Hướng Dẫn Chăm Sóc, điều Trị Cho Trẻ Mắc COVID-19 Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
Cần hiểu rõ về bệnh COVID-19 ở trẻ em để bình tĩnh chăm sóc trẻ
Theo các chuyên gia của Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương và Hội Thầy thuốc thuốc trẻ Việt Nam, khi con trẻ không may bị mắc COVID-19, các bậc cha mẹ cần phải hiểu rõ về bệnh COVID-19 ở trẻ em để bình tĩnh chăm sóc trẻ.
TIN LIÊN QUANGiám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương tư vấn cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ bú mẹ, trẻ dưới 6 tuổi bị mắc COVID-19 tại nhà
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ mắc COVID-19?
Bộ Y tế hướng dẫn F0 điều trị tại nhà
Sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng test nhanh, thuốc điều trị COVID-19
Phần lớn trẻ mắc virus SARS-CoV-2 không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm đường hô hấp trên hoặc rối loạn tiêu hóa, hồi phục trong 1-2 tuần.
Bệnh nhân mắc COVID-19 thuộc nhóm nặng - nguy kịch chỉ chiếm 4%, thường trở nặng vào ngày thứ 5-8.
Tuy nhiên, bệnh có thể có biến chứng và các triệu chứng của hội chứng viêm đa hệ thống hoặc "COVID-19 kéo dài" ở trẻ em, cần theo dõi sát.
Trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ có các bệnh lý nền sau có nguy cơ cao diễn tiến nặng:
- Trẻ đẻ non, cân nặng thấp;
- Trẻ béo phì, thừa cân;
- Trẻ bị đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa;
- Trẻ mắc các bệnh lý ung thư, tim mạch, thần kinh;
- Trẻ bị bệnh hô hấp, gan, thận mạn tính;
- Trẻ bị suy giảm miễn dịch;
-Trẻ mắc các bệnh hệ thống;
- Trẻ đang dùng corticoid, thuốc ức chế miễn dịch cũng có nguy cơ cao diễn tiến nặng.
1. Chuẩn bị khi điều trị cho trẻ mắc COVID-19 tại nhà
Chuyên gia hướng dẫn các trang bị cần mua; các loại thuốc có thể mua sẵn khi chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà.
2. Hướng dẫn chăm sóc và theo dõi trẻ mắc COVID-19 hằng ngày
Trong phần này, các chuyên gia y tế hướng dẫn xử lý các vấn đề thường gặp khi chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà như:
- Trẻ sốt, sốt cao; trẻ ho, đau họng;
- Trẻ bị ho, chảy mũi; trẻ nôn, tiêu chảy;
- Trẻ ăn kém hơn; trẻ bị phát ban;
- Hướng dẫn cách đếm nhịp thở; cách dùng máy đo ô xy kẹp tay.
3. Hướng dẫn dùng thuốc điều trị cho trẻ mắc COVID-19
Trong phần này, các chuyên gia hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt; sử dụng các sản phẩm giảm ho; sử dụng vitamin các loại (C, D) và kẽm; Oresol – bù nước điện giải; rửa mũi – họng; các loại thuốc điều trị bệnh mạn tính;
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo đối với cha mẹ tránh lạm dụng và không được tự ý sử dụng khi chăm sóc trẻ F0 tại nhà.
4. Dấu hiệu bất thường, dấu hiệu nguy kịch
Các chuyên gia khuyến cáo các ông bố, bà mẹ dấu hiệu các triệu chứng bất thường cần báo cho nhân viên y tế đang tư vấn; cách nhận biết các triệu chứng nguy hiểm cần báo ngay 115 và sẵn sàng nhập viện.
5. Biến chứng hậu COVID-19
Chuyên gia hướng dẫn cha mẹ các trường hợp cần đưa trẻ đã từng mắc COVID-19 đi khám tại bệnh viện.
6. Giới thiệu các kênh liên lạc chính thức, phụ huynh cần biết khi chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà
Theo Bệnh viện Nhi Trung ương
Từ khóa » Các Loại Test Covid Cho Trẻ Em
-
Test COVID-19 Cho Trẻ Dưới 3 Tuổi, Có Nên Không? | BS Trương Hữu ...
-
[PDF] Nguồn Thông Tin Về Xét Nghiệm COVID-19 Cho Trẻ Em
-
Kit Test Nước Bọt Giá Bao Nhiêu?Độ Chính Xác Và Cách Sử Dụng
-
Hướng Dẫn Mới Nhất Của Bộ Y Tế Chăm Sóc Trẻ Em Mắc COVID-19 ...
-
Chăm Sóc Trẻ F0 Tại Nhà: Những điều đơn Giản Không Phải Cha Mẹ ...
-
Bác Sĩ Nhi Khoa Lưu ý Khi Chăm Sóc Trẻ Mắc COVID-19 Tại Nhà - Bộ Y Tế
-
Cách Nhận Biết, Theo Dõi Và điều Trị Cho Trẻ Mắc COVID-19
-
Chẩn đoán Và điều Trị COVID-19 ở Trẻ Em
-
Không Nhất Thiết Phải Test COVID-19 Thường Xuyên Cho Mọi Trẻ Sơ Sinh
-
Trẻ Con Bị F0 Cha Mẹ Nên Và Không Nên Làm Gì?
-
Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh, Trẻ Dưới 6 Tuổi Mắc COVID-19 Tại Nhà
-
Chăm Sóc Và điều Trị Cho Trẻ Mắc COVID-19 Thế Nào?
-
Điều Trị Trẻ F0 Tại Nhà: Cần Có Sự Giám Sát Kỹ Lưỡng Của Người Lớn