HƯỚNG Dẫn CÁCH VIẾT THƯ PHÁP BẰNG Bút LÔNG - 123doc

HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT THƯ PHÁP BẰNG BÚT LÔNG Cách viết thư pháp đơn giản 3 bước thực hành cách viết thư pháp đơn giản Song song với 3 bước bắt đầu học thư pháp trong bài: “Cách cơ bản viết chữ thư pháp đẹp” là 3 bước để thực hành cách viết thư pháp đơn giản nhất. Sau khi đã thống nhất được một vài bộ ký tự “chân thư” là đến giai đoạn bắt đầu tiến hành luyện chữ. Đối với các bạn lần đầu tiếp xúc môn nghệ thuật thư pháp Việt, để viết thư pháp đẹp phải trải qua các bước: khởi bút, hành bút và thu bút... 1 Khởi bút (bắt đầu thực hiện): trải qua giai đoạn cầm bút và các nét căn bản luyện trong “lâm mô”. 2 Hành bút (di chuyển bút): ráp nét cơ bản lại với nhau và định hình các ký tự hoàn chỉnh. 3 Thu bút (kết thúc và nhấc bút): “lâm mô” các bộ ký tự “chân thư”, luyện tập thường xuyên mẫu chữ thư pháp của các vị tiền bối... Mẫu chữ thư pháp luôn mang phong cách và nét đẹp riêng của từng người Viết thư pháp không chỉ đơn giản là viết ra những nét chữ đẹp mà điều quan trọng là nắm được tâm tư, tình cảm của người dụng viết muốn truyền đạt thông qua tác phẩm của mình. Bởi vậy, học thư pháp cần nắm vững phần kỹ thuật trong cách viết thư pháp đơn giản từ các nét cơ bản là rất quan trọng. Để làm được điều này, điều quan trọng là người học phải định hướng một bộ ký tự “chân thư” phù hợp nhất với mình để “lâm mô”. Cảm xúc và sự rung động chính là yếu tố tạo nên vẻ đẹp tâm hồn, sau này khi chúng ta sáng tác bất kỳ tác phẩm nào cũng đều cần đến cảm xúc. Bởi vậy thật là thiếu xót nếu chúng ta cứ mãi thụ động mà không tự mình tư duy cảm xúc với những tác phẩm ký tự thư pháp “chân thư”, để cảm thụ nét tinh hoa, sự rung động của cảm xúc trên từng tác phẩm, để từ đó tiếp thu và sáng tạo ra nét chữ mang phong cách, đặc trưng riêng của mình. Hãy lắng nghe cảm xúc và đến với môn nghệ thuật thư pháp chữ Việt một cách chân tình, nhẹ nhàng nhất và bạn sẽ thấy cảm nhận được hiệu ứng của thế giới cảm xúc đối với tác phẩm của mình.Chudep.com.vn chúc các bạn thành công... Cách cơ bản viết chữ thư pháp đẹp Những kiến thức về viết chữ thư pháp đẹp cho người nhập môn Những người mới làm quen với môn nghệ thuật thư pháp thường loay hoay không biết sẽ bắt đầu như thế nào viết được chữ thư pháp đẹp? Để nhanh chóng viết được chữ thư pháp đẹp thì điều quan trọng là nắm được quy tắc các bước căn bản của môn học, thì việc luyện chữ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Giai đoạn bắt đầu học thư pháp chữ Việt bằng bút lông, điều mà hầu hết mọi người đều thấy khó là cách cầm bút sao cho đúng. Khi thành thục cách đưa bút lên xuống một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển thì việc nắm được những quy tắc của môn nghệ thuật sẽ rất đơn giản. Khi bắt đầu luyện chữ, chúng ta thường có cảm giác áp lực vì những điều mình đang học là hoàn toàn mới. Do loại hình nghệ thuật này sử dụng bút lông và mực mài. Thông thường để học viết chữ thư pháp đẹp sẽ chia thành các 3 bước căn bản khi bắt đầu: 1. Luyện tập cách cầm bút Cũng giống như luyện viết chữ đẹp bằng bút máy, khi học viết chữ thư pháp đẹp bằng bút lông cũng phải bắt đầu từ việc cầm bút đúng. “Bút” ở đây hiểu theo nghĩa rộng là công cụ để tạo nên tác phẩm thư pháp, vì thế không hẳn viết thư pháp chỉ sử dụng bút lông mà còn có thể viết bằng bút máy hay dao đục (loại hình thư pháp chữ Việt nhưng chưa đưa vào thực hành vì các thể loại chữ chưa hoàn chỉnh, một trường phái chuyên dành cho Triện khắc). Ở một khía cạnh khác, bắt đầu học viết chữ thư pháp đẹp từ việc cầm bút sẽ nhắc nhở người viết về cách cầm bút cũng như tư thế viết thư pháp chính xác luôn là một khởi đầu quan trọng. Dù viết thư pháp bằng công cụ nào thì việc lựa chọn loại bút sử dụng sẽ mang tính quyết định cho phương hướng học tập cũng như sáng tác sau này của bạn... Cầm bút đúng giúp viết chữ thư pháp