Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Khóm (cây Dứa)
Có thể bạn quan tâm
“Cây thích ánh sáng tán xạ hơn là ánh sáng trực xạ. Vùng cao có nhiệt độ và cường độ ánh sáng giảm nên chu kỳ của cây kéo dài. Tuy nhiên ánh sáng trực xạ vào mùa hè dể gây ra hiện tượng cháy nắng trên quả. Cây dứa có khuynh hướng ra hoa tự nhiên vào thời kỳ ngày ngắn”.
Qui trình này áp dụng cho cây dứa trồng từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở vào các tỉnh phía Nam.
1. Yêu cầu sinh thái của cây khóm 1.1. Nhiệt độ trồng cây khóm Cây dứa sinh trưởng tốt trong phạm vi nhiệt độ 25-350C. Trong giai đoạn quả phát triển, nếu thời tiết lạnh, ẩm và cường độ ánh sáng yếu kéo dài thì quả thường nhỏ, phẩm chất kém, ngược lại nhiệt độ lớn hơn 400C thì thân, lá, quả thường bị hiện tượng cháy nắng. 1.2. Ánh sáng trồng cây khóm Cây thích ánh sáng tán xạ hơn là ánh sáng trực xạ. Vùng cao có nhiệt độ và cường độ ánh sáng giảm nên chu kỳ của cây kéo dài. Tuy nhiên ánh sáng trực xạ vào mùa hè dể gây ra hiện tượng cháy nắng trên quả. Cây dứa có khuynh hướng ra hoa tự nhiên vào thời kỳ ngày ngắn. 1.3. Lượng mưa Cây dứa yêu cầu lượng trung bình khoảng 1500mm/năm và phân bố đều trong các tháng, mùa nắng kéo dài cần phải có biện pháp giữ ẩm cho vườn dứa. Trên đất thấp (Đồng bằng sông Cửu long): điều chỉnh sao cho mực nước trong mương thấp hơn tối thiểu là 40cm so với mặt đất trồng để rễ cây không bị úng. Trên đất cao: Phải bố trí hệ thống nước tưới bổ sung cho cây vào mùa nắng để đảm bảo tương đương với lượng mưa 1500mm/năm và thoát thủy tốt vào mùa mưa. 1.4. Đất trồng cây khóm Đất trồng dứa phải có tầng canh tác dày trên 0.4m, đất phải tơi xốp, thoáng, thoát nước tốt. Các loại đất trồng dứa như: đỏ Bazan, đất đỏ vàng, đất xám ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, đất cát ở duyên hải Trung Bộ, đất phù sa ở Đồng bằng sông Cữu Long đều trồng dứa được. Yêu cầu pH nước trong đất đối với nhóm dứa Cayenne là 5,0 – 6,0, nhóm Queen là 4,0 – 5,0. Khi chuẩn bị đất trồng nên tham khảo ý kiến các cơ quan chuyên môn (Trạm khuyến nông, Phòng Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu...) để lấy mẩu phân tích và đánh giá chính xác đIều kiện dinh dưỡng đất làm cơ sở cho công tác bón phân sau này. 2. Kỹ thuật thiết kế vườn trồng cây khóm: 2.1. Bố trí mương, líp, luống trồng cây khóm: - Vùng đấp thấp, bằng phẳng, mực thủy cấp cao nên phân thành lô. Trên mỗi lô, xẻ mương lên líp sao cho mặt líp phải cao hơn mực nước dưới mương tối thiểu 40 cm. Bố trí líp trồng vuông gốc với trục giao thông. - Vùng đất có độ dốc thấp (dưới 4%) thiết kế lô trồng theo kiểu bàn cờ. Luống trồng trong mỗi lô có thể được bố trí cắt ngang hoặc song song với hướng dốc nhưng phải vuông góc với trục giao thông. - Vùng đất đồi dốc từ 4-15% nên bố trí đất kiểu bậc thang trên đường đồng mức vuông góc với hướng dốc và có hệ thống đường liên đồi, đường trục chính phục vụ đi lại vận chuyển. - Vùng đồi có độ dốc hơn 15% không thích hợp cho mục đích trồng dứa có cơ giới hóa (độ nghiêng cho phép tối đa đối với các phương tiện cơ giới là 15%). - Chiều dài của líp, luống trồng được bố trí thuận tiện cho phương tiện canh tác: 200-250m đối với cơ giới và 50-75m đối với thủ công. 2.2. Thiết kê đê bao, hệ thống chống xói mòn: Đối với những vùng đất thường bị ảnh hưỏng lũ cần có hệ thống đê bao có cao độ cao hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm với chức năng vừa là đê chống lũ vừa là đường giao thông được thiết kế có hệ thống xả lũ hoặc dẫn nước vào đồng. Các hệ thống mương được sử dụng làm trục giao thông thủy lợi đi lại vận chuyển vật tư, sản phẩm thu hoạch. Vùng đồi dốc từ 4-15% phải bố trí hệ thống kênh mương theo đường đồng mức nhằm chặn nước chảy từ trên dốc xuống để tránh xói mòn. Hệ thống mương này được bố trí cách nhau mỗi 50-200m tùy theo độ dốc và vuông góc với hương dốc. Các rảnh này đươc nồi với nhau bằng hệ thồng ồng hoặc máng bê- tông. Các máng bê-tông không nên bố trí thẳng hàng từ trên dốc xuống. Phần cuối cùng nên đổ ra suối hay bãi đất có thảm thực vật che phủ. 2.3. Trồng cây chắn gió: Dọc theo trục đường chính và các đường nhánh trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả lâu năm. Những cây che bóng, cây chắn gió cần được trồng trước cây dứa khoảng 6 tháng đến 1 năm. 2.4. Mật độ và cách trồng:
a(m) | b(m) | c(m) | Mật độ(chồi/ha)=10000/[(a+b)c/2] |
0,4 | 0,9 | 0,25 | 61538 |
0,4 | 1,0 | 0,25 | 57142 |
- Nên bố trí trồng cây theo hàng kép đôi để thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc. - Cách trồng: Chồi giống phải được lựa chọn đồng nhất về chủng loại, kích cở, trọng lượng cho từng lô. Trước khi trồng nên xử lý chồi bằng cách nhúng vào dung dịch thuôc trừ sâu và trừ nấm theo nồng độ khuyến cáo rồi để khô ráo trước khi trồng. Khoảng cách trồng phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Căng dây thành hàng trên luống trồng theo khoảng cách đã định sẳn. Dùng thuổng cầm tay chọc lổ trồng trên hàng theo khoảng cách đã bố trí , đặt gốc chồi dứa sâu khoảng 4-5 cm, nén đất xung quanh giữ chồi thẳng đứng trong thời gian cây chưa bén rễ. Tránh gây bắn đất vào nõn chồi và không nên trồng quá sâu dễ gây thối. 3. Hướng dẫn cách chọn giống trồng cây khóm: Chọn giống trồng cây khóm: a. Nhóm dứa Queen (Khóm Bến Lức, Khóm Kiên Giang...): rất phổ biến ở Đồng bằng sông Cữu Long, dễ canh tác, thích nghi với các điều kiện khí hậu đất đai có pH thấp thuộc vùng phèn ở ĐBSCL, chống chịu hạn tốt. Đây là giống có chất lượng ngon, trọng lượng trái trung bình 1-1,2kg rất phù hợp cho tiêu thụ trái tươi. b. Nhóm dứa Cayenne (Giống thơm Đà Lạt, giống Cayenne Trung Quốc, giống Cayenne Thái Lan...) : có năng suất cao, quả to trung bình 2-2,5kg, dạng hình trụ thích hợp làm nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu. Tuy nhiên, giống này được xem chỉ phát triển tốt trên đất có pH trung tính và có sự đầu tư thâm canh cao. 4. Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm: 4.1. Thời vụ trồng cây khóm - Các vùng dứa khu vực miền Trung: có thể trồng vào tháng 9-10. - Các vùng dứa phía Nam có thể trồng được quanh năm, 2 thời điểm xuống giống tốt nhất là tháng 6-7 và tháng 10-11. 4.2. Chuẩn bị đất trồng cây khóm Chuẩn bị đất 2 tháng trước khi trồng. Đất được cày xới sâu 30cm, cào nhặt kỹ gốc cỏ. Trước khi trồng một tháng tiến hành san bằng mặt đất , đánh luống trồng kết hợp bón lót lân + vôi + kali + thuốc sát trùng trừ kiến, rệp sáp. Luống trồng cao 20-30cm, rộng 90-100cm, giửa hai luống cách nhau 40-50cm. Tưới đẫm và phun thuốc diệt cỏ tiền nẩy mầm 2-3 tuần trước khi trồng. 4.3. Tủ gốc giữ ẩm
Sau khi chuẩn bị đất, tiến hành phủ đất bằng xác bã thực vật... nhằm giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại đồng thời tránh đất bắn vào nõn cây sau mỗi cơn mưa hoặc tưới. Màng phủ ni-lon có thể được áp dụng ở những nơI thiếu nước tưới và có khả năng đầu tư. Tiêu chuẩn cải tạo đất trồng dứa sau mỗi chu kỳ là 3-4 năm. 4.4. Tỉa chồi, cắt lá định chồi a. Tỉa chồi: áp dụng đối với chồi cuống. - Chồi cuống hình thành xung quanh đáy quả, có thể dùng tay tách nhẹ theo chiều từ trên xuống và được thực hiện vào giai đoạn các mắt dứa ở đáy trái bắt đầu phát triển. b. Cắt lá, định vị chồi: Sau khi thu hoạch vụ dứa tơ, kết hợp cắt bớt lá già cách gốc 20-25cm. Chỉ để lại một chồi bên (chồi nách) gần mặt đất nhất và mọc hướng vào bên trong hàng kép. 4.5. Tưới nước và quản lý ẩm độ cho cây
Vùng trồng dứa ở các tỉnh phía Nam thường thiếu nước xảy ra từ tháng 11 đến tháng 5. Vùng trồng dứa ở miền Trung do lượng mưa thấp, lượng bốc hơi cao, nắng gắt và gió nóng Tây Nam gây thiếu nước vào các tháng 6-7-8. Vào các thời điểm này cần tưới nước cho cây định kỳ 3 lần/ tháng. Lượng nước tưới mỗi lần tương đương với lượng mưa 30-40mm, áp dụng phương pháp tưới phun hoặc tưới thấm sao cho nước thấm sâu, không gây rữa trôi đất mặt. Quản lý ẩm độ đất bằng cách tủ gốc cho cây dứa, có thể sử dụng màng phủ nông nghiệp hay nguồn vật liệu tại chổ như: rơm rạ, năng... kết hợp xới đất và vun gốc. 4.6. Kỹ thuật bón phân cho cây khóm a. Các dạng phân được sử dụng - Đạm: sử dụng dưới dạng phân urea hoặc hổn hợp NPK. - Lân: thông thường dùng super lân, đặc biệt đối với những vùng đồi cao đất bị chua hay trên đất thấp nhiễm phèn nên dùng phân lân Văn Điển. - Kali: có thể dùng phân K2SO4, KNO3 . - Tránh sử dụng các dạng phân bón có chứa cờ-lo. b. Liều lượng phân bón: Liều lượng phân bón nên được các cơ quan chuyên môn hướng dẫn trên cơ sở phân tích và đánh giá tình trạng dinh dưỡng đất. Liều lượng phân bón thay đổi tùy theo độ phì và đặc