Hướng Dẫn Viết đúng Chính Tả Cho Học Sinh Lớp 2b - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Ngữ văn
Hướng dẫn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.82 KB, 17 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC LẶCTRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG THỊNHSÁNG KIẾN KINH NGHIỆMHƯỚNG DẪN VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢCHO HỌC SINH LỚP 2BNgười thực hiện: Phạm Thị HòaChức vụ: Giáo viênĐơn vị công tác: Trường tiểu học Đồng Thịnh- Ngọc LặcSKKN thuộc lĩnh vực: Tiếng ViệtĐỒNG THỊNH, THÁNG 4 NĂM 20161MỤC LỤC1. MỞ ĐẦULí do chọn đề tàiMục đích nghiên cứuĐối tượng nghiên cứuPhương pháp nghiên cứu2. NỘI DUNG2.1. Cơ sở lí luận2.2.Thực trạng nghiên cứu2.3.Các giải pháp2.4.Hiệu quả của sáng kiến3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHKết luậnKiến nghịTài liệu tham khảoTrang 3Trang 3Trang 3Trang 4Trang 4Trang 4Trang 4Trang 4Trang 7Trang 13Trang 15Trang 15Trang 16Trang 171– MỞ ĐẦU- Lí do chọn đề tàiChính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết, được thừa nhận trongngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó làm phương tiện thuận lợi cho việc giaotiếp bằng chữ viết bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhấtnhững điều đã viết. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, một sựquy định có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, nó không cho phép vận dụngquy tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân.2Một ngôn ngữ văn hóa không thể không có chính tả thống nhất. Chính tảthống nhất là một trong những biểu hiện trình độ văn hóa phát triển của một dântộc.Phân môn chính tả trong nhà trường, giúp học sinh hình thành năng lực vàthói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúngtiếng việt. Vì vậy, phân môn chính tả có vị trí đặc biệt quan trọng, nhằm thựchiện mục tiêu của môn tiếng việt là rèn và phát triển tiếng mẹ đẻ cho học sinh,trong đó có năng lực chữ viết. Phân môn này góp phần hình thành một trong bốnkĩ năng quan trọng của môn tiếng việt đó là kĩ năng viết cho học sinh.Trong những năm gần đây, các nhà trường Tiểu học luôn quan tâm đếnchữ viết qua các phong trào thi “Viết chữ đẹp”. Đây là một hình thức để tuyêntruyền sâu rộng cho toàn dân trong việc giáo dục con em viết chữ đẹp. Viết đẹpkhông phải chỉ đẹp về hình thức mà còn đúng cả về luật chính tả.Hiện nay, tình hình viết sai lỗi chính tả của học sinh khá phổ biến. Vấn đềnày có thể do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên và họcsinh đôi khi còn phát âm theo tiếng địa phương . Hơn nữa trình độ tiếng việt củamột số giáo viên còn hạn chế, năng lực nắm luật chính tả chưa sâu nên rất lúngtúng trong việc giảng dạy chính tả. Mặt khác do điều kiện gia đình các em làmnông nghiệp, bố mẹ suốt ngày bận rộn với công việc đồng áng hoặc đi làm ăn xađể các em ở nhà với ông bà, không có thời gian dạy dỗ con cái. Phần nữa là ýthức học tập của các em còn