đẹp hơn 2. Học viết chữ thư pháp đẹp từ việc sao chép Chép lại, nói bằng thuật ngữ của thư pháp là “lâm mô”. Chép lại, thực chất là đang học tập nét chữ của các vị tiền bối từ xa xưa. Thế nhưng môn nghệ thuật thư pháp chữ Việt để trải qua giai đoạn “lâm mô” thì cần trải qua giai đoạn cầm bút ổn định các đường nét, ổn định cách ráp ký tự qua các nét căn bản của mỗi bộ ký tự. Trong thư pháp, việc chép lại cũng quan trọng như sao chép tranh trong hội họa vậy. Thế nhưng, khá nhiều người học thư pháp vì quá nôn nóng nên cố tình bỏ qua giai đoạn này, điều đó là một sai lầm khi nhảy giai đoạn mà chưa có cơ sở căn bản về đường nét. Vì trước giai đoạn “lâm mô” là giai đoạn thuần thục các đường nét căn bản và phối hợp các đường nét căn bản. Khi “lâm mô” con chữ chính là giai đoạn cảm nhận, tìm hiểu, phân tích các đường nét của từng ký tự cũng như phối hợp các bố cục chữ như thế nào cho hài hòa nhất. Thư pháp chữ Việt khá phong phú các bộ ký tự do các nhà thư pháp sáng tạo nên, nhưng khi ứng dụng các bộ ký tự này thì chính chúng ta nên tập cách phân tích các đường nét và định hình dần cảm giác về nét khi thực hành. 3. Học viết chữ thư pháp đẹp bắt đầu từ Chân thư “Chân thư” hay lối viết chữ chân phương là cách viết từng nét rõ ràng, đầy đủ 3 yếu tố khởi bút, hành bút và thu bút. Các nét tách bạch không nối liền với nhau, cách viết dễ dàng đối với mọi người. Học lối “chữ chân” thư chính là cách mà chúng ta có thể rèn luyện đầy đủ, đồng thời ôn lại các kỹ thuật căn bản về đường nét của nghệ thuật thư pháp Việt. Sau khi hoàn thiện lối viết “chân thư” này thì chúng ta dần dần đi bút theo các hướng nhanh hơn, biến tấu hơn theo cách của chính mình. Nêu học thư pháp mà bắt đầu bằng lối viết các con chữ nối liền, tốc độ thì sẽ khó hoàn chỉnh các con chữ ký tự sau này vì không có nền tảng căn bản lâu dài. Cách cầm bút viết chữ thư pháp đẹp Kỹ thuật viết chữ thư pháp đẹp với bút lông Cầm bút viết chữ thư pháp đẹp là cầm sao cho bút vuông góc với mặt giấy, khi viết di chuyển các ngón tay và cổ tay một cách thoải mái không gồng cứng. Giữ lưng thẳng, vai giữ nằm ngang và thả lỏng cơ thể. Khi viết chữ thư pháp các bạn nên để giấy song song với cạnh bàn và vai, không nên để tờ giấy xéo và xoay người sang để viết. Với những tác phẩm có kích thước vừa phải khi chuyển bút chỉ di chuyển các ngón tay, cổ tay, khủy tay chứ không di chuyển vai và toàn thân. Tuỳ thuộc vào loại giấy, độ đặc lỏng của mực và thể chữ mà bạn chọn cho mình tốc độ viết phù hợp. Chữ thư pháp đẹp là nét chữ toát lên được tâm tư, tình cảm của người cầm bút, viết nhanh và di chuyển múa lượn không hẳn là viết đẹp. Công phu cầm viết nằm ở chỗ tay thật vững, không run, khi tay vững thì bạn có thể viết chữ to hay chữ nhỏ chỉ với một cây bút. Khi viết, tay nhấc lên cao không chạm mặt giấy gọi là Không bút. Khi viết tay chạm mặt giấy thì gọi là Tì bút... Các cầm bút viết chữ thư pháp đẹp thông dụng nhất hiện này là Ngũ chỉ chấp bút. Cách cầm viết: _ Giữ thân bút bằng ba ngón tay, ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Đầu ngón tay cái áp sát vào thân bút, đầu ngón trỏ và ngón giữa áp sát vào thân bút theo phía đối diện với ngón cái. Phần móng tay của ngón áp út tựa nhẹ vào thân bút và ngón út không chạm vào thân bút mà tựa nhẹ vào ngón áp út. _ Chú ý ngón áp út và ngón út không để cong quẹo hoặc chạm vào lòng bàn tay. Các ngón tay phải giữ bút chắc chắn, lòng bàn tay phải rỗng. Cổ tay phải thăng bằng và cánh tay luôn giữ ở tư thế treo. _ Các bạn nên nhớ rằng cầm bút cao hay thấp và cầm theo cách nào cho phù hợp còn tuỳ thuộc vào thể chữ và kích thước của tác phẩm. _ Cách cầm đơn giản nhất là giữ sao cho các ngón tay nằm một bên thân bút và ngón trỏ nằm ở phía ngược lại. _ Khi viết chữ với kích thước nhỏ bạn có thể tựa nhẹ cánh tay vào cạnh bàn, chống nhẹ ngón tay út vào giấy hoặc kê cổ tay lên một thanh gỗ hay mu bàn tay trái...

