánh sau đó là những nên tảng để chúng ta suy xét vấn đề. 2. Đi từ tâm thức đạo đức: Giáo Huấn Giáo Hội không tự mâu thuẩn Khởi đi từ tâm thức của Giáo Hội, chúng ta thấy ngay một sự bất ổn về luật cấm xưng tội. Giáo Hội nếu cấm hoặc hạn chế tín hữu ly dị tái hôn lãnh nhận Bí Tích Thống hối thì Giáo Hội sẽ tự mâu thuẩn, vì điều cấm này đi ngược lại với lời kêu gọi của Giáo Hội là hãy tỏ lòng nhân từ của mình như là một người mẹ đối với con cái.
Những Giáo huấn của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II trong Tông HuấnFamilaris Consortio(FC, 84), của Đức Benedicto XI trongSacramentum Caritatis(SC, 29) và của Đức Phanxicô trong Tông HuấnAmoris Laetitia(AL, 79-79) cũng trở thành những lời lẽ sáo ngữ rỗng tuếch, nếu ngăn chận con cái mình đến với Bí Tích Sám Hối để được ơn tha thứ.
Tại sao có thể khẳng định như vậy? a- Lòng nhân từ tha thứ không thể thấy tội quá nặng mà không thể tha thứ
Làm sao có thể biểu lộ lòng nhân từ tha thứ một khi chỉ nhìn thấy tội nhân là một kẻ đang mắc một tội nghiêm trọng mà không thể tha thứ, và hệ quả là cấm người ấy Bí Tích Giải Tội?
Phải chăng khi tội nhân đã ăn năn thống hối nhưng bị áp lực của bổn phận yêu thương, bổn phận duy trì một gia đình hạnh phúc, bổn phận lo cho con cái … mà không thể bỏ tình trạng tội đang sống thì họ vẫn mang thân phận của một tội nhân có tội nghiêm trọng không thể tha thứ?
Phải chăng những người trong những hoàn cảnh Tông HuấnFamilaris Consortionêu ra, mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II kêu gọi là hãy phân định, tội của họ không như những người cố tình ly dị tái hôn, lại phải chịu hình phạt như những người cố tình? Đức Giáo Hoàng kêu gọi phân định làm chi vô ích!
Các ngài có thể tự mâu thuẩn hay có những lời hoa mỹ để mị dân hay không? Tuyệt đối là không! b- Cấm lãnh nhận Thánh Thể trong Tông Huấn số 84 không phải là vì tội trọng
Nếu như để ý thì thấy, lý do của cấm không được lãnh nhận Thánh Thể không phải là lý do tội nặng, đáng phạt, hay lý do "ngoan cố sống trong tội trọng tỏ tường" (đ.915). Có rất nhiều khẳng định của Giáo Huấn Giáo Hội cho thấy không phải là do tội nặng của họ mà họ bị cấm cho lãnh nhận Thánh Thể. Có thể thấy như sau:
Niên trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Hồng y Ratzinger trong "Thư gởi cho các Giám Mục Giáo hội Công Giáo về việc nhận lãnh Thánh Thể bởi những tín hữu ly dị và tái hôn", ngày 14-9-1994, xác định cấm đây không phải một hình phạt hay là sự kỳ thị: "Hệ quả, là họ không thể nhận Thánh Thể bao lâu tình trạng này tồn tại.Quy tắc nàykhông hề là một hình phạt hay là sự kỳ thị, chống lại người ly dị và tái hôn, nhưng là một diễn tả một tình trạng khách quan mà chính nó khiến không thể lãnh nhận Thánh Thể". Ở đoạn khác của thư, Ngài biểu lộ rằng họ có thể là những người đang sống trong ân sủng, chứ không phải cho những người được coi là chết trong ân sủng vì tội trọng:
"Tín hữu phải được giúp hiểu sâu xa hơn giá trị của sự thông phần hiến tế của Đức Kitô trong Thánh lễ, của sự rước lễ thiêng liêng, của cầu nguyện, của suy gẫm Lời Chúa, của việc bác ái và sống công chính."
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trongAmoris Laetitiacũng cho thấy rõ:
“không thể nào cho rằng, tất cả những ai trong hoàn cảnh “không bình thường” đều là sống trong tình trạng tội trọng hay không có ơn thánh hoá.” (AL, 301).
Ngài dạy tiếp:
“Một mục tử không bao giờ được cảm thấy đủ khi chỉ biết đơn giản là áp dụng các nguyên tắc luân lý cho những người sống trong những hoàn cảnh “không bình thường”, như thể chúng là viên đá ném vào họ…Do bởi những điều kiện và các yếu tố giảm nhẹ, đôi khi trong một tình trạng tội khách quan, một người vẫn có thể sống trong ân sủng của Thiên Chúa, vẫn có thể tăng trưởng trong đời sống của ân sủng và bác ái, khi nhận được sự trợ giúp của Giáo Hội.” (AL,305).
Theo những giáo huấn trên, những người ly dị tái hôn vẫn có thể hiệp thông với Hội Thánh trong chính cử hành phụng vụ và trong cuộc sống đạo, vậy thì làm sao mà có thể tuyên kết tất cả họ là tội trọng hay là để ngăn cấm không cho họ lãnh nhận ơn tha thứ qua Bí tích Giải tội?
Họ có thể đang cần Thiên Chúa thứ tha, không những cho tội tái hôn mà vì hoàn cảnh không thể dứt bỏ mà còn về những tội nặng nhẹ khác trong cuộc sống. Họ đang cần hoán cải và được tha tội từng ngày, cần được lớn lên trong ân sủng.
Một sự cấm đoán ơn tha thứ cho tội nhân, quả thực là đi ngược lại với Giáo Huấn Giáo Hội, là một tội xúc phạm đến chính Tình Yêu Thiên Chúa và cũng là phạm đến Chúa Thánh Thần. 3. Đi từ những quy tắc giáo luật Nếu nhìn về khía cạnh Giáo Luật, sự khẳng định có một luật cấm đòi hỏi nhiều yếu tố. Luật lệ là vì con người, là bảo vệ cho quyền lợi của con người chứ không bảo vệ cho chính nó. Về một điều hạn chế tự do hay quyền lợi của tín hữu, Giáo Luật đòi phải giải thích theo nghĩa hẹp và phải dựa theo một điều luật được phát biểu rõ ràng.
3.1. Những nguyên tắc a- Phải giải thích theo nghĩa hẹp
Điều 18:Những luật ấn định hình phạt hay hạn chế tự do sử dụng các quyền lợi hoặc hàm chứa một ngoại lệ, thì phải giải thích theo nghĩa hẹp. Ví dụ: Điều 1398 quy định:Người nào thi hành việc phá thai và nếu việc phá thai có hiệu quả, thì bị vạ tuyệt thông tiền kết.
Không được phép giải thích rộng ra để gán vạ tuyệt thông tiền kết cho người cộng tác tích cực phá thai vì ở đây nói rõ là người "thi hành". Người phá thai không hiệu quả, người có tội sát nhân có thể có tội luân lý rất nặng nhưng không bị vạ tuyệt thông tiền kết.
b- Ấn định minh nhiên:
Điều 1314 quy định:Thường thường, hình phạt là hậu kết, nghĩa là tội nhân không phải chịu hình phạt bao lâu chưa bị tuyên bố; còn hình phạt là tiền kết, nghĩa là phạm nhân phải chịu hình phạt tức khắc do chính sự kiện phạm tội,nếu luật và mệnh lệnh minh nhiên ấn định như thế.
Điều 1398 nói trên là một ví dụ cho sự minh nhiên của một hình phạt tiền kết, nói rõ ràng là người thi hành việc "phá thai có hiệu quả, thì bị vạ tuyệt thông tiền kết". Còn người phạm tội sát nhân thì không bị vạ tuyệt thông tiền kết vì không được luật nói rõ ràng như thế.
Vì Tông Huấn chỉ cấm được lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể, ta không được nới rộng lệnh cấm để cấm lãnh nhận tất cả các bí tích khác và cũng không nới rộng để cấm lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải.
3.2. Tông Huấn không minh nhiên cấm lãnh nhận Bí Tích Thống Hối
Câu"Việc giao hòa bằng Bí tích thống hối – là Bí tích mở đường cho Bí tích Thánh Thể – chỉ có thể được ban cho…”làkhông minh nhiênrõ ràng là cấm lãnh nhận Bí Tích thống hối, vì câu văn có thể được hiểu khác đi, như sẽ được phân tích ở phần sau của bài này.
