HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC BÔI NGOÀI DA CHO TRẺ EM ...
Có thể bạn quan tâm
Một trong các yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc hấp thu khi sử dụng thuốc bôi qua da đó chính là đặc điểm của da, như: da dày hay mỏng, mỡ dưới da nhiều hay ít, độ pH của da,.. Các đặc điểm này ở trẻ hầu như khác với người trưởng thành bởi vì da trẻ mỏng hơn, nhiều mạch máu hơn, tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh,… Do đó, nguy cơ quá liều thậm chí là nhiễm độc khi sử dụng thuốc bôi ngoài da ở trẻ em cao hơn người lớn nhiều. Vì vậy, việc sử dụng thuốc bôi ngoài da ở trẻ cần có chỉ định và liều dùng phù hợp để tránh các tác dụng không mong muốn xảy ra, cần tham vấn ý kiến từ bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc bôi ngoài da nào cho trẻ.
1. Các dạng bào chế thuốc bôi ngoài da
Các dạng bào chế thuốc bôi ngoài da thường gặp như: thuốc mỡ, kem, lotion, gel,… Cùng một hoạt chất, có thể có nhiều dạng bào chế khác nhau. Các dạng bào chế này khác nhau chủ yếu về tỉ lệ thành phần thân dầu và thân nước có trong sản phẩm, đặc điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thẩm thấu và độ nhờn rít cũng như hiệu quả điều trị và sự thoải mái khi sử dụng sản phẩm. Tuỳ vào vị trí sử dụng thuốc trên cơ thể, mục tiêu điều trị, đối tượng sử dụng Bác sĩ lựa chọn dạng bào chế phù hợp cho trẻ.
2. Các thuốc bôi ngoài da thường dùng cho trẻ
* Chất giữ ẩm
Ở trẻ em, đặc biệt là các trẻ nhỏ, rất thường hay gặp các tình trạng gây khó chịu về da như: hăm tã, chàm sữa, viêm da cơ địa,… Việc sử dụng các chất giữ ẩm, đặc biệt là các loại có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc các loại đã được chứng minh hiệu quả lâm sàng được các bác sĩ tin dùng có thể giúp giảm độ nặng của bệnh, giảm nhu cầu sử dụng các thuốc điều trị và giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da cho trẻ. Nếu chất giữ ẩm được chỉ định dùng cùng với một loại thuốc bôi ngoài da khác, nên bôi chất giữ ẩm 30 phút trước khi sử dụng thuốc còn lại.
Một số sản phẩm giữ ẩm có thể sử dụng được cho trẻ như: - Dạng kem hay sáp: Saforelle Bebe cream, Atopiclair lotion/cream, Ceradan, Eucerin ato control cream, A-DermaExomega DEFI Emollient,…; nên thoa cho trẻ trong vòng 3 phút sau khi tắm; mỗi ngày 2-4 lần. - Sữa tắm: có thể sử phối hợp thêm sữa tắm Saforelle Bebe Gel Lavante, Eucerin pH5, Cetaphil, Physiogel,…
Ảnh: Một số sản phẩm làm ẩm da
* Chất sát trùng Đối với các trẻ có sang thương da như vết thương hở, chảy dịch, có mủ vẩy tiết có thể gặp trong một số bệnh như: chốc lây, chàm sữa, viêm da cơ địa, nhiễm trùng da,… Bác sĩ sẽ cho sử dụng các chất sát trùng như Betadine, Milian 1%, Eosine 2%,… ngày 2 lần cho đến khi hết rỉ dịch, chảy mủ. Bảo quản xa tầm tay trẻ em, tuyệt đối không để trẻ uống phải các chất sát trùng.
Ảnh: Một số chất sát trùng dùng cho trẻ em
* Thuốc chống viêm Thuốc chống viêm đường bôi thường được dùng cho trẻ là các thuốc có chứa corticoid, có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, thường được chỉ định trong giai đoạn cấp của chàm hay viêm da cơ địa. Cha mẹ không nên tự ý sử dụng các thuốc này cho trẻ mà phải được chỉ định bởi bác sĩ để có được lựa chọn thuốc corticoid phù hợp, giảm các tác dụng không mong muốn của corticoid. Một số thuốc corticoid bôi ngoài da bác sĩ thường chỉ định cho trẻ: hydrocortisone 1% hoặc 2.5%, Clobetasol butyrate 0.05%.