Trang 1

HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT THƯ PHÁP BẰNG BÚT LÔNG

Cách viết thư pháp đơn giản

3 bước thực hành cách viết thư pháp đơn giản

Song song với 3 bước bắt đầu học thư pháp trong bài: “Cách cơ bản viết chữ thư pháp đẹp” là 3 bước để thực hành cách viết thư pháp đơn giản nhất Sau khi đã thống nhất được một vài bộ ký tự “chân thư” là đến giai đoạn bắt đầu tiến hành luyện chữ Đối với các bạn lần đầu tiếp xúc môn nghệ thuật thư pháp Việt, để viết thư pháp đẹp phải trải qua các bước: khởi bút, hành bút và thu bút

1 - Khởi bút (bắt đầu thực hiện): trải qua giai đoạn cầm bút và các nét căn bản luyện trong “lâm mô”

2 - Hành bút (di chuyển bút): ráp nét cơ bản lại với nhau và định hình các ký tự hoàn chỉnh

3 - Thu bút (kết thúc và nhấc bút): “lâm mô” các bộ ký tự “chân thư”, luyện tập thường xuyên mẫu chữ thư pháp của các vị tiền bối

Mẫu chữ thư pháp luôn mang phong cách và nét đẹp riêng của từng người Viết thư pháp không chỉ đơn giản là viết ra những nét chữ đẹp mà điều quan trọng là nắm được tâm tư, tình cảm của người dụng viết muốn truyền đạt thông qua tác phẩm của mình Bởi vậy, học thư pháp cần nắm vững phần kỹ thuật trong cách viết thư pháp đơn giản từ các nét cơ bản là rất quan trọng Để làm được điều này, điều quan trọng là người học phải định hướng một bộ ký tự “chân thư” phù hợp nhất với mình để “lâm mô” Cảm xúc và sự rung động chính là yếu tố tạo nên vẻ đẹp tâm hồn, sau này khi chúng ta sáng tác bất kỳ tác phẩm nào cũng đều cần đến cảm xúc Bởi vậy thật là thiếu xót nếu chúng ta cứ mãi thụ động mà không tự mình tư duy cảm xúc với những tác phẩm ký tự thư pháp “chân thư”, để cảm thụ nét tinh hoa, sự rung động của cảm xúc trên từng tác phẩm, để từ đó tiếp thu và sáng tạo ra nét chữ mang phong cách, đặc trưng riêng của mình

Hãy lắng nghe cảm xúc và đến với môn nghệ thuật thư pháp chữ Việt một cách chân tình, nhẹ nhàng nhất và bạn sẽ thấy cảm nhận được hiệu ứng của thế giới cảm xúc đối với tác phẩm của mình.Chudep.com.vn chúc các bạn thành công

Cách cơ bản viết chữ thư pháp đẹp

Những kiến thức về viết chữ thư pháp đẹp cho người nhập môn

Những người mới làm quen với môn nghệ thuật thư pháp thường loay hoay không biết sẽ bắt đầu như thế nào viết được chữ thư pháp đẹp? Để nhanh chóng viết được chữ thư pháp đẹp thì điều quan trọng là nắm được quy tắc các bước căn bản của môn học, thì việc luyện chữ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều

Giai đoạn bắt đầu học thư pháp chữ Việt bằng bút lông, điều mà hầu hết mọi người đều thấy khó là cách cầm bút sao cho đúng Khi thành thục cách đưa bút lên xuống một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển thì việc nắm được những quy tắc của môn nghệ thuật sẽ rất đơn giản

Khi bắt đầu luyện chữ, chúng ta thường có cảm giác áp lực vì những điều mình đang học là hoàn toàn mới Do loại hình nghệ thuật này

sử dụng bút lông và mực mài Thông thường để học viết chữ thư pháp đẹp sẽ chia thành các 3 bước căn bản khi bắt đầu:

1 Luyện tập cách cầm bút

Cũng giống như luyện viết chữ đẹp bằng bút máy, khi học viết chữ thư pháp đẹp bằng bút lông cũng phải bắt đầu từ việc cầm bút đúng

“Bút” ở đây hiểu theo nghĩa rộng là công cụ để tạo nên tác phẩm thư pháp, vì thế không hẳn viết thư pháp chỉ sử dụng bút lông mà còn

có thể viết bằng bút máy hay dao đục (loại hình thư pháp chữ Việt nhưng chưa đưa vào thực hành vì các thể loại chữ chưa hoàn chỉnh, một trường phái chuyên dành cho Triện khắc)

Ở một khía cạnh khác, bắt đầu học viết chữ thư pháp đẹp từ việc cầm bút sẽ nhắc nhở người viết về cách cầm bút cũng như tư thế viết thư pháp chính xác luôn là một khởi đầu quan trọng Dù viết thư pháp bằng công cụ nào thì việc lựa chọn loại bút sử dụng sẽ mang tính quyết định cho phương hướng học tập cũng như sáng tác sau này của bạn

Cầm bút đúng giúp viết chữ thư pháp đẹp hơn

2 Học viết chữ thư pháp đẹp từ việc sao chép

Trang 2

Chép lại, nói bằng thuật ngữ của thư pháp là “lâm mô” Chép lại, thực chất là đang học tập nét chữ của các vị tiền bối từ xa xưa Thế nhưng môn nghệ thuật thư pháp chữ Việt để trải qua giai đoạn “lâm mô” thì cần trải qua giai đoạn cầm bút ổn định các đường nét, ổn định cách ráp ký tự qua các nét căn bản của mỗi bộ ký tự

Trong thư pháp, việc chép lại cũng quan trọng như sao chép tranh trong hội họa vậy Thế nhưng, khá nhiều người học thư pháp vì quá nôn nóng nên cố tình bỏ qua giai đoạn này, điều đó là một sai lầm khi nhảy giai đoạn mà chưa có cơ sở căn bản về đường nét

Vì trước giai đoạn “lâm mô” là giai đoạn thuần thục các đường nét căn bản và phối hợp các đường nét căn bản Khi “lâm mô” con chữ chính là giai đoạn cảm nhận, tìm hiểu, phân tích các đường nét của từng ký tự cũng như phối hợp các bố cục chữ như thế nào cho hài hòa nhất

Thư pháp chữ Việt khá phong phú các bộ ký tự do các nhà thư pháp sáng tạo nên, nhưng khi ứng dụng các bộ ký tự này thì chính chúng

ta nên tập cách phân tích các đường nét và định hình dần cảm giác về nét khi thực hành

3 Học viết chữ thư pháp đẹp bắt đầu từ Chân thư

“Chân thư” hay lối viết chữ chân phương là cách viết từng nét rõ ràng, đầy đủ 3 yếu tố khởi bút, hành bút và thu bút Các nét tách bạch không nối liền với nhau, cách viết dễ dàng đối với mọi người

Học lối “chữ chân” thư chính là cách mà chúng ta có thể rèn luyện đầy đủ, đồng thời ôn lại các kỹ thuật căn bản về đường nét của nghệ thuật thư pháp Việt Sau khi hoàn thiện lối viết “chân thư” này thì chúng ta dần dần đi bút theo các hướng nhanh hơn, biến tấu hơn theo cách của chính mình Nêu học thư pháp mà bắt đầu bằng lối viết các con chữ nối liền, tốc độ thì sẽ khó hoàn chỉnh các con chữ ký tự sau này vì không có nền tảng căn bản lâu dài