Nếu có cấm lãnh nhận Bí Tích Thống Hối, vốn là một bí tích quan trọng cho phần rỗi linh hồn là để được ơn tha thứ, thì càng đòi Tông Huấn phải nói rất rõ ràng là áp dụng cho trường hợp nào, dựa trên nền tảng Kinh Thánh nào, lý do tại sao…
Trong số 84 của Tông Huấn chỉ thấy có hai chỗ nói đến sự cấm cách khá rõ. Thứ nhất là ở đoạn [4], cấm nhận Thánh Thể với câu: "không chấp nhận (non admittendi) cho những tín hữu ly dị tái hôn được hiệp thông Thánh Thể”.Thứ hai, cấm cử hành nghi thức hôn phối với câu: "tất cả mọi chủ chăn, dù bất cứ vì nguyên do nào hay bất cứ vịn cớ gì, ngay cả vì lý do mục vụ, đều không được cử hành bất cứ một thứ nghi thức nào cho những người đã ly dị nay kết hôn lại". Cả hai sự cấm này đều được nêu ra lý do cách rõ ràng.
Trong khi hai điều cấm trên lại được nói rõ ràng, việc cấm lãnh nhận Bí tích Thống Hối lại chẳng nói rõ, cũng chẳng lý giải gì cả về điều cấm. Vì vậy không thể nào lại kết luận Tông Huấn đã cấm.
3.3. Những văn bản Tòa Thánh đều chỉ bàn đến cấm lãnh nhận Thánh Thể
Sau khi Tông HuấnFamiliaris Consortioban hành năm 1981 cho đến Tông HuấnAmoris Laetitianăm 2016, các văn bản liên quan đến việc lãnh nhận bí tích cho người ly dị tái hôn, được chú ý khảo sát phân tích bao gồm:
- "Thư gởi cho các Giám Mục Giáo hội Công Giáo về việc nhận lãnh Thánh Thể bởi những tín hữu ly dị và tái hôn", ngày 14-9-1994, của bộ Giáo Lý Đức Tin, do Đức Hồng y Ratzinger, bộ trưởng ấn ký, vào dịp Năm Quốc Tế Gia Đình. (http://www.vatican.va...-holy-comm-by-divorced_it.html)
-"Tuyên Bốvề việc lãnh nhận Thánh Thể của người ly dị tái hôn", củaỦy Ban Giáo Hoàng về Những Văn Bản Lập Pháp, ngày 24-6-2000 (PONTIFICIO CONSIGLIO PER I TESTI LEGISLATIVI,Dichiarazionecirca l’ammissibilità alla santa comunione dei divorziati risposati). (http://www.vatican.va...declaration_it.html)
- Tông HuấnSacramentum Caritatiscủa Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI, ngày 22-2-2007, về Bí Tích Thánh Thể. Tông Huấn có nói đến Bí tích Thánh Thể và sự bất khả phân ly của hôn nhân ở số 29. Số này, gần như nhắc lạiFamiliaris Consortio84, chủ ý kêu gọi sự phân định các trường hợp, sự cảm thông nâng nâng đở. Ngài cũng kêu gọi thiết lập tòa án hôn phối để giúp cho những vụ hôn nhân vô hiệu.
Các tài liệu chính thức nói trên đều bàn về việc cấm lãnh nhận "Bí Tích Thánh Thể" đối với người ly dị tái hôn. Vậy cần đặt vấn đề: Nếu đấng có thẩm quyền Giáo huấn có cấm lãnh nhận Bí tích Thống Hối, sao đấng ấy chẳng ra một văn bản chính thức nào nói minh nhiên là cấm và cũng chẳng có văn bản của Tòa Thánh bàn thảo về vấn đề này cho rõ ràng?
Ngay cả trong Tông Huấn về Bí Tích Giải Tội "Hòa Giải và Thống Hối" (Reconciliatio Et Paenitentia) hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục, ban hành ngày 2-12-1984 cũng chẳng có chỗ nào nói rằng cấm người ly dị tái hôn không được lãnh nhận Bí Tích Thống Hối. Chỉ trong một đoạn nhỏ, Đức Giáo Hoàng cho biết là ngài đã nói rõ về họ trong tông huấnFamiliaris Consortio.
3.4. Trong Bộ Giáo Luật chỉ có nói đến cấm lãnh nhận Thánh Thể
Bộ Giáo Luật 1983, được ban hành 2 năm sau Tông HuấnFamiliaris Consortio. Vào thời gian Thượng Hội Đồng Giám Mục diễn ra năm 1980 và Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng năm 1981 thì Bộ Giáo Luật đang ở thời kỳ duyệt xét lại bản văn sau cùng. Lời dạy của Tông Huấn và Bộ Giáo Luật, tất nhiên phải hòa hợp với nhau. Chúng ta hãy tìm hiểu xem bộ Giáo Luật đã có quy định gì liên quan đến vấn đề đang bàn thảo.
Quyển 4 trong bộ Giáo Luật nói vềNhiệm Vụ Thánh Hóatrong Giáo Hội, phần lớn là đưa ra quy định về Bảy Bí Tích. Bí Tích Thánh Thể được nói ở trong Đề Mục 3, từ điều 897 đến điều 958. Bí Tích Sám Hối được nói ở trong Đề Mục 4, từ điều 959 đến điều 991.
Ngay từ phần đầu nói chung về Bí Tích, Giáo Luật điều 843#1 đã quy định:
"Các thừa tác viên có chức thánh không thể từ chối ban các bí tích cho những người xin lãnh nhận các bí tích cách thích đáng, đã được chuẩn bị đầy đủ và không bị luật cấm lãnh nhận các bí tích."
Trong đề mục về Bí Tích Thánh Thể, có hai điều cấm:
Điều 915
Những người bị vạ tuyệt thông và những người bị cấm chế sau khi hình phạt đã được tuyên kết hay tuyên bố, cũng như những người ngoan cố sống trong tội trọng tỏ tường, không được rước lễ (CIS 855 ; CIO 712).
Điều 916 Người nào ý thức mình đang mắc tội trọng thì không được cử hành Thánh Lễ và cũng không được rước Mình Thánh Chúa, nếu không nhận lãnh bí tích Sám Hối trước, trừ khi có một lý do nghiêm trọng và không có dịp để xưng tội, trong trường hợp này, người ấy phải nhớ rằng mình phải ăn năn tội cách trọn, trong đó bao gồm việc quyết tâm xưng tội sớm hết sức (CIS 807 ; CIS 856 ; CIO 711). Tuy nhiên, trong đề mục về Bí Tích Sám Hối, không thấy có một quy định nào là cấm lãnh nhận Bí Tích này.
Ngược lại, điều 980 quy định về sự sẵn sàng ban Bí Tích, không được trì hoãn: Nếu cha giải tội không hồ nghi về sự chuẩn bị của hối nhân, và nếu hối nhân xin xưng tội, thì ngài không được từ chối và cũng không được hoãn ban ơn xá giải (CIS 886). 4. Đi vào chính văn bản: Khảo sát tổng quát Tông HuấnFamiliaris Consortiosố 84 Số 84 này gồm 8 đoạn:
Đoạn [1]: Đức Giáo Hoàng nêu vấn đề ly dị tái hôn và kêu gọi:"Nên Hội Thánh phải cố gắng không biết mỏi mệt để đem các phương tiện cứu rỗi của mình cho họ sử dụng".
Đoạn [2]: Ngài kêu họi sự phân định các trường hợp ly dị tái hôn khác nhau:
- "những người đã thành tâm cố gắng cứu vãn cuộc hôn nhân thứ nhất nhưng đã bị ruồng bỏ một cách bất công, thì khác hẳn với những người do sai lỗi trầm trọng đã phá huỷ cuộc hôn nhân thành sự theo giáo luật."
