Lớp Học Thư Pháp - Page 4

Trang ChínhTìm kiếm
Tìm kiếm
Display results as : Số bài Chủ đề
Tags
Advanced Search Advanced Search
Latest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:00 DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Yesterday at 10:16 Đường luật by Tinh Hoa Yesterday at 03:52 Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Thu 19 Dec 2024, 22:44 BÁC SĨ. LỜI TỰ TIM MÌNH by phambachieu Tue 17 Dec 2024, 16:00 Lục bát by Tinh Hoa Mon 16 Dec 2024, 11:24 7 chữ by Tinh Hoa Sun 15 Dec 2024, 04:30 8 chữ by Tinh Hoa Sat 14 Dec 2024, 08:25 BÀI GIẢNG RẤT HAY by mytutru Fri 13 Dec 2024, 20:14 Phật Pháp Nhiệm Mầu by mytutru Mon 09 Dec 2024, 23:04 Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 09 Dec 2024, 09:16 Chúc Muội Trăng by mytutru Fri 06 Dec 2024, 04:53 KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by mytutru Thu 05 Dec 2024, 23:02 KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Thu 05 Dec 2024, 04:42 Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 03 Dec 2024, 15:58 Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 03 Dec 2024, 15:43 Tranh thơ Tú_Yên by Tú_Yên tv Tue 03 Dec 2024, 15:35 TRANG THƠ JENNY HO by phambachieu Mon 02 Dec 2024, 16:29 NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Mon 02 Dec 2024, 14:56 SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Mon 02 Dec 2024, 01:40 Lịch Âm Dương by mytutru Sun 01 Dec 2024, 05:24 KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Ai Hoa Thu 28 Nov 2024, 13:05 Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22 Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54 Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21 Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52 Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07 Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36 Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09 Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc ĐứcAnh - ViệtViệt - AnhNhật - ViệtPháp - Việt Đức - ViệtNga - ViệtNauy - ViệtViệt - Pháp Việt - ĐứcViệt - Việt Anh - ĐứcĐức - AnhAnh - AnhMáy tính * Tự Điển Hán ViệtHán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Or
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài LiệuShare |
Lớp học Thư PhápXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Chuyển đến trang : Previous 1, 2, 3, 4 ... 11, 12, 13 Next
Tác giảThông điệp
unghoadaphuTổng số bài gửi : 566Registration date : 25/06/2009Lớp học Thư Pháp - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp Lớp học Thư Pháp - Page 4 I_icon13Mon 27 Feb 2012, 09:46
Bút lông viết Thư pháp2. Nhóm bút lông cứng (ngạnh bút 硬筆) gồm có:* Đề bút 提筆: bút cực lớn bằng lông cứng, người ta ít dùng.* Lan trúc bút 蘭竹筆: bút bằng lông sói hoặc lông chồn (lông sói cứng hơn lông chồn một chút), dùng vẽ lan, trúc hoặc những nét thô lớn, cũng có thể dùng để vẽ nếp nhăn y phục. Bút có ba cỡ.* Thư hoạ bút 書畫筆: bút được dùng nhiều nhất vì thích hợp viết chữ cũng như vẽ đủ loại: nhân vật, sơn thủy, hoa điểu. Bút có ba cỡ.* Linh mao hoạ bút 翎毛畫筆: dùng vẽ lông chim. Bút có ba cỡ.