hạn chế, không đồng bộ … Do đó, một yêu cầu bứcxúc là giáo viên phải thực sự quan tâm tới từng đối tượng học sinh. Có biệnpháp cụ thể, sát thực trong việc luyện cho học sinh viết đúng đẹp để nâng caochất lượng giờ chính tả. Qua quá trình giảng dạy ở các năm ở các lớp, với mộtsố kinh nghiệm có được của bản thân, tôi mạnh dạn áp dụng sáng kiến kinhnghiệm: " Hướng dẫn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2B" vào quá trìnhgiảng dạy của mình.- Mục đích nghiên cứuMôn Tiếng Việt giúp các em đọc thông, viết thạo. Chính vì vậy, việc rènđọc cho các em luôn song song với việc rèn chữ viết. Chữ viết luôn giữ một vaitrò vô cùng quan trọng. Chính vì thế, dạy cho các em viết đẹp, viết đúng chính tảlà rèn đức tính cẩn thận, kiên trì, biết yêu quý Tiếng việt, yêu quý mọi người. Vìvậy, tôi luôn trăn trở làm như thế nào để nâng cao chất lượng viết chính tả chohọc sinh lớp 2B.- Đối tượng nghiên cứuSáng kiến nghiên cứu nguyên nhân, thực trạng học sinh lớp 2B viết saichính tả, đưa ra giải pháp để học sinh viết đúng chính tả.- Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp thống kê, khảo sát, thu thập thông tin, xử lý số liệu.- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.- Phương pháp quan sát.32- NỘI DUNG2.1. Cơ sở lí luậnĐất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhậpvới các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng caocủa xã hội đối với giáo dục. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã chủ trương đổi mớichương trình Tiểu học theo các mục tiêu: Tiếp tục tăng cường thực hiện giáodục toàn diện ( Đức, trí, thể, mĩ và các kĩ năng cơ bản) đảm bảo sự cân đối hàihòa giữa ác lĩnh vực học tập và giáo dục ở nhà trường Tiểu học.Để giúp học sinh nói, viết đúng tiêng phổ thông trước hết người giáo viêncần phải hiểu và nắm vững thuật ngữ “ chính tả” được hiểu theo nghĩa gốc là“phép tính đúng” hoặc “ lối viết hợp chuẩn”.Trong chương trình môn Tiếng việt lớp 2, phân môn chính tả học sinhhọc theo hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học, mỗi tuầnhọc sinh lớp 2 được thực hành viết bài chính tả trong 2 tiết. Các dạng bài chínhtả ở lớp 2 gồm: Tập chép và nghe- viết. Ngoài ra, trong phân môn chính tả còncó phần bài tập, chủ yếu bổ trợ cho kĩ năng viết chính tả của học sinh. Gồm códạng bài tập điền dấu thanh vào tiếng, điền âm đầu và dạng điền vần vào chỗchấm.Như vậy, phân môn chính tả ở lớp 2 chủ yếu là rèn kĩ năng đọc đúng, viếtđúng, kết hợp kĩ năng sử dụng Tiếng việt phát triển tư duy cho học sinh.2.2. Thực trạng nghiên cứu.Năm học 2015- 2016, tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủnhiệm lớp 2B. Tổng số học sinh là 20 em.Trong đó có 9 em nam và 11 em nữ,các em đều có ý thức học tập tốt, ngoan ngoãn nghe lời thầy cô, đoàn kết giúpđỡ bạn bè. Vì vậy, đó là điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện sáng kiến này.Bên cạnh đó, lớp học phần đa là con gia đình nông nghiệp nên việc chăm