- "những người đã lấy một người khác để giáo dục con cái và đôi khi trong lòng cứ chủ quan tin chắc rằng cuộc hôn nhân trước, mà bây giờ đã bị phá huỷ không sao cứu vãn được, xưa nay vẫn không hề thành sự."[1]
Đoạn này kêu gọi sự phân định về tình trạng của họ để nhận ra mức độ nặng nhẹ của "sai lỗi", chứ không đổ đồng tất cả đều là "sai lỗi trầm trọng". Điều này có nghĩa là: có tội ở mức độ nặng nhẹ khác nhau là tùy theo mỗi hoàn cảnh của tội nhân.
Đoạn [3]: Đức Giáo Hoàng kêu gọi giúp đỡ người ly dị tái hôn.
Đoạn [4]: Ngài xác nhận việc không cho lãnh nhận Thánh Thể là theo tập tục của Hội Thánh và nêu ra lý do của sự cấm này:
"Tuy nhiên, Hội Thánh vẫn nhắc lại tập tục của mình (inculcat consuetudinem suam), đặt trên nền tảng Thánh Kinh, không chấp nhận (non admittendi) cho những tín hữu ly dị tái hôn được hiệp thông Thánh Thể. Họ bị ngăn trở (impediunt) đón nhận Thánh Thể vì tình trạng của họ và vì điều kiện sống của họ trái ngược khách quan (obiective dissideant) với sự kết hiệp tình yêu (amoris coniunctione) giữa Đức Kitô và Hội Thánh, mà sự kết hiệp này được biểu hiệu (significatur) và thực hiện (peragitur) bởi Thánh Thể. Ngoài ra còn có một lý do mục vụ riêng biệt khác: nếu chấp nhận cho những người ấy được rước lễ, điều đó sẽ dẫn các tín hữu đi tới chỗ lầm lạc và bối rối (errorem turbationemque) về giáo lý của Hội Thánh về sự bất khả phân ly của hôn nhân."
Đoạn này xác định: "không chấp nhận (non admittendi) cho những tín hữu ly dị tái hôn được hiệp thông Thánh Thể", với hai lý do được nêu ra.
Hai lý do được nêu không là lý do "tội nặng" làm xúc phạm đến Thánh Thể, như hầu hết chúng ta vẫn thường nghĩ, nhưng là lý do gây tác hại khách quan: 1- làm tổn hại đến ý nghĩa thần học của sự kết hợp tình yêu giữa Đức Kitô và Hội Thánh và của Thánh Thể; 2- gây lầm lạc và bối rối về giáo thuyết hôn nhân.
- Đoạn [5] bắt đầu bằng câu:"Việc giao hòa trong Bí tích Thống hối – (việc) mà có thể mở đường cho Bí tích Thánh Thể –có thể được ban chỉ cho những người biết hối hận vì đã phạm đến dấu hiệu của Giao ước và của sự trung thành với Đức Kitô…".[2]
Đây chính là câu mở đầu cho một đoạn văn đã gây hiểu lầm là Tông Huấn cấm lãnh nhận Bí Tích Thống Hối, trừ khi ăn năn sám hối và đảm nhận sống tiết dục. Vấn đề như đúng sai như thế nào, sẽ được khảo sát sau.
Thực ra, theo mạch văn, sau khi đã nói đến sự cấm lãnh nhận Thánh Thể, Tông Huấn chỉ ra con đường để có thể nhận Thánh Thể là khi đã "giao hòa" với việc lãnh nhận Bí Tích Thống Hối và đảm nhận sống tiết dục, chứ không hề có ý cấm lãnh nhận Bí Tích Thông hối.
- Đoạn [6] Tông Huấn cấm "tất cả mọi chủ chăn, dù bất cứ vì nguyên do nào hay bất cứ vịn cớ gì, ngay cả vì lý do mục vụ, đều không được cử hành bất cứ một thứ nghi thức nào cho những người đã ly dị nay kết hôn lại". Lý do cấm được đưa ra là: "làm cho người ta có cảm tưởng rằng việc cưới hỏi mới này đã thành sự do một cuộc cử hành bí tích nào đó, và như thế sẽ đưa người ta đến chỗ hiểu sai lạc về sự bất khả phân ly của hôn nhân". Đoạn này có nghĩa là cấm các thừa tác viên cử hành bất cứ nghi thức kết hôn nào cho người tái hôn.
- Đoạn [7] Tông Huấn đưa ra hai lý do của giáo huấn: 1-Hội Thánh tuyên xưng rằng mình trung thành với Đức Ki-tô và với bản chất đích thực của mình; 2- "với một lòng từ mẫu, Hội Thánh cúi mình lo cho con cái, cách riêng là những người con đã bị người phối ngẫu hợp pháp của họ rầy bỏ mà không do lỗi của họ".
- Đoạn [8]: Tông Huấn bày tỏ lòng tin tưởng rằng người đang sống và vẫn tiếp tục sống xa huấn lệnh của Chúa cũng có thể nhận được ơn hoán cải và cứu rỗi nơi Thiên Chúa, nếu họ kiên trì trong kinh nguyện, thống hối và bác ái. Đoạn [8] này cũng cho thấy rằng người dị tái hôn có thể được ơn tha thứ, được ơn cứu rỗi nếu họ hoản cải. 5.Đi vào chính câu văn trọng điểm bằng phân tích cú pháp Hãy thử phân tích câu quan trọng nhất mà đã gây hiểu lầm là Tông Huấn cấm Xưng Tội: · Việc giao hòa trong bí tích thống hối – (việc) mà có thể mở đường đến bí tích Thánh Thể –có thể được ban cho chỉ những aibiết hối hận… ·Porro reconciliatio in sacramento paenitentiae —quaead Eucharistiae sacramentumaperitviam — illis unis concedi potest, qui dolentes quod signum violaverint Foederis et fidelitatis Christi, sincere… (quaelànominative feminine singularcủaqui, đại diện choreconciliatio,không đại diện chosacramento paenitentiae)
·La riconciliazione nel sacramento della penitenza -che aprirebbela strada al sacramento eucaristico - può essere accordata solo a quelli che, pentiti di…(third-person singular conditional of aprire). ·La réconciliation par le sacrement de pénitence -qui ouvriraitla voie au sacrement de l'Eucharistie - ne peut être accordée qu'à ceux qui se sont repentis d'avoir violé le signe de l'Alliance et de la fidélité au Christ, et sont sincèrement …(third-person singular conditional of ouvrir). ·Reconciliation in the sacrament of Penancewhich would openthe way to the Eucharist, can only be granted to those who, repenting of having broken the sign of the Covenant and of fidelity to Christ, are sincerely ready to undertake…(would, a modal verb,describe a prediction -hypothetical situations).
Cần đặt câu hỏi: Đại từ quan hệ- quae, che, que, whichđược dịch: cái mà, điều mà… thay cho chữ "Việc giao hòa' hay "Bí tích Thống hối"?.Theo văn phạm Latinh thì rõ ràng chữquaethay cho chữreconciliatio(quaelà nominative feminine singular của qui, thì hợp cas giống số củareconciliatio-nominative feminine singular,trong khi đósacramentolại làablativeneuter singular).
Mệnh đề "(việc)mà có thể mở đường cho Bí tích Thánh Thể"là một mệnh đề phụ, đứng đầu bởi một đại từ quan hệ (relative pronoun), giúp nói rõ ý nghĩa của cụm chủ ngữ đi trước nó: "Việc giao hòatrong bí tích thống hối".
Cũng nên xác định, chủ ngữ của mệnh đề phụ là "Việc giao hòa" chứ không phải là "bí tích thống hối".[3]Khi đặt "Việc giao hòa" làm chủ câu văn thì ý nghĩa của nó không chỉ là vấn đề tha tội trọng mà còn rộng lớn hơn. Đó là sự ly dị tái hôn làm tổn hại khách quan đến Hội Thánh, do việc gây hiểu lầm… nên cần giải hòa.
Mệnh đề phụ đi sau: "(việc) mà có thể mở đường cho bí tích Thánh Thể" có chức năng hạn định rõ ý nghĩa của cụm chủ ngữ đi trước nó: "Việc giao hòatrong Bí tích Thống hối". Lý do là mệnh đề phụ được đứng đầu bằng một đại từ quan hệ thường có vai trò giúp hạn định lại ý nghĩa tổng quát của danh từ trước nó, để định cho nó riêng biệt hơn, và như vậy xác định được danh từ ấy đang được ám chỉ đến ý nghĩa nào. Các đại từ quan hệ trong các bản văn trên là- quae, che, que, whichđược dịch: cái mà, điều mà, …
Hãy thử xem vài ví dụ: - Gạo, (che /que/ which/cái mà/ gạo mà)mà làm bún, chỉ làm được khi xay nó thành bột và phải ép thành sợi.
