Hướng Dẫn Lập Tờ Khai Giao Dịch Liên Kết - Công Ty Luật Việt An
Có thể bạn quan tâm
Giao dịch liên kết là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Do vậy, việc lập tờ khai giao dịch liên kết đầy đủ và đúng quy định là rất quan trọng. Sau đây đại lý thuế Việt An sẽ cung cấp cho bạn cách lập điền phụ lục Giao dịch liên kết (Mẫu số 01)
Cách lập tờ khai giao dịch liên kết
Kỳ tính thuế: Ghi thông tin tương ứng với kỳ tính thuế của Tờ khai quyết toán thuế TNDN. Kỳ tính thuế xác định theo quy định tại Luật thuế TNDN.
Thông tin chung của người nộp thuế: Từ chỉ tiêu [01] đến chỉ tiêu [10] ghi thông tin tương ứng với thông tin đã ghi tại Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Mục I – Thông tin về các bên liên kết:
Cột (2): Ghi đầy đủ tên của từng bên liên kết:
- Trường hợp bên liên kết tại Việt Nam là tổ chức thì ghi theo thông tin tại giấy phép đăng ký doanh nghiệp; là cá nhân thì ghi theo thông tin tại chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu.
- Trường hợp bên liên kết là tổ chức, cá nhân ngoài Việt Nam thì ghi theo thông tin tại văn bản xác định quan hệ liên kết như giấy phép đăng ký kinh doanh, hợp đồng, thỏa thuận giao dịch của người nộp thuế với bên liên kết.
Cột (3): Ghi tên quốc gia, vùng lãnh thổ nơi bên liên kết là đối tượng cư trú.
Cột (4): Ghi mã số thuế của các bên liên kết:
- Trường hợp bên liên kết là tổ chức, cá nhân tại Việt Nam thì ghi đủ mã số thuế.
- Trường hợp bên liên kết là tổ chức, cá nhân ngoài Việt Nam thì ghi đủ mã số thuế, mã định danh người nộp thuế, nếu không có thì ghi rõ lý do.
Cột (5): Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP người nộp thuế kê khai mối quan hệ với từng bên liên kết tương ứng bằng cách đánh dấu “x” vào ô tương ứng. Trường hợp bên liên kết thuộc nhiều hơn một hình thức quan hệ liên kết, người nộp thuế đánh dấu “x” vào các ô tương ứng.
Thông tin tại mục I kê khai đối với các bên liên kết phát sinh giao dịch liên kết với người nộp thuế theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP
Mục II – Các trường hợp được miễn nghĩa vụ kê khai, miễn trừ việc nộp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết:
Nếu người nộp thuế thuộc trường hợp được miễn nghĩa vụ kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP tại Cột (2) thì đánh dấu “x” vào ô thuộc diện miễn trừ tương ứng tại Cột (3).
Trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP người nộp thuế chỉ đánh dấu vào ô tương ứng tại Cột (3) và không phải kê khai các mục III và IV Mẫu số 01 kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
Trường hợp người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm a hoặc điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP người nộp thuế kê khai các mục III và IV theo hướng dẫn tương ứng tại các phần đ.1 và e.
Trường hợp người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP người nộp thuế kê khai theo hướng dẫn tương ứng tại các phần đ.2 và e.
Mục III – Thông tin xác định giá giao dịch liên kết
Trường hợp người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm a hoặc điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và đã kê khai đánh dấu (x) vào cột 3 tại dòng a hoặc dòng c chỉ tiêu miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của Mục II Mẫu số 01 kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP thực hiện kê khai mục này như sau:
- Cột (3), (7) và (12): Kê khai như hướng dẫn tại phần đ.2 Phụ lục này.
- Cột (4), (5), (6), (8), (9), (10) và (11): Người nộp thuế để trống không kê khai.
Người nộp thuế không thuộc trường hợp được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại điểm a hoặc điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP kê khai như sau:
- Chỉ tiêu “Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động kinh doanh”:
- Cột (3): Ghi tổng giá trị doanh thu bán ra cho các bên liên kết và các bên độc lập, bao gồm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác (không bao gồm các khoản thu hộ).
