Tách Doanh Nghiệp Là Gì? - Luật Phamlaw

TÁCH DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các chủ đầu tư có quyền mở rộng, thu hẹp quy mô hoặc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp sao cho phù hợp với khả năng kinh doanh của họ. Doanh nghiệp thường tiến hành tổ chức lại doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh và để phát huy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giải quyết các mâu thuẫn nội bộ, tránh để doanh nghiệp rơi vào tình trạng giải thể do không đủ số lượng thành viên tối thiểu hay thua lỗ, không đủ vốn để kinh doanh. Tổ chức lại doanh nghiệp là những biện pháp nhằm thay đổi quy mô doanh nghiệp, bao gồm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về khái niệm tách doanh nghiệp, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

Tach Doanh Nghiep La Gi
Tách doanh nghiệp là gì?

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Toggle
  • 1. Căn cứ pháp lý
  • 2. Nội dung tư vấn
    • 2.1. Tách doanh nghiệp là gì?
    • 2.2 Bình luận về quy định tách doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp 2020

1. Căn cứ pháp lý

Theo Điều 199 Luật doanh nghiệp 2020

2. Nội dung tư vấn

2.1. Tách doanh nghiệp là gì?

Khi một doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn rất dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp. Quy định về tách doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp 2020 giúp cho doanh nghiệp quản lý được hiệu quả nhất, phù hợp với nhu cầu và khả năng hoạt động của doanh nghiệp.

Tách doanh nghiệp là biện pháp chuyển một phần tài sản của công ty hiện có để thành lập hoặc một số công ty cùng loại chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

VD: Công ty cổ phần X vì muốn mở rộng hoạt động đã chuyển một phần cổ phần sang một công ty mới và thành lập công ty cổ phần Y. Hoạt động này gọi là hoạt động tách doanh nghiệp. Sau khi tách doanh nghiệp, công ty cổ phần X vẫn còn hoạt động song song với công ty tách là công ty cổ phần Y.

Theo quy định tại điều 199 Luật doanh nghiệp 2020 thì việc tách doanh nghiệp được áp dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách doanh nghiệp bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới (công ty được tách); chuyển toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới; hoặc kết hợp cả hai hình thức trên.

Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty thông qua quyết định tách công ty. Quyết định tách công ty có các nội dung như tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; cách thức tách công ty; giá trị tài sản, quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty. Nghị quyết, quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông qua nghị quyết.

Hậu quả pháp lý của việc tách doanh nghiệp là công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ và số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên giảm xuống, đồng thời sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.

2.2 Bình luận về quy định tách doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp 2020

Theo quy định tại khoản 1 Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020, không phải loại hình doanh nghiệp nào cũng được phép thực hiện hoạt động tách doanh nghiệp. Theo đó, chỉ có công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn được thực hiện hoạt động này. Các loại hình doanh nghiệp khác như: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh không thể thực hiện hoạt động tách doanh nghiệp.

Có thể lí giải lí do doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không được tách doanh nghiệp xuất phát từ tính chất chịu trách nhiệm với tài sản doanh nghiệp trong hai loại hình doanh nghiệp này. Cụ thể, đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu doanh nghiệp tự làm chủ và tự chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân và tài sản của chủ sở hữu không tách bạch, nói cách khác tài sản của doanh nghiệp tư nhân thực chất là tài sản của chủ sở hữu. Vì thế, ngoài việc chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp tư nhân không có đủ điều kiện để thực hiện các hoạt động tổ chức lại như chia, tách, sáp nhập.

Còn đối với công ty hợp danh, các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn đối với tài sản công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Nếu tách công ty, giới hạn về trách nhiệm của thành viên hợp danh sẽ bị thay đổi bản chất, không còn là đặc trưng của công ty hợp danh với chế độ trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh nữa. Vì thế, công ty hợp danh chỉ có thể được tổ chức lại bằng phương thức hợp nhất hoặc sáp nhập với một hoặc một số công ty khác.

Bên cạnh đó, quy định về tách doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp 2020 không bao quát được hết các phương thức, các trường hợp tách doanh nghiệp trên thực tế. Do đó, dẫn đến việc hạn chế quyền, lựa chọn của doanh nghiệp trong tổ chức lại doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành chính về đăng ký lại doanh nghiệp sau khi tách doanh nghiệp.

Tách doanh nghiệp là hoạt động quan trọng ảnh hưởng đến vận mệnh của doanh nghiệp, cho nên việc đưa ra quyết định tách doanh nghiệp sẽ do cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần quyết định. Quyết định này phải được gửi đến tất cả các chủ nợ, người lao động biết theo quy định pháp luật. về trình tự, thủ tục cụ thể được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020.

Phamlaw hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hoạt động tách doanh nghiệp. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn thực hiện dịch vụ tách doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Luật Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được hỗ trợ nhanh nhất. Luật Phamlaw cam kết tư vấn và thực hiện thủ tục tách doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất với mức chi phí hợp lý nhất

 > xem thêm:

  • Thủ tục chia, tách doanh nghiệp
  • Tách công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp mới
3/5 - (2 bình chọn)Có thể bạn quan tâm
  • Tư vấn xây dựng quy chế ban giám đốcTư vấn xây dựng quy chế ban giám đốc
  • Thủ tục hưởng chế độ thai sảnThủ tục hưởng chế độ thai sản
  • Kỹ năng, kinh nghiệm soạn thảo hợp đồng (1)Kỹ năng, kinh nghiệm soạn thảo hợp đồng (1)
  • Cách tính lương hưu theo tháng của người lao động quy định mới nhấtCách tính lương hưu theo tháng của người lao động quy định mới nhất
  • Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động-Thương binh xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về hợp đồng lao độngThông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động-Thương binh xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về hợp đồng lao động
  • Biên bản hòa giải tranh chấp đất đaiBiên bản hòa giải tranh chấp đất đai
  • Hợp đồng mua bán đất đã công chứng có hủy bỏ được không?Hợp đồng mua bán đất đã công chứng có hủy bỏ được không?
  • Tin tức: Họp báo vụ 6.700 cây xanh với những câu hỏi không thể trả lờiTin tức: Họp báo vụ 6.700 cây xanh với những câu hỏi không thể trả lời
  • Tác phẩm phái sinh trong Luật Sở hữu trí tuệTác phẩm phái sinh trong Luật Sở hữu trí tuệ
  • Căn cứ ra quyết định thi hành án và những bất cập

Bài viết cùng chủ đề

  • Dịch vụ thành lập công ty cổ phần tại Bình Định
  • Biên bản bàn giao công nợ khi nghỉ việc
  • Quy định về con dấu trong doanh nghiệp
  • Thẩm quyền cho thuê đất theo Luật Đất đai 2013
  • Hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động
  • Thủ tục giải thể doanh nghiệp tại cơ quan thuế mới nhất
  • Chuyển đổi mục đích sử dụng Đất theo dự án đầu tư
  • Mua, bán công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Từ khóa » Tách Doanh Nghiệp Khi Nào