* Điểm mai bút 點梅筆, Diệp cân bút 葉筋筆, Lang khuê bút 狼圭筆, v.v...: nói chung đây là những bút nhỏ lông cứng bằng lông sói, dùng vẽ những đường nét nhỏ như điểm hoa mai, vẽ gân lá...Phạm vi sử dụng bút cũng khác nhau: khi thấm màu hay tô màu dùng bút mềm lông dê, khi vẽ đường nét dùng bút cứng lông sói. Đối với giấy hay lụa tùy theo thô hay mịn mà dùng bút lông cứng hay mềm. Giấy vẽ có phèn rồi gọi là thục chỉ (giấy chín), giấy vẽ chưa phèn gọi là sinh chỉ (giấy sống.) Khi vẽ sinh chỉ dùng bút lông cứng khi vẽ thục chỉ dùng bút lông mềm. Đối với lụa, vì trước khi vẽ cần phải phèn qua nên theo nguyên tắc phải dùng bút lông mềm hoặc bút làm bằng cả hai thứ lông cứng và mềm gọi là kiêm hào bút.Bút dùng lâu ngày trở nên tưa cùn gọi là thoái bút 退筆 mà ta không nên vất bỏ vì nó rất tuyệt diệu khi viết chữ thảo. Giới hội họa có câu: «Họa gia vô khí bút.» 畫家無棄筆(Người họa sĩ không bao giờ ném bỏ bút cũ). Một họa gia đời Thanh là Trách Lãng 迮朗 trong quyển Họa Sự Vi Ngôn 畫事微言 có nói: «Bút lông cứng để vẽ đường nét, bút lông mềm để tô màu, bút mới để vẽ những nét công phu tỉ mỉ (công bút), bút cũ để mô tả tượng trưng theo lối tả ý (ý bút), bút lông cứng để vẽ chi tiết, bút lông mềm để quét màu, bút lông cứng đầu nhọn để vẽ gân lá, bút cũ lông cứng để chấm những điểm rêu, bút lớn lông mềm để quét mực loãng, bút cũ lông mềm để quét những mảng màu nhạt mỏng.» 鉤勒用硬筆著色用軟筆工細用新筆寫意用退筆界畫用硬筆畫染用軟筆鉤筋用硬尖筆點苔用硬退筆潑墨用大軟筆淡色用軟退筆 (Câu lặc dụng ngạnh bút, trứ sắc dụng nhuyễn bút, công tế dụng tân bút, tả ý dụng thoái bút, giới họa dụng ngạnh bút, họa nhiễm dụng nhuyễn bút, câu cân dụng ngạnh tiêm bút, điểm đài dụng ngạnh thoái bút, bát mặc dụng đại nhuyễn bút, đạm sắc dụng nhuyễn thoái bút).- unghoadaphu sưu tầm & hiệu đính
Về Đầu Trang Go down
Hương TiêuTổng số bài gửi : 361Registration date : 05/07/2011Lớp học Thư Pháp - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp Lớp học Thư Pháp - Page 4 I_icon13Mon 27 Feb 2012, 09:53
Lớp học Thư Pháp - Page 4 IMG_3001Một số hình ảnh về Bút lông viết Thư pháp ở Việt Nam
Về Đầu Trang Go down
Hương TiêuTổng số bài gửi : 361Registration date : 05/07/2011Lớp học Thư Pháp - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp Lớp học Thư Pháp - Page 4 I_icon13Mon 27 Feb 2012, 09:55
Lớp học Thư Pháp - Page 4 IMG_2648Một số hình ảnh về Bút lông viết Thư pháp ở Việt Nam
Về Đầu Trang Go down
Hương TiêuTổng số bài gửi : 361Registration date : 05/07/2011Lớp học Thư Pháp - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp Lớp học Thư Pháp - Page 4 I_icon13Mon 27 Feb 2012, 10:03
Khái niệm Vận bút trong Thư phápTrong cách vận dụng bút, người ta thường dùng những thuật ngữ như: Ức 抑 (nhấn xuống), dương 揚 (nâng lên), đốn 頓 (dè dặt), tỏa 挫 (hạ xuống), trì 遲 (chậm trễ), tốc 速 (nhanh), hoãn 緩 (thong thả), khẩn 緊 (gấp gáp), khinh 輕 (nhẹ tay), trọng 重 (nặng, mạnh tay), lập 立 (bút đứng thẳng), ngọa 臥 (bút nằm), sát 擦 (chà quét), điểm 點 (chấm bút), nhiễm 染 (tô màu)... Những hiệu quả tạo ra như: Thoán 皴 (tạo vết răn nứt), can 干 (khô), thấp 濕 (ướt át), nồng 濃 (đậm đà), đạm 淡 (nhạt), nhung 茸 (mơn mởn như chồi non), trám (chấm giọt), thực 實 (thực), hư 虛 (hư ảo), tiêm (nhọn), thốc 禿 (trơ trụi), tàng 藏 (ẩn kín), lộ 露 (phơi bày), thô 粗 (thô), tế 細 (nhỏ, mảnh mai), nhuyễn 軟 (mềm), ngạnh 硬 (cứng), âm 陰 (tối), dương 陽 (sáng), hướng 向 (tới), bối 背 (sau lưng), hậu 厚 (dày), bạc 薄 (mỏng)...Một khái niệm khác khi chấp bút đó là khí bút. Tô Đông Pha, một nhà thi họa và chính khách đời Tống, có lần tán thưởng thư pháp của Nhược Quỳ: «Chữ viết tiêu sơ như mưa bay, phát tán một cách tự nhiên mà không chút nào cẩu thả.» Rõ ràng chỉ khi nào người nghệ sĩ hoàn toàn đắm mình trong sự sáng tạo nghệ thuật thì mới đạt được hiệu quả này. Có thể gọi đây là hiện tượng cảm ứng. Người viết cảm được sự biến động của tự dạng trong tâm. Khi sự cảm nhận này hội đủ rồi thì người nghệ sĩ cầm bút viết ngay một cách đúng mực và thông suốt không đứt đoạn. Thần khí của chữ phóng phát từ tâm tư ứng hiện lên mặt giấy. Nét bút trở nên sống động, linh hoạt và có thần khí. Ta có thể lấy ẩn dụ ngón tay chỉ trăng: Người sơ cơ phải lệ thuộc vào văn cụ, dẫu có công phu, nét bút có thể đẹp nhưng không có thần vì thần khí chỉ trụ ở ngón tay. Còn đối với người lão luyện, ngọn bút như một bộ phận thân thể nối liền với bàn tay. Trong con mắt người nghệ sĩ bậc thầy, không có «ngón tay», chỉ có «mặt trăng» mà thôi. Nghĩa là không ngọn bút, chỉ có cái thần khí của chữ hiển hiện trên giấy, lụa.- Ba Tiêu sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
unghoadaphuTổng số bài gửi : 566Registration date : 25/06/2009Lớp học Thư Pháp - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp Lớp học Thư Pháp - Page 4 I_icon13Mon 27 Feb 2012, 10:07
Lớp học Thư Pháp - Page 4 CambutnbMột số hình ảnh cách cầm Bút lông viết Thư pháp.
Về Đầu Trang Go down
unghoadaphuTổng số bài gửi : 566Registration date : 25/06/2009Lớp học Thư Pháp - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp Lớp học Thư Pháp - Page 4 I_icon13Mon 27 Feb 2012, 10:10
Lớp học Thư Pháp - Page 4 Treem2Một số hình ảnh cách cầm Bút lông viết Thư pháp.
Về Đầu Trang Go down
Bangla09Bangla09Tổng số bài gửi : 282Registration date : 24/06/2009Lớp học Thư Pháp - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp Lớp học Thư Pháp - Page 4 I_icon13Mon 27 Feb 2012, 22:57
増廣賢文Tăng Quảng Hiền văn (tiếp theo)- 13 錢財如糞土,仁義値千金。钱财如粪土,仁义值千金。- Tiền tài như phấn thổ, nhân nghĩa trị thiên kim.Tiền của như đất bên đàng, nhân nghĩa mới thực ngàn vàng trong tay.- 14 流水下灘非有意,白雲出岫本無心。流水下滩非有意,白云出岫本无心。- Lưu thủy hạ than phi hữu ý, bạch vân xuất tụ bản vô tâm.Nước trôi cuối bãi đâu tình ý, mây tụ đầu non vốn tự nhiên.- 15 當時若不登高望,誰信東流海洋深。当时若不登高望,谁信东流海洋深。- Đương thời nhược bất đăng cao vọng, thùy tín đông lưu hải dương thâm.Chẳng đứng cao để ngắm trông, nào ai tin được biển Đông sâu vời.-//-
Về Đầu Trang Go down
Hương TiêuTổng số bài gửi : 361Registration date : 05/07/2011Lớp học Thư Pháp - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp Lớp học Thư Pháp - Page 4 I_icon13Tue 28 Feb 2012, 18:13
Lớp học Thư Pháp - Page 4 Jinshi_1Lớp học Thư Pháp - Page 4 Jinshi_2Tận tâm - Thư đạo ( Thư pháp ) Nhật Bản
Về Đầu Trang Go down
Hương TiêuTổng số bài gửi : 361Registration date : 05/07/2011Lớp học Thư Pháp - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp Lớp học Thư Pháp - Page 4 I_icon13Fri 02 Mar 2012, 14:55