tính của đất nhưng phải tuân thủ yêu cầu lượng ka-li luôn cao hơn gấp 2-2,5 lần lượng đạm. Vùng đất cát cần được bón nhiều phân hơn đất đỏ ba-zan và đất phù sa, vùng đất chua phèn ở đbscl cần nhiều lân hơn các vùng đất khác Tuy nhiên, có thể bón theo công thức tổng quát là 5-6g đạm +4g lân + 10-12g kali/cây/vụ tương đương với 10-12 g urea + 22g super lân + 20-24g sun-phát ka li /cây/vụ. c. Cách bón : Nguyên tắc bón phân: • Khi bón lót trước khi trồng phải đảm bảo phân được rải đều trên mặt đất. • Lượng phân bón còn lại phải được chia làm 5-6 lần bón. • Bón phân dạng hạt trực tiếp vào nách lá già của từng cây hoặc phun phân bón qua lá dưới dạng dung dịch. • Bón hết lượng phân đạm và lân trể nhất là một tháng trước khi xử lý ra hoa. • Tránh sử dụng các loại phân có chứa cờ-lo. - Bón lót: Trước khi trồng 3-4 ngày bón 25% tổng lượng phân đạm, 60% tổng lượng lânvà 50% tổng lượng phân kali của cả năm. đối với những vùng đất thấp nhiễm phèn cần bổ sung thêm 1-1,2 tấn vôi/ ha. - Bón cơ bản: trong khoảng thời gian 2- 8 tháng sau khi trồng bón hết lượng đạm, lân và 25% lượng ka li còn lại, chia đều làm bón phân 3-4 lần bón. Tưới ướt cây trước khi bón, bón theo từng cây, tập trung vào các lá già gần gốc. - Ngưng bón phân 1,5-2 tháng trước khi xử lý ra hoa. - Bón nuôi quả: Chia lượng phân ka li còn lại làm 2 lần, bón lúc 1 và 2 tháng sau khi hoa nở. 4.7. Diệt cỏ - Dùng thuốc hoá học: sử dụng Diuron 2-3kg/ha, lượng nước phun thuốc thường 1000-3000 lít. Dung dịch thuốc phun trải đều trên bề mặt đất. - Có thể dùng máy cắt cỏ. - Biện pháp canh tác: Mặt líp trồng cần cày xới chôn vùi gốc cỏ, đất được phơi nắng ít nhất 1-2 tháng. Trước khi trồng bề mặt líp được phủ kín bằng rơm, xác bã thực vật, hoặc mũ bạt nilon. đối với vùng dứa miền Trung và các tỉnh phía Nam, bức xạ mặt trời tốt nên trồng đúng mật độ để hạn chế cỏ dại mọc chen vào giữa. 4.8. Xử lý ra hoa - Sự ra hoa của cây dứa phụ thuộc vào kích thước và mức phát triển của cây, dứa Cayenne có tổng số lá trên 40 và chiều dài lá D khoảng 1 m, nặng 75-90g, dứa Queen có 28-32 lá với lá D khoảng 70cm và nặng khoảng 70g. - Tỉ lệ phần trăm (%) ra hoa sẽ thấp nếu nhiệt độ vượt quá 30o C, tốt nhất là nên xử lý vào ban đêm hoặc sáng sớm. - Ngưng bón phân 1,5-2 tháng trước khi xử lý, đặc biệt là phân đạm. Trường hợp xử lý xong gặp mưa to, thì phải xử lý lại.
Giống dứa | Hóa chất | Nồng độ sử dụng | Số lần,cách xử lý | Điều kiện xử lý |
Cayenne | Ethephon48% + Urea (Nước lạnh 10-120 C) | 500ppm+ 2% | Xử lý 2 lần (cách nhau 2-3 ngày), rót vào tim đọt 50-60 ml | Tưới nước 2-3 ngày trước khi xử lý ra hoa |
CaC2 (Nước lạnh 10-120C) | 2% | Xử lý 2 lần (cách nhau 2-3 ngày), rót vào tim đọt 50-60 ml | Tưới nước 2-3 ngày trước khi xử lý ra hoa | |
Queen | CaC2(khí đá) | 1,5% | Xử lý 1 lần, rót vào tim đọt 50-60 ml |
Bảng khuyến cáo xử lý ra hoa cho dứa.