Cách cầm bút viết chữ thư pháp đẹp

Kỹ thuật viết chữ thư pháp đẹp với bút lông

Cầm bút viết chữ thư pháp đẹp là cầm sao cho bút vuông góc với mặt giấy, khi viết di chuyển các ngón tay và cổ tay một cách thoải mái không gồng cứng Giữ lưng thẳng, vai giữ nằm ngang và thả lỏng cơ thể

Khi viết chữ thư pháp các bạn nên để giấy song song với cạnh bàn và vai, không nên để tờ giấy xéo và xoay người sang để viết Với những tác phẩm có kích thước vừa phải khi chuyển bút chỉ di chuyển các ngón tay, cổ tay, khủy tay chứ không di chuyển vai và toàn thân Tuỳ thuộc vào loại giấy, độ đặc lỏng của mực và thể chữ mà bạn chọn cho mình tốc độ viết phù hợp

Chữ thư pháp đẹp là nét chữ toát lên được tâm tư, tình cảm của người cầm bút, viết nhanh và di chuyển múa lượn không hẳn là viết đẹp Công phu cầm viết nằm ở chỗ tay thật vững, không run, khi tay vững thì bạn có thể viết chữ to hay chữ nhỏ chỉ với một cây bút

Khi viết, tay nhấc lên cao không chạm mặt giấy gọi là Không bút Khi viết tay chạm mặt giấy thì gọi là Tì bút

Các cầm bút viết chữ thư pháp đẹp thông dụng nhất hiện này là Ngũ chỉ chấp bút Cách cầm viết:

_ Giữ thân bút bằng ba ngón tay, ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa Đầu ngón tay cái áp sát vào thân bút, đầu ngón trỏ và ngón giữa áp sát vào thân bút theo phía đối diện với ngón cái Phần móng tay của ngón áp út tựa nhẹ vào thân bút và ngón út không chạm vào thân bút mà tựa nhẹ vào ngón áp út

_ Chú ý ngón áp út và ngón út không để cong quẹo hoặc chạm vào lòng bàn tay Các ngón tay phải giữ bút chắc chắn, lòng bàn tay phải rỗng Cổ tay phải thăng bằng và cánh tay luôn giữ ở tư thế treo

_ Các bạn nên nhớ rằng cầm bút cao hay thấp và cầm theo cách nào cho phù hợp còn tuỳ thuộc vào thể chữ và kích thước của tác phẩm _ Cách cầm đơn giản nhất là giữ sao cho các ngón tay nằm một bên thân bút và ngón trỏ nằm ở phía ngược lại

_ Khi viết chữ với kích thước nhỏ bạn có thể tựa nhẹ cánh tay vào cạnh bàn, chống nhẹ ngón tay út vào giấy hoặc kê cổ tay lên một thanh gỗ hay mu bàn tay trái

Trang 3

Chống nhẹ mu bàn tay trái để viết nét chữ nhỏ.

_ Khi mới tập viết, có người luyện kỹ pháp không bút trước, cách này tốn nhiều thời gian và đòi hỏi công phu tập luyện cao Nếu bạn thành thạo kỹ pháp không bút thì bạn đã dàng điều khiển bút theo các kỹ pháp khác

_ Ngược lại, nếu bạn luyện kỹ pháp tì bút trước thì bạn dễ làm quen và điều khiển bút nhanh hơn Nhưng sau này bạn muốn luyện sang

kỹ pháp không bút sẽ gặp nhiều trở ngại, bạn thấy không quen tay, mất kiên nhẫn và mau chán nản Như vậy sẽ gây hạn chế rất lớn cho công việc sáng tác của bạn sau này

Cầm bút đúng đóng vai trò quan trọng trong cách viết chữ thư pháp đẹp Chúc các bạn thành công…

Kiến thức cơ bản về viết chữ thư pháp

Những điều cần biết trước khi học viết chữ thư pháp

Viết chữ thư pháp là môn nghệ thuật viết chữ đẹp, được rất nhiều người quan tâm và yêu thích nhưng không phải ai cũng có thể tự tay viết được những chữ thư pháp cho riêng mình

Đầu tiên, các bạn hãy cùng chudep.com.vn tìm hiểu sơ qua về dụng cụ cũng như các cách cầm bút trước khi bắt tay luyện tập môn này nhé!

1 Dụng cụ viết chữ thư pháp

“Văn phòng tứ bảo” là 4 vật dụng cụ cần thiết để viết chữ thư pháp: bút, nghiên, giấy và mực…

Dụng cụ viết chữ thư pháp

2 Cấu tạo bút viết thư pháp

Bút lông có cấu tạo gồm 2 phần : phần đầu bút và phần cán bút

_ Cán bút chia làm 3 phần: phần trên, phần giữa và phần cận (gần đầu bút) Tùy theo thói quen và tùy theo cách cầm bút người viết có thể sử dụng phần nào cũng được

_ Đầu bút cũng chia làm ba phần: phần đầu bút, lưng bút và cả bút Khi viết chữ nhỏ phải sử dụng đầu bút, khi viết chữ to hoặc các điểm nhấn thì sử dụng lưng bút, khi viết chữ to hơn hoặc để vẽ các nét đậm, mạnh, cưng thì sử dụng cả đầu bút

Trang 4

Cách sử dụng đầu bút để tạo nét chữ lớn-nhỏ

3 Cách cầm bút viết chữ thư pháp:

– Có hai cách cầm bút cơ bản:

+ Bằng không còn gọi là bằng gân – hoặc còn gọi là Không thủ pháp có nghĩa là không chạm tay vào cán bút vào mặt phẳng của bàn hoặc nền

