Hướng Dẫn Trồng Rau Sạch đơn Giản Tại Nhà - Phân Bón Hữu Cơ
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, tình trạng thực phẩm bẩn do một số người chạy đua theo năng suất và lợi nhuận đã lạm dụng, sử dung không đúng cách thuốc BVTV gây tồn dư chất độc hóa học trên nông sản, đang xuất hiện tràn lan và đầy rẫy trên thị trường, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.. Vậy tại sao chúng ta không tự cứu lấy mình thoát khỏi vấn nạn này bằng cách trồng rau sạch tại nhà để sử dụng? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách trồng rau sạch đơn giản tại nhà. Chỉ cần dành khoảng thời gian rãnh rỗi của mình, chúng ta sẽ có được một vườn rau xanh tươi,đảm báo sạch 100% cho bữa ăn của gia đình mình.
Rau hữu cơ Ảnh minh họaĐể có một cái nhìn tổng thể hơn người tiêu dùng cần hiểu rõ khái niệm về rau sạch (rau an toàn) và rau hữu cơ, để có thể đưa ra những lựa chọn thông minh, tạo ra những bữa cơm đảm bảo ngon và an toàn cho sức khỏe gia đình. Rau sạch còn được gọi là rau an toàn là những thực phẩm (rau, củ quả…) được sản xuất theo quy trình đảm bảo các chỉ tiêu sau đây không vượt quá tiêu chuẩn cho phép của các Tổ chức Quốc tế FAO/WHO :
-
Chỉ tiêu về dư lượng thuốc hóa học
-
Về Số lượng sinh vật có hại (các vi sinh vật gây bệnh như E. Coli, SAmonella… và ký sinh trùng đường ruột như trứng giun…)
-
Dư lượng đạm (NO3) trong thực phẩm
-
Dư lượng kim loại nặng ( Đồng (Cu), Chì (Pb), Thủy ngân (Hg),….)
Tất cả tiêu chí ở trên đều phải ở dưới mức cho phép để đảm bảo an toàn với sức khỏe và không gây ô nhiễm môi trường. Rau hữu cơ cũng được gọi là rau sạch, nhưng được canh tác trong điều kiện tự nhiên (canh tác theo hướng hữu cơ) và đáp ứng được :
-
Không sử dụng phân vô cơ (hóa học), tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ.
-
Không thuốc BVTV (thuốc trừ sâu, trừ bệnh, phòng bệnh, chất bảo quản…).
-
Không chất kích thích (kích thích sinh trưởng, ra hoa…).
-
Không thuốc diệt cỏ dại.
-
Không trồng cây biển đổi gen.
Đất trồng rau và nước tưới phải đảm bảo sạch, không bị ô nhiễm. Lợi ích rau hữu cơ :
-
Không còn tồn dư chất độc hóa học, không có sản phẩm biển đổi gen, an toàn với sức khỏe con người.
-
Các sản phẩm rau hữu cơ chứa chất chống oxy hóa nhiều hơn, có tác dụng hạn chế và giảm nguy cơ về bênh tật (như bệnh về tim mạch, ung thư,…)
-
Hương vị tự nhiên, ngon và giòn.
-
Không ô nhiễm môi trường, tăng độ phì nhiều cho đất, chống xói mòn đất.
Bài viết này sẽ hướng dẫn kỹ thuật trồng rau sạch theo hướng hữu cơ (rau hữu cơ) một cách đơn giản dễ làm tại nhà, chỉ với một mảnh vườn nhỏ vài đến vài chục m2 hay những vật dụng sẵn có như thùng xốp, khay nhựa…. Như vậy, đã có thể tạo ra một nguồn cung cấp rau sạch đảm bảo an toàn với sức khỏe của gia đình và thân thiện với môi trường. HƯỚNG DẪN TRỒNG RAU SẠCH 1.Chuẩn bị giống rau Bạn nên tìm đến những cửa hàng giống cây trồng uy tín nơi mình sinh sống, để tìm mua những giống rau năng suất cao chất lượng tốt.Tránh tình trạng mua phải những giống kém chất lượng, ảnh hưởng đến sự phát triển cây rau, gây giảm năng suất và chất lượng của vườn rau. 2. Chuẩn bị đất trồng a. Đất vườn: Đất thích hợp để trồng rau là những loại đất như đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa. Đất cao, dễ thoát nước tránh ngập úng.
Đối với những bạn có diện tích đất vườn rộng thì nên làm đất cày bừa kỹ, tơi xốp và phơi ải dưới ánh nắng mặt trời để làm giảm mầm mống sâu bệnh trong đất.Sau đó lên luống (liếp) tạo điều kiện cho rễ phát triển, dễ dàng trong chăm sóc và để thoát nước chống úng. Luống có chiều rộng 1-1,2 m, cao khoảng 15cm, luống cách luống từ 20-25cm.