lođến học tập của các bậc phụ huynh đối với con em còn hạn chế. Có em đi họccòn quên đồ dùng học tập. Do đó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng chữ viết củacác em.Qua thực tế giảng dạy lớp 2B của bản thân, tôi thấy: Học sinh viết chính tảnhìn chung chưa đảm bảo tốc độ viết chữ theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Có mộtsố học sinh viết bài sạch sẽ, trình bày đúng. Song bên cạnh đó, còn rất nhiều họcsinh gặp khó khăn trong giờ học chính tả.Để khảo sát thực trạng viết chính tả của học sinh, tôi đã sử dụng bài viếtchính tả nghe- viết: "Ngày hôm qua đâu rồi?" cho học sinh viết. Tôi thu được kếtquả như sau:Tổng sốhọc sinh20Trình bày đúng,viết đẹp( loại A)số lượngTL315%Trình bày đúng, viếtchưa đẹp ( loại B)số lượngTL945%Trình bày sai, viếtchưa đẹp ( loại C)số lượngTL840%4Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy số học sinh biết trình bày đúng viết đẹp( loại A) rất ít, chiếm 15 %. Số học sinh trình bày đúng viết chưa đẹp( loại B)chiếm 45 %. Số học sinh trình bày sai ( loại C) chiếm tới 40 % trong tổng số họcsinh cả lớp.Thực trạng cụ thể ở lớp 2B qua các bài viết chính tả khác:- Một số học sinh khi viết chính tả không kịp thời gian, hay viết sai lỗichính tả:- Học sinh chưa biết cách trình bày một bài viết chính tả (Đoạn văn, đoạnthơ). Nhất là chính tả tập chép, học sinh nhìn bài viết mẫu của giáo viên trênbảng để chép, khi thấy bài viết xuống dòng ở chữ nào học sinh cũng xuống dòngchữ ấy:5- Học sinh viết sai phụ âm đầu:- Học sinh viết sai các vần khó:6Qua việc điều tra thực tế như vậy, tôi thấy tình trạng các em viết xấu và sainhiều lỗi quá nhiều. Nếu như không có biện pháp khắc phục sớm, giúp các emviết đẹp và biết cách viết chữ như thế nào cho đúng, thì lên lớp 3 các em sẽ họcnhư thế nào đây? Chính vì điều này đã thôi thúc tôi tìm ra một số biện pháp cụthể, sát thực để giúp và đưa những đối tượng thuộc loại C lên loại (A hoặc B).Có như vậy thì chất lượng giờ chính tả mới được tốt.Nguyên nhân của thực trạng trên là:- Một số học sinh đọc còn chậm (khi đọc còn phải đánh vần) nên khi viếtchính tả không kịp thời gian, hay viết sai lỗi chính tả.- Học sinh chưa hiểu cách trình bày bài viết( còn bắt chước giáo viên viếtbảng hoặc SGK- trong các tiết tập chép)- Học sinh chưa nắm chắc quy tắc viết chính tả (viết sai phụ âm đầu, viếtsai các vần khó).Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến thực trạng chất lượng phân mônchính tả của học sinh lớp 2B. Trước vấn đề trên với những kinh nghiệm và tiêpthu học hỏi đồng nghiệp tôi đã vận dụng " Hướng dẫn viết đúng chính tả chohọc sinh lớp 2B" nhằm nâng cao chất lượng viết chính tả ở lớp mình phụ tráchtrong các năm học tiếp theo.2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề.2.3.1: Rèn nề nếp tác phong cho học sinh khi ngồi viết chính tả.Trước hết muốn học sinh viết đúng, đẹp thì tư thế ngồi viết của học sinh làquan trọng đầu tiên giúp học sinh có nét chữ đẹp. Vì vậy, ngay từ buổi đầu bướcvào lớp, tôi chú ý ngay đến tư thế ngồi viết của từng em. Nhiều em lên lớp 2 rồi7mà khi viết, mắt vẫn cúi sát xuống bàn hay cầm bút thấp quá nên mực hay ra taylàm bẩn vở. Để giúp những em này biết ngồi ngay ngắn khi viết, trước hết giáoviên phải giải thích cho các em hiểu cần ngồi viết đúng tư thế để giúp chữ viếtđẹp hơn và có lợi cho sức khoẻ, mà ngược lại, nếu ngồi xiêu vẹo người thì sẽ bịtật vẹo cột sống suốt đời. Nếu em nhìn vào vở sát quá thì mắt sẽ bị cận thị…Sauđó giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát và làm theo tư thế ngồi viết, ngồiviết ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực xuống bàn. Đầu hơi cúi, mắt cách vởkhoảng 25 – 30 cm. Tay phải cầm bút, tay trái đặt phía trước bên trái quyển vởgiữ mép vở khi viết không bị xê dịch, quyển vở được để hơi chếch về phía taytrái. hai chân để thẳng, vuông góc sau đó tôi hướng dẫn cho các em cách cầmbút sao cho dễ viết, không cao quá khó viết và không thấp quá mực vào tay làmbẩn bài viết. Khi hướng dẫn tỉ mỉ tôi khuyến khích cho các em thực hiện, họcsinh nào ngồi đúng nhất được tuyên dương trước lớp. Trong các tiết dạy chính tảtiếp theo, tôi luôn nhắc nhở để các em nhớ và ngồi đúng, tạo thói quen cho họcsinh.2.3.2: Xếp chỗ ngồi (Giải pháp cho thực trạng: Một số học sinh viết chínhtả không kịp thời gian, hay viết sai lỗi chính tả.)Tôi xếp cho những học sinh đọc, viết chậm ngồi thành nhóm để khi đọcchính tả nghe- viết tôi đến gần và đọc chậm, thậm chí đánh vần từng tiếng đủ đểcác em nghe. Đồng thời quan sát nếu thấy học sinh nào viết chưa đúng giáo viênsửa ngay.2.3.3: Quy định chung (Giải pháp cho thực trạng: Học sinh chưa biếtcách trình bày một bài viết chính tả)Từ đầu năm học, giáo viên nêu cách trình bày bài viết văn xuôi: Chữ đầutiên cách lề vở 1 ô li- viết hoa. Đối với bài viết là thơ lục bát: dòng đầu tiên cáchlề vở 2 ô li, dòng tiếp theo cách lề vở 1 ô li- viết hoa các chữ đầu dòng thơ. Đốivới dạng thơ tự do: Chữ đầu tiên cách lề vở 2 ô li viết hoa các chữ đầu dòng thơ,các chữ đầu dòng thẳng cột. Đối với nhóm học sinh viết chưa đúng độ cao, đánhdấu thanh chưa đúng vị trí: Khi đọc chính tả giáo viên luôn nhắc nhở học sinhnhớ độ cao các chữ, khi viết đánh dấu thanh vào âm chính trong mỗi tiếng.2.3.4: Luyện viết đúng phụ âm đầu. (Giải pháp cho thực trạng: Học sinhviết sai phụ âm đầu.)Để giúp học sinh viết đúng một số phụ âm đầu dễ lẫn lộn này, trong mỗigiờ chính tả tôi phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học một cách linh hoạt,trong từng bài cụ thể đối với từng cặp phụ âm mà học sinh hay sai để cho bàidạy sinh động, để giúp các em dễ phân biệt được cách viết đúng, sai.Chẳng hạn, với phương pháp trực tiếp, tôi cho học sinh nghe, đọc, nhậnxét các chữ viết đúng bằng mắt, tập viết vài lần chữ khó vào bảng con cho quentay. Bước đầu tôi đọc toàn bài, sau đọc từng câu, từng cụm từ, chú ý nhấn mạnhnhững tiếng khó để luyện tập cách