+ Bằng thịt còn gọi là bằng nhục – hoặc gọi là Nhục thủ pháp có nghĩa là cạnh bàn tay cầm bút hoặc ngón út tì lên mặt phẳng để tìm thế cân bằng cho nét chữ không bị run

Khác với cách viết thư pháp chữ Hán phải cầm bút bằng gân vì hướng viết từ phải sang trái nên nếu để tay chạm giấy sẽ làm nhòe chữ kế bên nên người nhập môn thư pháp sử dụng cách nào cũng được, miễn sao mình làm chủ được ngọn bút và thể hiện được ý nghĩ của mình mong muốn

Cách cầm bút viết thư pháp

4 Tư thế viết chữ thư pháp:

Có nhiều tư thế viết thư pháp khác nhau, tuy nhiên ba tư thế phổ biến nhất là:

– Sử dụng bàn (ngồi viết)

– Sử dụng bàn không ghế (đứng viết)

– Sử dụng bàn thấp không ghế (ngồi xếp bằng)

+ Ngoài ra, còn có các tư thế khác: bò nghiên, quỳ gối, đứng viết trên vách Các tư thế được sử dụng tùy theo hoàn cảnh và loại hình cần thực hiện…

Cách viết chữ thư pháp bằng bút lông

Cách viết chữ thư pháp: trường phái nghệ thuật viết chữ đẹp.

Cách viết chữ thư pháp là phép viết chữ, được người Trung Hoa và người Ả Rập nâng lên là môn nghệ thuật Cách viết chữ thư pháp không đơn giản là viết sao cho đẹp mà chứa đựng hàm ý sâu xa để biểu hiện tâm, ý, khí, lực của người dụng bút

Cách viết chữ thư pháp đẹp là cách phối hợp hài hòa giữa: oản, nhãn, thân một cách hài hòa, uyển chuyển, toát lên vẻ phóng khoáng, điêu luyện của người cầm bút

Vậy làm sao để nắm được 3 quy tắc này, các bạn hãy cùng chudep.com.vn tìm hiểu nhé!

1 Oản pháp

Đây là kỹ thuật sử dụng cổ tay khi đưa và hạ ngòi bút xuống Oản pháp gồm có: chẩm oản, huyền oản và đại huyền oản…

• Chẩm oản

Chẩm oản (gối cổ tay): bàn tay trái úp và lót dưới cổ tay bàn tay phải, tức là cổ tay phải gối nhẹ lên bàn tay trái và trượt nhẹ trên đó khi viết chữ Hoặc cổ tay phải chỉ áp nhẹ trên mặt bàn (bàn tay trái không lót ở bên dưới) Cách viết chữ thư pháp là khi viết ta chỉ lấy sức mạnh của ngón tay (chỉ lực) mà điều khiển ngọn bút Oản pháp này dùng khi ta viết tiểu khải hoặc trung khải

• Huyền oản

Huyền oản (treo cổ tay): cũng gọi đề oản, tức là cổ tay lơ lửng không tựa vào đâu cả, nhưng khuỷu tay thì chạm nhẹ mặt bàn Khi viết chữ, ta chuyển động cả cánh tay, cổ tay và ngón tay Oản pháp này dùng khi ta viết đại khải

• Đại huyền oản

Đại huyền oản (treo hổng cổ tay): cũng gọi huyền trửu (treo khuỷu tay) Toàn bộ cánh tay không tựa vào đâu cả Khi viết chữ, ta chuyển động cả cánh tay, cổ tay và ngón tay Oản pháp này dùng khi ta đứng viết đại tự (cỡ 10×10 cm) hoặc chữ thảo

Kỹ thuật sử dụng cổ tay khi viết thư pháp

2 Nhãn pháp: cách nhìn khi luyện viết

Trang 5

Cách viết chữ thư pháp là khi viết chữ, mắt ta tập trung nhìn thẳng vào chữ, không được nhìn nghiêng.

3 Thân pháp: là tư thế đứng và ngồi khi luyện chữ

• Thế ngồi

Ta ngồi ghế, đầu ngay ngắn, hai vai ngang nhau, lưng thẳng, không tỳ ngực vào bàn, hai chân để tự nhiên, không vắt tréo chân, không rung đùi, tay trái đặt trên tờ giấy giữ cho nó cố định trên bàn Tập trung tư tưởng, hơi thở điều hòa Một số nhà luyện khí công còn ngồi kiết già hoặc bán già trên ghế khi viết chữ

Tư thế ngồi đúng khi viết chữ thư pháp

• Thế đứng

Ta đứng viết đại tự (chữ vuông mỗi cạnh ít nhất là 10 cm) Hoặc ta đứng hai chân song song, khoảng cách hai bàn chân bằng vai, hoặc

ta đứng chân phải ở trước, chân trái ở sau Thân hình ngay ngắn, trầm tĩnh, dùng đại huyền oản

Tư thế đứng khi viết chữ thư pháp

Dù ngồi hay đứng, ta cần tập trung khí lực ở hạ đan điền (vị trí dưới rốn khoảng một đốt tay), hơi thở điều hòa…

Các tư thế viết chữ thư pháp đẹp

Viết chữ thư pháp đẹp: đỉnh cao luyện viết chữ đẹp

Viết chữ thư pháp đẹp là đỉnh cao của nghệ thuật chữ viết và người dụng viết là người nghệ sĩ Qua các năm, người yêu chữ luôn tìm tòi

và sáng tạo ra cách cầm bút, tư thế viết chữ khác nhau giúp viết chữ được thoải mái và dễ dàng hơn

Có nhiều tư thế viết khác nhau, tùy theo hoàn cảnh và loại hình cần thực hiện Trong bài viết này,chudep.com.vn gửi đến các bạn 6 tư thế thường gặp trong cách viết chữ thư pháp đẹp Trong đó ngồi viết, đứng viết và ngồi xếp bằng là 3 tư thế phổ biến nhất