Lạc Khoản Lạc khoản - 落款 là phần trên bức Thư pháp hoặc Tranh vẽ để đề tên, tên hiệu, ngày tháng, lời giải thích, thơ văn ... đồng thời có đóng ấn chương. Lạc khoản là thành tố không thể thiếu trong tác phẩm Thư pháp hay tranh Thuỷ mặc.Lạc khoản không chỉ có tác dụng nói rõ về nội dung và mục đích của chính văn trong tác phẩm mà nó còn là nơi thể hiện trình độ văn hoá của người viết. Về mặt nghệ thuật, dòng lạc khoản nhỏ cùng với màu đỏ của ấn chương khiến tác phẩm thêm sinh động, có chính có phụ, tôn thêm vẻ đẹp của chính văn (nội dung chính). Vì vậy, việc nghiên cứu và viết lạc khoản là một trong những nội dung quan trọng của Thư gia.Lạc khoản là phần bổ trợ cho chính văn nhưng cũng là bộ phận không thể tách rời của một tác phẩm, vì vậy, cách đề lạc khoản rất biến hoá, nội dung đa dạng. Có thể phân ra các loại cơ bản như sau:I.Phân loại lạc khoảnA.Đơn khoản - 單款: còn gọi là "hạ khoản - 下款" vì thường được viết vào bên trái phía dưới của tác phẩm Thư pháp.1.Đoản khoản - 短款: không quá 10 chữ, viết ngày tháng năm và tên người viết tác phẩm.2.Trường khoản - 長款 : trong đơn khoản, ngoài phần năm, tháng viết và tên tác giả còn viết thêm nhiều chữ hơn nữa để lạc khoản biến hoá hơn, tạo sự cân xứng cho tác phẩm, bổ khuyết những mảng trống và nói lên tình cảm của tác giả B. Song khoản - 雙款 Tức là ngoài dòng hạ khoản như trong phần "Đơn khoản" còn thêm một hàng nữa đề tên, quan hàm, cách xưng hô lịch sự đối với người nhận tác phẩm thư pháp.1. Đề những từ xưng hô lịch sự đối với tên hoặc hiệu của người nhận, nếu người đó không có tên hiệu thì đề tên nhưng tránh không đề cả họ và tên.2.Nếu người nhận có chức tước thì cổ nhân thường đề là : "Đại nhân", ví dụ: Quan sát đại nhân - 觀察大人, Các lão - 閣老.... Ngày nay người ta gọi tên theo chức vụ như: "Lão sư - 老師", "Hiệu trưởng - 校長", "Giáo thụ - 教授" ....3. Nếu người viết và người nhận có quan hệ họ hàng thân thích trên dưới thì có thể dùng: "Nhân bá - 姻伯", "Nhân trượng - 姻丈" ....4. Các kính từ khác như: Nhã thuộc - 雅屬, nhã thưởng - 雅賞, nhã bình - 雅評, nhã chính - 雅正, nhã giám - 雅鑒, huệ tồn - 惠存.......- // -
Về Đầu Trang Go down
Hương TiêuTổng số bài gửi : 361Registration date : 05/07/2011Lớp học Thư Pháp - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp Lớp học Thư Pháp - Page 4 I_icon13Fri 02 Mar 2012, 15:02
Lạc Khoản ( tiếp theo )II. Cách dùng từ trong lạc khoản:1. Thứ bậc:1.1. Bề trên: Ngô sư - 吾師, Đạo trưởng - 道長, Học trưởng - 學長, Tiên sinh - 先生, Nữ sĩ - 女士(tiểu thư - 小姐) ...1.2. Ngang vai (hoặc nhỏ hơn) Huynh - 兄, đệ - 弟, nhân huynh - 仁兄, tôn huynh - 尊兄, đại huynh - 大兄, hiền huynh (đệ) - 賢兄(弟),học huynh (đệ) - 學兄(弟), đạo huynh - 道兄, đạo hữu - 道友, học hữu - 學友, phương gia - 方家, tiên sinh - 先生, tiểu thư - 小姐, pháp gia - 法家....1.3. Quan hệ thân thiết: Học (nhân) đệ - 學(仁)弟, ngô huynh (đệ) - 吾兄(弟) ...1.4.Thầy giáo xưng với học trò: Học (nhân) đệ - 學(仁)弟, Học (nhân) Lệ - 學(仁)棣, Hiền khế - 賢契,, hiền đệ - 賢弟...1.5. Đồng học: Học trưởng - 學長, học huynh - 學兄, đồng song - 同窗, đồng nghiên - 同硯, đồng tịch - 同席 ... - // -
Về Đầu Trang Go down
Sponsored contentLớp học Thư Pháp - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp Lớp học Thư Pháp - Page 4 I_icon13
Về Đầu Trang Go down
Lớp học Thư PhápXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 3 trong tổng số 13 trangChuyển đến trang : Previous 1, 2, 3, 4 ... 11, 12, 13 Next
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất

Từ khóa » Cách Cầm Bút Lông Viết Thư Pháp