- Cột (7): Ghi tổng giá trị chi phí phải trả cho các bên liên kết và các bên độc lập, bao gồm: Chi phí hàng hóa và dịch vụ mua vào, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác (không bao gồm các khoản chi hộ).
- Cột (4), (5), (6), (8), (9), (10), (11), (12) và (13): Để trống không phải kê khai.
- Chỉ tiêu “Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động liên kết”:
- Cột (3), (4), (7) và (8): Ghi tổng giá trị tại các ô tương ứng với từng chỉ tiêu Hàng hóa cộng (+) Dịch vụ.
- Chỉ tiêu “Hàng hóa”:
- Cột (3), (4), (7) và (8): Ghi tổng giá trị tại các ô tương ứng với các chỉ tiêu Hàng hóa hình thành tài sản cố định cộng (+) Hàng hóa không hình thành tài sản cố định.
- Chỉ tiêu “Hàng hóa hình thành tài sản cố định” và các dòng chi tiết “Bên liên kết A”, “Bên liên kết B”,…:
- Cột (3) và (7): Ghi tổng giá trị phát sinh từ mua hoặc bán tài sản cố định của người nộp thuế với các bên liên kết theo giá trị tại sổ kế toán.
- Cột (4) và (8): Ghi tổng giá trị phát sinh từ mua hoặc bán tài sản cố định với các bên liên kết được xác định theo phương pháp xác định giá tương ứng tại Cột (6) và (10).
- Chỉ tiêu “Hàng hóa không hình thành tài sản cố định” và các dòng chi tiết “Bên liên kết A”, “Bên liên kết B”,…:
- Cột (3) và (7): Ghi tổng giá trị phát sinh từ mua hoặc bán hàng hóa không phải là tài sản cố định của người nộp thuế với các bên liên kết theo giá trị tại sổ kế toán.
- Cột (4) và (8): Ghi tổng giá trị phát sinh từ mua hoặc bán hàng hóa không phải là tài sản cố định của người nộp thuế với các bên liên kết được xác định theo phương pháp xác định giá tương ứng tại Cột (6) và (10).
- Chỉ tiêu “Dịch vụ”:
- Cột (3), (4), (7) và (8): Ghi tổng giá trị tại các ô tương ứng với các chỉ tiêu “Nghiên cứu, phát triển” cộng (+) “Quảng cáo, tiếp thị” cộng (+) “Quản lý kinh doanh và tư vấn, đào tạo” cộng (+) “Hoạt động tài chính” cộng (+) “Dịch vụ khác”.
- Các chỉ tiêu “Nghiên cứu, phát triển”; “Quảng cáo, tiếp thị”; “Quản lý kinh doanh và tư vấn, đào tạo”; “Hoạt động tài chính và Dịch vụ khác”, và chi tiết theo từng “Bên liên kết A”, “Bên liên kết B”,…:+ Cột (3) và (7): Ghi tổng giá trị từng loại dịch vụ phát sinh từ giao dịch với các bên liên kết được ghi nhận theo giá trị ghi tại sổ kế toán.
- Cột (4) và (8): Ghi tổng giá trị từng loại dịch vụ phát sinh từ giao dịch với các bên liên kết được xác định theo phương pháp xác định giá tương ứng tại Cột (6) và Cột (10).
- Cột (6) và (10): Ghi tương ứng với từng chỉ tiêu theo từng bên liên kết ký hiệu viết tắt tên phương pháp xác định giá của giao dịch liên kết cấu thành giá trị bán ra cho bên liên kết và giá trị mua vào từ bên liên kết của người nộp thuế xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư này, cụ thể như sau:
- P1.1: Phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập (phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập).
- P1.2: Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập của các sản phẩm được niêm yết giá công khai trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế.
- P2.1: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi gộp trên doanh thu (phương pháp giá bán lại).
- P2.2: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi gộp trên giá vốn (phương pháp giá vốn cộng lãi).
- P2.3: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần.
- P3: Phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết.