1 Ngồi viết

Tùy theo chiều cao của mỗi người và diện tích của nơi viết chữ mà bạn có thể chọn cho mình một bộ bàn ghế thích hợp và thoải mái để viết

2 Đứng viết

Tức là bạn vẫn dùng bàn để viết nhưng không dùng ghế, cách viết này người viết có thể di chuyển toàn thân một cách thoải mái khi dụng viết

3 Ngồi xếp bằng

Lúc này bạn sử dụng bàn thấp và ngồi xếp bằng dưới đất hoặc có thể ngồi trên một chiếc gối nhỏ.Tư thế này có tầm nhìn vừa phải, không quá gần như khi sử dụng ghế mà cũng không quá xa khi đứng viết

4 Bò nghiêng

Trang 6

Các bạn dễ thấy hình ảnh này khi xem những tranh ảnh về những cụ đồ ngày xưa, đây là tư thế tạm thời vì các cụ chỉ viết trong mấy ngày xuân ngắn ngủi, không tiện mang theo bàn ghế Ở tư thế này nếu viết chữ đại tự thì các cụ ngồi thẳng lưng mà viết, trong trường hợp viết các câu đối thì các cụ duỗi dài người lên phía trước

5 Quỳ gối viết

Cách viết chữ thu pháp ở tư thế này thì hai gối các bạn phải chạm đất và tay trái chống thẳng, rất tiện khi viết chữ to

Tư thế quỳ ngối viết chữ thư pháp

6 Đứng viết lên vách

Khi các bạn phải viết tác phẩm lên một tấm vách cố định thì ta dùng tư thế này Giữ tầm mắt vừa phải và tập trung vào nội dung đang thể hiện để viết chữ thư pháp đẹp

* Tóm lại:

Dù bạn viết ở bất kỳ tư thế viết chữ nào thì để viết chữ thư pháp đẹp bạn phải giữ cơ thể thăng bằng và thoải mái Nếu ngồi ghế thì hai bàn chân phải song song nhau và chạm vào mặt đất Vai luôn giữ ngang và cột sống phải thẳng, nếu không dễ gây tật gù lưng và nhức mỏi cho chúng ta sau này, cũng như không thể ngồi viết lâu được Nếu trong trường hợp vận bút có gì trở ngại, bạn nên kiểm tra lại tư thế và cách cầm bút đúng để tạo sự linh động và thoải mái nhất khi viết

Chúc các bạn thành công…

Cách viết chữ thư pháp cực chuẩn

Phương pháp luyện tập cách viết chữ thư pháp

Nói đến thư pháp là nói đến một loại hình nghệ thuật độc đáo với những nét chữ có thể nói lên tâm, ý của người dụng viết Cách viết chữ thư pháp là cách kết hợp hài hòa giữa đường nét và hình dáng chữ viết Để làm được điều này, người viết phải trải qua quá trình kiên trì rèn luyện đồng thời nắm rõ các quy tắc về viết chữ hán

Cách viết chữ thư pháp có hai cách chính: Mô và Lâm theo các mẫu chữ có sẵn của các đại thư pháp gia Các tự thiếp và bi thiếp

(những thác bản rập trên các bia đá) được bán rất nhiều, ta có thể sưu tầm và luyện tập

1 Mô thiếp: Mô là mô phỏng (bắt chước) theo mẫu có sẵn

• Tả phỏng ảnh (can¬kê, calquer)

Ta lấy một tờ giấy mỏng đặt lên trên trang chữ mẫu, các chữ mẫu sẽ hiện hình lờ mờ qua trang giấy mỏng Ta dùng bút đồ theo

• Đơn câu

Ta lấy một tờ giấy mỏng đặt lên trên chữ mẫu, rồi dùng bút chì vẽ đường tim của từng nét chữ Sau đó ta lấy tờ giấy ra ngoài, rồi dựa theo các đường tim này mà phục hồi các nét bút của chữ đó

• Song câu

Ta lấy một tờ giấy mỏng đặt lên trên chữ mẫu, rồi dùng bút chì vẽ đường viền của từng nét chữ Sau đó ta lấy tờ giấy ra ngoài, rồi dựa theo các nét chữ rỗng chỉ có đường viền này mà phục hồi các nét bút của chữ (thao tác này gọi là điền thực có nghĩa là lấp đầy)

Luyện viết thư pháp chữ hán

2 Lâm thiếp có hai loại: Cách lâm và Đối lâm

• Cách lâm

Cách lâm là cách viết chữ thư pháp nhái theo mẫu chữ có sẵn theo một khung có phân chia tỷ lệ rõ ràng (gọi là cách) Cách lâm tương tự như cách thức mà các học sinh trung học dùng để tập vẽ bản đồ

Các cách thông dụng để phân chi tỷ lệ là: Cửu cung cách (khung 9 ô vuông), Mễ tự cách (khung theo gạch ngang và chéo theo chữ mễ), Hồi tự cách (khung hình chữ hồi), Điền tự cách (khung có 4 ô vuông như chữ điền)

Trang 7

Một số tự thiếp và bi thiếp bán sẵn ở hiệu sách đã kẻ ô rồi (thường là theo cửu cung cách).

Luyện viết thư pháp chữ hán

• Đối lâm

Đối lâm giống như thao tác của một họa sĩ vẽ truyền thần.Ta đặt chữ mẫu trước mặt, ngắm nhìn cho kỹ các nét rồi trực tiếp dùng bút viết chữ thẳng vào một tờ giấy trắng, hoàn toàn không sử dụng cửu cung cách hay các cách tương tự

Cách lâm giúp ta nắm được kết cấu của chữ (kết thể), vị trí nét bút chính xác của mặc tích của cổ nhân Đối lâm giúp ta đạt được bút thế

và thần thái của mặc tích

Chudep.com.vn hi vọng đã mang đến các bạn những thông tin cần thiết về cách viết chữ thư pháp Chúc các bạn thành công và chữ viết ngày càng đẹp hơn…

Cách viết chữ thư pháp đẹp

Cách viết chữ thư pháp đẹp cho người mới bắt đầu nhập môn.

