Hướng Dẫn Sử Dụng Kính Hiển Vi đúng Cách Bạn Cần Biết

Kính hiển vi là thiết bị dùng để nhìn những vật có kích thước nhỏ mà bắt thường không thể nhìn thấy được. Nó được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành như sinh học, vật lý, y học, khoa học vật liệu… và ngày càng phát triển thành công cụ phân tích rất có ích.

Tổng quan về kính hiển vi

Kính hiển vi trong tiếng Hy Lạp có tên là Microscop có nghĩa là “nhìn thấy những vật thể nhỏ”. Thiết bị này có thể quan sát những vật có kích thước rất nhỏ mà mắt thường ta không thể nhìn thấy được. Kính hiển vi sẽ phóng đại vật thể lên từ 40 – 3000 lần.

Cấu tạo của kính hiển vi

  • Hệ thống giá đỡ gồm: Bệ, thân, Revonve mang vật kính, bàn để tiêu bản, kẹp tiêu bản.
  • Hệ thống phóng đại gồm:
    • Thị kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát)
    • Vật kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, đóng vai trò như kính lúp để quan sát ảnh thật).
  • Hệ thống chiếu sáng gồm:
    • Nguồn sáng (gương hoặc đèn).
    • Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.
    • Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát.
    • Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.
  • Hệ thống điều chỉnh:
    • Ốc vĩ cấp
    • Ốc vi cấp
    • Ốc điều chỉnh tụ quang lên xuống
    • Ốc điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang
    • Núm điều chỉnh màn chắn
    • Ốc di chuyển phiến kính mang tiêu bản (trước, sau, trái, phải)

cấu tạo của kính hiển vi

>> Xem thêm:

  • Kính hiển vi MEIJI TECHNO 
  • Kính hiển vi MOTIC

Cách sử dụng kính hiển vi

  • Bật công tắc nguồn.
  • Đặt tiêu bản lên bàn để tiêu bản, dùng kẹp để giữ tiêu bản, nhỏ 1 giọt dầu soi để soi chìm trên phiến kính khi soi vật kính x100.
  • Chọn vật kính: tùy theo mẫu tiêu bản và mục đích quan sát để chọn vật kính thích hợp.
  • Chỉnh tiêu điểm nên dùng vật kính 10X để chỉnh, xoay núm chỉnh thô trước để đặt đúng khoảng cách, sau đó dùng núm chỉnh tinh để lấy lại ảnh rõ nét. Sau đó nên vặn núm cố định tiêu điểm ở trên thân kính cho đến khi nó chạm vào thanh hướng dẫn bàn kính (để hạn chế hành trình cao tối đa của bàn)
  • Khoảng cách chính xác để chỉnh tiêu điểm
  • Chỉnh khoảng cách giữa hai đồng tử: để có thể quan sát thấy một ảnh trùng nhau giữa hai mắt. Sau khi chỉnh xong ghi nhớ khoảng cách đã được chia vạch trên kính, để lần sau sử dụng nhanh chóng.
  • Chỉnh độ Diopt: Nhìn vào thị kính (với mắt phải) chỉnh tiêu điểm cho đến khi rõ nét (chỉnh thô và chỉnh tinh tiêu điểm). Sau đó dùng mắt trái nhìn vào thị kính bên trái và chỉnh vòng diopt trên mắt trái cho đến khi quan sát rõ ảnh.

sử dụng kính hiển vi

  • Chuyển đến vật kính có độ phóng đại đúng theo yêu cầu sử dụng
  • Điều chỉnh tụ quang: đối với vật kính 10X hạ tụ quang đến tận cùng, vật kính 40X để tụ quang ở đoạn giữa, vật kính 100X.
  • Chỉnh màng chắn sang: trên màn chắn sáng có khắc vị trí tương ứng với độ phóng đại 4X, 10X, 40X và 100X chọn vị trí thích hợp theo vật kính sử dụng (mặt chữ tương ứng độ phóng đại sử dụng hướng về phía trước)
  • Hạ vật kính sát vào tiêu bản (mắt nhìn tiêu bản).
  • Mắt nhìn thị kính, tay vặn ốc vĩ cấp để đưa vật kính lên cho đến khi nhìn thấy hình ảnh mờ của vi trường.Điều chỉnh ốc vi cấp để được hình ảnh rõ nét.

Trên đây là hướng dẫn sử dụng kính hiển vi, nếu bạn còn thắc mắc gì về thiết bị này có thể gọi đến hotline 0936 983 953 để được tư vấn miễn phí. Ngoài ra CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ BẢO TRÌ VIỆT NAM còn cung cấp nhiều thiết bị đo lường, thiết bị bảo trì và thiết bị công nghiệp khác.

Từ khóa » Tiêu Cự Vật Kính Là Gì