nghe cho học sinh. Tiếp theo tôi đặt câu hỏibằng phương pháp gợi mở vấn đáp để giúp các em nhận ra những tiếng, từ cácem hay viết sai. Sau đó tôi cho một số em nhắc lại một số luật chính tả, các emđã được học.8Như trước e, ê và i âm cờ được viết bằng chữ k (ca).Ví dụ: kể; kẻ…..Hoặc trước e, ê và i âm gờ viết bằng chữ gh (ghờ ghép) hay ngờ viết bằngngh (ngờ nghép).Ví dụ: ghế; ghé….nghỉ; nghé….Sau khi các em nhắc lại được một số luật chính tả, thì cho các em đượcluyện viết nhiều lần trên bảng con để các em nhớ.Trong những giờ chính tả có phần luyện tập r/d/gi đa số các em khó tìmra quy tắc phân biệt khi nào viết d hay gi. Vì vậy với bài tập so sánh trên tôi chocác em phân biệt bằng nhiều cách như sau:- Đầu tiên cho các em dựa vào nghĩa để phân biệt.Bước 1: Cho học sinh đọc kỹ đoạn văn, tìm ra những tiếng từ có phụ âmđầu r/d/gi có trong bài.Học sinh tìm được là: dạo, rụt rè, giờ, giỏi, dành,….Bước 2: Cho học sinh viết bảng con (nhận xét, giảng giải cách viết) phátâm, giải nghĩa từ, tìm từ có tiếng đó.Chẳng hạn: với tiếng “dạo”.Học sinh viết bảng con, giáo viên nhận xét và giảng cách viết.d + ao + dấu nặng = dạo.+ Phát âm (gv làm mẫu gọi 1- 2 học sinh phát âm lại) d – ao – nặng – dạo.Học sinh đọc lại câu có chứa tiếng “dạo” cho trong bài và nêu “dạo” ý nóigì? (chỉ khoảng thời gian ngắn chưa lâu).+ Học sinh tìm từ có tiếng “dạo”; dạo này, một dạo…Bước 3: Cho học sinh phân biệt r/ d/ gi bằng cách tìm các tiếng lậpbảng.r- rạo: rạo rựcrào rạo, rệu rạo….ddạo: dạo nàodạo chơi, dạo nàygikhông cóGợi ý cho học sinh điền từ bằng cách dùng câu hỏi gợi ý. Em tìm từ cótiếng “rạo”/ “dạo”. Học sinh tìm đến đâu giáo viên ghi lên bảng đến đấy.Dù sử dụng phương pháp nào đi nữa, tôi đều phải theo dõi, quan tâm uốnnắn từng em. Những em viết sai s/ x là do các em phát âm sai. Khi dạy tôi phảiphát âm lại cho các em nghe, phát âm s cong lưỡi, đầu lưỡi chạm ngạc phía trên.Còn viết là x khi đọc lưỡi thẳng đầu lưỡi đưa ra phía ngoài, luồng hơi thẳng rangoài. Sau đó tôi cho cả lớp phát âm lại nhiều lần cho đúng, viết bảng con theosự phát âm như: Thi viết nhanh và đúng, giáo viên đọc “xanh” cả lớp viết vàobảng con, học sinh nào viết sai bị đứng lên phát âm lại. Hoặc khi dạy chính tảtiết 1 tuần thứ 2 ở phần luyện tập tôi chọn bài tập 2a (bài lựa chọn) giúp các emlàm quen với cách phân biệt s/x qua các dạng bài tập.Bài tập:Điền vào chỗ trống:9a)s hay x:….oa đầu, ngoài …ân, chim …âu, ….âu cá.Trước khi làm bài tôi cho 2; 3 em đọc to nội dung yêu cầu của bài tập, cảlớp đọc thầm.Sau khi học sinh hiểu được nội dung yêu cầu bài tập, tôi tiến hành tổ chứccác hình thức luyện tập như sau:Giáo viên phát 3 băng giấy cho 3 em học sinh ngồi ở vị trí khác nhau thilàm bài. Cả lớp làm bài trên giấy nháp.Mỗi em làm bài xong (trên băng giấy) dán bài lên bảng, đọc kết quả. Cảlớp và giáo viên nhận xét về nội dung lời giải, phát âm, kết luận bài làm đúng.Học sinh nào làm đúng nhanh nhất là thắng cuộc.Cả lớp và giáo viên nhận xét, sửa lỗi bài làm trên bảng lớp được dán.xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, xâu cá.Những em thắng cuộc được khen ngợi và cả lớp thưởng một tràng vỗ taykhuyến khích.