Câu trên, nếu được giải thích là hễ là gạo dùng được chỉ khi nó được xay thành bột và phải được máy ép thành sợi, thì là một sai lầm.Vì rõ ràng là câu này không hề chỉ định đến gạo một cách tổng quát hay gạo nói chung nhưng hạn định lại là khi làm ra bún.
Chúng ta có thể lấy thêm các ví dụ khác: - Cây gỗ,(which/cái mà ) để làm cột nhà, chỉ được dùng khi nó to và tròn… Ở đây không có ý nói đến cây gỗ nói chung, nhưng hạn hẹp vào gỗ để làm cột nhà. Khi đó nó mới cần to và tròn. - Linh mục, (mà) dạy trong Đại Chủng Viện, cần phải có thanh danh và có bằng cử nhân hay tiến sĩ thần học. Rõ rang là sự hiện diện của mệnh đề phụ "dạy trong Đại Chủng Viện"đã hạn định ý nghĩa của từ "linh mục" đi trước nó. Không thể hiểu: tất cả các linh mục đều phải có thanh danh và có bằng cử nhân hay tiến sĩ thần học.
Khi bỏ đi mệnh đề phụ thì sẽ thấy ý nghĩa thay đổi khác hẳn đi:Linh mục cần phải có thanh danh và có bằng cử nhân hay tiến sĩ thần học.
Từ sự phân tích trên rồi so sánh hai câu sau sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng giữa hai câu sau: - Việc giao hòa trong Bí tích Thống hối – (việc) mà mở đường cho Bí tích Thánh Thể – chỉ có thể được ban cho những người biết hối hận… - Việc giao hòa trong Bí tích Thống hối chỉ có thể được ban cho những người biết hối hận…
Chỉ có câu sau mới cấm hay hạn chế "Việc giao hòa trong Bí tích thống hối", nhưng câu đầu chỉ cấm hay hạn chế việc này khi nó "mở đường cho Bí tích Thánh Thể".
Như vậy, câu văn trong Tông Huấn số 84 đã không có ý nói đến "Việc giao hòa bằng Bí tích Thống hối"hay "Bí tích Thống hối"một cách chung hay tổng quát nhưng chỉ nói đến trong một hạn định là để lãnh nhận Bí tích Thánh Thể. 6. Hiểu đoạn văn một cách chính thức từ thẩm quyền Hội Thánh Trong chính "Thư gởi cho các Giám Mục Giáo hội Công Giáo về việc nhận lãnh Thánh Thể bởi những tín hữu ly dị và tái hôn" đã nói, Đức Hồng y Ratzinger, bộ trưởng bộ GLĐT đã viết lại câu chủ chốt trên. Hãy quan sát sự song đối của hai đoạn văn sau để thấy cách hiểu của ngài.
Gioan Phaolo II, Th.Familiaris Consortio, 22-11-1981, số 84. | Bộ GLĐT - Ratzinger,Thư gởi cho các Giám Mục Giáo Hội Công Giáo về việc nhận lãnh Thánh Thể bởi những tín hữu ly dị và tái hôn, 14-9-1994. |
La riconciliazione nel sacramento della penitenza - che aprirebbe la strada al sacramento eucaristico - può essere accordata solo a quelliche, pentiti… | Per i fedeli che permangono in tale situazione matrimoniale, l'accesso alla Comunione eucaristica è aperto unicamente dall'assoluzione sacramentale, che può essere data «solo a quelliche, pentiti …[4] |
Việc giao hòa trongBí tích Thống hối – (việc) mà mở đường cho bí tích Thánh Thể –có thể được bancho chỉ những aibiết hối hận vì đã phạm đến dấu hiệu của Giao ước và của sự trung thành với Đức Kitô, và thành thật sẵn lòng chấp nhận một hình thức sống không còn mâu thuẫn với sự bất khả phân ly của hôn nhân nữa. Nói như thế là mặc nhiên cho rằng, khi có những lý do hệ trọng – chẳng hạn để làm gương và giáo dục con cái – người nam và người nữ không thể xa lìa nhau như luật buộc, thì “họ có thể đảm nhận sống tiết dục hòan toàn, nghĩa là tránh hẳn những hành vi dành riêng cho vợ chồng. | Đối với những tín hữu vẫn cứ ở trong tình trạng hôn nhân như thế, con đường đến lãnh nhận Thánh Thể chỉ được mở ra từ sự xá giải bí tích, có thể được ban cho"chỉ những aibiết hối hận vì đã phạm đến dấu hiệu của Giao ước và của sự trung thành với Đức Kitô, và thành thật sẵn lòng chấp nhận một hình thức sống không còn mâu thuẫn với sự bất khả phân ly của hôn nhân nữa. Nói như thế là mặc nhiên cho rằng, khi có những lý do hệ trọng – chẳng hạn để làm gương và giáo dục con cái – người nam và người nữ không thể xa lìa nhau như luật buộc, thì “họ có thể đảm nhận sống tiết dục hòan toàn nghĩa là tránh hẳn những hành vi dành riêng cho vợ chồng” (FC, 84). |
Đức Hồng y Ratzinger, đã trích nguyên văn đoạn cuối số 84 của Tông Huấn ở phần sau và đã mở đầu bằng câu: "Đối với những tín hữu vẫn cứ ở trong tình trạng hôn nhân như thế, con đường đến lãnh nhận Thánh Thể chỉ được mở ra từ sự xá giải bí tích, có thể được ban cho"chỉ những aibiết hối hận…"
Ngài dùng nó để diễn đạt thay cho câu:"Việc giao hòa trongBí tích Thống hối – (việc) mà mở đường cho bí tích Thánh Thể –có thể được ban cho chỉ những aibiết hối hận…"
Đức Hồng Y đã thay chủ từ câu văn "Việc giao hòa trong bí tích thống hối"bằng "con đường đến lãnh nhận Thánh Thể", để dẫn đầu cho một đoạn văn, làm cho câu văn được dễ hiểu.
Đoạn này, vì thế, là một chỉ dẫn cho một sự được phép lãnh nhận Thánh Thể trong một hạn định. Đó là lãnh nhận Bí Tích Thống hối với tâm tình sám hối ăn năn và có quyết tâm sống tiết dục. Nói cách khác, chủ đề chính của đoạn văn là đưa ra một phương thế để có thể được lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể nhờ bởi xưng tội và sống tiết dục, chứ không phải là đưa ra một phương thế để lãnh Bí Tích Thống Hối. Vì vậy đoạn văn này không hề đưa ra điều kiện tiết dục để được xưng tội nói chung. 7- Không đòi hỏi điều kiện hoàn toàn tiết dục khi lãnh nhận Bí Tích Giải Tội Sẽ có nghi vấn: Tại sao Hội Thánh không đòi là phải cam kết tiết dục mới được xưng tội, như đã đòi hỏi về việc lãnh nhận Thánh Thể đối với người ly dị tái hôn?
a- Lý do đòi phải tiết dục hoàn toàn khi muốn lãnh nhận Thánh Thể Trước hết hãy tìm hiểu lý do về việc cấm lãnh nhận Thánh Thể, đưa ra bởi Tông Huấn:
Họ bị ngăn trở (impediunt) đón nhận Thánh Thể vì tình trạng của họ và vì điều kiện sống của họ trái ngược khách quan (obiective dissideant) với sự kết hiệp tình yêu (amoris coniunctione) giữa Đức Kitô và Hội Thánh, mà sự kết hiệp này được biểu hiệu (significatur) và thực hiện (peragitur) bởi Thánh Thể. Ngoài ra còn có một lý do mục vụ riêng biệt khác: nếu chấp nhận cho những người ấy được rước lễ, điều đó sẽ dẫn các tín hữu đi tới chỗ lầm lạc và bối rối (errorem turbationemque) về giáo lý của Hội Thánh về sự bất khả phân ly của hôn nhân."
Lý do thứ nhất: nếu Hội Thánh chấp nhận cho nhận lãnh Thánh Thể thì thần học về hôn nhân và Thánh Thể bị mâu thuẩn. Có thể nói đây là lý do gây mâu thuẩn thuẩn thần học tín lý. Lý do thứ hai là lý do mục vụ, là sẽ dẫn tới lầm lạc và bối rối về giáo lý.
