Hướng Dẫn Báo Cáo Thí Nghiệm Thực Hành Hóa Học 9 Tính ...

I. TIẾN TRÌNH THÍ NGHIỆM

1. Tính chất hóa học của oxit

a) Thí nghiệm 1: Phản ứng của canxi oxit với nước

b) Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước

2. Nhận biết các dung dịch

Thí nghiệm 3: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong ba dung dịch là: H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4. Hãy tiến hành những thí nghiệm nhận biết dung dịch chất đựng trong mỗi lọ.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Thí nghiệm 1: Phản ứng của canxi oxit với nước.

Nêu hiện tượng thí nghiệm.

Khi thử dung dịch thu được bằng quỳ tím hoặc phenolphtalein thì màu thuốc thử thay đổi như thế nào?

Hướng dẫn giải

Dụng cụ, hóa chất:

Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, công tơ hút,

Hóa chất: mẩu nhỏ ( bằng hạt ngô) CaO, nước cất, quỳ tím, dung dịch phenolphtalein.

Cách tiến hành :

Cho một mẩu nhỏ (bằng hạt ngô) canxi oxit vào ống nghiệm, sau đó thêm dần 1 – 2 ml nước.

Thử dung dịch sau phản ứng bằng giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphatalein.

Hiện tượng :

Mẩu CaO tan trong nước tạo thành dung dịch.

CaO + H2O → Ca(OH)2

Khi thử dung dịch bằng quỳ tím thì thấy quỳ tím chuyển màu xanh. Còn khi thử bằng dung dịch phenolphtalein thì dung dịch chuyển hồng.

Kết luận:

Vậy CaO thể hiện đầy đủ tính chất của một oxit bazơ.

Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước

Quan sát hiện tượng.

Thử dung dịch trong bình bằng quỳ tím. Nhận xét sự thay đổi màu của thuốc thử.

Hướng dẫn giải

Dụng cụ, hóa chất:

Dụng cụ: bình thủy tinh miệng rộng, muỗng lấy hóa chất.

Hóa chất: photpho đỏ, quỳ tím, nước cất.

Cách tiến hành:

Đốt một ít photpho đỏ (bằng hạt đậu xanh) trong bình thủy tinh miệng rộng. Sau khi photpho cháy hết, cho 2 – 3 ml nước vào bình, đậy nút, lắc nhẹ.

Thử dung dịch trong bình bằng quỳ tím.

Hiện tượng:

Photpho cháy , sau khi cho nước vào thấy sản phẩm cháy tan trong nước tạo thành dung dịch.

4P + 5O2 →(to) 2P2O5

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Thử dung dịch bằng quỳ tím thấy giấy quỳ chuyển đỏ.

Kết luận:

Điphotpho pentaoxit thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của một oxit axit.

 

Thí nghiệm 3: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong ba dung dịch là: H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4.

Hãy tiến hành những thí nghiệm nhận biết dung dịch chất đựng trong mỗi lọ.

Hướng dẫn giải

Sơ đồ nhận biết:

Dụng cụ, hóa chất:

Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ.

Hóa chất: dung dịch BaCl2, quỳ tím.

Cách tiến hành:

Ghi số thứ tự 1, 2, 3 mỗi lọ đựng dung dịch ban đầu.

Lấy ở mỗi lọ một giọt dung dịch nhỏ vào mẩu giấy quỳ tím:

  • Nếu quỳ tím không đổi màu thì lọ số …đựng dung dịch Na2SO4.
  • Nếu màu qùy tím đổi sang đỏ, lọ số … và lọ số … đựng dung dịch axit.

Lấy 1ml dung dịch axit đựng trong mỗi lọ vào 2 ống nghiệm (chú ý nhớ ố thứ tự của mỗi lọ). Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch BaCl2 vào mỗi ống nghiệm:

  • Nếu trong ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng thì lọ dung dịch ban đầu có số thứ tự … là dung dịch H2SO4:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl

  • Nếu trong ống nghiệm nào không có kết tủa thì lọ ban đầu có số thứ tự … là dung dịch HCl

Bài viết gợi ý:

1. Bài tập về tính chất hóa học của oxit và axit

2. Một số axit quan trọng. Bài tập về một số loại axit quan trọng

3. Lý thuyết cơ bản và bài tập về một số tính chất hóa học của axit

4. Một số oxit quan trọng. Canxi oxit

5. Lý thuyết và bài tập về Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit.

6. Polime

7. Protein

Từ khóa » Cách Viết Báo Cáo Thực Hành Hóa Học