- Cột (5) và (9): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
- Cột (11): Ghi lợi nhuận tăng do xác định lại theo giá giao dịch độc lập.
- Cột (12): Ghi lần lượt tổng giá trị thu hộ, tổng giá trị chi hộ, tổng giá trị doanh thu phân bổ cho cơ sở thường trú, tổng giá trị chi phí phân bổ cho cơ sở thường trú phát sinh trong kỳ tính thuế.
- Cột (13): Ghi theo hướng dẫn tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP tương ứng với từng giao dịch thuộc phạm vi APA và để trống các ô tương ứng với các dòng chỉ tiêu ghi số liệu tổng giá trị.
Mục IV. Kết quả sản xuất kinh doanh sau khi xác định giá giao dịch liên kết:
Chỉ tiêu “Người nộp thuế đã ký thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA)”:
Người nộp thuế đánh dấu “x” vào “Có” nếu đã ký APA đơn phương, song phương hoặc đa phương với Cơ quan thuế Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế không ký APA với Cơ quan thuế thì đánh dấu “x” vào “Không” và để trống không kê khai các chỉ tiêu tại Cột (4) bảng kết quả sản xuất kinh doanh tại mục này.
Người nộp thuế chỉ phát sinh các khoản thu hoặc doanh thu với các bên độc lập chỉ kê khai tại Cột (6) của bảng kết quả sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp đối với từng chỉ tiêu tương ứng được hướng dẫn tại Phụ lục này.
Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ
Trường hợp người nộp thuế đã kê khai đánh dấu (x) vào Cột 3 tại dòng 2a miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của Mục II Mẫu số 01 kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP thực hiện kê khai theo hướng dẫn như sau:
- Các chỉ tiêu tại dòng (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (8.1), (9), (9.1) (10), (11), (12), (13) và (14);
- Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
- Cột (6): Ghi giá trị được xác định từ số liệu tại Báo cáo tài chính.
- Chỉ tiêu tại dòng (15): Người nộp thuế để trống không kê khai.
Trường hợp người nộp thuế đã kê khai đánh dấu (x) vào Cột 3 tại dòng 2c miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của Mục II Mẫu số 01 kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP thực hiện kê khai theo hướng dẫn như sau:
- Các chỉ tiêu tại dòng (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (8.1), (9), (9.1) (10), (11), (12), (13) và (14):
- Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
- Cột (6): Ghi giá trị được xác định từ số liệu tại Báo cáo tài chính.
- Chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết”
- Cột (2): Ghi các tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tại các dòng chỉ tiêu (15) (a, b, c…) theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Điều 5 Thông tư này.
- Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
- Cột 6: Người nộp thuế kê khai giá trị tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần đối với lĩnh vực hoạt động theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư này.
Trường hợp người nộp thuế tham gia nhiều hơn một lĩnh vực thuộc các trường hợp hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư này, thực hiện kê khai riêng theo từng lĩnh vực.
Trường hợp người nộp thuế tham gia nhiều hơn một lĩnh vực thuộc trường hợp hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư này, thực hiện kê khai theo lĩnh vực có tỷ suất cao nhất.
Trường hợp người nộp thuế không được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm a hoặc điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP kê khai như sau:
- Chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”:
- Cột (3) và (4): Ghi tổng giá trị của các giao dịch cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các bên liên kết xác định giá theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại Cột (3) và theo APA tại Cột (4).
- Cột (5): Ghi tổng giá trị của các giao dịch cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các bên độc lập theo giá trị ghi tại sổ kế toán.
- Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
- Các chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu” và “Các khoản giảm trừ doanh thu”: Người nộp thuế kê khai tương ứng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ và ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
- Chỉ tiêu “Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ”:
- Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” trừ (-) chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu”.
- Chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán”:
- Cột (3) và (4): Ghi tổng giá trị của giá vốn hàng bán tương ứng với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho các bên liên kết và bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị giao dịch phát sinh với các bên độc lập ghi tại sổ kế toán.
- Cột (5): Ghi tổng giá trị của giá vốn hàng bán tương ứng với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho các bên độc lập và bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị giao dịch phát sinh với các bên độc lập ghi tại sổ kế toán.
- Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
- Chỉ tiêu “Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ”:
- Cột (3), (4), (5) và (6) có giá trị bằng giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ” trừ (-) chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán”.
- Các chỉ tiêu “Chi phí bán hàng” và “Chi phí quản lý doanh nghiệp”:
- Cột (3) và (4): Ghi tổng giá trị của chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tương ứng với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho các bên liên kết bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị giao dịch phát sinh với các bên độc lập ghi tại sổ kế toán.
- Cột (5): Ghi tổng giá trị của chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tương ứng với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho các bên độc lập bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị giao dịch phát sinh với các bên độc lập ghi tại sổ kế toán.
- Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
- Đối với các chỉ tiêu chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người nộp thuế theo dõi hạch toán và ghi giá trị hạch toán, xác định riêng đối với chi phí từ bên liên kết thuộc phạm vi xác định giá theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết; theo APA và giao dịch với các bên độc lập tương ứng với cột (3), (4) và (5). Trường hợp không xác định riêng được thì người nộp thuế lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp nhất theo một hoặc một số yếu tố như doanh thu, chi phí, tài sản, nhân lực hoặc yếu tố khác phù hợp với bản chất hoạt động và ghi giá trị chi phí phân bổ vào các ô tương ứng (3), (4) và (5).
- Chỉ tiêu “Doanh thu hoạt động tài chính”:
- Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
- Cột (6): Ghi tổng giá trị doanh thu hoạt động tài chính.
- Chỉ tiêu “Doanh thu lãi tiền vay”: Ghi giá trị tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay tính vào doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ.
- Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
- Cột (6): Ghi tổng giá trị theo xác định tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, theo APA đối với giao dịch phát sinh với các bên liên kết và giá trị ghi tại sổ kế toán đối với giao dịch phát sinh với các bên độc lập.
- Chỉ tiêu “Chi phí tài chính”:
- Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
- Cột (6): Ghi tổng giá trị chi phí hoạt động tài chính.
- Chỉ tiêu “Chi phí lãi tiền vay”: Ghi giá trị chi phí lãi vay tính vào chi phí tài chính trong kỳ.
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị theo xác định tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, theo APA đối với giao dịch phát sinh với các bên liên kết và giá trị ghi tại sổ kế toán đối với giao dịch phát sinh với các bên độc lập.
– Chỉ tiêu “Chi phí khấu hao”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị chi phí khấu hao đã tính vào chi phí trong kỳ và được xác định bằng tổng giá trị chi phí khấu hao đã tính vào giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
– Chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi giá trị bằng giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí bán hàng” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí quản lý doanh nghiệp” cộng (+) chỉ tiêu “Doanh thu tài chính” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí tài chính”.
– Chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp” (không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính):
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí bán hàng” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
– Chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay cộng chi phí khấu hao”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi giá trị bằng giá trị chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh” cộng (+) chỉ tiêu “Chi phí lãi vay” cộng (+) chỉ tiêu “Chi phí khấu hao”.
– Chỉ tiêu “Tỷ lệ chi phí lãi vay trên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay cộng chi phí khấu hao”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi giá trị tỷ lệ phần trăm bằng (=) giá trị chỉ tiêu “Chi phí lãi tiền vay” chia (:) giá trị chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay cộng chi phí khấu hao”.
– Chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết”:
+ Cột (2): Ghi các tỷ suất lợi nhuận áp dụng để điều chỉnh, xác định giá giao dịch liên kết tại các dòng chỉ tiêu (15) (a, b, c…) tương ứng với phương pháp xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 7 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
+ Cột (3) và (4): Ghi giá trị tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại Cột (3) và theo APA tại Cột (4).
+ Cột (5) và (6): Người nộp thuế để trống không kê khai.
*Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành ngân hàng, tín dụng:
– Chỉ tiêu “Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự”:
+ Cột (3), (4) và (5): Ghi tổng giá trị của thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự từ các bên liên kết không ký APA xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại Cột (3), theo APA tại Cột (4) và theo giá trị ghi sổ kế toán phát sinh với bên độc lập tại Cột (5).
