Hướng Dẫn để Khóm Cho Trái Quanh Năm
Có thể bạn quan tâm
Bón phân cho cây khóm nói riêng và cây trồng nói chung ở vùng nhiệt đới phải chú ý các nguyên tắc: Bón nhiều lần để thỏa mãn nhu cầu của cây, bón cân đối các chất để trái có phẩm chất tốt và đạt năng suất cao.
Bón đủ dinh dưỡng cho khóm, nhất là trên đất nghèo và có kỹ thuật bón thích hợp.
- Cách xử lý lá khóm bị vàng trắng
Phân đạm (N): Cây trồng bằng chồi cuống (chu kỳ 18 tháng) bón 8g/cây, cây trồng bằng chồi thân (chu kỳ sinh trưởng 12 tháng) bón 4g/cây. Có thể bón bằng cách hòa với nước tưới vào các nách lá già. Chú ý nếu bón thừa đạm sẽ xuất hiện nhiều chồi non.
Phân lân (P): Bón trước khi khi trồng 1 – 2 ngày. Cây trồng bằng chồi cuống bón 4 – 6g/cây, cây trồng bằng chồi thân bón 2 – 4g/cây.
Phân kali (K): Cây trồng bằng chồi cuống bón 18 – 20g/cây, cây trồng bằng chồi thân bón 10g/cây. Phân kali dùng chủ yếu bằng phương pháp tưới, nồng độ kali cao có thể gây cháy lá non.
Theo kết quả nghiên cứu giống Queen trồng ở ĐBSCL, có thể áp dụng công thức bón phân như sau: 8g N + 6g P2O5 + 12g K2O/cây/vụ thu hoạch.
Đối với những cây khóm có chu kỳ sinh trưởng dài có thể bón phân theo công thức sau: Vụ đầu: Bón lót toàn bộ phân lân, 1/4 đạm, 1/4 kali. 2 – 3 tháng sau khi trồng bón 1/4 đạm, 1/4 kali. 4 – 6 tháng sau khi trồng bón 1/4 đạm, 1/4 kali. Trước khi xử lý ra hoa 2 tháng bón 1/4 đạm, 1/4 kali.
Vụ thứ hai trở đi: Sau khi thu hoạch vụ trước bón toàn bộ phân lân, 1/3 đạm, 1/3 kali. 2 – 3 tháng sau khi thu hoạch bón 1/3 đạm, 1/3 kali, trước khi xử lý ra hoa 2 tháng bón 1/3 đạm, 1/3 kali.
Việc xử lý ra hoa là rất quan trọng vì nó giúp rải vụ trong năm tránh thu hoạch tập trung gây ứ đọng sản phẩm khó khăn trong tiêu thụ. Có thể dùng các biện pháp xử lý ra hoa như: Hun khói củi; dùng hóa chất Ethylen, NAA, 2,4-D, BOH, SNA, MH, Etherl, CaC2 (khí đá). Ở ĐBSCL hiện nay việc kích thích ra hoa trái vụ được áp dụng phổ biến bằng CaC2.
Các yêu cầu xử lý gồm có: Nếu trồng khóm bằng chồi thân thì phải trồng được 8 – 10 tháng, nếu trồng bằng chồi cuống thì phải trồng được 12 tháng. Nếu xử lý trên cây non vẫn ra hoa nhưng trái nhỏ, phẩm chất trái kém.
Pha CaC2 2,5 – 5g với 1 lít nước (100C là tốt nhất để tránh CaC2 bốc hơi) để tưới cho 20 cây. Tưới vào noãn cây (50ml/cây) vào lúc trời mát càng nhiều lần cho kết quả càng cao (không dùng bình bằng đồng để chứa vì dễ gây nổ). Sau khi xử lý 15 phút thì hữu hiệu dù có trời mưa. 30 – 40 ngày sau thì cây ra hoa và khoảng 4,5 tháng sau thì thu hoạch.