Để phân biệt được s/x tôi đưa ra cho các em nhiều dạng bài tập như dạngcâu đố giúp học sinh học tập sôi nổi hơn. Từ đó các em làm quen và biết cáchdùng đúng khi viết chính tả.Khi dạy chính tả, trước khi viết bài tôi luôn coi trọng việc tìm luyện viếtchữ khó (chữ các em hay viết sai) trong bài. Đối với bước luyện viết từ khó này,tiết nào tôi cũng thực hiện và trước hết cho các em tìm trong đoạn bài viết nhữngtừ nào em thấy khó viết, học sinh nêu ra trước lớp sau đó giáo viên cho các emđược luyện viết trên bảng con và gọi vài em lần lượt lên bảng viết, học sinh vàgiáo viên nhận xét đúng sai.Song song với việc phân biệt phụ âm đầu, tôi luyện cho các em viết đúngcác vần khó trong các tiếng, từ.2.3.5: Luyện viết đúng tiếng có vần khó. (Giải pháp cho thực trạng: Họcsinh viết sai tiếng có vần khó)Trong quá trình viết các em thường gặp phải những tiếng, từ có vần khó(uơ, uyu, uôn, uyết, uya ….) một số tiếng có vần dễ lẫn lộn (oe/ eo/ uê/ oa/ao….) một số từ khó “huơ vòi” trong bài “Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên”…Để rèn viết đúng các lỗi này, trước khi viết bài tôi gọi học sinh phân biệttừng tiếng, cho học sinh khác nhau nhận xét và thống nhất cách viết.h + uơ = huơVần khó nên khi phân tích tôi chú ý nhấn giọng vào phần vần, sau đó chohọc sinh viết bảng con, lớp nhận xét, lớp tự sửa sai. Với những bài viết có ítnhững vần khó tôi có thể lấy thêm một số tiếng có vần khó đó, đọc cho học sinhviết, để khắc sâu vần cần chú ý.Trong các tiết chính tả tôi thường chọn các dạng bài tập khác nhau chocác em được làm nhiều, luyện viết nhiều để các em nhớ cách viết đúng.2.3.6: Chấm, chữa bài chính tả.10Để nâng cao chất lượng giờ chính tả, việc chấm chữa bài cũng rất quantrọng, giúp các em biết tự sửa lỗi sai của mình, nhớ viết đúng, lần sau không bịmắc lỗi sai đó.Có nhiều hình thức chấm chữa bài, những khi dạy thì thường sử dụng biệnpháp như sau:Sau khi viết bài xong, tôi đọc chậm cho các em tự soát bài sau đó tự đổivở cho nhau (2 em ngồi cạnh nhau) theo sự chỉ đạo của giáo viên. Nếu phát hiệnra lỗi sai của bạn, kịp thời bảo bạn sửa lại ngay. Sau khi các em thực hiện xong,tôi cho các em nêu kết quả mình đã được kiểm tra vở bạn. Giáo viên kịp thờituyên dương những bạn không sai lỗi nào. Từ việc học sinh tự chữa lỗi theo tôicó những điểm tích cực sau đây:- Các em được tiếp xúc với văn bản viết một lần nữa, qua đó góp phầncủng cố những kiến thức vừa được hướng dẫn.- Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự phát hiện ra những lỗichính tả. Từ đó, các em có điều kiện để tái hiện lại quy tắc viết đúng chính tảcho mỗi trường hợp. Góp phần củng cố, khắc sâu hơn cho học sinh những khảnăng chính tả.