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
– Chỉ tiêu “Chi trả lãi và các khoản chi phí tương tự”:
+ Cột (3) và (4): Ghi tổng giá trị Chi trả lãi và các khoản chi phí tương tự tương ứng với Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự thu được từ các bên liên kết và bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị giao dịch phát sinh với các bên độc lập ghi tại sổ kế toán.
+ Cột (5): Ghi tổng giá trị Chi trả lãi và các khoản chi phí tương tự tương ứng với Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự thu được từ các bên độc lập bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị giao dịch phát sinh với các bên độc lập ghi tại sổ kế toán.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
– Chỉ tiêu “Thu nhập lãi thuần”:
Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng (=) giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự trừ (-) chỉ tiêu Chi trả lãi và các khoản chi phí tương tự.
– Chỉ tiêu “Thu nhập từ hoạt động dịch vụ”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự.
– Chỉ tiêu “Chi phí hoạt động dịch vụ”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu Chi trả lãi và các khoản chi phí tương tự.
– Chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ”:
Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng (=) giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Thu nhập từ hoạt động dịch vụ” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí hoạt động dịch vụ”.
– Các chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối”, “Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh”, “Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu “Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự”.
– Chỉ tiêu “Thu nhập từ hoạt động khác”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu “Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự”.
– Chỉ tiêu “Chi phí hoạt động khác”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu Chi trả lãi và các khoản chi phí tương tự.
– Chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác”:
Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng (=) giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Thu nhập từ hoạt động khác” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí hoạt động khác”.
– Chỉ tiêu “Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu “Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự”.
– Chỉ tiêu “Chi phí hoạt động”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu “Chi trả lãi và các khoản chi phí tương tự”.
– Chỉ tiêu “Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng”:
+ Cột (3), (4) và (5): Ghi tổng giá trị chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tương ứng với thu nhập và các khoản thu có tính chất là doanh thu tại Cột (3), (4) và (5) được trích lập dự phòng.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
– Đối với các chỉ tiêu chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh, người nộp thuế hạch toán, xác định riêng tương ứng với từng khoản thu có tính chất là doanh thu tại các cột (3), (4), (5) và ghi giá trị được hạch toán, xác định riêng. Trường hợp không xác định riêng được thì người nộp thuế lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp nhất theo một hoặc một số yếu tố như doanh thu, chi phí, tài sản, nhân lực hoặc yếu tố khác phù hợp với bản chất hoạt động và ghi giá trị chi phí phân bổ vào các ô tương ứng (3), (4) và (5).
– Chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận trước thuế”: Phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện trước thuế của tổ chức ngân hàng, tín dụng trong kỳ tính thuế và được xác định như sau:
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng (=) giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Thu nhập lãi thuần” cộng (+) chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ” cộng (+) chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối” cộng (+) chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh” cộng (+) chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư” cộng (+) chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác” cộng (+) chỉ tiêu “Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí hoạt động” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng”.
– Chỉ tiêu: “Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh”:
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận trước thuế” trừ (-) chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác”.
– Chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết”:
+ Cột (2): Ghi các tỷ suất lợi nhuận áp dụng để điều chỉnh, xác định giá giao dịch liên kết tại các dòng chỉ tiêu (15) (a, b, c…) tương ứng với phương pháp xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 7 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP:
+ Cột (3) và (4): Ghi giá trị tỷ suất lợi nhuận áp dụng xác định giá giao dịch liên kết theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại Cột (3) và theo APA tại Cột (4).
+ Cột (5) và (6): Người nộp thuế để trống không kê khai.
*Dành cho người nộp thuế là các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán:
- Trường hợp người nộp thuế đã kê khai đánh dấu (x) vào Cột 3 tại dòng 2a Mục II Mẫu số 01 kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP thực hiện kê khai theo hướng dẫn như sau:
– Các chỉ tiêu tại dòng (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (8.1), (9), (9.1) (10), (11), (12), (13) và (14):
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi giá trị được xác định từ số liệu tại Báo cáo tài chính.
