Hướng Dẫn Mới Nhất Của Bộ Y Tế Chăm Sóc Trẻ Em Mắc COVID-19 ...
Có thể bạn quan tâm
Theo Bộ Y tế khi trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà, cha mẹ phải chuẩn bị các vật dụng, thuốc cần thiết như nhiệt kế, máy đo SpO2, thuốc hạ sốt, thuốc ho, Oresol, dung dịch nhỏ mũi... Đặc biệt cần theo dõi các triệu chứng bất thường của trẻ để báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất...
Ngày 3/3, Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19 tại nhà". Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế đưa ra các tiêu chí lâm sàng đối với trẻ là F0 điều trị tại nhà; những thuốc, vật dụng... gia đình cần chuẩn bị như sau:
3 tiêu chí lâm sàng trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà
- Trẻ em ≤ 16 tuổi mắc COVID được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện.
- Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không khó thở, không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở bình thường theo tuổi).
- Không có bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.
Đồng thời phải có bố, mẹ, người thân... có khả năng chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ (gọi chung là người chăm sóc), có khả năng liên lạc với nhân viên y tế (qua các phương tiện như điện thoại, máy tính...) để được nhân viên y tế theo dõi, giám sát và xử trí khi có tình trạng cấp cứu.
Các vật dụng, thuốc cần thiết, gia đình cần chuẩn bị để chăm sóc trẻ em mắc COVID-19 tại nhà
Về vật dụng gồm
- Nhiệt kế;
- Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có);
- Khẩu trang y tế;
- Phương tiện vệ sinh tay;
- Vật dụng cá nhân cần thiết;
- Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.
Thuốc điều trị tại nhà gồm
- Thuốc hạ sốt: paracetamol (gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, đủ dùng từ 5-7 ngày).
- Thuốc cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.
- Thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc), đủ dùng từ 5-7 ngày.
- Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.
- Thuốc điều trị bệnh nền (nếu cần, đủ sử dụng trong 01-02 tuần).
Cách ly, phòng lây nhiễm khi có trẻ mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà thế nào?
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế cần tạo không gian cách ly riêng cho trẻ nhất là khi trẻ có khả năng tự chăm sóc. Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm; luôn mở cửa sổ.
Đeo khẩu trang: trẻ em mắc COVID-19 (với trẻ ≥ 2 tuổi), người chăm sóc, người trong gia đình và trẻ em ≥ 2 tuổi.
Giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa trẻ mắc COVID-19 và những người khác nếu có thể được.
Hướng dẫn theo dõi sức khỏe trẻ mắc COVID-19
Đối với trẻ dưới 5 tuổi
Theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), bú/ăn, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, mầu sắc da, niêm mạc, rối loạn tiêu hóa.
Phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng bất thường. Khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh:
- (1) Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật
- (2) Sốt cao liên tục >39oC và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt + chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48h
- (3) Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi:
- - Trẻ < 2 tháng khi thở ≥ 60 lần/phút;
- - Trẻ từ 2 tháng đến < 12 tháng khi thở ≥ 50 lần/phút; - Trẻ từ 12 tháng đến < 5 tuổi khi thở ≥ 40 lần/phút.
- (4) Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn...
- (5) Dấu hiệu mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít...
- (6) Tím tái
- (7) SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2)
- (8) Nôn mọi thứ
- (9) Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được
- (10) Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng...
- (11) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu.
Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên
Theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, màu sắc da, niêm mạc, ăn uống, đau ngực, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mất khứu giác, thính giác.
Phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng bất thường. Khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh:
- (1) Cảm giác khó thở.
- (2) Ho thành cơn không dứt
- (3) Không ăn/uống được
- (4) Sốt cao không giảm hay sốt không cải thiện sau 48 giờ
- (5) Nôn mọi thứ
- (6) Đau tức ngực
- (7) Tiêu chảy
- (8) Trẻ mệt, không chịu chơi
- (9) SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2 )
- (10) Thở nhanh: Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút
- (11) Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn...
- (12) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu.
Admin
Từ khóa » Các Loại Test Covid Cho Trẻ Em
-
Test COVID-19 Cho Trẻ Dưới 3 Tuổi, Có Nên Không? | BS Trương Hữu ...
-
[PDF] Nguồn Thông Tin Về Xét Nghiệm COVID-19 Cho Trẻ Em
-
Kit Test Nước Bọt Giá Bao Nhiêu?Độ Chính Xác Và Cách Sử Dụng
-
Chăm Sóc Trẻ F0 Tại Nhà: Những điều đơn Giản Không Phải Cha Mẹ ...
-
Bác Sĩ Nhi Khoa Lưu ý Khi Chăm Sóc Trẻ Mắc COVID-19 Tại Nhà - Bộ Y Tế
-
Cách Nhận Biết, Theo Dõi Và điều Trị Cho Trẻ Mắc COVID-19
-
Chẩn đoán Và điều Trị COVID-19 ở Trẻ Em
-
Không Nhất Thiết Phải Test COVID-19 Thường Xuyên Cho Mọi Trẻ Sơ Sinh
-
Trẻ Con Bị F0 Cha Mẹ Nên Và Không Nên Làm Gì?
-
Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh, Trẻ Dưới 6 Tuổi Mắc COVID-19 Tại Nhà
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc, điều Trị Cho Trẻ Mắc COVID-19 Tại Nhà
-
Chăm Sóc Và điều Trị Cho Trẻ Mắc COVID-19 Thế Nào?
-
Điều Trị Trẻ F0 Tại Nhà: Cần Có Sự Giám Sát Kỹ Lưỡng Của Người Lớn