[HƯỚNG DẪN] Kỹ Thuật Đỡ Cầu Và Đập Cầu Trong Cầu Lông

Trong bài viết kỳ này, cùng Thể Thao Đông Á tìm hiểu kỹ thuật đỡ cầu và kỹ thuật đập cầu trong cầu lông giúp bạn chơi cầu lông tốt hơn. Cùng theo dõi bài viết hướng dẫn chi tiết bên dưới nhé.

1. Kỹ thuật đỡ cầu lông

Kỹ thuật đỡ cầu lông gồm có kỹ thuật đỡ giao cầu và kỹ thuật đỡ đập cầu. Đây là 2 kỹ thuật cơ bản các bạn cần biết khi chơi cầu lông.

1.1 Đỡ giao cầu

Kỹ thuật đỡ giao cầu:

  • Nếu đối phương giao cầu cao sâu hoặc cao nhanh, các bạn có thể dùng cách đánh cao sâu, treo cầu hoặc đập vụt để đánh trả. Đỡ giao cầu cao sâu là một cơ hội tấn công, nếu đánh trả tốt các bạn sẽ dễ giành được quyền chủ động.
  • Nếu cầu đối phương giao sang là cầu sát lưới các bạn có thể dùng cách đánh trả cầu bằng đường cầu cao sâu, bỏ nhỏ sát lưới hoặc đẩy cầu ngang. Nếu như chất lượng giao cầu của đối phương không tốt, các bạn cũng có thể đánh trả bằng vỗ cầu, điểm rơi của cầu cần xa chỗ đứng của đối phương, khống chế tốt đường cầu không để đối phương tấn công.
Tư thế đỡ giao cầu

Tư thế đỡ giao cầu

  • Khi đối phương giao cầu lao nhanh sang thì các bạn có thể dùng cách đánh trả bằng đẩy ngang hoặc đánh cầu cao sâu, lấy nhanh để trị nhanh.
  • Do điểm đánh cầu của bên đỡ giao cầu cao hơn so với bên giao cầu nên nếu các bạn đánh ép mạnh xuống một chút có thể giành lại quyền chủ động. Mặt khác các bạn cũng có thể đánh trả bằng đường cầu cao sâu để tránh những đợt tấn công của đối phương, không thể vội vã đánh trả cầu gần lưới bởi vì nếu chất lượng đánh trả cầu kém một chút sẽ có khả năng gặp phải sự phản công của đối phương.
  • Việc biến đổi đường cầu và điểm rơi khi đỡ giao cầu và làm thế nào để phát huy được sở trường của bản thân, khoét sâu được chỗ yếu của đối phương sẽ liên quan đến việc bạn vận dụng chiến thuật.

>>> Xem thêm tư thế chuẩn bị đánh cầu lông giúp bạn luôn chủ động trước mọi đường cầu từ đối thủ.

1.2 Đỡ đập cầu

Kỹ thuật đỡ đập cầu dưới thấp

Khi đối phương thực hiện những pha smash găm cầu thấp xuống mặt sân và phía trước mặt của mình, các bạn nhanh chóng chuyển từ tư thế 2 chân cân bằng sang tư thế bước chân thuận sang bên thuận cầu và thực hiện động tác tay như giao cầu trái tay.

Kỹ thuật này đòi hỏi các bạn phải kết hợp đồng thời lực bả vai, lực cánh tay và lực cổ tay để hất vợt lên. Khi đã thuần thục với kỹ thuật này, các bạn có thể tuỳ ý đưa cầu tới các vị trí mà mình muốn nhằm làm khó đối thủ trong việc di chuyển để đón cầu.

