Ngừa Tai Biến Của Corticoid Khi Dùng Cho Trẻ Em | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
Loãng xương có thể xảy ra ở trẻ dùng corticoid.
Những tác hại đáng ngại của thuốc
Corticoid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, đặc biệt ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Những tác hại khi dùng corticoid thường gặp ở những trẻ dùng corticoid liều cao hoặc dùng dài ngày, có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến thượng thận và làm trẻ chậm phát triển.
Ngay cả thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid ở trẻ em, thường gặp nhất là dùng thuốc bôi corticoid để tự chữa bệnh chàm thể tạng cũng có thể gây tác hại cho trẻ. Teo da là tác dụng phụ phổ biến nhất.
Corticoid có thể gây ra hội chứng Cushing ở trẻ em. Đây là tác dụng phụ do sử dụng thuốc corticoid với liều lượng cao và kéo dài. Ở những trẻ bị hội chứng Cushing dễ tăng cân, béo phì không cân đối, tích tụ mỡ ở phần bụng và mặt, sau gáy và cổ, còn phần tay chân thì lại gầy và dường như không thay đổi so với trước đây. Còn ở trẻ gái đã dậy thì sẽ xuất hiện rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh. Tình trạng ức chế tuyến thượng thận còn làm cho da càng ngày càng mỏng dần và rất dễ bị bầm tím, những vết căng giãn màu đỏ tía xuất hiện dưới da. Các vết đứt tay, chảy máu hoặc vết côn trùng cắn thì rất lâu lành. Khuôn mặt trẻ trở nên tròn như mặt trăng, kèm theo tình trạng mệt mỏi, yếu cơ, dễ mắc bệnh nhiễm trùng.
Suy tuyến thượng thận do khi dùng thuốc corticoid kéo dài sẽ làm ức chế tuyến thượng thận bài tiết ra corticoid, dẫn đến tình trạng suy giảm khả năng bài tiết corticoid của chính cơ thể trẻ, làm trẻ mệt mỏi, buồn nôn, nặng hơn có thể gây huyết áp thấp hay tụt huyết áp. Tăng cân do giữ muối nước, cơ thể trẻ béo ra, bụng to, chân tay teo lại, da mỏng dễ bầm máu, rạn nứt da ở bụng.
Corticoid có thể gây bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, loét dạ dày tá tràng, hạ kali máu (bệnh nhi sẽ bị yếu cơ, có thể loạn nhịp tim). Corticoid còn làm giảm sức đề kháng của cơ thể nên trẻ dễ bị nhiễm trùng (lao phổi, nấm da, zona, thủy đậu…), loãng xương (xương bị mất chất vôi, mỏng dần nên rất dễ bị gãy). Trẻ mọc trứng cá, rậm lông, hoại tử xương vô trùng (thường ở đầu xương đùi), teo cơ (cơ mông, cơ tứ đầu đùi), đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, rối loạn tâm thần kinh (mất ngủ, nóng nảy, kém chú ý, cơn hưng phấn hay trầm cảm). Corticoid làm trẻ chậm phát triển chiều cao, dẫn đến bị lùn.
Cách nào để hạn chế, phòng ngừa?
Ðể phòng ngừa và hạn chế những tác dụng phụ của nhóm thuốc này gây ra, tất cả những trẻ có điều trị thuốc corticoid nên theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Quan trọng nhất là phải dùng corticoid đúng chỉ định và theo hướng dẫn của thầy thuốc. Khi dùng lâu dài corticoid phải có bác sĩ chuyên khoa theo dõi thường xuyên để xử trí kịp thời nếu xảy ra tác dụng có hại. Không được tự ngừng thuốc corticoid đột ngột, nhất là những trường hợp đang dùng liều cao hoặc đã dùng thuốc trong thời gian dài vì có nguy cơ gây suy thượng thận cấp nặng, dễ dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Trẻ mắc hội chứng cushing.