– Chỉ tiêu tại dòng (15): Người nộp thuế để trống không kê khai.
- Trường hợp người nộp thuế không được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP kê khai như sau:
– Chỉ tiêu “Thu từ phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”:
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng (=) giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Thu phí dịch vụ môi giới chứng khoán” cộng (+) chỉ tiêu “Thu phí quản lý danh mục đầu tư” cộng (+) chỉ tiêu “Thu phí bảo lãnh và phí đại lý phát hành” cộng (+) chỉ tiêu “Thu phí tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán” cộng (+) chỉ tiêu “Thu phí quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các khoản tiền thưởng cho Công ty quản lý quỹ” cộng (+) chỉ tiêu “Thu từ phí phát hành chứng chỉ quỹ” cộng (+) chỉ tiêu “Phí thù lao hội đồng quản trị nhận được do tham gia hội đồng quản trị của các công ty khác” cộng (+) chỉ tiêu “Chênh lệch giá chứng khoán mua bán trong kỳ, thu lãi trái phiếu từ hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán, hoạt động đầu tư tài chính của công ty quản lý quỹ” cộng (+) chỉ tiêu “Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”.
– Chỉ tiêu “Thu phí dịch vụ môi giới chứng khoán”:
+ Cột (3), (4) và (5): Ghi tổng giá trị từ thu dịch vụ môi giới chứng khoán từ các bên liên kết không ký APA xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại Cột (3); theo APA tại Cột (4) và theo giá trị ghi sổ kế toán phát sinh với bên độc lập tại Cột (5).
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
– Các chỉ tiêu “Thu phí quản lý danh mục đầu tư”, “Thu phí bảo lãnh và phí đại lý phát hành, “Thu phí tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán”, “Thu phí quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các khoản tiền thưởng cho Công ty quản lý quỹ”, “Thu từ phí phát hành chứng chỉ quỹ”, “Phí thù lao hội đồng quản trị nhận được do tham gia hội đồng quản trị của các công ty khác”, “Chênh lệch giá chứng khoán mua bán trong kỳ, thu lãi trái phiếu từ hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán, hoạt động đầu tư tài chính của công ty quản lý quỹ”, Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu “Thu dịch vụ môi giới chứng khoán”.
– Chỉ tiêu “Chi phí để thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng và các chi phí cho hoạt động tự doanh”:
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng (=) giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Chi nộp phí thành viên trung tâm giao dịch chứng khoán” (đối với công ty là thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán) cộng (+) “Chi phí lưu ký chứng khoán, phí giao dịch chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán” cộng (+) chỉ tiêu “Phí niêm yết và đăng ký chứng khoán” (đối với công ty phát hành chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán) cộng (+) chỉ tiêu “Chi phí liên quan đến việc quản lý quỹ đầu tư, danh mục đầu tư” cộng (+) chỉ tiêu “Chi phí huy động vốn cho quỹ đầu tư” cộng (+) chỉ tiêu “Chi trả lãi tiền vay” cộng (+) chỉ tiêu “Chi phí thù lao cho hội đồng quản trị” cộng (+) chỉ tiêu “Chi nộp thuế, phí, lệ phí phải nộp có liên quan đến hoạt động kinh doanh” cộng (+) chỉ tiêu “Chi hoạt động quản lý và công vụ, chi phí cho nhân viên” cộng (+) chỉ tiêu “Chi khấu hao tài sản cố định, chi khác về tài sản” cộng (+) chỉ tiêu “Trích dự phòng giảm giá chứng khoán tự doanh” cộng (+) chỉ tiêu “Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”.
– Chỉ tiêu “Chi nộp phí thành viên trung tâm giao dịch chứng khoán” (đối với công ty là thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán):
+ Cột (3) và (4): Ghi tổng giá trị của Chi nộp phí thành viên trung tâm giao dịch chứng khoán (đối với công ty là thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán) tương ứng với doanh thu thu được từ các bên liên kết và bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị ghi tại sổ kế toán đối với giao dịch phát sinh với các bên độc lập.