Cũng giống như luyện viết chữ đẹp, cách viết chữ thư pháp đẹp cũng đi từ bước cơ bản là tập viết với nét Sau khi thành thục thì việc ghép chữ và viết thư pháp đẹp trở nên dễ dàng hơn rất nhiều

Với người mới trước khi tập viết nét căn bản, người tập có thể thực hành việc kẻ carô bằng cọ lông để luyện việc điều khiển ngọn bút, sao cho các nét cùng nhỏ đều hoặc lớn đều: từ chậm đến nhanh, nét vẽ không bị run hoặc cong lệch

Luyện chữ với có nét carô : Sau khi điều khiển được cọ lông, người viết sẽ bắt đầu cách viết chữ thư pháp đẹp với những nét căn bản sau: nét hoành (ngang), nét tung (sổ), nét chéo, nét cung và nét tròn

1 Nét hoành (ngang) : Nét hoành sẽ được viết theo chiều thuận từ trái sang phải, mạnh ở nét hạ bút đầu tiên (nét đậm – ức), kéo

nhanh bút (tốc) tạo thành nét thanh nhỏ, cuối cùng nhấn bút (ức)…

Yêu cầu phải luyện đến khi đường ngang phải thẳng đẹp…

Nét hoành và nét tung

2 Nét tung (nét sổ)

Tương tự cách viết nét ngang, viết từ trên xuống

Yêu cầu phải luyện đến khi nét thẳng đứng

Mục đích luyện hai nét này nhằm luyện tập tạo sự tương phản giữa nét đậm và nét thanh của các chữ sau này

3 Cách viết chữ thư pháp đẹp với nét phớt : Nét phớt được viết mạnh ở nét hạ bút sau đó kéo nhanh ngang và buông bút, tạo sự tự

nhiên của nét, có nhiều vết xước ở cuối nét

4 Nét chéo : Tương tự như nét tung nhưng cố tình nghiêng trái hoặc nghiêng phải, viết theo hướng từ trên xuống

Trang 8

Nét phớt và nét chéo

5 Nét cung

Nét cung được viết tương tự như chữ C Cách viết ấn mạnh nét đầu và nhỏ dần ở cuối nét

Nét cung

6 Nét tròn

Cũng như các đường nét trên, nét tròn cần tạo ra nét to nhỏ tương phản nhau, không yêu cầu hồi bút hoặc nhấn mạnh ở cuối nét

Nét cung

7 Nét vòng

Đây là nét luyện các đường cong theo ý muốn Yêu cầu tạo nét đậm, nét thanh tương tự nét sổ và ngang nhưng viết nhanh hơn trên đoạn đường dài hơn, và kết hợp với lối xoay cườm tay hoặc xoay đầu bút, nên tạo ra những vết xước

Trang 9

Nét vòng Trên là một số nét căn bản, chủ yếu là những nét cong và thẳng Cách viết chữ thư pháp đẹp phụ thuộc nhiều vào quá trình này Những nét cơ bản sẽ giúp các bạn làm quen và sử dụng bút lông mực xạ một cách thuần phục, tránh sự lúng túng khi bắt tay vào viết chữ Các bạn cố gắng luyện đường bút cho thật nhiều, đến khi nào thực hiện được những đường nét đậm lợt, tối sáng hòa hòa hợp nhau Được như vậy xem như bạn đã thành công bước đầu trong việc làm quen với bút lông và mực xạ

Trên cơ sở các nét căn bản, các bạn sẽ dễ dàng vận dụng để viết được các mẫu tự trong bảng chữ cái Chúc các bạn thành công…

Cách viết chữ thư pháp trên giấy

Những điều cần biết về cách viết chữ thư pháp trên giấy

Cũng giống như luyện viết chữ đẹp, cách viết chữ thư pháp trên giấy đòi hỏi sự kiên trì, khổ luyện người viết trong khoảng thời gian dài mới có thể viết được những nét chữ bay bổng, uyển chuyển

Quy trình cách viết chữ thư pháp trên giấy còn biết tới như nghệ thuật bút pháp gồm: khởi bút, hành bút và thu bút

1 Khởi bút

Khởi bút còn gọi là lạc bút, hạ bút Có ba cách để viết khởi bút

• Ngọn bút đưa sang trái rồi kéo sang phải

• Ngọn bút đưa lên trên rồi kéo ngang một chút rồi kéo xuống

• Đặt ngọn bút vào là kéo đi luôn

Cách (1) và (2) gọi là hồi phong Ta bắt buộc phải hồi phong khi viết các thư thể: triện, lệ, khải Cách (3) dùng khi viết chữ hành và chữ thảo

2 Hành bút

Hành bút là bước trung gian giữa khởi bút và thu bút, tức là khi ngọn bút di động tạo ra nét chữ

3 Thu bút

Thu bút là dù ta kéo nét ngang hay nét sổ, đến cuối nét, ta dừng ngọn bút và thu hồi theo hướng ngược lại một chút rồi nhấc bút lên

Để viết được chữ thư pháp, người viết phải nắm được 7 kỹ thuật về cách viết chữ thư pháp trên giấy:

1 Tàng phong & lộ phong

Tàng phong cũng gọi ẩn phong (giấu ngọn bút) hay nghịch phong (ngược ngọn bút) Khi khởi bút, ta hướng bút ngược lại chiều muốn kéo (nghịch phong) Khi thu bút ta hướng ngược chiều đã kéo (cũng gọi là hồi phong hư) Tàng phong làm cho nét bút đầy đặn, khí lực sung mãn, ngoài nhu trong cương