Kỹ thuật đỡ đập cầu dưới thấp

Kỹ thuật đỡ đập cầu dưới thấp

Kỹ thuật đỡ đập cầu thuận tay ngang tầm lưới

Kỹ thuật đỡ đập cầu thuận tay ngang tầm lưới còn được gọi với tên là phản tạt, áp dụng khi đối thủ thực hiện những pha cầu đi ngang lưới. Khi này, tay cầm vợt như đỡ đập cầu thuận tay dưới thấp, đưa vợt nằm ngang và hướng mặt vợt về phía đối phương, dồn lực ở khuỷu tay và cổ tay vào vợt có điểm dừng.

Kỹ thuật đỡ đập cầu thuận tay ngang tầm lưới

Kỹ thuật đỡ đập cầu thuận tay ngang tầm lưới

Kỹ thuật đỡ đập cầu ngang mặt lưới phía bên trái tay

Kỹ thuật đỡ đập cầu ngang mặt lưới pgias bên trái tay dùng khi cầu vào ngang người phía trước mặt về phía tay không thuận. Các bạn đưa mặt vợt hướng về phía mình và dùng lực cổ tay kết hợp với cách cầm vợt đẩy cầu đi sát lưới. Lúc này cầu được trả đi nhanh, mạnh và sát lưới, buộc đối phương phải lên lưới chuyển sang tư thế phòng thủ.

Kỹ thuật đỡ đập cầu ngang mặt lưới phía bên trái tay

Kỹ thuật đỡ đập cầu ngang mặt lưới phía bên trái tay

>>> Xem thêm kỹ thuật di chuyển đa bước trong cầu lông như thế nào?

2. Kỹ thuật đập cầu trong cầu lông

2.1 Cách cầm vợt cầu lông khi đập cầu

Cách cầm vợt cầu lông khi thực hiện đập cầu:

  • Các bạn để vợt theo chiều nằm ngang, tay không thuận cầm lấy cổ vợt, tay thuận xòe ra đặt sát mặt vợt.
  • Vuốt nhẹ từ giữa mặt vợt xuống cán và dừng lại ở gần cuối cán vợt, ngón cái và ngón trỏ tạo thành góc nhọn nắm lấy hai má trái và phải của cán vợt.
  • Ba ngón còn lại nắm tự nhiên ở phần dưới của ngón trỏ, ngón trỏ cách 3 ngón này khoảng 1 cm. Mặt vợt và chiều dẹt của cẳng tay cùng nằm trên một mặt phẳng không gian.
  • Tay cầm vợt cần phải thoải mái để điều khiển vợt linh hoạt, không nên cầm quá gò bó, cứng nhắc sẽ làm cản trở động tác đánh cầu.
Cách cầm vợt cầu lông khi đập cầu

Cách cầm vợt cầu lông khi đập cầu

>>> Bạn có biết có mấy cách cầm vợt cầu lông?

2.2 Kỹ thuật đập cầu thuận tay trong cầu lông

Đập cầu lông là một cú đánh mạnh từ trên cao làm cho trái cầu đi nhanh qua phần sân đối phương theo chiều hướng đi xuống, là hình thức ghi điểm chủ yếu trong cầu lông. Do đó, nếu bạn có một cú đập cầu tốt thì sẽ dễ dàng ghi được điểm hoặc ít nhất là khiến đối thủ khó khăn trong việc trả cầu tạo lợi thế cho bạn dễ dàng ghi điểm.

Kỹ thuật đập cầu thuận tay thực hiện như sau:

  • Các bạn phải đánh cầu từ phía trên cao và phía trước mặt, cầu được đánh càng trên cao càng tốt vì sẽ rút ngắn thời gian tấn công, điểm rơi của trái cầu càng sát lưới buộc đối thủ phải ở trong tư thế bị động và chỉ có thể trả cầu bổng hay trả cầu lưới.
  • Tay cầm vợt đập cầu lúc đầu hơi co, khi tiếp xúc với cầu thì vươn thẳng sau đó đánh tay theo quán tính ra trước để phát huy tối đa sức mạnh của cú đánh.
  • Sử dụng đồng thời cả ba khớp là bả vai, khuỷu tay và cổ tay trong cú đánh để đạt sức mạnh lớn nhất.
Kỹ thuật đập cầu thuận tay trong cầu lông

Kỹ thuật đập cầu thuận tay trong cầu lông

>>> Xem thêm tổng hợp các bước di chuyển trong cầu lông bạn cần biết để chơi cầu lông tốt hơn.