Còn có lý do khác, của Giáo Luật, ghi ở điều 915: "những người ngoan cố sống trong tội trọng tỏ tường, không được rước lễ". Điều luật này áp dụng chung cho các trường hợp ngoan cố trọng tội trọng tỏ tường, chứ không riêng gì cho tội tái hôn.
Chú ý là: Tông Huấn cấm người ly dị tái hôn lãnh nhận Thánh Thể không vì lý do: "ngoan cố sống trong tội ly dị tái hôn", có ý nói rằng: cho dù ngoan cố hay không ngoan cố, có tội hay không tội đều bị cấm. Lý do cấm mà không kể đến có tội hay không có tội chủ quan là vì những thiệt hại khách quan gây ra cho Giáo Hội và tín hữu, như đã nói.
Khi người ly dị tái hôn đã ăn năn thống hối, không ngoan cố, nhưng vì hoàn cảnh không bỏ được cuộc sống chung vợ chồng thì họ có thể lãnh nhận bí tích Thánh Thể, sau khi đã xưng tội và cam kết tiết dục. Lý do phải tiết dục không phải vì chính tội dâm dục là nặng mà là vì sự kết hợp thân xác đó (thể hiện sự bất trung đối với kết ước hôn nhân trước) thì nghịch lại hình ảnh kết hợp tình yêu chung thủy giữa Đức Kitô và hội Thánh (lý do thần học). Tuy nhiên khi thỏa mãn yêu cầu tiết dục thì cũng cần phải tránh gây hiểu lầm và bối rối về giáo lý (lý do mục vụ) nên chỉ rước lễ nơi xa, không ai biết.
b- Không đòi tiết dục hoàn toàn khi lãnh nhận Bí Tích thống hối
Khi đón nhận Bí Tích Thống Hối thì tội nhân không gây ra tại hại khách quan như là việc lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể, vì:
- Xưng tội thì tự nó không nghịch với hình ảnh của sự kết hiệp giữa đức Kitô và Hội Thánh hay với Thánh Thể. Vì vậy, không gây mâu thuẩn thần học.
- Xưng Tội là thú nhận mình tội lỗi, là biểu hiện cho người khác thấy rằng mình là kẻ tội lỗi thì tất nhiên không làm cho người ta hiểu lầm hay bối rối về giáo lý Hội Thánh về ly dị tái hôn. Vì vậy, không gây thiệt hại mục vụ.
- Phạm tội trọng hay cứ liên tiếp phạm tội trọng, như trong trường hợp sống rối hôn phối cũng không là một cản trở theo luật để lãnh nhận Bí Tích Thống hối. Nó chỉ có thể là cản trở về ơn thánh hay ơn tha thứ vì người này thiếu sự hoán cải, canh tân đời sống.
c- Về một biện luận sai lầm:
Cái trở ngại lớn nhất khiến ngăn cản người ly dị tái hôn lãnh nhận Bí Tích Giải tội là do biện luận cho rằng: họ đang còn phạm trọng tội dâm dục thường xuyên; nếu họ không từ bỏ bằng biểu hiện ra bên ngoài thì vẫn bị coi là ngoan cố trong tội trọng đó. Và vì thế họ không thể nào xứng đáng để nhận ơn tha thứ nhờ qua bí tích Thống Hối.
Quan niệm ấy hoàn toàn sai lạc vì hành động tình dục của họ không luôn luôn là tội trọng, nhưng còn tùy trường hợp. Và cho dù việc đó là tội trọng và cứ được tái phạm thì tội nhân cũng không bị cấm nhận lãnh bí tích Thống Hối.
Hoạt động tình dục trong tình trạng rối hôn phối không luôn luôn là tội trọng. Điều này dễ dàng nhận ra từ giáo huấn của Giáo Hội. Hồng Y Ratzinger nói họ vẫn có thể rước lễ thiêng liêng (x. Thư Bộ GLĐT 1984). Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trongAmoris Laetitiacũng cho thấy rõ:
“không thể nào cho rằng, tất cả những ai trong hoàn cảnh “không bình thường” đều là sống trong tình trạng tội trọng hay không có ơn thánh hoá.” (AL, 301).
Khi Đức Giáo Hoàng nói họ có thể không ở trong tình trạng tội trọng như vậy thì cũng hàm ý rằng thực hiện hành vi tình dục vợ chồng trong những hoàn cảnh đó cũng không mắc tội trọng. Nếu không hàm ý như vậy, thì các ngài sẽ phải nói kèm theo một điều kiện, ví dụ như sau: "Người ly dị tái hôn có thể không mắc tội trọng và có thể có ơn thánh hóanếu hoàn toàn tiết dục". Thật sự thì chưa bao giờ thấy có một giáo huấn nào như vậy.
Giáo Hội đã đặt nền tảng Giáo huấn của mình trên một trong những nguyên tắc luân lý cơ bản: Một tội được coi là trọng khi hội đủ ba điều kiện: "Phạm một lỗi nặng, với đầy đủ ý thức và cố tình" (SGLCG, 1857).Amoris Laetitiacủa Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nhắc nhở một quy tắc cơ bản trong giáo lý công giáo:
“việc quy tội và việc chịu trách nhiệm đối với một hành động có thể được giảm thiểu hay thậm chí triệt tiêu vì do không biết, vô ý, bị cưỡng ép, sợ hãi, thói quen, quyến luyến vô trật tự và các nhân tố tâm lý hay xã hội khác”(AL, 302).
Nói cụ thể hơn là: tội dâm dục trong đời sống vợ chồng đó có thể không là tội trọng. Vì tội dâm dục cũng phải được xét theo nguyên tắc luân lý trên, nghĩa là, cần phải có ý thức đầy đủ và cố tình thì mới là tội trọng. Ví dụ một trường hợp: Người vợ bị buộc phải ăn nằm với chồng, nếu không cho chồng ăn nằm thì bà sẽ bị chồng đạp xuống khỏi gường hay người chồng sẽ rước bà khác về nhà, trong khi đó bà còn phải lo nuôi dưỡng giáo dục con cái. Trường hợp này người vợ ấy sẽ không có tội trọng.
Khi đòi hỏi các mục tử phải biện phân đối với những hôn nhân bất quy tắc (rối hôn phối, ly dị tái hôn…),Amoris Laetitiacòn nhắc đến những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi:thói quen, quyến luyến vô trật tự và các nhân tố tâm lý hay xã hội khác” (AL, 302) khiến cho tội có thể giảm nhẹ hay triệt tiêu. Những yếu tố này thì có rất nhiều. Do đó đừng xét định tội trạng người khác quá đi nguyên tắc mà Giáo Hội dạy bảo.
Để có một xác tín hơn về vấn đề tội trạng, xin nhắc lại đây một chỉ dẫn chính thức của Hội Thánh: Ủy Ban Giáo Hoàng về Những Văn Bản Lập Pháp, ngày 24- 6 - 2000, có văn bản "Tuyên Bốvề việc lãnh nhận Thánh Thể của người ly dị tái hôn", cùng với Bộ Giáo Lý Đức Tin và Bộ Phụng tự Bí Tích, xác định một số vấn đề, trong đó có xác định như sau:
"…, không được xem những tín hữu ly dị tái hôn là ở trong tình trạng tội trọng thường xuyên, mà khi họ không thể vì những lý do nghiêm trọng - như là giáo dục con cái - 'mà thực hiện sự buộc phải chia tay, đảm nhận việc sống hoàn toàn tiết dục, nghĩa là tránh những hành vi dàng riêng cho vợ chồng' (FC, 84)"(Tuyên Bố, c).
Sau cùng, đối với những ai, không cho phạm nhân xưng tội, do vẫn cứ khư khư giữ quan điểm về tội một cách nghiêm khắc, cứng nhắc, tức là định tội theo những yếu tố khách quan bên ngoài mà không xem xét đến những yếu tố chủ quan bên trong và coi đó như là nguyên tắc lý tưởng phải tuân theo, hoặc do từ quan điểm này mà áp đặt cho tín hữu, thì hãy nghe lời trách mắng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong tông huấnAmoris Laetitia: "Rõ ràng là nếu một ai đó khoác lác (ostenta, flaunts) rằng một tội khách quan (peccato oggettivo) như là một phần của lý tưởng (ideale) Kitô Giáo, hay muốn áp đặt một điều gì đó khác hơn là điều được Giáo Hội dạy, thì họ không thể nào mong được (non può pretendere) giảng dạy giáo lý hay rao giảng cho người khác (AL, 297)".
