Những Tiêu Chuẩn đánh Giá Rau An Toàn Và Một Số Mô Hình Trồng Rau ...
Có thể bạn quan tâm
Có thể nói rau là một loại thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn của mọi gia đình. Trong rau có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, khoáng chất và chất xơ giúp cơ thể phát triển một cách khỏe mạnh. Một số loại rau còn được sử dụng trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên, ngày nay có rất nhiều cá nhân lợi dụng việc này để đưa các loại rau kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ ra thị trường.
Bài viết này chỉ ra những tiêu chuẩn đánh giá rau an toàn và một số mô hình trồng rau sạch bạn nên biết để đảm bảo sức khỏe cho gia đình và bản thân mình.
Rau an toàn là gì?
Rau an toàn hay còn gọi là rau sạch là một thuật ngữ phổ biến ở Việt Nam chỉ những sản phẩm rau tươi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa quả. Các loại rau này sử dụng làm thực phẩm cho con người cần có chất lượng đúng như đặc tính giống, hàm lượng các hóa chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người sử dụng và môi trường.
Để hiểu kỹ hơn về những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng rau an toàn người tiêu dùng, người sản xuất kinh doanh rau sạch cần tìm hiểu ngay những phần bên dưới đây.
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng rau an toàn
Theo Quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, rau an toàn phải đảm bảo các yêu cầu:
- Dư lượng của các hoá chất bảo vệ thực vật và sản phẩm phân huỷ của chúng (gồm thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, trừ ốc, trừ cỏ dại, tuyến trùng…), hàm lượng đạm Nitorat (NO3-), hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Hg, As…) , mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh và ký sinh trùng. Tất cả các chỉ tiêu này trong các loại rau khi tiêu dùng phải đạt dưới mức cho phép đối với từng loại rau quả cụ thể thì được gọi là rau đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm hay rau an toàn.
- Về chỉ tiêu hình thái: Sản phẩm rau phải được thu hoạch đúng lúc, phù hợp với yêu cầu của từng loại rau cụ thể như đúng độ già về kỹ thuật hay thương phẩm, không dập nát hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh….
- Ngoài ra đối với những loại rau dùng cho mục đích xuất khẩu phải tuân thủ những quy định cụ thể về chất lượng, mẫu mã, yêu cầu về kiểm dịch thực vật và các yêu cầu khác của từng nước nhập khẩu.
Vì vậy, để có sản phẩm rau an toàn phải có những điều bắt buộc nhất định trong quá trình sản xuất. Trong phần sau chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về những điều kiện để sản xuất rau an toàn.
Điều kiện để sản xuất rau an toàn
Quy định số 04/2007/QĐ – BNN, ngày 19/01/2007 về Ban hành Quy định quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đề cập việc để có sản phẩm rau an toàn thì trong sản xuất phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Về giống rau: Giống rau an toàn phải có lai lịch rõ ràng, nếu là giống nhập nội phải qua kiểm dịch. Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu bệnh.
- Về đất trồng: Đất trồng rau an toàn không bị ảnh hưởng của các chất thải công nghiệp, chất thải của khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa trang, không nhiễm các hóa chất độc hại cho con người và môi trường.
- Yêu cầu về phân bón cho rau quả an toàn: Chỉ được phép dùng phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ hoai mục, tuyệt đối không được dùng phân hữu cơ còn tươi (phân bắc, phân chuồng, phân rác còn tươi…) để tưới hoặc bón cho rau quả; sử dụng hợp lý và cân đối giữa các loại phân hữu cơ và vô cơ. Số lượng phân bón nhất là đạm vô cơ phải dựa trên qui trình qui định cho từng loại rau quả cụ thể, đặc biệt đối với rau ăn lá phải kết thúc bón đạm trước khi thu hoạch tối thiểu 12- 15 ngày. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích và điều hoà sinh trưởng của cây trồng đối với rau an toàn.
- Nước tưới cho rau an toàn: Chỉ được phép dùng các nguồn nước từ giếng khoan, nước từ các sông suối không bị ô nhiễm các hóa chất độc hại và vi sinh vật gây bệnh. Tuyệt đối không được dùng nước thải từ khu công nghiệp, thành phố, bệnh viện, khu đông dân cư, nước ao tù đọng, nước gần các nghĩa trang để tưới rau.
