Hướng Dẫn Làm Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Câu Kể Với Những Tuyệt Chiêu ...
Có thể bạn quan tâm
Câu kể là gì?
Trong bộ môn tiếng Việt lớp 4, các con sẽ được làm quen với thể loại “câu kể”. Được biết, câu kể hay còn được gọi là câu trần thuật, là một dạng câu văn hướng đến việc kể, giới thiệu hoặc tả về một sự vật, sự việc, hiện tượng hay nói lên ý kiến, tâm tư của người nói cụ thể.
Đặc điểm của câu kể khi học tiếng Việt lớp 4
Trong phần kiến thức tiếng Việt lớp 4 luyện từ và câu, đối với câu kể khá dễ dàng để nhận biết khi chúng có những đặc điểm sau đây:
Câu sẽ dùng để kể, giới thiệu hoặc tả về một sự việc, sự vật cụ thể.
Ví dụ về câu kể:
- Doctor Strange là một bác sĩ siêu anh hùng. (Câu dùng để giới thiệu).
- Chú có bộ râu quai nón rất điển trai. (câu dùng để miêu tả)
- Chú dùng siêu năng lực và tài năng bác sĩ của mình để giúp đỡ mọi người, diệt trừ kẻ xấu. (Câu kể dùng để kể).
Câu kể dùng để nói lên tâm tư, tình cảm hoặc ý kiến của mỗi người.
Ví dụ:
- Hoa hồng, hoa mai, hoa đào,… như đang nở nụ cười trước nắng sớm ban mai. (câu dùng để nêu ý kiến, nhận định).
- Mọi người cảm thấy hạnh phục khi gia đình đoàn tụ mỗi khi Tết đến. (Câu dùng để kể lại sự việc và nói lên tình cảm của mình).
Câu kể thường cuối câu sẽ có dấu chấm
Có những loại câu kể nào khi học tiếng Việt lớp 4?
Trong tiếng việt lớp 4 câu kể sẽ có những loại cơ bản sau đây
Câu kể: Ai làm gì ?
Câu kể “Ai làm gì?” sẽ gồm có 2 bộ phận chính đó là chủ ngữ (CN) sẽ trả lời cho phần là “Ai” (cái gì, con gì), bộ phận thứ 2 chính là vị ngữ (VN) sẽ trả lời cho vế “Làm gì”. Trong đó:
- Vị ngữ trong câu kể “Ai làm gì?”: Thường sẽ nếu rõ về một hoạt động của sự vật, sự việc (con người, con vật, cây cối, đồ vật được nhân hóa) hay chúng có thể là một động từ hay cụm động từ.
- Chủ ngữ trong câu kể “Ai làm gì?”: Thường sẽ chỉ về một sự vật cụ thể (con người, con vật, cây cối, đồ vật được nhân hóa) với hoạt động được nói đến ở vị ngữ. Thường chủ ngữ sẽ do danh từ hay cụm danh từ tạo thành.
Câu kể Ai là gì lớp 4?
Trong câu kể “ai là gì lớp 4” thường dùng để giới thiệu hay nêu đánh giá, nhận định về một sự vật, sự việc nào đó. Được chia thành 2 bộ phận, một là chủ ngữ sẽ trả lời cho vế “Ai”, một vế là vị ngữ sẽ trả lời cho câu hỏi “là gì?”.
Trong câu kể này, vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ “là”. Trong đó, vị ngữ thường do động từ/cụm động từ tạo thành. Còn chủ ngữ sẽ nói về sự vật, sự việc được giới thiệu ở vế vị ngữ và chúng thường do danh từ/cụm danh từ tạo thành.
Ví dụ: Hùng là học sinh giỏi lớp 4B
Trong đó, “Hùng” là chủ ngữ và “Học sinh giỏi lớp 4B” là vị ngữ.
Câu kể Ai thế nào?
Trong câu kể "ai thế nào" cũng sẽ có 2 bộ phận chính là chủ ngữ và vị ngữ. Trong đó, chủ ngữ sẽ trả lời cho câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? và vị ngữ sẽ trả lời cho vế “thế nào?”. Cụ thể:
- Vị ngữ trong câu kể “Ai thế nào?” sẽ nói rõ về đặc điểm, trạng thái hoặc tính chất của sự vật được nói đến ở vế chủ ngữ. Thường vị ngữ ở câu kể này do động từ, tính từ (cụm động từ, cụm tính từ) tạo thành.
