Hướng Dẫn Thủ Tục Chia, Tách Doanh Nghiệp - Luật Trí Nam

Thủ tục tách doanh nghiệp là gì?

Tách doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Theo đó, việc tách công ty TNHH, công ty cổ phần sẽ dẫn tới việc thành lập mới một hoặc một số công ty TNHH khác hoặc công ty cổ phần khác, (sau đây gọi là công ty được tách).

- Công ty bị tách vẫn tồn tại song song, độc lập với các công ty được tách. Trừ thông tin về vốn điều lệ, tỉ lệ vốn góp giữa các thành viên/ cổ đông và thông tin thành viên/ cổ đông bị thay đổi, tên và các thông tin đăng ký doanh nghiệp khác của công ty bị tách vẫn giữ nguyên.

- Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng với giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới hoặc toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới

- Công ty bị tách vẫn sử dụng mã số thuế và Giấy chứng nhận đăng ký thuế đã được cấp trước đây để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ về thuế, công ty được tách làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời xin cấp mã số thuế riêng trong vòng 10 ngày kể từ ngày quyết định tách công ty được thông qua.

Thủ tục chia doanh nghiệp là gì?

Chia doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo đó công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần chia thành một số công ty mới.

- Chấm dứt sự tồn tại của công ty bị chia sau khi công ty mới được đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp được chia làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời xin cấp mã số thuế riêng trong vòng 10 ngày kể từ ngày quyết định chia công ty được thông qua.

- Một phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng với giá trị tài sản cho công ty mới hoặc toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới.

Việc cần làm khi chia, tách doanh nghiệp

Công ty đang hoạt động mã chia, tách khiến cho cơ cấu quản lý tài chính, nhân sự, tài sản, cổ đông thay đổi theo. Công ty phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật để không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các đối tượng có liên quan. Theo đó nguyên tắc thực hiện việc cơ cấu lại theo hướng chia, tách doanh nghiệp sẽ như sau:

  1. Quyết định chia, tách công ty phải được cấp có thẩm quyền thông qua và không nhằm mục đích trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của công ty hiện tại đối với các cá nhân, tổ chức khác.
  2. Các công ty thành lập mới từ việc chia, tách từ công ty cũ phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác.
  3. Các công ty có nghĩa vụ hoạch toán kế toán đảm bảo không làm thất thoát tài sản của công ty trước khi cơ cấu.
  4. Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia/tách thông qua nghị quyết chia/tách công ty theo quy định. Nghị quyết phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết. Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công ty được chia/tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải kèm theo nghị quyết chia/tách công ty.

Trong hoạt động tư vấn thành lập công ty mới trên cớ sở chia tách nhiều Phòng đăng ký kinh doanh yêu cầu công ty đăng ký chia, tách phải cam kết giữ nguyên lao động trong quá trình chia tách thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mới được chấp thuận thông qua. Đương nhiên như thế đảm bảo không phát sinh sai phạm trong việc quản lý lao động khi công ty cơ cấu lại, nhưng nó ảnh hưởng đến quyền lợi của công ty trong thực tế. Bởi khi chia tách mà các lao động đồng ý thỏa thuận thay đổi lại hợp đồng lao động thì tại sao lại không cho?

Quy định về hoạch toán kế toán khi chia tách công ty

Đối với hoạt động kế toán tại công ty bị tách căn cứ Luật kế toán quy định

“Điều 43. Công việc kế toán trong trường hợp tách đơn vị kế toán :

1. Đơn vị kế toán bị tách một bộ phận để thành lập đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách;

b) Bàn giao tài sản, nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;

c) Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho đơn vị kế toán mới; đối với tài liệu kế toán không bàn giao thì đơn vị kế toán bị tách lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này.

2. Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.”

Đối với hoạt động kế toán tại công ty được tách thì sẽ thực hiện ghi tăng vốn, tăng công nợ phải gánh chịu và nhận tài sản về theo giá trị tương ứng tương tự như tại công ty được tách.

Thực tế việc chia tách công ty có thể xảy ra tranh chấp khi chuyển giao tài sản từ công ty được chia tách cho công ty mới.

Các hình thức tách công ty TNHH có gì khác tách công ty cổ phần

Công ty TNHH, công ty cổ phần có thể tách công ty bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có để thành lập một hoặc một số công ty TNHH, công ty cổ phần mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. Theo đó:

  • Một là công ty có thể tách thành nhiều công ty khác, số lượng công ty không bị giới hạn, mức vốn của công ty mới thành lập cũng không có quy định về số vốn tối thiểu.
  • Hai là hồ sơ khai nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh sẽ bao gồm hồ sơ thành lập công ty mới trên cơ sở tách công ty và hồ sơ tách công ty. Theo phản ánh của các công ty tư vấn thành lập công ty tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều trường hợp công ty đăng ký tách không được thực hiện các thay đổi khác (Ví dụ: Thay đổi người đại diện theo pháp luật) mà chưa có căn cứ pháp lý rõ ràng. Đây là một vướng mắc trong áp dụng luật trên thực tế bởi nhiều trường hợp sau khi tách công ty, cổ đông kiêm người đại diện theo pháp luật chuyển qua quản lý công ty mới nên công ty được tách phải thay đổi cả người đại diện theo pháp luật cho phù hợp với cơ cấu quản lý mới.
  • Ba là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mới thành lập có ghi nhận nội dung công ty được thành lập trên cơ sở tách từ công ty nào. Do vậy khi khai nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp người thực hiện phải lưu ý thông tin này. Bởi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hiện tại được cấp đúng nội dung người nộp hồ sơ khai nộp trên trang cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Thủ tục chia, tách công ty thực hiện tại Hà Nội có rất nhiều lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ pháp lý uy tín. Trong đó Công ty Luật Trí Nam là một địa chỉ tin cậy, với gói thành lập công ty giá rẻ trọn gói khách hàng được thực hiện toàn bộ thủ tục pháp lý kết hợp với việc tư vấn đầy đủ, chi tiết về công việc cần làm khi chia tách công ty.

Thông tin liên hệ công ty Luật Trí Nam

Điện thoại: 0934.345.745/0934.345.755

Email: hanoi@luattrinam.vn

CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

Tầng 5, số 227 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội (gần ngã tư sở)

Từ khóa » Tách Doanh Nghiệp Khi Nào