- Trường hợp, những em học sinh viết chậm, chuyên viết sai lỗi chính tảthì không tự phát hiện được lỗi của bạn. Đối với những em này, giáo viên đi đếntừng em để hướng dẫn cách sửa lỗi. Từ đó giúp các em có thể nắm bắt được luậtchính tả một cách thuận tiện.- Thông qua việc tự chữa lỗi của các em, tôi đã giáo dục các em tính cẩnthận, chính xác, không để sai sót đồng thời cũng kết hợp giáo dục lòng trungthành cho các em, sai lỗi nào bảo bạn sửa lỗi ấy.- Hình thành ý nghĩa giữ gìn đồ dùng của bạn cũng như của mình (giữ vởsạch,viết chữ đẹp), không được làm rách, bẩn vở của bạn trong quá trình chữasoát lỗi.- Hình thành ở các em ý thức nhiệm vụ được giao (tính tự giác).- Để thực hiện mục tiêu này, cần phải được tiến hành thường xuyên đốivới các tiết chính tả. Tạo cho các em thói quen và giữ trật tự khi trao đổi bài.Giáo viên luôn tuyên dương và khuyến khích những em viết đúng, viết đẹp. Vớinhững biện pháp trên, học sinh rất thích viết đúng và đẹp để cho bạn không tìmra lỗi sai của mình và được cô khen trước lớp. Chính vì thế chỉ một thời giankhông lâu tôi đã thu được kết quả đáng khả quan.2.3.7: Luyện viết chữ đúng đẹp.Để nâng cao chất lượng giờ chính tả, thì việc luyện chữ viết cho các em làrất cần thiết. Viết đẹp nó còn thể hiện được tính cách của con người “Nét chữ nết người”. Trong lớp tôi dạy có rất nhiều em viết chữ chưa đẹp vì nhiều lý do.Đó là các em viết chưa đúng kích cỡ: độ cao, rộng của các con chữ, khoảng cáchgiữa các chữ hay các con chữ chưa đều, các nét chữ chưa liền mạch….Để giúp các em khắc phục những tình trạng trên tôi đã lập kế hoạch sửdụng các biện pháp khác nhau áp dụng đến từng đối tượng.11Muốn học sinh viết đẹp, trước hết giáo viên phải là người viết chữ đúngvà đẹp. Trong những năm trước đây bản thân tôi viết chữ chưa đúng mẫu quyđịnh. Đó cũng là điều tôi trăn trở: nếu mình không viết đúng và đẹp thì hướngdẫn học sinh viết sẽ không thực tế. Do đó, tôi rèn chữ viết thường xuyên. Quaquá trình rèn luyện, tôi đã tham gia và đạt giải các cuộc thi viết chữ đẹp cấphuyện. Tôi cho các em xem các bài viết để các em thấy được nếu cố gắng luyệnviết thì ai cũng có thể viết đẹp. Trong các tiết chính tả tập chép tôi viết trên bảnglớp, học sinh nhìn bài chép.Tôi hướng dẫn các em cách nhớ độ cao con chữ bằng cách chia độ cao cácchữ cái thành các nhóm (đối với chữ viết thường).Nhóm 1: Nhóm chữ cao 1 đơn vị như: a,ă, i, e, ê, n, m,….Nhóm 2: Nhóm chữ cao 1,5 đơn vị như chữ t.Nhóm 3: Nhóm chữ cao hoặc dài 2,5 đơn vị như: h, l, b, k, y, g….Nhóm 4: Nhóm chữ cao 2 đơn vị như: d, đ,…Nhóm 5: Nhóm chữ cao 1,25 đơn vị như: s, r,…Đối với các chữ viết hoa đều có độ cao 2,5 đơn vị.Khi học sinh học thuộc các độ cao của các chữ cái trên, tôi tiến hànhhướng dẫn viết trên dòng kẻ bảng lớp. Trong khi viết giáo viên nhắc nhở các emviết độ rộng của các con chữ phải bằng nhau, khoảng cách của các chữ với nhaukhông rộng lắm mà cũng không hẹp lắm, khoảng bằng nửa thân chữ là vừa. Cácnét hắt trong một chữ phải được nối liền nhau, trong