- Chủ ngữ trong câu kể “ai thế nào?” thường sẽ nói về những sự vật có tính chất, đặc điểm hoặc trạng thái được nêu ở vế vị ngữ. Chúng thường do danh từ/cụm danh từ tạo thành.
Ví dụ: Mẹ là một người phụ nữ tuyệt vời
Trong đó, Mẹ là chủ ngữ và một người phụ nữ tuyệt vời là vị ngữ.
Xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc, nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, cảm xúc, phát huy trí tưởng tượng, tăng cường hiểu biết cho trẻ cùng Vmonkey.
|
Một số sai lầm khi bé làm bài tập về câu kể ai là gì lớp 4
Trong quá trình học và làm bài tập về câu kể lớp 4, các bé thường mắc một số sai lầm như:
- Không xác định được câu kể: Vì trong tiếng Việt có rất nhiều loại câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến… nên nhiều bé thường bị nhầm lẫn trong việc xác định đâu là câu kể.
- Không nắm rõ được đặc điểm câu kể: Chính vì không biết đặc điểm xác định câu kể trong tiếng Việt lớp 4, nên dễ dẫn đến việc xác định sai câu.
- Sử dụng sai tình huống: Trong câu kể có nhiều loại, nên bé thường bị nhầm lẫn các loại với nhau trong quá trình làm bài tập.
Vậy nên, để tránh làm sai bài tập về các kiểu câu kể lớp 4, đòi hỏi các bé phải nắm rõ khái niệm, đặc điểm và các loại câu kể đã được giới thiệu phần trên nhé.
Các bài viết không thể bỏ lỡ Giỏi Tiếng Anh Trước Tuổi Lên 10 Cùng App Monkey Stories Tìm hiểu tiếng việt lớp 4 dấu ngoặc kép sử dụng như thế nào cho đúng Học tiếng việt lớp 4 chính tả cho bé hiệu quả nhờ biết đến những phương pháp này!
Một số phương pháp giúp bé làm bài tập tiếng Việt lớp 4 về câu kể hiệu quả
Để giúp bé có thể chinh phục được các dạng bài tập câu kể này, bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:
Xây dựng nền tảng tiếng Việt và phát triển ngôn ngữ cùng Vmonkey
Để giúp bé học tiếng Việt một cách hứng thú hơn, thay vì chỉ học trên sách vở, trên trường thì phụ huynh có thể tham khảo thêm ứng dụng Vmonkey để hỗ trợ bé học tập hiệu quả hơn. Điểm đặc biệt khi học tiếng Việt qua Vmonkey chính là nội dung được biên soạn dựa trên chương trình GDPT mới nhất, kết hợp với đa phương pháp giảng dạy giúp tăng khả năng tiếp thu của con hơn.
Cụ thể, ở đây các bé sẽ được học các kiến thức tiếng Việt từ chương trình mầm non đến tiểu học thông qua hàng trăm câu chuyện với đa dạng thể loại, kết hợp cùng trò chơi tương tác, hình ảnh, video...Đảm bảo hỗ trợ xây dựng nền tảng tiếng Việt - hỗ trợ việc học môn Tiếng Việt trên lớp của trẻ tốt hơn.
Bố mẹ có thể tìm hiểu thêm về ứng dụng Vmonkey qua video sau, hoặc đăng ký để được hỗ trợ tư vấn miễn phí:
Rèn luyện cho bé kỹ năng đọc kỹ câu hỏi trước khi trả lời
Nhiều bé thường làm sai bài tập là do không đọc kỹ câu hỏi đã vội vàng trả lời, dễ dẫn đến sai sót.
Đặc biệt, trong thể loại câu kể này thường bị nhầm lẫn giữa các loại như “ai là gì”, “ai làm gì” nên đòi hỏi bố mẹ nên hướng dẫn, rèn luyện cho bé kỹ năng đọc kỹ đoạn văn để xác định rõ các vế chủ ngữ, vị ngữ và đúng loại câu rồi đưa ra được đáp án chính xác nhất.
Cùng bé thường xuyên đặt ra những câu hỏi liên quan tới câu kể
Để giúp bé dễ dàng tiếp thu được kiến thức câu kể, bố mẹ hãy thường xuyên cùng con nói chuyện và đặt ra các câu hỏi liên quan tới câu kể.
Ví dụ khi xem một bộ phim, đọc một câu chuyện thì hãy cùng hỏi con người này là ai? Người này làm gì? người này như thế nào?.... hãy các câu hỏi tương tự để giúp bé hiểu và trả lời chính xác hơn.