Lộ phong cũng gọi xuất phong, tức là để lộ nét bút do lúc khởi bút ta không tàng phong và lúc thu bút ta không hồi phong mà kéo ngọn bút đi luôn Nét bút lộ phong cũng cần có gân cốt, biểu lộ tinh thần

2 Trung phong & trắc phong

Trang 10

Trung phong cũng gọi chính phong tức là khi búp lông đứng thẳng góc với mặt giấy Ngọn bút nằm chính giữa nét bút, tạo sự hồn hậu, đầy đặn Khi mới tập viết, ta nên dùng trung phong

Trắc phong là khi búp lông đứng xiên với mặt giấy Ngọn bút nằm ở cạnh nét bút Bút tiêm và bút đỗ cùng tiếp xúc và di động trên mặt giấy, thích hợp viết chữ hành, chữ thảo Khi mới tập viết, ta không nên dùng trắc phong

3 Chiết phong & chuyển phong

Chiết phong là đưa ngọn bút tạo nét gấp Chiết phong tạo ra phương bút vuông

Chuyển phong là chuyển ngọn bút tạo nét cong Chuyển phong tạo ra viên bút tròn

4 Đề bút & án bút

Đề bút: kéo ngọn bút nhẹ nhàng trên mặt giấy, nét bút đều đặn.

Án bút: ấn ngọn bút, tạo nét thô, đậm

5 Trú bút & quá bút

Trú bút: ngọn bút dừng như ở các chỗ cuối nét hay ở góc cạnh chữ.

Quá bút: nét bút lướt nhanh trên mặt giấy, nhưng có sức lực Ngọn bút lúc đi, lúc dừng, lúc nhanh lúc chậm, tạo ra tiết tấu.

6 Thuận bút: Tùy theo thư thể mà thứ tự nét bút phải thuận, hợp với quy tắc viết chữ.

7 Không hành: Trước khi hạ bút cho ngọn tiếp xúc mặt giấy, tay ta cầm bút viết thử phía trên cao của mặt giấy, ước lượng kết cấu của

chữ và bố cục của tấm thư pháp

Quy trình cách viết chữ thư pháp đẹp

Các bước để tiến hành luyện tập viết chữ thư pháp

Quá trình luyện tập viết chữ thư pháp thông thường có thể tóm tắt trong 4 chữ: độc, mô, lâm, bối

1 Độc : Độc là (đọc) là xem xét kỹ lưỡng chữ mẫu Độc theo nghĩa rộng cũng là tham khảo các thư thể, tự thiếp, bi thiếp, các mặc tích

của cổ nhân hoặc đọc sách luận về thư pháp để nghiên cứu bút pháp, bút thế, kết thể, chương pháp hay nghiên cứu sự tiến hoá của chữ Hán

2 Mô và lâm : Mô và lâm tức là giai đoạn thực hành viết chữ thư pháp

Luyện viết chữ thư pháp

3 Bối : Bối là bối tụng, là ghi nhớ nằm lòng, giống như “chụp hình” một chữ mẫu vào trong tiềm thức Khi ta viết chữ đó, dường như nó

hiện diện trước mặt ta

Phương pháp “chụp hình” rất hữu hiệu khi học chữ Hán và luyện viết chữ thư pháp Ta ngồi kiết già hay bán già, tập trung tư tưởng nhìn một chữ hồi lâu, rồi nhắm mắt lại Trong khi nhắm mắt, trong đầu ta hiện ra hình ảnh của chữ đó rõ mồn một y hệt như ta đã thấy trước

đó Đồng thời ta dùng ngón tay trỏ vẽ trong không khí chữ đó Chiêu này gọi là trừu không luyện tự, một độc chiêu mà vua Đường Thái Tông(Lý Thế Dân ) đã dùng để học bút pháp của Vương Hi Chi Chiêu này rất tuyệt diệu khi ta học chữ hành, nhất là chữ thảo vốn là một thư thể giản ước chữ Hán trong vài nét bút

Khi hạ thủ công phu, ta phải noi theo thư thể của một đại thư gia nào đó Thí dụ tập chữ khải, ta có thể chọn Liễu thể , Nhan thể, Âu thể hay Triệu thể, tức là các thể khải thư của các đại thư gia đời đường như: Liễu Công Quyền, Nhan Chân Khanh, Âu Dương Tuân, hay khải thư của đại thư họa gia đời Nguyên là Triệu Mạnh Phủ

Ban đầu, ta tập theo các tự thiếp của các đại thư gia trên Giai đoạn này gọi là nhập thiếp Khi thuần thục ta phải có nét sáng tạo riêng của chính mình, mang cá tính của mình Giai đoạn này gọi là xuất thiếp

Mới học thư pháp phải bắt đầu từ chữ khải và phải là trung khải (mỗi chữ khoảng 5×5 cm), đừng luyện tiểu khải Ta nên luyện Liễu thể

và Nhan thể để nét chữ có gân cốt Khi chữ trung khải của ta đã thuần thục, ta mới luyện tiểu khải và học qua chữ hành, chữ thảo Đôi khi vì nôn nóng muốn tốc thành, nhiều người mới học mà vội luyện viết chữ thư pháp ngay chữ hành hay chữ thảo, hậu quả cực kỳ tai hại là nét chữ yếu đuối vì thiếu khí lực và gân cốt Sau này muốn quay lại với chữ khải thì nét bút đã thành tật, khó sửa chữa

Viết chữ thư pháp là môn nghệ thuật đỉnh cao của luyện chữ đẹp Tuy nhiên để viết được chữ đẹp người viết chỉ cần kiên trì rèn luyện, nắm rõ những quy tắc về cách viết chữ thư pháp thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều Chúc các bạn thành công…

Từ khóa » Cách Cầm Bút Lông Viết Thư Pháp