Một số mô hình trồng rau sạch tiết kiệm chi phí
Bên cạnh những tiêu chuẩn đánh giá rau an toàn và điều kiện sản xuất thì người trồng rau cần chọn lựa cho mình những mô hình trồng rau sạch phù hợp để gia tăng năng suất và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là 4 mô hình trồng rau điển hình:
1 – Mô hình trồng rau sạch khí canh
Một trong những mô hình trồng rau thông minh và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là trồng rau khí canh. Với phương pháp này thì rau củ sẽ được cố định trên tháp trồng, rễ cây cũng không cần gieo vào trong đất mà chỉ lơ lửng trong không khí. Hệ thống cảm biến sẽ được lắp đặt để có thể phun trực tiếp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây đúng lúc. Với các thức hoạt động này, trồng rau khí canh có thể tiết kiệm được hơn 95% lượng phân bón và lượng nước so với các phương pháp trồng cây truyền thống.
Ưu điểm của mô hình khí canh:
- Năng suất mang lại cao hơn.
- Khó bị mắc bệnh do không tiếp xúc với các loại vi khuẩn có hại trong đất.
- Không cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, từ đó có thể dễ dàng đạt các tiêu chí cho sản phẩm organic như VietGAP, GlobalGAP,…
- Khi cần có thể dễ dàng di chuyển.
- Không làm hại đến nguồn đất sinh hoạt của người dân về sau.
Nhược điểm của trồng rau khí canh:
- Với một mô hình trồng rau thông minh như vậy chi phí phải bỏ ra khá cao.
- Phải đầu tư thêm chi phí để xây nhà lưới ngăn tác hại của các loại côn trùng.
- Với những khu vực có thời tiết nắng nóng thì tỷ lệ bốc bơi các chất dinh dưỡng và hơi nước cao, cần phải tốn nhiều chi phí hơn.
- Chỉ thích hợp với các loại cây nhỏ.
2 – Mô hình trồng rau sạch thủy canh
Trồng rau thủy canh là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi tại các nước có nền nông nghiệp phát triển. Mô hình này sử dụng một hệ thống bơm tự động nhằm cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cây mà không cần sử dụng tới đất. Với hệ thống bơm nước tuần hoàn khép kín thì trang trại của bạn có thể phát triển một cách tốt nhất.
Ưu điểm của mô hình thủy canh:
- Với hệ thống bơm nước tuần hoàn khép kín giúp tiết kiệm tối đa nguồn nước và các chất dinh dưỡng.
- Các vi khuẩn có hại tồn tại trong đất không còn là vấn đề.
- Không phải chuẩn bị một khu đất có diện tích quá lớn, ô nhiễm đất trồng cũng không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.
- Giảm thiểu được hàm lượng thuốc tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật.
Nhược điểm của mô hình rau sạch thủy canh:
- Chi phí đầu tư khá cao vì phải đầu tư các thiết bị, máy móc hiện đại.
- Phát sinh thêm chi phí xây dựng nhà lưới để bảo vệ các loại côn trùng có hại.
- Chỉ thích hợp với các giống cây nhỏ, các loại cây lâu năm không thể sử dụng phương pháp này.
- Bởi vì dòng nước tuần hoàn khép kín, vì thế rất dễ lây bệnh từ cây này sang cây khác.
3 – Mô hình trồng rau sạch Aquaponics (mô hình trồng rau nuôi cá)
Đối với những người kinh doanh nông sản thì mô hình Aquaponics không thể bỏ qua. Sử dụng phương pháp trồng rau nuôi cá này vừa đem lại năng suất, vừa đem lại chất lượng rau tốt cho bà con nông dân. Hơn nữa, mô hình Aquaponics này sẽ theo phương hướng tự nhiên hơn so với thủy canh hay khí canh vì có sử dụng đất trồng.
