Mức Lương Cơ Bản Hiện Nay Và Cách Tính Lương Cơ Bản Cho NLĐ
Có thể bạn quan tâm
Mức lương cơ bản là thuật ngữ để chỉ khoản thu nhập được thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Vậy có những thay đổi gì về mức lương cơ bản trong năm nay? Hãy theo dõi bài viết để được giải đáp nhé!
VIỆC LÀM TỐT, THU NHẬP CAO!
- Tìm hiểu về lương cơ bản
- Lương cơ bản là gì?
- Lương cơ sở, lương tối thiểu vùng là gì?
- Cách tính lương cơ bản hiện nay
- Cách tính lương cơ bản theo hệ số cho cán bộ, công chức, viên chức
- Cách tính lương cơ bản cho người lao động trong doanh nghiệp
- Năm 2021 lương tối thiểu vùng có tăng?
- Lương để đóng bảo hiểm là gì?
- Thay đổi về lương tối thiểu năm 2021
- Xác lập theo vùng, ấn định tháng, giờ
- Bỏ quy định về mức lương tối thiểu ngành
- Chính phủ công bố
- Thêm nhiều căn cứ điều chỉnh
- Sẽ giữ nguyên như năm 2020
- Quy định về chậm nhận lương
Tìm hiểu về lương cơ bản
Lương cơ bản là gì?
Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định về lương cơ bản. Tuy nhiên, có thể hiểu, lương cơ bản là mức lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, tùy thuộc vào tính chất, yêu cầu của từng công việc cụ thể.
Hay chính xác hơn, lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị nào đó. Mức lương cơ bản không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác.
Lưu ý: Cần phân biệt giữa lương cơ bản với lương cơ sở và lương tối thiểu vùng.
Xem thêm: Lương 3P là gì? Lợi ích của trả lương 3P cho doanh nghiệp
Lương cơ sở, lương tối thiểu vùng là gì?
Lương cơ sở là mức lương được dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương; mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác nhau theo quy định của pháp luật áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước.
Trong khi đó, lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Lương cơ sở và lương tối thiểu vùng không phải lương cơ bản mà chỉ là căn cứ để xác định lương cơ bản của các đối tượng.
Xem thêm: Quy đổi lương net sang gross: Công thức đổi lương mới nhất
Cách tính lương cơ bản hiện nay
Do căn cứ xác định lương cơ bản khác nhau nên mức lương cơ bản đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan Nhà nước có sự khác biệt. Cụ thể:
Cách tính lương cơ bản theo hệ số cho cán bộ, công chức, viên chức
Lương cơ bản của nhóm đối tượng này được tính dựa trên lương cơ sở theo công thức sau:
Lương cơ bản = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
Trong đó:
– Mức lương cơ sở năm 2021 là 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị quyết số 128/2020/QH14, trong năm 2021, chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở nên giữ nguyên mức lương cơ sở năm 2020 là 1,49 triệu đồng/tháng)
– Hệ số lương: Phụ thuộc vào từng chức vụ, ngành nghề, lĩnh vực.
Tin liên quan: Cách tính lương cơ bản cho mọi đối tượng hiện nay
Cách tính lương cơ bản cho người lao động trong doanh nghiệp
Khác với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan Nhà nước, lương cơ bản của người lao động làm việc tại doanh nghiệp được xác định trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định hàng năm.
Theo đó, mức lương cơ bản theo vùng được trả cho người lao động không được thấp hơn lương tối thiểu vùng (căn cứ khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019). Bên cạnh đó, đối với công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng sẽ do Chính phủ quyết định và công bố trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. Hiện nay, chưa có quyết định chính thức của Chính phủ về lương tối thiểu vùng cho năm 2021.
Cùng với đó, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến cho nền kinh tế khó khăn nên Hội đồng tiền lương Quốc gia đã trình Chính phủ đề xuất không tăng tiền lương tối thiểu vùng năm 2021. Nếu phương án này được Chính phủ lựa chọn thì năm 2021 tới đây mức lương tối thiểu vùng sẽ được giữ nguyên theo quy định tại Nghị định 90/2020/NĐ-CP:
Năm 2021 lương tối thiểu vùng có tăng?
Trao đổi với báo chí, ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, việc cơ quan này đưa ra đề xuất căn cứ trên nhiều cơ sở khác nhau. Cụ thể, theo ông Quảng, Nghị quyết 27 của Trung ương về cải cách tiền lương đã xác định rõ từ năm 2021, Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia.
Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động 2019 cũng đã bổ sung thêm các tiêu chí điều chỉnh tiền lương tối thiểu như mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường, chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, quan hệ cung cầu lao động, năng suất lao động và khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Cũng theo ông Quảng trong năm nay 2020, dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng GDP của chúng ta vẫn tăng trưởng dương, năng suất lao động tăng 5,4%, các chỉ tiêu về tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, thành lập doanh nghiệp… là có cơ sở để xem xét điều chỉnh tiền lương. Nếu không điều chỉnh, tiền lương tối thiểu sẽ không đáp ứng mức sống tối thiểu của người lao động.