Ảnh: Một số thuốc chống viêm corticoid bôi ngoài da cho trẻ
* Thuốc kháng sinh, kháng nấm Tương tự như thuốc chống viêm, các thuốc kháng sinh, kháng nấm được dùng khi trẻ bị nhiễm trùng, các thuốc này chỉ nên được sử dụng cho trẻ khi được chỉ định bởi các bác sĩ sau khi đã qua thăm khám trực tiếp để đảm bảo thuốc được sử dụng điều trị đúng bệnh; tránh việc lạm dụng thuốc, giúp giảm thiểu các tác hại từ tác dụng phụ, đề kháng thuốc, thậm chí là độc tính của thuốc khi sử dụng quá liều cần thiết. Một số thuốc kháng sinh, kháng nấm dùng đường bôi mà trẻ thường được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng, nhiễm nấm ngoài da bao gồm: mupirocin 2%, acid fusidic, ketoconazol,…
Ảnh: Một số thuốc kháng sinh dùng ngoài da cho trẻ
* Thuốc trị ghẻ Hiện nay ở Việt Nam, D.E.P (diethylphtalat) là thuốc trị ghẻ được dùng phổ biến nhất. Thuốc D.E.P được bôi 1 lần trong ngày, sau khi tắm. Sau khi bôi thuốc, cần hạn chế tối đa việc để da tiếp xúc với nước và chỉ nên tắm lại sau khi bôi thuốc được ít nhất 12 tiếng. Thuốc trị ghẻ cần được bôi toàn thân (trừ vùng mặt), đặc biệt chú ý bôi kĩ các vùng nếp kẽ (nách, mông, bẹn,…), vùng quanh móng và sau tai. Tuyệt đối không để thuốc dính vào mắt. Nếu trẻ mắc phải bệnh ghẻ, không chỉ điều trị một cá nhân bị ghẻ mà phải bôi thuốc điều trị cho tất cả những người tiếp xúc bao gồm mọi người trong gia đình, lớp nhà trẻ,…
Ảnh: Thuốc trị ghẻ
* Các thuốc bôi phối hợp nhiều hoạt chất Bên cạnh những loại thuốc bôi chỉ chứa một hoạt chất như đã nêu trên, trên thị trường cũng có một số loại thuốc bôi kết hợp nhiều hoạt chất với nhau như: thuốc chống viêm với kháng sinh, thuốc chống viêm với thuốc kháng nấm,… nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, vì có sự kết hợp giữa các hoạt chất như vậy nên các loại thuốc bôi này thường có tên tương tự với các sản phẩm chỉ chứa hoạt chất thành phần của chúng và dễ gây nhầm lẫn. Các loại thuốc này cũng thường có thêm những lưu ý đặc biệt về độ tuổi sử dụng. Do đó, không nên tự ý sử dụng những thuốc này cho trẻ mà chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả và an toàn tốt nhất cho trẻ.
Ảnh: Một số thuốc bôi phối hợp nhiều hoạt chất
(Còn tiếp)
Từ khóa » Bôi Corticoid Lên Mặt Trẻ Sơ Sinh
-
Ngừa Tai Biến Corticoid Khi Dùng Cho Trẻ Em - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Tác Hại Nguy Hiểm Của Corticoid Bôi Da đối Với Trẻ Em
-
Thận Trọng Khi Sử Dụng Thuốc Chứa Corticoid Trị Chàm Sữa Cho Trẻ Em
-
Có Nên Dùng Corticoid Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Quản Lý Viêm Da Cơ địa ở Trẻ Em
-
Những Trẻ Không được Dùng Corticoid
-
CẨN THẬN KHI SỬ DỤNG THUỐC CHỨA CORTICOID
-
Lưu ý Khi Dùng Corticosteroids ở Trẻ Em - Vinmec
-
Lưu ý Tác Dụng Phụ Của Thuốc Mỡ Bôi Ngoài Da Có Chứa Corticoid
-
Ngừa Tai Biến Của Corticoid Khi Dùng Cho Trẻ Em | Medlatec
-
Dấu Hiệu Da Nhiễm Corticoid Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Thuốc Bôi Chứa Corticoid: Tác Dụng Phụ Và Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc
-
Cách Sử Dụng Mỡ Corticoid Bôi Ngoài Da - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Chàm Sữa Bôi Thuốc Gì? Mách Mẹ Cách Chọn
-
Các Nguyên Tắc Của Trị Liệu Da Liễu Tại Chỗ
-
Cảnh Báo Tình Trạng Lạm Dụng Corticoid