4.9. Chống cháy nắng trên quả : Giai đoạn quả phát triển gặp ánh sáng có bức xạ quá cao vỏ quả sẽ bị cháy vàng trước khi quả chín, nên bố trí trong lô dứa hàng cây phân xanh thân gỗ che bóng kết hợp sử dụng cỏ khô, rơm, năng... đậy trên chồi ngọn đối với nhóm dứa Queen. Lá của dứa Cayenne khá dài nên có thể kéo nhiều lá lên trên đỉnh quả dùng dây buộc túm lại. 4.10. Chu kỳ trồng mới: Cần nên duy trì chu kỳ kinh tế 2- 3 vụ: một vụ tơ, một đến hai vụ gốc. 5. Các biện pháp phòng trị bệnh sâu chính ở cây khóm 5.1. Sâu hại hại cây khóm 5.1.1. Rệp sáp (Dysmycocus sp.) Hình thái và cách gây hại: Rệp sáp rất phổ biến trên các vùng trồng dứa, chúng xuất hiện nhiều trong mùa nắng ấm, rệp sáp tấn công trên rễ, chồi, thân, lá, hoa và trái của cây dứa và rất nguy hiểm vì truyền bệnh héo khô đầu lá Wilt. Phòng trị: Xử lý chồi trước khi trồng: nhúng chồi vào dung dịch hổn hợp thuốc trừ sâu và trừ nấm theo nồng độ khuyến cáo. Phòng trị kiến sống cộng sinh với rệp sáp. Vệ sinh vườn, tiêu hủy các cây bị rệp tấn công. Phun các loại thuốc phòng trị như Butyl 10WP 25g/8 lít; Supracide 40 ND 10-15ml/ bình 8 lít. 5.1.2. Bọ cánh cứng (Antitrogus sp. ) Hình thái và cách gây hại: Bọ cánh cứng sống và đẻ trứng dưới đất , ấu trùng nở ra có màu trắng dài khoảng 35 mm tấn công vào bộ rễ làm cây bị héo và dễ đổ ngã. Phòng trị: Nên xử lý đất trước khi trồng dứa và định kỳ 3-4 tháng rải thuốc ngừa bọ cánh cứng bằng các loại thuốc dạng hạt như Regent, hoặc dùng thuốc nước tưới gốc cây nhu: Basudin 10H. 5.1.3. Nhện đỏ (Dolichotetranycus sp. ) Hình thái và cách gây hại: Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ (0,25 mm), chúng thường xuất hiện trong mùa nắng, tập trung vào các bẹ lá để chích hút nhựa. Cây bị nhện tấn công thường có bộ lá kém phát triển, các lá có màu nâu xám và sần sùi và phần ngọn lá bị khô héo. Nhện đỏ còn tấn công trên trái non làm trái bị biến dạng, kém phát triển và giảm giá trị kinh tế. Phòng trị: Trong mùa nắng nên quan sát thật kỹ để kịp thời phát hiện nhện đỏ và cần phun các loại thuốc trừ nhện như: Comite 73 EC 5-10ml/8 lít; dầu DC Tron-Plus theo khuyến cáo. 5.2. Bệnh hại cây khóm 5.2.1.Bệnh héo khô đẩu lá dứa (Wilt) do virus Triệu chứng: Từ chóp lá trở xuống nửa lá chuyển sang màu đỏ nhạt và sau đó chuyển sang đỏ đậm, hai rìa lá cuốn lại từ trên chóp ngọn trở xuống, Dần dần toàn lá bi héo và cây sẽ không trổ hoa. Bộ phận rễ bị thối, đầu tiên từ các rễ non và sau đó toàn bộ hệ thống rễ bị thối . Cây có triệu chứng bệnh chỉ nằm rải rác trong lô trồng dứa. Bệnh héo khô đầu lá có tác nhân do virus và được lan truyển bởi rệp sáp trong quá trình chúng chích hút trên cây dứa. Thời gian ủ bệnh có thể từ 3-8 tháng sau khi bị nhiểm. Phòng trị: Trồng giống sạch bệnh, tích cực phòng trị rệp sáp, vệ sinh vườn và tiêu hủy các cây có triệu chứng nghi ngờ bị nhiễm bệnh. 5.2.2. Bệnh thối rễ và thối ngọn dứa (do nấm Phytophthora sp.) Bệnh thối rễ dứa thường xuất hiện nhiều trong mùa mưa nơi có hệ thống thoát nước kém hoặc quá ẩm. Triệu chứng: Triệu chứng thối ngọn đầu tiên xuất hiện trên các lá ở giữa, lá có màu vàng hoặc hơi nâu, phần tâm ngọn dứa bị thối làm cho ngọn dứa bị héo. Triệu chứng thối rễ cũng tương tự như trên ngọn, điểm khác nhau là toàn bộ lá chuyển sang màu nâu và toàn bộ hệ thống rễ bị thối và dễ dàng đổ ngã. Phòng trị: Mặt líp trồng dứa cần được làm cao ráo, thoát nước tốt trong khi tưới. Hệ thống mương rảnh phải đảm bảo trong mùa mưa, chồi giống cần xử lý thuốc trừ nấm trước khi đem trồng. Sau khi trồng cần phun thuốc định kỳ 3-4 tháng để ngăn ngừ bệnh như: Alpine 80WP, Mexyl MZ 72WP, Aliette, Ridomyl . 