Chia sẻ về mức đề xuất tăng, ông Quảng cho biết, mức đề xuất tăng sẽ ở mức độ hài hòa cho cả 2 phía người lao động cũng như chủ sử dụng lao động.
Trước đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhiều chuyên gia lao động cũng cho rằng, nếu không có những biến động thì việc tăng lương tối thiểu có thể thực hiện từ ngày 1/7 thay vì tạm hoãn không tăng đến hết năm 2021 như trước. Tuy nhiên, mức tăng chỉ nên tăng ở mức độ vừa phải để không đẩy áp lực về chi phí cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, cần cân nhắc việc tăng lương tối thiểu vùng vì hiện tại số doanh nghiệp ngừng hoạt động vẫn gia tăng, điều này cho thấy sự hồi phục của doanh nghiệp vẫn rất chậm. Nếu tăng lương lúc này sẽ tạo ra những áp lực về chi phí cho doanh nghiệp, từ đó nâng số người lao động thất nghiệp gia tăng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2020 có 101.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm 2019. Trung bình mỗi tháng có gần 8.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Trước đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chính phủ đã giao Hội đồng Tiền lương quốc gia nghiên cứu, kiến nghị về việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2021, giao Bộ LĐTBXH phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá tình hình kinh tế, xã hội làm căn cứ báo cáo Chính phủ trước quý 2/2021.
Nhắc lại, năm 2020, Quy định về mức lương tối thiểu vùng được thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/01/2020 tăng từ 150.000 – 240.000 đồng/tháng. Cụ thể vùng I là 4.420.000 đồng/tháng. Vùng II là 3.920.000 đồng/tháng; vùng III là 3.430.000 đồng/tháng; vùng IV 3.070.000 đồng/tháng.
Lương để đóng bảo hiểm là gì?
Trước đây, doanh nghiệp thường lấy lương cơ bản làm mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng cho người lao động, tuy nhiên, hiện nay, mức đóng bảo hiểm xã hội bao gồm cả mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Trong đó, các khoản bổ sung khác được xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH. Do vậy, các khoản thu nhập của người lao động để tính đóng Bảo hiểm xã hội gồm:
- Tiền lương
- Phụ cấp chức vụ, chức danh
- Phụ cấp trách nhiệm
- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Phụ cấp thâm niên
- Phụ cấp khu vực
- Phụ cấp lưu động
- Phụ cấp thu hút
- Phụ cấp có tính chất tương tự
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương
Như vậy, có thể thấy, lương cơ bản không phải lương đóng bảo hiểm mà lương đóng bảo hiểm còn bao gồm cả phụ cấp và các khoản bổ sung được liệt kê ở trên.
THAM KHẢO – Cách tính lương làm thêm giờ mới nhất cho người lao động
Trên đây là tổng hợp một số nội dung liên quan đến mức lương cơ bản 2021. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ qua địa chỉ email: [email protected] để được hỗ trợ!
Thay đổi về lương tối thiểu năm 2021
Dưới đây là 5 điểm mới về lương tối thiểu năm 2021.
Xác lập theo vùng, ấn định tháng, giờ
Khoản 1, Điều 91 Bộ Luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 quy định về lương tối thiểu như sau: Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
So với quy định tại BLLĐ năm 2012, cách xác lập mức lương tối thiểu từ năm 2021 đã có sự điều chỉnh. Cụ thể, theo khoản 1, Điều 91 BLLĐ năm 2012, mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành.
Trong khi đó, tại BLLĐ 2019, mức lương tối thiểu chỉ còn được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
Như vậy, quy định mới đã bỏ cách xác định lương tối thiểu theo ngành và ấn định theo ngày. Đồng nghĩa rằng, mức lương tối thiểu ngành sẽ không còn được áp dụng từ 1-1-2021.
Bỏ quy định về mức lương tối thiểu ngành
Năm 2020, mức lương tối thiểu ngành vẫn được áp dụng theo khoản 3, Điều 91 BLLĐ năm 2012 như sau: Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố.
Tuy nhiên, đến BLLĐ năm 2019 đã không còn quy định này. Theo đó, từ ngày 1-1-2021 sẽ không còn lương tối thiểu ngành mà thay vào đó, lương tối thiểu từ năm 2021 chỉ được xác định theo vùng, ấn định theo tháng và giờ.
Chính phủ công bố
Khoản 4, Điều 91 BLLĐ năm 2019 quy định, Chính phủ quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Như vậy, từ năm 2021, Chính phủ có thẩm quyền công bố cả tiền lương tối thiểu vùng, tiền lương tối thiểu theo giờ và tiền lương tối thiểu theo tháng. Trong khi BLLĐ năm 2012 chỉ quy định Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng.
Thêm nhiều căn cứ điều chỉnh
Theo quy định tại khoản 2, Điều 91 BLLĐ năm 2012, mức lương tối thiểu vùng sẽ do Chính phủ công bố trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia dựa trên 3 căn cứ: Nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; điều kiện kinh tế – xã hội; mức tiền lương trên thị trường lao động.