+ Cột (5): Ghi tổng giá trị của Chi nộp phí thành viên trung tâm giao dịch chứng khoán (đối với công ty là thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán) tương ứng với doanh thu thu được từ các bên độc lập và bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị ghi tại sổ kế toán đối với giao dịch phát sinh với các bên độc lập.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
– Chỉ tiêu “Chi phí lưu ký chứng khoán, phí giao dịch chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế theo dõi riêng và ghi tổng giá trị chi phí phát sinh từ các bên liên kết xác định giá tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại Cột (3); theo APA tại Cột (4); và từ các bên độc lập tại Cột (5).
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
– Chỉ tiêu “Phí niêm yết và đăng ký chứng khoán” (đối với công ty phát hành chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán):
+ Cột (3), (4), (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị phí niêm yết và đăng ký chứng khoán.
– Chỉ tiêu “Chi phí liên quan đến việc quản lý quỹ đầu tư, danh mục đầu tư”:
+ Cột (3) và (4): Ghi tổng giá trị của chi phí liên quan đến việc quản lý quỹ đầu tư, danh mục đầu tư tương ứng các khoản thu có tính chất là doanh thu thu được từ các bên liên kết được xác định bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị ghi tại sổ kế toán đối với giao dịch phát sinh với các bên độc lập.
+ Cột (5): Ghi tổng giá trị của các chi phí liên quan đến việc quản lý quỹ đầu tư, danh mục đầu tư tương ứng với các khoản thu có tính chất là doanh thu thu được từ các bên độc lập được xác định bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị ghi tại sổ kế toán đối với giao dịch phát sinh với các bên độc lập.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
– Các chỉ tiêu “Chi phí huy động vốn cho quỹ đầu tư”, “Chi phí thù lao cho hội đồng quản trị”, “Chi nộp thuế, phí, lệ phí phải nộp có liên quan đến hoạt động kinh doanh”, “Chi hoạt động quản lý và công vụ, chi phí cho nhân viên”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu “Chi phí liên quan đến việc quản lý quỹ đầu tư, danh mục đầu tư”.
– Chỉ tiêu “Chi trả lãi tiền vay”: Phản ánh chi phí lãi vay phải trả tính vào chi phí tài chính trong kỳ.
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị-theo giá trị xác định tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, theo APA đối với giao dịch phát sinh với các bên liên kết và giá trị ghi tại sổ kế toán đối với giao dịch phát sinh với các bên độc lập.
– Chỉ tiêu “Chi khấu hao tài sản cố định, chi khác về tài sản”:
+ Cột (3), (4), (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị bằng (=) giá trị tại chỉ tiêu “Chi khấu hao tài sản cố định” cộng (+) chỉ tiêu “Chi khác về tài sản”.
– Chỉ tiêu “Chi khấu hao tài sản cố định”: Phản ánh giá trị khấu hao tài sản cố định trong kỳ tính thuế.
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị khấu hao đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh.
– Chỉ tiêu “Chi khác về tài sản”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị chi khác về tài sản đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh.
– Chỉ tiêu “Trích dự phòng giảm giá chứng khoán tự doanh”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu “Chi phí lưu ký chứng khoán, phí giao dịch chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán”.
– Chỉ tiêu “Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu Chi phí liên quan đến việc quản lý quỹ đầu tư, danh mục đầu tư.
– Chỉ tiêu “Lãi (lỗ) từ hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”:
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng (=) giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Thu từ phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí để thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng và các chi phí cho hoạt động tự doanh”.
– Chỉ tiêu “Các khoản thu nhập khác ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu “Thu phí dịch vụ môi giới chứng khoán”.
– Chỉ tiêu “Chi phí khác ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu Chi phí liên quan đến việc quản lý quỹ đầu tư, danh mục đầu tư.
– Chỉ tiêu “Lãi (lỗ) khác ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”:
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng (=) giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Các khoản thu nhập khác ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí khác ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”.