5.2.3. Bệnh thối thân, thối gốc dứa (do nấm Thielaviopsis paradoxa ) Triệu chứng: Bệnh thường tấn công ngay lõi thân cây dứa làm cho phần thân bị thối đen. ở nhiệt độ từ 25-30 0C thì các vết thương trên thân cây là điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập và làm chết cây. Phòng trị: Đối với cây con chưa đem trồng ngay cần đem phơi nắng từ 3-5 ngày và giữ nơi thoáng mát, khô ráo và nên xử lý thuốc trừ bệnh trước khi đem trồng như: Alpine 80WP, Hạt vàng 50WP, Bavistin 50 FL , COC-85 theo khuyến cáo. Đối với cây ngoài vườn cần phun ngừa các loại thuốc trừ bệnh sau mỗi cơn mưa. 5.2.4. Bệnh thối trái dứa (do nấm Thielaviopsis paradoxa) Triệu chứng: Nấm bệnh có thể tấn công ngay vết cắt của cuống trái làm thối cuống trái và đáy trái, nấm cũng tấn công trái bị tổn thương trong lúc vận chuyển. Nhiệt độ và ẩm độ cao là 2 yếu tố gia tăng tỷ lệ bệnh và trái dứa sẽ thối rất nhanh. Phòng trị: Thu hoạch cẩn thận tránh làm trái bị xây xát, loại bỏ trái bị tổn thương. Dụng cụ bao bì phải sạch khi vận chuyển và tồn trữ trái.
6. Hướng dẫn cách thu hoạch và bảo quản cây khóm Thời gian chín của quả dứa rất nhanh, khi gặp nhiệt độ cao hay có mưa rào lớn quá rất dễ bị thối. Nên qui hoạch chia diện tích trồng thành nhiều vùng và trồng từng đợt để xử lý ra hoa ở các thời điểm khác nhau, hạn chế hao hụt sản phẩm. - Thu koạch cho mục đích ăn tươi và xuất khẩu tươi: Thời gian thu hoạch quả tốt nhất là khi quả có màu xanh nhạt và một 1-2 mắt ở gần cuống có màu vàng. - Dùng để chế biến cho công nghiệp: thường được thu hoạch lúc quả chưa tới độ chín hoàn toàn, khoảng 100 ngày sau khi nở hoa đối với dứa Queen và 105 – 110 ngày sau khi nở hoa đối với dứa Cayenne. Dụng cụ thu hoạch, bảo quản phải sạch, tránh gây tổn thương trên vỏ qua trong quá trình thu hái và vận chuyển. Quả nên được vận chuyển đến nhà máy chế biến hay các chợ tiêu thụ, bến cảng...trong vòng 24-48 giờ.
Nguồn: tiepthinongnghiep.com
Từ khóa » Trồng Dứa Từ Cuống
-
Kỹ Thuật Trồng Dứa Trong Thùng Xốp
-
Cách Trồng Khóm,thơm Bằng Cuống Trong Chậu. - YouTube
-
Trồng Dứa đơn Giản Tại Nhà Bằng Cuống Dứa - YouTube
-
Cách Trồng Dứa Trong Chậu đơn Giản Từ 1 Quả Dứa Chín - AFamily
-
Cách để Trồng Dứa - WikiHow
-
Học Ngay Cách Trồng Dứa Siêu Nhanh Từ Phần Ngọn Bỏ đi đơn Giản ...
-
Cách Trồng Dứa Từ Chồi Ngọn Với đất Sạch Namix
-
Học Cách Trồng Dứa Tại Nhà Vừa Cho Quả Thơm Ngon Vừa Làm Cảnh ...
-
Quy Trình Trồng Dứa Trong Chậu Vừa Làm Cảnh, Vừa Làm Thực Phẩm
-
Mẹo Trồng Dứa Siêu Nhanh Từ Phần Ngọn Bỏ đi để Hè Này ăn Thoải Mái
-
Kỹ Thuật Trồng Dứa | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Hướng Dẫn để Khóm Cho Trái Quanh Năm
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Dứa (thơm, Khóm)
-
Kỹ Thuật Trồng Dứa (khóm) - Trồng Và Chăm Sóc - 2lua