Nên dùng corticoid với liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất theo yêu cầu điều trị đủ có tác dụng. Dùng các thuốc thay thế khác ngay khi có thể. Ưu tiên sử dụng các cách dùng thuốc ít tác dụng phụ nhất mà vẫn đạt hiệu quả như bôi ngoài da hoặc trẻ bị hen phế quản phụ thuộc corticoid có thể dùng đường hít qua mũi. Trước khi điều trị nên chụp Xquang phổi để loại trừ bệnh lao phổi vì corticoid làm nặng thêm bệnh lao phổi.
Khi bắt đầu và trong suốt thời gian điều trị corticoid, cần kiểm tra xem trẻ có bị đái tháo đường hoặc tăng huyết áp không? Gia đình nên biết corticoid có thể gây rối loạn tâm thần, vì vậy cần thông báo ngay cho thầy thuốc nếu trẻ có những thay đổi về hành vi, nhận thức hoặc trí nhớ.
Ðể đề phòng loãng xương, nên cho trẻ uống thêm khoảng 1g calci mỗi ngày và có thể uống thêm vitamin D, nên kiểm tra định kỳ 6 tháng 1 lần xem trẻ có bị loãng xương không. Ðề phòng viêm loét dạ dày bằng cách cho trẻ uống thuốc cùng hoặc ngay sau các bữa ăn. Một số thuốc có khả năng dự phòng loét dạ dày do corticoid là sucralfate, uống trước bữa ăn 1 giờ và trước khi đi ngủ hoặc ranitidine, losec...
Nếu trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng thì phải được điều trị tích cực bằng kháng sinh. Cần theo dõi cân nặng của trẻ hằng ngày. Nên áp dụng chế độ ăn kiêng để tránh béo phì hoặc tăng cân nhanh. Nên đo chiều cao thường xuyên để phát hiện sớm những trường hợp trẻ bị chậm lớn. Nếu đang điều trị mà thấy trẻ bị phù thì phải báo ngay cho thầy thuốc. Dùng corticoid hay gây hạ kali máu, nên trẻ phải được xét nghiệm kiểm tra kali máu định kỳ. Khi bắt đầu giảm liều hoặc ngừng corticoid, cần chú ý các dấu hiệu có thể của suy thượng thận như mệt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tụt huyết áp... Khi đó nên đưa trẻ đến bệnh viện sớm để cấp cứu kịp thời.
Theo Sức khỏe và đời sống
Từ khóa » Bôi Corticoid Lên Mặt Trẻ Sơ Sinh
-
Ngừa Tai Biến Corticoid Khi Dùng Cho Trẻ Em - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Tác Hại Nguy Hiểm Của Corticoid Bôi Da đối Với Trẻ Em
-
Thận Trọng Khi Sử Dụng Thuốc Chứa Corticoid Trị Chàm Sữa Cho Trẻ Em
-
Có Nên Dùng Corticoid Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Quản Lý Viêm Da Cơ địa ở Trẻ Em
-
Những Trẻ Không được Dùng Corticoid
-
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC BÔI NGOÀI DA CHO TRẺ EM ...
-
CẨN THẬN KHI SỬ DỤNG THUỐC CHỨA CORTICOID
-
Lưu ý Khi Dùng Corticosteroids ở Trẻ Em - Vinmec
-
Lưu ý Tác Dụng Phụ Của Thuốc Mỡ Bôi Ngoài Da Có Chứa Corticoid
-
Dấu Hiệu Da Nhiễm Corticoid Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Thuốc Bôi Chứa Corticoid: Tác Dụng Phụ Và Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc
-
Cách Sử Dụng Mỡ Corticoid Bôi Ngoài Da - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Chàm Sữa Bôi Thuốc Gì? Mách Mẹ Cách Chọn
-
Các Nguyên Tắc Của Trị Liệu Da Liễu Tại Chỗ
-
Cảnh Báo Tình Trạng Lạm Dụng Corticoid