– Đối với các chỉ tiêu chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh người nộp thuế hạch toán, xác định riêng tương ứng với từng loại khoản thu có tính chất là doanh thu tại các cột (3), (4), (5) và ghi giá trị được hạch toán, xác định riêng. Trường hợp không xác định riêng được thì người nộp thuế lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp nhất theo một hoặc một số yếu tố như doanh thu, chi phí, tài sản, nhân lực hoặc yếu tố khác phù hợp với bản chất hoạt động và ghi giá trị chi phí phân bổ vào các ô tương ứng (3), (4) và (5).
– Chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp”:
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi tổng giá trị bằng (=) giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Lãi (lỗ) từ hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh” cộng (+) chỉ tiêu “Lãi (lỗ) khác ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”.
– Chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh”:
+ Cột (3), Cột (4), (5) và (6): Ghi giá trị bàng (=) giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp” trừ (-) chỉ tiêu “Lãi (lỗ) khác ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”.
– Chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp”:
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi tổng giá trị bằng (=) giá trị tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh cộng” (+) chỉ tiêu “Chi trả lãi tiền vay”.
– Chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay cộng chi phí khấu hao”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi giá trị bằng giá trị chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh” cộng (+) chỉ tiêu “Chi phí lãi vay” cộng (+) chỉ tiêu “Chi phí khấu hao”.
– Chỉ tiêu “Tỷ lệ chi phí lãi vay trên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay và chi phí khấu hao”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi giá trị tỷ lệ phần trăm bằng (=) giá trị chỉ tiêu “Chi phí lãi tiền vay” chia (:) giá trị chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay cộng chi phí khấu hao”
– Chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết”:
+ Cột (2): Ghi các tỷ suất lợi nhuận áp dụng để điều chỉnh, xác định giá giao dịch liên kết tại các dòng chỉ tiêu (15) (a, b, c…) tương ứng với phương pháp xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 7 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP: + Cột (3) và (4): Ghi giá trị tỷ suất lợi nhuận áp dụng xác định giá giao dịch liên kết theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại Cột (3) và theo APA tại Cột (4).
+ Cột (5) và (6): Người nộp thuế để trống không kê khai.
Công ty Đại lý thuế Việt An cung cấp dịch vụ tư vấn thuế chuyên nghiệp, chính xác. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ theo Hotline: 0988.856.708 để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.
Từ khóa » Cách Kê Khai Giao Dịch Liên Kết
-
Hướng Dẫn Lập Phụ Lục Giao Dịch Liên Kết, Phụ Lục GDLK 01 Theo ...
-
Hướng Dẫn Lập Tờ Khai Giao Dịch Liên Kết Mẫu Số 01 Theo Nghị định ...
-
Quy định Mới Về Kê Khai Giao Dịch Liên Kết ? Miễn, Nộp Thuế Giao ...
-
Hướng Dẫn Lập Tờ Khai Giao Dịch Liên Kết
-
Cách Xác định Giao Dịch Liên Kết Trong Kê Khai Thuế - Tax24
-
NGHỊ ĐỊNH 132/2020:TT200 HƯỚNG DẪN LẬP TỜ KHAI GIAO ...
-
[PDF] Các Lưu ý Trong Việc Kê Khai Tờ Khai Giao Dịch Liên Kết Cho Năm Tài ...
-
Trường Hợp Nào DN được Miễn Lập Hồ Sơ Giao Dịch Liên Kết?
-
Phụ Lục Thông Tin Về Giao Dịch Liên Kết Mẫu 03-7/TNDN
-
Quy định Về Giao Dịch Liên Kết Nghị định 132 - Kế Toán Thiên Ưng
-
5 điều Nên Biết Về Giao Dịch Liên Kết - Thuế Tâm Việt
-
[PDF] Thủ Tục Hành Chính Sửa đổi, Thay Thế Thuộc Phạm Vi Chức Năng Quản ...
-
Những Thông Tin Doanh Nghiệp Cần Biết Về Giao Dịch Liên Kết Năm 2022
-
Dịch Vụ Lập Tờ Khai Giao Dịch Liên Kết | Tri Thức Việt