8. Phân tích sự biên soạn của số 1650 trong SGLCG Một khó khăn lớn nhất đã gây hiểu lầm Tông Huấn chính là SGLCG số 1650 với câu:
Việc giao hòa bằng Bí tích thống hối chỉ có thể được ban cho những người biết hối hận vì đã phạm đến dấu hiệu của Giao ước và của sự trung thành với Đức Kitô, và chấp nhận sống hoàn toàn tiết dục.
Để xem xét vấn đề, trước tiên, cần xác định nguyên tắc thẩm quyền: Tông HuấnFamiliaris Consortiolà văn bản chính thức có thẩm quyền ra giáo huấn và luật lệ. Thư của Bộ Giáo Lý Đức tin, do bộ Trưởng Hồng Y Ratzinger ký tên có nhiệm vụ giải thích, hướng dẫn việc thực hành Tông Huấn. Bộ Giáo Lý Đức Tin không có quyền lập pháp nên không có quyền ra luật lệ mới. Sách Giáo Lý Công Giáo càng không có quyền ra luật lệ. Sách này có nhiệm vụ tổng hợp lại các giáo thuyết đạo, trong đó có ghi những điều phải tin và phải giữ, lấy nguồn từ Kinh Thánh, Thánh Truyền và Giáo Huấn Giáo Hội, tức là từ các Giáo Huấn của Đức Giáo Hoàng và các Công Đồng.
Trong vấn đề đang bàn, thư của Đức Hồng Y Ratzinger lúc bấy giờ là giải thích hướng dẫn để hiểu và thực hành Tông HuấnFamiliaris Consortio, Sách Giáo Lý Công Giáo số 1650 được biên soạn theo nguồn là Tông Huấn này và dựa theo giải thích của Hồng y Ratzinger.
Chúng ta hãy khảo sát các bản văn trong những cột song song với nhau như sau:
(Các đoạn văn trong bản so sánh vẫn được giữ nguyên sự liên tục, không bị cắt bớt, nhưng được tách rời để dễ so sánh, trừ chỗ nào có đánh dấu "…" vì thấy không cần thiết phải giữ).
| Familiaris Consortio, 1981 | Bộ GLĐT, "Thư gởi các Giám Mục…" của Ratzinger, 1994 | SGLCG, 1992 | |
1 | Tuy nhiên, Hội Thánh vẫn xác nhận lại kỷ luật của mình, kỷ luật xây dựng trên Thánh Kinh, | Hội Thánh trung thành với lời Chúa Giêsu Kitô (Mk 10:11-12), xác định rằng một sự kết hợp mới không thể được công nhận là thành sự nếu hôn nhân trước đã thành sự. Nếu người li lị tái hôn theo luật đời, họ họ rơi vào tình trạng khách quan đi ngược lại luật Thiên Chúa. | 1650 (2384) Hội Thánh trung thành với lời của Ðức Ki-tô: "Ai bỏ vợ và cưới người khác, là phạm tội ngoại tình; ai bỏ chồng để lấy người khác thì cũng phạm tội ngoại tình" (x. Mc 10, 11-12). Nếu hôn nhân lần đầu đã thành sự, Hội Thánh không thể công nhận liên kết mới là thành sự. Nếu những người đã ly dị, tái hôn theo luật đời, họ rơi vào tình trạng khách quan đi ngược lại luật Thiên Chúa. | |
Bình luận:Từ một phần câu rất ngắn của Tông Huấn bộ GLĐT giải thích rộng ra. SGLCG lại diễn ra rộng hơn nữa bằng cách lấy lại nguyên văn phần giải thích của bộ GLĐT và ghi rõ ra thêm câu Kinh Thánh Mc10, 11-12. Điều này cho thấy SGLCG đã khai triển thêm về Kinh Thánh, giáo thuyết. Đây là điều phù hợp với chức năng của một quyển sách Giáo Lý. | ||||
2 | theo đó Hội Thánh không thể chấp nhận cho những người ly dị tái hôn được lãnh nhận Thánh Thể. … | Vì thế, bao lâu còn sống trong tình trạng này, họ không được lãnh nhận Thánh Thể. | Vìthế, bao lâu còn sống trong tình trạng này, họ không được lãnh nhận Thánh Thể. | |
Bình luận:Lệnh cấm nhận Thánh Thể của Tông Huấn, được cả hai bản văn sau ghi lại. Ta còn thấy SGLCG ghi lại nguyên văn câu của bộ GLĐT. Điều này cho thấy SGLCG đã trung thành phản ảnh lại lệnh cấm lãnh nhận Thánh thể của Tông Huấn mà bộ GLĐT đã viết theo. | ||||
3 |
|
| Cũng vậy, họ không thể đảm nhận một số trách nhiệm trong Hội Thánh. | |
Bình luận:Sách GLCG đã thêm vào một câu. Câu này không có nguồn gốc quy chiếu từ Tông Huấn. Đây là một điều mới lạ được thêm vào, liệu có được phép thêm vào như vậy không? Mệnh đề "Không thể đảm nhận một số trách nhiệm" cũng có nghĩa chung chung chứ không xác định là trách nhiệm nào. Thực ra, Tông Huấn chỉ có nói là không được cử hành bất kỳ nghi thức (hôn phối mới) nào cho người tái hôn, chứ đâu có nói về việc hạn chế đảm nhiệm trách nhiệm! Liệu chừng SGLCG đã vi phạm ở chỗ này không? | ||||
4 | Việc giao hòa trongBí tích Thống hối – (việc) mà mở đường đến bí tích Thánh Thể–có thể được ban cho chỉ những ai biết hối hậnvì đã phạm đến dấu hiệu của Giao ước và của sự trung thành với Đức Kitô, và thành thật sẵn lòng chấp nhận một hình thức sống không còn mâu thuẫn với sự bất khả phân ly của hôn nhân nữa. Nói như thế là mặc nhiên cho rằng, khi có những lý do hệ trọng – chẳng hạn để làm gương và giáo dục con cái – người nam và người nữ không thể xa lìa nhau như luật buộc, thì “họ có thể đảm nhận (suscipiant, take on) sống hòan toàn tiết dục, nghĩa là tránh hẳn những hành vi dành riêng cho vợ chồng. | Đối với những tín hữu vẫn cứ ở trong tình trạng hôn nhân như thế, con đường đến lãnh nhận Thánh Thể chỉ được mở ra từ sự xá giải bí tích,có thể được ban cho"chỉ những aibiết hối hận, có thể được ban cho"chỉ những ai biết hối hận vì đã phạm đến dấu hiệu của Giao ước và của sự trung thành với Đức Kitô, và thành thật sẵn lòng chấp nhận một hình thức sống không còn mâu thuẫn với sự bất khả phân ly của hôn nhân nữa. Nói như thế là mặc nhiên cho rằng, khi có những lý do hệ trọng – chẳng hạn để làm gương và giáo dục con cái – người nam và người nữ không thể xa lìa nhau như luật buộc, thì “họ có thể đảm nhận sống hòan toàn tiết dục, nghĩa là tránh hẳn những hành vi dành riêng cho vợ chồng” (FC, 84). | Việc giao hòa trong Bí tích Thống hốichỉ có thể được ban cho những người biết hối hận vì đã phạm đến dấu hiệu của Giao ước và của sự trung thành với Đức Kitô, và buộc mình sống hoàn toàn tiết dục (in completa continentia obligant). | |
Bình luận:Tông huấn đã trình bày giáo huấn bằng một đoạn dài. Nhận thấy tầm quan trọng của đoạn văn, bộ GLĐT đã viết lại hầu như nguyên văn, trừ câu đầu. Tuy nhiên SGLCG lược bỏ hầu hết, viết lại thành một câu ngắn gọn, vẫn giữ nguyên văn chủ ngữ "Việc giao hòa trong Bí Tích Thống Hối" (La riconciliazione nel sacramento della penitenza). Khi viết tóm gọn như vậy, SGLCG đã lược bỏ mệnh đề phụ: "mà mở đường cho Bí tích Thánh Thể" khiến cho câu văn trở nên mang ý nghĩa khác. Đó là cấm nhận Bí Tích Thống Hối, trừ khi cam kết tiết dục. Rõ ràng là Tông Huấn đã không có ý này, như đã phân tích cú pháp nói trên và dựa vào văn bản của Bộ GLĐT. Vì vậy SGLCG khi tóm gọn lại đã gây ra hiểu sai lầm là Giáo Hội cấm lãnh Bí Tích Thống Hối, do lược bỏ một mệnh đề của Tông HuấnFamiliaris Consortio. Nhận xét về biên soạn: Khi SGLCG đã khai triển thêm những điều phải tin (Giáo lý, Kinh Thánh…) như đoạn trên (đoạn số 1) đã làm. Khi soạn thảo như vậy thì SGLCG đã làm theo đúng đường hướng của nhiệm vụ mình. Đó là trình bày rõ ra về giáo lý. SGLCG cũng không đi sai chức năng của mình khi viết tóm lại những điều phải giữ hay luật lệ (đoạn số 4), vì SGLCG không có nhiệm vụ phải trình bày rõ ràng về luật hay kỷ luật bí tích. Tuy nhiên khi viết rất tóm lược lại, thì tất nhiên dễ bị bỏ sót. Như đã nhận xét: Đoạn của Tông Huấn rất quan trọng (đoạn số 4), được bộ GLĐT cẩn thận ghi lại nguyên văn thì lại được SGLCG ghi vỏn vẹn có một câu và bỏ sót một mệnh đề phụ. Đây là một sự sơ sót tai hại vì đã làm cho hiểu sai lạc đi một giáo huấn quan trọng của Giáo Hội. |
SGLCG số 1650 có thể bị sai lầm không?