Xử lý ra hoa khóm
Cây khóm (dứa) có thể trồng nhiều tháng trong năm, nhưng để tự nhiên sẽ cho thu quả vào một thời vụ nhất định (tháng 6 – 7) và phụ thuộc vào thời gian phân hóa mầm hoa, trong tự nhiên cây dứa phân hóa mầm hoa cần hai điều kiện:
– Trình độ thành thục của cây dứa đã qua giai đoạn sinh trưởng, bộ lá được hình thành đầy đủ (trên 38 lá) chất dinh dưỡng được tích lũy tạo cơ sở cho việc ra hoa kết quả.
– Thời tiết khí hậu và một số điều kiện ngoại cảnh như ngày ngắn, nhiệt độ thấp, chênh lệch về nước trong cây và đất.
Tháng 12 có ngày ngắn nhất trong năm. Tháng này ở miền Bắc, miền Trung có nhiệt độ thấp, ở miền Nam bước vào mùa khô là cao điểm phân hóa mầm hoa để cho thu quả vào vụ hè. Muốn vườn dứa ra hoa tự nhiên, thu quả vào mùa hè một cách tập trung, đồng loạt và năng suất cao, cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:
Vụ xuân trồng chồi nách to, đồng đều, bón phân đầy đủ cân đối, tập trung. Kết thúc bón phân đạm tháng 10 vườn dứa sẽ ra hoa tự nhiên đồng loạt để thu quả vào vụ hè.
Ở miền Bắc, vào trung tuần tháng 10 đã bước vào mùa hanh khô, đến tháng 12 được thêm yếu tố ngày ngắn và nhiệt độ thấp, nếu trồng đúng kỹ thuật vườn dứa sẽ ra hoa tập trung.
Ở miền Trung muốn chủ động thu hoạch quả theo các tháng trong năm, cần tiến hành xử lý hóa chất. Ở Việt Nam hiện nay thường dùng hai loại hóa chất để xử lý ra hoa dứa là Ethrel và đất đèn (khí đá):
– Ethrel còn gọi là Ethephon.
Công thức hóa học: C2H6O3PCl. Tên hóa học: 2 – choloroethyl – photphonic acid Ethrel 480 gr/lit (48%) là sản phẩm của hãng Rhone–poulene (Pháp). Enthrel 39,5% của Trung Quốc. Enthrel dạng dung dịch nước được đóng chai nhựa (mầu trắng không mùi không mầu). Cất giữ nơi cao ráo thoáng mát, có thể bảo quản 2 – 3 năm, chất lượng vẫn tốt.
Dung dịch Enthrel để nhỏ vào nõn hoặc phun toàn bộ cây vào ban ngày trời mát sẽ cho tỷ lệ ra hoa cao. Nhưng cần được xử lý đúng kỹ thuật sau:
Pha thuốc vào nước sạch với nồng độ 2 phần nghìn và cộng thêm 2% phân urê. Lấy 20ml dung dịch đã được pha đều nhỏ vào 1 nõn dứa, cho một lần xử lý. Sau từ 2 – 3 ngày, xử lý nhắc lại lần 2 cùng với nồng độ và liều lượng trên. Một ha trồng 50.000 cây cần 2 lít thuốc pha với 1.000 lít nước và hòa thêm 20kg phân urê cho một lần xử lý. Xử lý tổng số 2 lần cần 4 lít Enthrel, 40kg phân urê và 2.000 lít nước.
Ngoài miền Bắc vào tháng 8– 9 có nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, cây dứa sinh trưởng mạnh nên phải tăng nồng độ thuốc Enthrel lên 2,5 phần nghìn để đảm bảo tỷ lệ ra hoa cao. Đối với gia đình, phương pháp xử lý có thể tiến hành như sau:
Dùng can nhựa trắng 20 lít, đổ vào can 16 lít nước sạch và 32ml thuốc, thêm vào 3,2 lạng phân urê. Tất cả quấy đều thành dung dịch thuốc rồi đổ vào bình bơm, xịt vào nõn dứa mỗi cây 20ml. 16 lít dung dịch thuốc trên đủ để xử lý cho 8.000 cây dứa.
