Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi GDCD 7, Bài Số 3: Tự Trọng

Bài Kiểm Tra © 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved. logo 1
  • Trang nhất
  • Công dân
Thứ bảy, 04/01/2025, 04:47 Hướng dẫn trả lời câu hỏi GDCD 7, bài số 3: Tự trọng 2017-03-30T09:02:00+07:00 Hướng dẫn trả lời câu hỏi GDCD 7, bài số 3: Tự trọng, Một tâm hồn cao thượng /themes/cafe/images/no_image.gif Bài Kiểm Tra Thứ năm - 30/03/2017 09:01
  • In ra
Hướng dẫn trả lời câu hỏi GDCD 7, bài số 3: Tự trọng, Một tâm hồn cao thượng Câu hỏi: Hành động của Rô-be qua câu chuyện trên? - Là em bé mồ côi nghèo đi bán diêm. - Cầm một đồng tiền vàng đi đổi lấy tiền lẻ để trả tiền thừa cho người mua diêm - tác giả câu chuyện. - Không thể trả tiền thừa cho người mua diêm vì trên đường đi em bị xe chẹt và bị thương rất nặng. - Sai em mình là Sác-lay đến tận nhà trả tiền thừa cho người mua diêm. Câu hỏi: Vì sao Rô-be lại nhờ em mình là Sác-lay đến trả tiền thừa cho người mua diêm - tác giả câu chuyện? - Rô-be muốn giữ lời hứa của mình. - Không muốn người khác nghĩ rằng, vì nghèo mà em phải nói dối để lấy tiền. - Không muốn người khác coi thường, danh dự bị xúc phạm và mất lòng tin ở mình. Câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành động của Rô-be? - Rô-be là người có ý thức trách nhiệm cao. - Giữ đúng lời hứa và thực hiện lời hứa bằng bất cứ giá nào. - Biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác. - Vẻ bề ngoài khổ nhưng ẩn chứa một tâm hồn vô cùng cao thượng. Câu hỏi: Hành động của Rô-be thể hiện đức tính gì? Hành động của Rô-be thể hiện lòng tự trọng. Câu hỏi: Hành động của Rô-be tác động như thế nào đến với người mua diêm, tác giả câu chuyện? Hành động của Rô-be đã làm thay đổi tình cảm của tác giả. Từ chỗ nghi ngờ, không tin. đến sững sờ, tim se lại hối hận và cuối cùng, ông hứa với Rô-be nhận nuôi Sác-lây. Câu hỏi: Em hãy tìm những hành vi biểu hiện lòng tự trọng mà em biết? - Nói năng lịch sự. - Giữ chữ tín. - Không quay cóp khi làm bài. - Giữ đúng lời mình đã hứa. - Dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. - Không bao che thiếu sót của người khác. Câu hỏi: Những hành vi nào biểu hiện không có lòng tự trọng? - Sai lầm - Không biết xấu hổ. - Không ăn năn hối hận khi làm điều sai trái. - Nịnh bợ, luồn cúi cấp trên, bắt nạt cấp dưới. - Sống buông thả, luộm thuộm. - Không trung thực, dối trá. Câu hỏi: Qua những hành vi trên, theo em lòng tự trọng được biểu hiện như thế nào? Lòng tự trọng được biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, cả khi ta chỉ có một mình, biểu hiện từ cách ăn mặc, cách cư xử với mọi người đến cách tổ chức cuộc sống cá nhân. Câu hỏi: Vì sao, mọi người đều cần phải có lòng tự trọng? Con người đều cần phải có lòng tự trọng, bởi nhờ đó con người sẽ quan tâm và tôn trọng các chuẩn mực xã hội và hành động phù hợp với các chuẩn mực đó, tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội. Câu hỏi: Theo em thế nào là những chuẩn mực xã hội? Những chuẩn mực xã hội là: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, lòng tự trọng, lẽ phải... Câu hỏi: Lòng tự trọng có ý nghĩa như thế nào đối với: cá nhân, gia đình, xã hội? - Đối với cá nhân: Khi có lòng tự trọng con người sẽ nghiêm khắc với bản thân, có ý chí tự hoàn thiện mình, luôn vươn lên để sống tốt đẹp hơn - cao cả hơn. - Đối với gia đình: Không làm điều gì xấu ảnh hưởng đến thanh danh gia đình, dòng họ, để gia đình có cuộc sống bình yên, hạnh phúc. - Đối với xã hội: cuộc sống tốt đẹp mọi người đối xử với nhau có văn hoá, văn minh. Câu hỏi: Người có lòng tự trọng phải là người như thế nào? Người có lòng tự trọng là người luôn trung thực với mọi người và chính bản thân mình, vì trung thực là biểu hiện của lòng tự trọng. Câu hỏi: Những người không có lòng tự trọng là những người như thế nào? Những người không có lòng tự trọng là những kẻ trốn tránh trách nhiệm, nịnh trên, nạt dưới, xum xoe, luồn cúi, không biết xấu hổ ăn năn hối hận khi làm điều sai trái..., là những kẻ vô liêm sỉ. Câu hỏi: Vậy, thế nào là tự trọng? Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội. Câu hỏi: Biểu hiện của lòng tự trọng? Cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác nhắc nhở, chê trách. Câu hỏi: Ý nghĩa của lòng tự trọng? Là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi con người. Lòng tự trọng giúp con người vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh. Câu hỏi: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Chết vinh còn hơn sống nhục”? Thà chết vinh quang, chết vì Tố quốc, vì nhân dân, vì hạnh phúc của mọi người, trước sự tra tấn của kẻ thù người chiến sĩ cách mạng đi đến cái chết một cách nhẹ nhàng, còn hơn những kẻ luồn cúi, bán rẻ lương tâm, làm tay sai cho giặc, phản bội Tố quốc. Câu hỏi: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”. Trong những khó khăn của cuộc sống con người phải luôn giữ đạo đức, phẩm giá của mình, không vì đói mà tham lam, bòn rút của người khác, tham ô của nhà nước. Sống cho sạch, biết đấu tranh trước những cám dỗ để bảo vệ nhân cách của mình, đó là con người có lòng tự trọng, trọng danh dự. © Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích

Theo dòng sự kiện

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Nghị luận về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn về một vấn đề đời sống

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7 sách Chân trời năm 2024

Xem tiếp...

Những tin cũ hơn

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Giải bài tập GDCD 7, bài số 2: Trung thực

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Hướng dẫn trả lời câu hỏi GDCD 7, bài số 2: Trung thực

GIẢI BÀI TẬP
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Bài học Bài soạn Bài giảng
Bài giới thiệu Bài hướng dẫn
Bài làm văn Bài trắc nghiệm
Kiểm tra 15P Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra HK1 Kiểm tra HK2
Thi vào lớp 10 Tốt nghiệp THPT
BÀI LUYỆN THI
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Kiểm tra 15 phút Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra học kì 1 Kiểm tra học kì 2
Luyện thi theo Bài học
Luyện thi THPT Quốc Gia
THÀNH VIÊN Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã do ứng dụng xác thực cung cấp Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Đăng ký © 2020 Bàikiểmtra.com. All Rights Reserved. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Một Tấm Lòng Cao Thượng Gdcd 7