Đến đây, chúng ta sẽ đặt câu hỏi: Vậy thì người hay ban biên soạn SGLCG bị lầm chăng? Câu trả lời là "có thể sai lầm", lý do:
- Biên soạn: cho dù SGLCG được biên soạn bởi một tiểu ban, do Đức Giáo Hoàng trao trách nhiệm và do ngài chuẩn nhận xuất bản, và cho dù bản văn được viết bởi một người được những người khác sửa chửa, nó vẫn có thể sai lầm. Khẳng quyết "có thể sai lầm" khi nói về sách SGLCG là điều không ai chối cải.
Tuy nhiên cũng lưu ý rằng, khẳng quyết này không có ý nói chúng ta được phép coi thường SGLCG hay chối bỏ sự vâng phục. Hai việc "sai lầm" và "vâng phục" có liên quan nhưng không luôn phải đi đôi với nhau. Tương tự như vấn đề khả ngộ của các Đức Giám mục và sự vâng phục các ngài. Điều 753 chỉ dạy: Các Giám Mục hiệp thông với các thủ lãnh của Giám Mục đoàn và với các thành viên, hoặc cách riêng rẽ, hoặc khi họp nhau trong các Hội Đồng Giám Mục hay trong các công đồng địa phương,mặc dầu không có ơn bất khả ngộkhi giảng dạy, các ngài vẫn là những tiến sĩ và thầy dạy chính thức về đức tin đối với các Kitô hữu được trao phó cho các ngài coi sóc; các Kitô hữu buộcphải chấp nhận huấn quyền chính thức của các Giám Mục mình với lòng cung kính vâng phục. Khả thể về lý do của sự sai lầm có thể được nhận thấy là các tác giả biên soạn cũng chịu ảnh hưởng bởi tài năng, quan điểm, bởi cái nhìn bị hạn chế của mình, bởi sự không chuyên môn của mình. Rõ ràng là nếu một soạn giả là một chuyên viên về Thần học tín lý mà viết một điều về Thần học Luân Lý hay Giáo Luật thì có thể dễ bị lầm, ít ra là lầm về thuật ngữ, cách diễn tả khác khau. Viết về điều cấm liên quan đến Luân lý hay Giáo Luật thì quả thực một chuyên viên Thần học tín lý khó mà viết cho chính xác.
Vì vậy có thể xác định rằng SGLCG số 1650 đã có sự lầm lẫn hay nói cách khác đã vô ý trong khi phản ảnh lại Giáo Huấn củaFamilaris Consortiosố 84 hay Giáo Huấn của Giáo Hội nói chung. Giả sử SGLCG không sai lầm thì sao?
Chúng ta thấy rõ là SGLCG không có thẩm quyền lập luật, cũng không có quyền tự đưa ra một Giáo huấn chính thức. Một người hay một tiểu ban biên soạn sách phải tham chiếu từ nguồn Kinh Thánh, Thánh Truyền và Giáo Huấn của Giáo Hội (Lời dạy, luật, sắc lệnh … của Đức Giáo Hoàng; các Công đồng chung và riêng), chứ không được phép tự sáng tác ra một chân lý phải tin hay một điều phải giữ. 9. Được lãnh nhận Bí Tích Giải Tội nhưng vẫn bị cấm nhận Thánh Thể Cuối cùng, chúng ta phải xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong Tông HuấnFamililaris Consortiosố 84 không hề có ý cấm hay hạn chế lãnh nhận Bí Tích Thống hối đối với người ly dị tái hôn.
Tuy nhiên, xin đừng hiểu rằng được xưng tội thì được Rước Lễ. Việc cấm rước lễ, như đã phân tích, không vì lý do "tội trọng" của phạm nhân, mà vì sự tai hại khách quan gây cho Hội Thánh hay cộng đoàn tín hữu. Bởi vậy, người ly dị tái hôn cho dù có tội hay không có tội, thì theo nguyên tắc, vẫn không được rước lễ, trừ một số trường hợp đặt biệt. Cha Giải tội cần phải nhắc điều này cho giáo dân mỗi khi họ xưng tội. 10. Những khó khăn Chắc có lẽ cũng còn những khó khăn lý giải về tội, về sự ngoan cố và tha thứ trong Bí Tích giải tội. Có thể diễn tả những khó khăn đó qua những câu hỏi sau:
- Tội ly dị tái hôn vẫn không chừa bỏ thì có được tha không, trong khi Bí Tích Thống hối cần phải ăn năn chừa cải?
- Khi giải tội thì cha giải tội tha tội nào, tội ly dị tái hôn hay tội nặng, nhẹ khác?
Nếu tỉnh trí một chút, sẽ thấy ngay câu giải đáp với gợi ý ví dụ cụ thể như sau:
- Một cô gái làm nghề mại dâm trong nhà chứa của khu phố, ai cũng biết, đến xin cha được giải tội, cha có giải không?
- Một chàng trai nghiện hút trong giáo xứ, ai cũng biết người này luôn trộm cắp không chừa cải, thậm chí giết người cướp của. Cha có giải tội khi người này đến xin không?
Có phải vì sự vẫn ở trong tình trạng tội trọng (mại dâm, nghiện hút trộm cắp…) mà cha giải tội từ chối ban Bí Tích không? Dĩ nhiên là cha không từ chối, vẫn cứ giải tội.
Sự chừa bỏ hoàn cảnh tội khách quan bên ngoài quả là điều tốt, là hoa quả của lòng thống hối, nhưng đó không phải là điều buộc phải có để chứng tỏ một người thống hối ăn năn hay là điều kiện buộc phải có để được xưng tội.
Sự thống hối ăn năn, một điều cần thiết để được tha thứ, lại là một chuyện xảy ra trong tâm hồn. Nó là một việc của ý chí chứ không phải là của một hành vi biểu hiện ra bên ngoài.
Ơn tha thứ tùy thuộc vào lòng ăn năn sám hối. Ăn năn tội cách trọn hảo cũng đủ để được tha tội trước khi lãnh nhận Bí Tích Xá Giải. Ăn năn ít sẽ được tha ít, ăn năn nhiều sẽ được tha nhiều, cho dù là được ban ơn xá giải trong Bí tích Giải tội. Lý do là Chúa muốn như vậy, không cần bình luận nhiều, vì như có lần Ngài đã nói: "tội lỗi phụ nữ nầy nhiều lắm, đã được tha hết, vì người đã yêu mến nhiều; song kẻ được tha ít thì yêu mến ít” (Lc7, 47).