Với quy định mới tại BLLĐ năm 2019, mức lương tối thiểu vùng của người lao động sẽ được điều chỉnh theo 7 tiêu chí: Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; Quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; Năng suất lao động; Khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Có thể thấy, các căn cứ điều chỉnh lương tối thiểu vùng tại BLLĐ năm 2019 đã được quy định cụ thể và rõ ràng hơn, giúp cho việc đánh giá, xác định mức lương tối thiểu cho các vùng được chính xác, phù hợp với mức sống của người lao động cũng như điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương.
Sẽ giữ nguyên như năm 2020
Như đã đề cập, mức lương tối thiểu vùng sẽ do Chính phủ quyết định và công bố trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. Hằng năm, Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ chốt mức lương tối thiểu vùng và trình Chính phủ quyết định, thông qua Nghị định về lương tối thiểu vùng.
Những năm gần đây, mức lương tối thiểu vùng năm sau đều tăng so với năm trước. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến cho nền kinh tế khó khăn nên tháng 8-2020, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã trình Chính phủ đề xuất không tăng tiền lương tối thiểu vùng năm 2021 mà giữ nguyên như năm 2020.
Nếu phương án này được Chính phủ lựa chọn thì năm 2021 tới đây mức lương tối thiểu vùng sẽ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định 90/2020/NĐ-CP:
Mức lương tối thiểu vùng là 4,42 triệu đồng/tháng, áp dụng với doanh nghiệp thuộc vùng I; 3,92 triệu đồng/tháng vùng II; 3,43 triệu đồng/tháng vùng III; 3,07 triệu đồng/tháng vùng IV.
Quy định về chậm nhận lương
Một quy định mới nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Đó là kể từ 1/1/2021, người lao động nếu bị trả lương chậm từ 15 ngày trở lên, sẽ được đền bù một khoản tiền, ít nhất bằng tiền lãi của số tiền lương chậm trả. Đây là lãi suất được công bố tại thời điểm trả lương.
Ngoài ra, Bộ luật Lao động năm 2019 bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2021 cũng quy định chủ sử dụng lao động nếu vì lý do bất khả kháng, không thể trả lương đúng hạn, thì bắt buộc không được trả chậm quá 30 ngày.
Đặc biệt, trong một số trường hợp không được trả đủ lương hoặc bị trả lương không đúng thời hạn, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước cho công ty.
Điều 100 Bộ luật Lao động 2012 đang có hiệu lực chỉ quy định người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận. Còn theo BLLĐ 2019, người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
Cũng theo BLLĐ 2019, người lao động đi nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương. Trong khi đó, theo Bộ luật 2012, người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 1 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 1 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Ngoài ra, trường hợp hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán mà công việc phải làm trong nhiều tháng, nghỉ hàng năm, tạm đình chỉ công việc… thì người lao động được tạm ứng lương.
Về nguyên tắc trả lương cho người lao động, Điều 94 BLLĐ 2019 bổ sung quy định người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động.
Mặt khác, người sử dụng lao động cũng không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định. (Nguồn: Báo ANTĐ)
Nguồn: Luật Việt Nam
Từ khóa » Tính Lương Cơ Bản 2020
-
Năm 2020: Lương Cơ Bản Của Cán Bộ, Công Chức, Người Lao động ...
-
Lương Cơ Bản Là Gì? Cách Tính Lương Cơ Bản Mới Nhất 2022?
-
Lương Cơ Bản Là Gì? Cách Tính Và Mức Lương Cơ Bản 2020, 2021
-
Hướng Dẫn Tính Lương Cơ Bản Theo Vùng Năm 2020
-
Hướng Dẫn Cách Tính Lương Cơ Bản Năm 2020 Theo Mức Lương Tối ...
-
4 Cách Tính Lương Cơ Bản MỚI, CHUẨN XÁC Nhất | Papaya
-
Lương Cơ Bản Năm 2020 Thay đổi Như Thế Nào? - LuatVietnam
-
Hệ Số Lương Là Gì? Cách Tính Mức Lương Theo Hệ Số Mới Nhất 2022
-
Lương Cơ Bản Là Gì? Cách Tính Lương Cơ Bản Dễ Hiểu Nhất Hiện Nay
-
Công Thức Tính Lương Cơ Bản Mới Nhất Trong Doanh Nghiệp - NewCA
-
Mức Lương Cơ Sở Năm 2022 Mới Nhất - Kế Toán Thiên Ưng
-
Cách Tính Lương Cơ Bản Theo Quy định Mới Nhất Năm 2021 - Fastdo
-
CÁC HÌNH THỨC TÍNH LƯƠNG VÀ TRẢ LƯƠNG AI CŨNG PHẢI BIẾT
-
Hệ Số Lương Cơ Bản (Cơ Sở) - Lương Tối Thiểu Vùng 2020