Cơ chế hoạt động của trồng rau kết hợp nuôi cá này cũng không quá phức tạp. Đây là một chu kỳ khép kín, nước từ dưới hồ các được bơm ngược lên để cung cấp cho rau, chất thải của cá trong nước sẽ là nguồn cung cấp các dưỡng chất. Sau đó, nguồn nước sẽ được lọc sọc lại nhờ đất của rau trồng, quy trình cứ thế lập lại.
Ưu điểm của mô hình Aquaponics:
- Chất lượng rau củ tốt, không cần phải sử dụng thuốc hóa học.
- Tiết kiệm được nhiều không gian khi kết hợp 2 mô hình, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.
- Cây trồng sinh trưởng và phát triển nhanh.
Nhược điểm của mô hình Aquaponics:
- Chi phí để cài đặt hệ thống nuôi trồng khá cao.
- Cần phải biết kỹ thuật trồng trọt, có kinh nghiệm thì mới đạt được hiệu quả.
- Chỉ phù hợp với những giống rau có kích thước nhỏ.
4 – Mô hình trồng rau sạch thổ canh
Ngoài các mô hình sử dụng công nghệ hiện đại thì phương pháp trồng rau truyền thống vẫn đang được rất nhiều người áp dụng. Trồng rau sạch thổ canh không đòi hỏi quá nhiều yếu tố về công nghệ nên được vận dụng một cách dễ dàng. Chỉ cần chuẩn bị các chậu nhựa, thùng xốp hoặc các vật dụng có đủ diện tích để lắp đất vào là bạn đã có thể triển khai mô hình này.
Ưu điểm khi trồng rau thổ canh:
- Không sử dụng quá nhiều công nghệ nên dễ dàng thực hiện.
- Chi phí đầu tư thấp hơn các mô hình khác.
- Đảm bảo được chất lượng rau trồng.
Nhược điểm khi trồng rau thổ canh:
- Diện tích sử dụng tương đối lớn
- Môi trường sống cũng phải đảm bảo đủ các yếu tố như ánh sáng và nước.
- Phụ thuộc vào đất trồng, có thể nhiễm bệnh nếu đất trồng không tốt.
Tất cả các mô hình trồng rau sạch hiện nay đều có thể cho ra những thực phẩm organic. Tuy nhiên để làm được điều này thì bạn cần phải kiểm soát chặt chẽ đầu vào trước khi gieo trồng. Cùng với đó thực hiện hiện nghiêm ngặt những tiêu chuẩn và điều kiện trồng rau an toàn.
Trên đây là một số thông tin về những tiêu chuẩn đánh giá rau an toàn và các mô hình trồng rau sạch. Hy vọng bà con nông dân sẽ lựa chọn lựa được cho mình mô hình hợp lý, tiết kiệm chi phí nhất, mang đến cho người tiêu dùng nguồn rau sạch, an toàn.
Trung tâm Phân tích và Chứng nhận CLSP NN Hà Nội
Từ khóa » Cách Trồng Rau An Toàn Thực Phẩm
-
Rau Tự Trồng Có Chắc đã An Toàn? Cách Trồng Rau Tại Nhà An Toàn
-
Rau An Toàn Tự Trồng Tại Nhà Có Thực Sự An Toàn?
-
Nguyên Tắc Cơ Bản Trong Kỹ Thuật Trồng Rau An Toàn
-
Rau Sạch Và Kỹ Thuật Trồng Rau An Toàn, Cho Năng Suất Cao
-
HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN ...
-
Quy Trình Sản Xuất Rau An Toàn Theo Tiêu Chuẩn Vietgap
-
Vì Sao Chúng Ta Nên Tự Trồng Rau Sạch Tại Nhà?
-
Trồng Rau An Toàn Theo Hướng Hữu Cơ - Báo Đồng Tháp
-
Trồng Rau Sạch Tại Nhà, 5 Tác Dụng Quan Trọng Bạn Nên Biết
-
Rau An Toàn Là Gì? Tiêu Chuẩn Rau An Toàn, Cách Phân Biệt Với Rau ...
-
Nguyên Liệu Cần Thiết Khi Trồng Rau Tại Nhà
-
Hướng Dẫn Trồng Rau Sạch đơn Giản Tại Nhà - Phân Bón Hữu Cơ
-
KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
-
Làm Thế Nào để Phân Biệt Rau An Toàn Và Không An Toàn?