Cô gái được tha tội nào: tội mãi dâm hay các tội nặng nhẹ khác?
Vì sự thứ tha cho dù trong tòa giải tội cũng tùy thuộc vào lòng ăn năn sám hối. Mà lòng sám hối nhiều ít hay như thế nào thì không ai biết được.
Cha giải tội có biết cô ấy thật tình sám hối hay chỉ đóng kịch thôi không? Cha có biết cô ấy có bị Mafia khống chế phải làm như vậy không; có bị áp lực vì phải kiếm tiền để nuôi mẹ già bệnh tật không? Cha có biết cô ấy có hoàn toàn tự do chọn nghề này không?
Không ai có thể biết chắc được người này thật tình sám hối hay chỉ đóng kịch hay ngay cả để chỉ lừa đảo. (Đã có trường hợp, sau khi giải tội, cảm thấy thương tâm cha gọi lại cho một số tiền để giúp nạn nhân thoát khỏi ổ mại dâm, để có tiền về quê làm ăn. Nhưng không ngờ cô ta vẫn dùng chiêu này để lừa hết cha này đến cha khác để lấy tiền).
Vì vậy, không thể nào nói được Chúa tha hay không tha, tha nhiều hay tha ít, tha tội nào hay không tha tội nào. Cha giải tội có bổn phận ban ơn xá giải thì cha cứ ban và tin rằng Thiên Chúa tha thứ cho người có lòng ăn năn là đủ.
Bổn phận này được điều 980 quy định:Nếu cha giải tội không hồ nghi về sự chuẩn bị của hối nhân, và nếu hối nhân xin xưng tội, thì ngài không được từ chối và cũng không được hoãn ban ơn xá giải (CIS 886).
Và cha giải tội cũng cần biết mình "không phải là ông chủ, nhưng là người đầy tớ của ơn tha thứ của Thiên Chúa” (GLCG số 1466). 11. Ngược lại, nên khuyến khích lãnh nhận Bí Tích thống hối Nếu như Đức Hồng Y Ratzinger (ĐGH Benedicto XVI) trong thư gởi các Giám Mục năm 1994 có nói đến người ly dị tái hôn có thể rước lễ thiêng liêng, nếu như Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trongAmoris Laetitianói họ có thể có ơn thánh hóa (AL, 301), có thể tăng trưởng trong đời sống ân sủng (AL. 305), thì: - Tại sao họ lại không được lãnh nhận Bí Tích Giải Tội để được rước lễ thiêng liêng? - Tại sao họ lại không năng lãnh nhận bí tích này để được ơn thánh hóa? - Tại sao họ lại không năng lãnh nhận bí tích này để được gia tăng đời sống ân sủng? Dĩ nhiên là họ được phép nhận lãnh Bí Tích Thống Hối để rước lễ thiêng liêng, để được ơn thánh hóa, để gia tăng đời sống ân sủng. Vì vậy, các mục tử không nên cấm, nhưng ngược lại càng khuyến khích những người ly dị tái hôn ăn năn hoán cải và chạy đến Bí Tích Giải Tội. 12. Những kiến nghị Xin các Đấng Bản Quyền địa phương, xem xét lại và hủy bỏ việc thực hành cấm người ly dị tái hôn hay rối hôn phối lãnh nhận Bí Tích Thống Hối để được ơn tha thứ, mà không phải là để lãnh nhận Thánh Thể.
Trong trường hợp còn có nghi ngại, để dễ dàng cho các quý Đức Cha quyết định, con xin gợi ra đây một nguyên tắc Giáo Luật theo điều 14: "Trong trường hợp hồ nghi về pháp luật, luật không buộc, kể cả những luật bãi hiệu hay bãi năng";
Hồ nghi về pháp luật, áp dụng ở đây là hồ nghi không biết rằng có luật cấm xưng tội hay không. Theo nguyên tắc này, khi hồ nghi như vậy thì không buộc phải giữ luật. Ví dụ, khi hồ nghi không biết có luật kiêng thịt ngày thứ sáu không, thì không buộc phải giữ. Hơn nữa, như đã nói, một luật cấm, cần phải được tuyên bố rõ ràng, minh nhiên.
Cũng xin tất cả các mục tử chú ý đến giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxico trong tông huấnAmoris Laetitia: "Không ai có thể bị kết án mãi mãi vì điều này không phải là luận lý học của Tin Mừng! Ở đây, tôi không chỉ nói tới người ly dị và tái hôn, mà là mọi người, trong bất cứ hoàn cảnh nào họ rơi vào. Rõ ràng là nếu một ai đó khoác lác (ostenta, flaunts) rằng một tội khách quan (peccato oggettivo) như là một phần của lý tưởng (ideale) Kitô Giáo, hay muốn áp đặt một điều gì đó khác hơn là điều được Giáo Hội dạy, thì họ không thể nào mong được (non può pretendere) giảng dạy giáo lý hay rao giảng cho người khác (AL, 297)".
- Xin các linh mục, sau khi Đấng Bản Quyền tuyên bố hủy bỏ lệ cấm người ly dị tái hôn lãnh nhận Bí Tích Thống Hối, hãy khích lệ họ năng đến lãnh nhận Bí Tích Thống Hối.
- Xin các anh chị em Legio, sau khi Đấng Bản Quyền tuyên bố hủy bỏ lệ cấm người ly dị tái hôn lãnh nhận Bí Tích Thống Hối, hãy cố gắng đi tìm những người sống rối hôn phối, giúp cho tin tưởng và lãnh nhận Bí tích Giải tội, như là bước đầu quay về giao hòa với Chúa và Hội Thánh. Các anh chị em hãy chú tâm tìm đến những tín hữu mà đang sống như người lương, không đi đến nhà thờ lâu năm vì tội sống rối hôn phối.
- Xin những linh mục tu sĩ chuyên môn nghiên cứu, có những bài viết để giúp cho các mục tử có tư liệu, để các ngài có thể giúp giáo dân hiểu biết sâu rộng hơn về ân sủng của Bí Tích Giải tội và dùng nó như một phương thế để được ơn cứu độ trong khi họ không thể đón nhận Bí Tích Thánh Thể. Xin tất cả các vị cố gắng làm sao cho anh chị em đang sống rối hôn phối thấy Bí Tích Giải tội không chỉ là được ơn tha thứ nhưng còn là một Bí Tích để thờ phượng Chúa, để diễn tả lòng tin cậy mến đối với Chúa, để"có thể sống trong ân sủng của Thiên Chúa, vẫn có thể tăng trưởng trong đời sống của ân sủng và bác ái, khi nhận được sự trợ giúp của Giáo Hội” (AL 305).
Cuối cùng, một điều thực tế trong cư xử là làm sao cho người rối hôn phối không bị mặc cảm tội lỗi và như thế họ có thể tự tin rằng mình có thể dấn thân phục vụ và nên thánh trong hoàn cảnh riêng biệt của mình.
Từ khóa » Tóm Tắt Tông Huấn Familiaris Consortio
-
Tông Huấn Familiaris Consortio (Gia Đình Kitô Hữu) Của ĐGH ...
-
Định Hướng Mục Vụ Gia đình Theo Tông Huấn Familiaris Consortio ...
-
40 Câu Hỏi & đáp Về Tông Huấn Familiaris Consortio - TGP SÀI GÒN
-
Huấn Quyền Của ĐGH Gioan-Phaolô II Về Gia đình
-
Tông Huấn Familiaris Consortio - Xuân Bích Việt Nam
-
Tông Huấn Familiaris Consortio. Về Những Bổn Phận Của Gia đình ...
-
Tóm Tắt Tông Huấn "Niềm Vui Tình Yêu - Amoris Laetitia."
-
40 Năm Familiaris Consortio - Giáo Phận Cần Thơ
-
ĐỂ ĐỒNG HÀNH, BIỆN PHÂN VÀ HỘI NHẬP SỰ YẾU ĐUỐI VỚI ...
-
TÔNG HUẤN FAMILIARIS CONSORTIO KHÔNG CẤM TÍN HỮU LY ...
-
Mục Vụ Gia đình 2 : Tông Huấn Gia Ðình 2
-
Bài 1 Giới Thiệu Tông Huấn Familiaris Consortio - Quê Hương
-
[PDF] Tông Huấn Hậu Thượng Hội đồng Về Tình Yêu Trong Gia đình Của ...