Luống rau Ảnh minh họa
Bón lón 1 - 2kg/1m2 phân bón hữu cơ vi sinh dành cho rau màu. Những loại phân này cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết nhất cho rau màu phát triển. b. Trồng trong khay, thùng xốp (thường áp dụng với những người có diện tích đất hẹp như ở thành phố trồng trên sân thượng, ban công,…)
Thùng xốp có đục lỗ để thoát nướcVật liệu cần chuẩn bị: - Thùng xốp, khay nhựa,…có đục lỗ ở đáy để thoát nước, nên tận dụng các vật dụng trong gia đình để tiết kiệm chi phí. - Giá thế, chất độn (như xơ dừa, mùn cưa, phụ phẩm nông nghiệp,…) - Đất trồng chọn những loại đất sạch, không bị ô nhiễm và tốt, giàu chất hữu cơ như đất phù sa, đất thịt nhẹ… - Nơi đặt thùng xốp cần thông thoáng, có đủ ánh sáng (sân thượng, ban công,…) để cho rau sinh trưởng phát triển. - Lót một lớp giá thế (xơ dừa, mùn cưa, phụ phẩm nông nghiệp,…) dưới đáy thùng rồi đổ đất lên trên (dày khoảng 10-15cm) trộn thêm 2 kg/thùng phân chuồng hoai mục hoặc từ 1 -2kg/thùng phân hữu cơ vi sinh. Lưu ý : tùy vào kích thước của thùng to hay nhỏ mà bổ sung thêm phân bón cho hợp lý. 3. Xuống giống Thời vụ : có thể trồng quang năm với nhiều loại rau khác nhau, luân canh nhau để đảm bảo có rau cung cấp trong suốt một năm, không cần phải đi mua vừa tiết kiệm chi phí vừa an toàn cho sức khỏe của gia đình. Gieo hạt - Để hạt rau nảy mầm đồng đều, tỷ lệ nảy mầm cao cần ngâm hạt giống trong nước ẩm với tỷ lệ 2 sôi – 3 lạnh trong khoảng từ 2-6 giờ.Sau đó vớt ra và rửa sạch, để ráo nước rồi đem đi gieo lên đất đã chuẩn bị sẵn. Hoặc có thể ủ trong khăn từ 12-48h khi thấy hạt giống nứt vỏ thì đem đi gieo (thường áp dụng khi trồng trong thùng xốp). - Rải đều hạt giống với mật độ vừa phải, không gieo với mật độ quá dày và dùng một lớp đất mỏng hoặc rơm rạ phủ lên hạt giống để giữ độ ẩm giúp hạt giống nảy mầm tốt hơn. Trồng cây con Cây con mua tại các cửa hàng có uy tín, giống có chất lượng tốt, giống khỏe và sạch bệnh hoặc có thể tự gieo hạt để lấy cây con (giống như gieo bằng hạt, sau khi rau mọc được 3 lá thì đem trồng). Mật độ khoảng các trồng tùy từng loại rau. Nên đa dạng hóa vườn rau (rau cải, rau xà lách, rau muốn, ớt, hành, tỏi, ngò,…) để bữa ăn trong gia đình thêm đa dạng và phong phú. 4. Chăm sóc Khi cây rau được 3 lá (đối với rau gieo bằng hạt) và sau trồng 5-6 ngày (đối với rau trồng bằng cây con) thì bón thêm 0,5 - 1kg/1m2 (0,5kg/thùng xốp) phân bón hữu cơ vi sinh. Tùy vào thời gian sinh trưởng của từng loại rau mà bón phân cho hợp lý, để ý nếu lượng phân còn đủ cho cây sử dụng thì có thể kéo dài thời gian giữa 2 lần bón cho phù hợp. Tưới nước : Nếu trời nắng nên tưới ngày 2 lần (sáng sớm và buổi chiều tối). Trời mưa thì không cần tưới và chú ý chống úng. Để ý không nên tưới quá nhiều nước rau sẽ dễ bị bệnh, luôn giữ độ ẩm thích hợp cho đất, không để đất khô hoặc quá ướt.
Rau trồng quá dày cần tỉa thưa
Đối với rau gieo bằng hạt khi rau có từ 2-3 lá với mật độ dày thì cần tỉa thưa, vừa lấy để làm rau ăn sống vừa để tập trung dinh dưỡng, tạo độ thông thoáng và không gian cho những cây còn lại sinh trưởng và phát triển. Xới đất để cho đất thông thoáng và nhổ bỏ cỏ dại. Thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu có thể dùng tay bắt giết sau hại, có thể trồng xen với một số cây gia vị như hành, tỏi, gừng,… có tác dụng xua đuổi để hạn chế sâu bệnh hại. 5. Thu hoạch Thời điểm và cách thu hoạch tùy thuộc vào từng loại rau và mục đích sử dụng (rau ăn lá, rau mầm, hay ăn củ…). Không thu hoạch khi quá non hoặc quá già như vậy sẽ làm giảm chất lượng và làm giảm hương vị của rau ăn sẽ không ngon. Hãy là một người tiêu dùng thông thái để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Chúc bạn thành công! Tham khảo thêm về cái bài viết hay về Kiến thức nông nghiệp bổ ích Tại đây.Từ khóa » Cách Trồng Rau An Toàn Thực Phẩm
-
Rau Tự Trồng Có Chắc đã An Toàn? Cách Trồng Rau Tại Nhà An Toàn
-
Rau An Toàn Tự Trồng Tại Nhà Có Thực Sự An Toàn?
-
Nguyên Tắc Cơ Bản Trong Kỹ Thuật Trồng Rau An Toàn
-
Rau Sạch Và Kỹ Thuật Trồng Rau An Toàn, Cho Năng Suất Cao
-
HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN ...
-
Quy Trình Sản Xuất Rau An Toàn Theo Tiêu Chuẩn Vietgap
-
Vì Sao Chúng Ta Nên Tự Trồng Rau Sạch Tại Nhà?
-
Những Tiêu Chuẩn đánh Giá Rau An Toàn Và Một Số Mô Hình Trồng Rau ...
-
Trồng Rau An Toàn Theo Hướng Hữu Cơ - Báo Đồng Tháp
-
Trồng Rau Sạch Tại Nhà, 5 Tác Dụng Quan Trọng Bạn Nên Biết
-
Rau An Toàn Là Gì? Tiêu Chuẩn Rau An Toàn, Cách Phân Biệt Với Rau ...
-
Nguyên Liệu Cần Thiết Khi Trồng Rau Tại Nhà
-
KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
-
Làm Thế Nào để Phân Biệt Rau An Toàn Và Không An Toàn?