Sử dụng thuốc Enthrel có ưu điểm là thuốc dự trữ bảo quản được lâu xử lý vào ban ngày thuận lợi, dễ dàng. Thuốc ít độc hại. Nhược điểm: Chi phí xử lý lớn.
– Đất đèn: Tên khoa học là Các–bua–canxi (CaC2).
Khi hòa tan vào nước đất đèn sẽ giải phóng khí A–xê–tylen. Khí này tác động vào đỉnh sinh trưởng của cây dứa làm thay đổi môi trường, kích thích cây dứa ra hoa. Có hai cách xử lý đất đèn gọi tắt là xử lý khô và xử lý nước.
+ Xử lý khô là đập nhỏ đất đèn thành những hạt như hạt đỗ tương, bỏ vào 1 nõn dứa, khi nõn dứa có nhiều nước. Có thể tiến hành ngay sau các trận mưa. Đất đèn được đập nhỏ cho vào ống nhựa, đặt ống nhựa vào nõn cây dứa để bỏ đất đèn cho chính xác. Một ha cần khoảng 75 – 80kg đất đèn.
Xử lý khô có ưu điểm là tiện lợi, không phải chuyên chở nước lên đồi dứa nên đỡ tốn công. Nếu nõn dứa có đủ nước để hòa tan đất đèn thành dung dịch bão hòa Axetylen thì tỷ lệ cây dứa ra hoa cũng rất cao.
Xử lý cách này có nhược điểm là độc hại cho người đập đất đèn và phụ thuộc vào thời tiết là phải xử lý khi trong nõn dứa có đủ nước, không tiến hành được vào mùa khô, nếu nõn dứa không đủ nước dễ làm cháy nõn lá và lượng đất đèn cũng tốn hơn.
+ Xử lý nước là hòa đất đèn tan đều vào nước trước khi cho vào nõn dứa. Pha nồng độ 1%, nhỏ 50ml dung dịch đã pha vào nõn cây dứa. Sau 2 –3 ngày, xử lý nhắc lại lần 2 với nồng độ và liều lượng cũng như lần 1.
Dùng can nhựa trắng loại 20 lít, đổ 15 lít nước sạch và 1,5 lạng đất đèn loại 1 vào can, đậy nắp lắc cho tan đều đất đèn và nước. Dùng bình bơm xịt 50ml dung lịch vào 1 nõn dứa. 15 lít dung dịch nước xịt đủ cho 300 cây dứa. Pha nước cho tan đều vào nước rồi tiến hành xịt ngay.
Xử lý đất đèn phải dùng nước mát và xử lý khi ngoài trời có nhiệt độ thấp. Mùa hè–thu: Tốt nhất là xử lý vào ban đêm và sáng sớm để vườn dứa đạt tỷ lệ ra hoa cao
Từ khóa » Trồng Dứa Từ Cuống
-
Kỹ Thuật Trồng Dứa Trong Thùng Xốp
-
Cách Trồng Khóm,thơm Bằng Cuống Trong Chậu. - YouTube
-
Trồng Dứa đơn Giản Tại Nhà Bằng Cuống Dứa - YouTube
-
Cách Trồng Dứa Trong Chậu đơn Giản Từ 1 Quả Dứa Chín - AFamily
-
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Khóm (cây Dứa)
-
Cách để Trồng Dứa - WikiHow
-
Học Ngay Cách Trồng Dứa Siêu Nhanh Từ Phần Ngọn Bỏ đi đơn Giản ...
-
Cách Trồng Dứa Từ Chồi Ngọn Với đất Sạch Namix
-
Học Cách Trồng Dứa Tại Nhà Vừa Cho Quả Thơm Ngon Vừa Làm Cảnh ...
-
Quy Trình Trồng Dứa Trong Chậu Vừa Làm Cảnh, Vừa Làm Thực Phẩm
-
Mẹo Trồng Dứa Siêu Nhanh Từ Phần Ngọn Bỏ đi để Hè Này ăn Thoải Mái
-
Kỹ Thuật Trồng Dứa | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Dứa (thơm, Khóm)
-
Kỹ Thuật Trồng Dứa (khóm) - Trồng Và Chăm Sóc - 2lua