Hướng Dẫn Tính Lương Cơ Bản Theo Vùng Năm 2020

Lưu ý: Bài viết này Kế toán Thiên Ưng hướng dẫn tính lương cơ bản theo vùng áp dụng cho Doanh nghiệp nhé (không áp dụng cho đơn vị sự nghiệp).

-------------------------------------------------------------------------------------------

1. Căn cứ để tính mức lương cơ bản:

Căn cứ để tính lương cơ bản cho người lao động là dựa vào Mức lương tối thiều vùng và địa bàn Doanh nghiệp hoạt động:

a. Mức lương tối thiểu vùng năm 2025:

- Theo quy định tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng năm 2025 như sau:

  • Vùng I : 4.960.000 đồng/tháng
  • Vùng II : 4.410.000 đồng/tháng
  • Vùng III : 3.860.000 đồng/tháng
  • Vùng IV : 3.450.000 đồng/tháng

Chú ý: Mức lương tối thiểu vùngMức lương cơ sở là 2 quy định khác nhau nhé. Chi tiết quy định về 2 loại lương này các bạn xem tại đây nhé:

Mức lương tối thiểu vùng

Mức lương cơ sở

b. Địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng:

Chi tiết xem tại đây: Danh mục địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng.

---------------------------------------------------------------------------------------------------

2. Quy định tính lương cơ bản theo vùng:

Căn cứ theo điều 4 tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định cụ thể như sau: Mức lương tối thiểu vùng quy định trên là mức thấp nhất làm cơ sở để Doanh Nghiệp và Người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: - Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

LƯU Ý: + Đối với các hợp đồng lao động ký và thực hiện từ ngày 1/7/2024 thì không bắt buộc các bên thỏa thuận trả lương cao hơn 7% so với lương tối thiểu đối với người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học tập, đào tạo nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. + Tuy nhiên, đối với các nội dung trả lương đã thỏa thuận, cam kết mà có lợi hơn cho NLĐ (như chế độ trả lương cho NLĐ làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học tập, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu và chế độ trả lương cho NLĐ làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường) thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Người SDLĐ không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi NLĐ làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

+) Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

- Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

+) Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

- Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

Xem thêm: Cách tính lương làm thêm giờ, ban đêm.

+) Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

Xem thêm: Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH.

----------------------------------------------------------------------------------------

3. Ví dụ về cách tính lương cơ bản theo vùng: - Công ty kế toán Thiên Ưng hoạt động ở Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Tháng 1 năm 2025 Công ty có tuyển 1 nhân viên kế toán. Cách tính lương cơ bản theo vùng như sau: - Vì Công ty ở Cầu Giấy, TP. Hà Nội => Thuộc Vùng I => Mức lương tối thiểu vùng là: 4.960.000đ/ tháng => Đây là mức thấp nhất để Cty và người lao động thỏa thuận và trả lương, cụ thể như sau:

Như vậy: - Khi ký hợp đồng lao động thì mức lương cơ bản thấp nhất phải như trên => Điều đó đồng nghĩa khi xây dựng thang bảng lương thì Bậc 1 cũng phải như trên (Tức là mức lương tối thiểu cho nhân viên đó ở Bậc 1 phải như trên). => Điều đó cũng đồng nghĩa là Mức lương tham gia BHXH thấp nhất cho nhân viên đó phải như trên.

Chi tiết việc xây dựng thang bảng lương để nộp cho Phòng LĐTBXH

các bạn có thể xem tại đây nhé: Cách xây dựng thang bảng lương.

Ngoài ra: Nếu bạn muốn tìm hiểu cách làm bảng tính lương trên Excel để làm sổ sách kế toán, thì bạn có thể xem thêm tại đây nhé: Cách làm bảng tính lương trên Excel.

-----------------------------------------------------------------------------------------

Sau khi đã tính được lương cho nhân viên, các bạn cần hạch toán tiền lương, chi tiết các bạn có thể xem thêm: Cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Từ khóa » Tính Lương Cơ Bản 2020