2.3 Kỹ thuật đập nhảy (Jumping Smash)

Kỹ thuật đập nhảy (Jumping Smash) được thực hiện như sau:

  • Kỹ thuật đập nhảy rất quan trọng về mặt thời gian, các bạn cần phải hành động, chuẩn bị và phản ứng nhanh chóng trong vòng vài giây với toàn bộ sức mạnh và năng lượng. Bật nhảy và đập cầu càng cao, càng nhanh thì đòn đánh càng khó.
  • Các bạn cầm vợt thuận tay và di chuyển đến điểm nhảy rồi bật nhảy.
  • Trong khi nhảy, các bạn nên thả lỏng cơ thể và giữ một tư thế vững chắc để trả về nhanh hơn và mạnh mẽ hơn.
Kỹ thuật đập nhảy (Jumping Smash)

Kỹ thuật đập nhảy (Jumping Smash)

  • Trọng tâm của các bạn phải luôn hướng vào quả cầu. Khi nhảy lên hãy giữ cho chân thẳng và đầu gối hơi cong, kéo căng vợt hết mức có thể cho một cú đánh nhịp độ. Cánh tay không cầm vợt phối hợp và phải ngang với xương sườn. Trong khi ở giữa không trung, tay không cầm vợt nên được giữ sang ngang và sau đó duỗi thẳng về phía khuỷu tay.
  • Dồn lực và đập cầu về phía sân đối thủ.
  • Trong khi tiếp đất, hãy giữ cho chân vợt của bạn xa hơn về phía trước để giữ thăng bằng và phải luôn cảnh giác để có những cú đánh mạnh tiếp theo.
  • Độ chính xác mà cú đánh được thực hiện rất quan trọng bởi vì nếu nó ở xa vị trí của đối thủ, đối thủ sẽ khó khăn trong việc đỡ cầu, từ đó các bạn có thể ghi điểm trực tiếp hoặc có nhiều lợi thế để ghi điểm sau cú đỡ cầu của đối thủ.

>>> Xem thêm kỹ thuật phát cầu lông thấp tay – kỹ thuật phát cầu lông mà mọi VĐV chuyên nghiệp đều sử dụng.

3. Tổng kết

Trên đây là kỹ thuật đỡ cầu và đập cầu từ cơ bản tới nâng cao. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các bạn, giúp các bạn chơi cầu lông tốt hơn.

Nếu bạn muốn mua vợt cầu lông, ghế trọng tài cầu lông, trụ lưới cầu lông, thảm sân cầu lông và các dụng cụ cầu lông tiêu chuẩn thi đấu chất lượng tốt, giá rẻ hãy tới ngay Công ty TNHH Thể Thao Đông Á Việt Nam – đơn vị chuyên cung cấp, phân phối dụng cụ thể dục thể thao số 1 Việt Nam hiện nay.

Công ty giao hàng tại nhà trên toàn quốc, xuất hóa đơn bán hàng, bảo hành sản phẩm 6 – 12 tháng, miễn phí thi công, lắp đặt, khách hàng thoải mái kiểm tra sản phẩm trước khi thanh toán, miễn phí đổi, trả sản phẩm,….

Liên hệ hotline 0976.066.222 để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí 24/7 và đặt hàng ngay hoặc tới trực tiếp các địa chỉ sau:

  • Tại Hà Nội: Số 43 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Tại Tp. HCM: Số 10 đường Trần Trọng Cung, P. Tân Thuận Đông, Q7, TP.HCM.

Thể Thao Đông Á chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Từ khóa » Cách đỡ Cầu Lông