Đảm bảo con nắm được đặc điểm của câu kể
Vì mỗi bé sẽ có một năng lực học khác nhau, nhiều bé thường có thói quen “học trước quên sau”, nên bố mẹ hãy thường xuyên kiểm tra kiến thức của con, đặt câu hỏi, kiểm tra sách vở, cùng còn giải bài tập,… để đảm bảo bé nắm rõ đặc điểm của câu kể, ghi nhớ kiến thức và giải quyết bài tập chính xác hơn.
Học luôn đi đôi với hành
Để giúp bé ghi nhớ kiến thức môn tiếng Việt nói chung, bài tập về câu kể nói riêng thì bố mẹ nên ngoài việc nắm được lý thuyết của chúng thì bố mẹ nên cho bé thực hành nhiều hơn.
Việc thực hành ở đây có thể đến từ việc vừa học vừa làm bài tập, tập cho con thói quen đặt câu hỏi với câu kể hay bố mẹ có thể liên hệ những hoạt động ở thực tiễn giúp con hiểu hơn về loại câu này.
Ví dụ, bố mẹ có thể lấy ví dụ về trường hợp “ông ngoại là một người chịu thương, chịu khó và yêu thương các cháu”. Sau đó đặt ra câu hỏi đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ, hay “ông ngoại là người như thế nào?...
Khi cho bé thực hành nhiều sẽ giúp hình thành được khả năng khi nhớ và áp dụng chúng trong đời sống hay khi làm bài tập cũng sẽ hiệu quả hơn.
Chơi các trò chơi liên quan tới dạng bài tập câu kể
Ở đây, bố mẹ có thể tổ chức những cuộc thi, trò chơi liên quan tới dạng bài tập về câu kể như ghép câu sao cho đúng bằng việc chia thành 2 vế với những danh từ/cụm danh từ ở mục chủ ngữ và các động từ/cụm động từ ở vế vị ngữ để các con ghép thành câu hoàn chỉnh…
Ngoài ra, hãy thử sáng tạo thêm nhiều dạng trò chơi, để bé có thể cùng chơi với bạn bè để tạo sự hứng thú khi học tập và ghi nhớ tốt hơn. Bố mẹ đừng quên có thêm phần thưởng nếu bé chơi thắng để khích lệ và động viên con nhé.
Một số bài tập về câu kể trong tiếng Việt lớp 4 để bé luyện tập
Để giúp bé nắm được những được kiến thức về câu kể, dưới đây là một số dạng bài tập về các kiểu câu lớp 4 liên quan bố mẹ có thể cho con thử sức nhé:
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những thông tin, kiến thức về tiếng việt lớp 4 câu kể. Về cơ bản, kiến thức này khá gần gũi trên đời sống nên việc giúp con làm quen và học chúng không quá khó. Vậy nên, bố mẹ hãy áp dụng những chia sẻ trên của Monkey để đồng hành và giúp bé học kiến thức này tốt hơn nhé.
Từ khóa » Câu Hỏi Thế Nào Và Như Thế Nào
-
Phân Biệt Kiểu Câu Ai Thế Nào Và Như Thê Nào - YouTube
-
Ai Thế Nào Và Ai Như Thế Nào
-
Một Số Căn Cứ Và Kĩ Năng Phân Biệt Mẫu Câu Ai Thế Nào?
-
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO? - TIẾNG VIỆT 2
-
Phân Biệt Kiểu Câu Ai Thế Nào Và Như Thê Nào - Nopegame
-
Đặt 3 Câu Theo Mẫu: Ai Thế Nào? - Luật Hoàng Phi
-
[CHUẨN NHẤT] Đặt 3 Câu Theo Mẫu Ai Thế Nào? - Toploigiai
-
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO ? - Tài Liệu Text - 123doc
-
Cách Phân Biệt Mẫu Câu: Ai – Là Gì? Ai- Làm Gì? Ai- Thế Nào?
-
Phân Biệt Kiểu Câu Ai Thế Nào Và Ai Như Thế Nào? - HOCMAI Forum
-
Phân Biệt 3 Kiểu Câu Ai Là Gì? Ai Làm Gì? Ai Thế Nào?
-
Ôn Tập Cách đặt Và Trả Lời Câu Hỏi Như Thế Nào Lớp 3
-
"Những đề Thi Gây Thắc Mắc" Và Bức Xúc Với Chương Trình Dạy Và Học ...