khi viết một chữ hạn chếnhấc bút mà thường viết liền các con chữ với nhau, chữ viết thẳng, giáo viên viếtmẫu (ngay ngắn, không ngả chữ mà không cúi rạp chữ).Sau khi học sinh nắm được cách hướng dẫn cách viết đẹp cho các emđược luyện vào bảng con theo đúng các dòng kẻ hướng dẫn, giáo viên kịp thờisửa lại những nét các em viết chưa đúng, tuyên dương những em viết đúng hàngkẻ, đẹp.Luyện viết vào vở: giáo viên đọc cho học sinh 1 hoặc 2 câu thơ với tốc độchậm để các em tập viết đúng li. Trong khi học sinh viết, giáo viên đi lần lượttừng bàn quan sát các em viết, em nào viết chưa đúng chưa đẹp cô viết mẫu choem đó 1, 2 chữ vào vở để các em bắt chước viết cho đẹp. Khi các em đã biết viếtdùng kích cỡ tôi tập cho các em viết nhanh dần đúng tốc độ viết đối với các họcsinh lớp 2.Ngoài những việc luyện viết chữ đẹp ở tiết chính tả tôi luôn quan tâmnhắc nhở các em cần phải viết đúng, nắn chữ ở những tiết học khác như tập làmvăn, tập viết….và tóm lại cứ đặt bút viết là các em phải viết cẩn thận đẹp nhưđang trong giờ luyện viết vậy, thì dần dần các em mới quen tay viết chữ đẹpđược. Trong các tiết dạy, cứ phát hiện được bài viết đẹp, đúng cỡ chữ là tuyêndương trước lớp nhằm khuyến khích các em viết đẹp hơn.Ngoài việc rèn chữ đẹp ở lớp, tôi còn gặp gỡ gia đình các em trao đổi vớiphụ huynh, nhờ phụ huynh kèm cặp thêm viết ở nhà và cứ như vậy, sau một thờigian lớp tôi có nhiều em viết chữ đẹp như em (Nga, Trinh, Hằng, Liên,…. ) và12nhiều em chữ viết từ loại C lên B như em ( Quyền, Trang, Nguyệt, Tân,…) và từloại B lên loại A như em ( Lam, Thái, … ).Đây là một thành công lớn của tôi và sự tiến bộ của các em là nguồn độngviên, khuyến khích tôi càng hăng say thực hiện mong muốn của mình.Với những biện pháp như trên tôi đã áp dụng vào trong việc dạy họcsinh viết chính tả. Tôi nhận thấy có sự tiến bộ rõ rệt, các em nắm được độ caocủa các con chữ, khoảng cách các con chữ, cách trình bày bài chính tả mà khôngcần giáo viên nhắc nhở nhiều.2.4. Hiệu quả của sáng kiếnSau khi áp dụng các biện pháp trên vào thực tiễn giảng dạy tôi đã thựchiện khảo sát qua bài chính tả nghe- viết: Kho báu- tuần 28, tôi thu được kết quảnhư sau:Tổng sốhọc sinh20Trình bày đúng,viết đẹp( loại A)số lượng6TL30%Trình bày đúng, viếtchưa đẹp( loại B)số lượng13TL65%Trình bày sai, viết chưađúng mẫu chữ( loại C)số lượng1TL5%Nhìn vào bảng thống kê kết quả khảo sát chất lượng sau khi áp dụng cácbiện pháp trên ta thấy: Chỉ còn 1 em mắc lỗi về trình bày, có 6 em có bài trìnhbày đúng, viết đẹp bằng 30%, có 13 em trình bày đúng nhưng chữ chưa đẹpbằng 65 %.Với kết quả trên, chỉ còn rất ít em mắc lỗi về trình bày,viết chưa đẹptình trạng học sinh viết chữ sai độ cao và khoảng cách đã giảm hẳn. Học sinhđọc phát âm tốt, nắm được quy tắc chính tả. Các em đã viết đúng khoảng cáchgiữa chữ với chữ, giữa từ với từ, viết đúng dấu chấm, dấu phẩy, viết đảm bảothời gian theo yêu cầu, bài viết khá sạch đẹp, ít mắc lỗi chính tả. Qua đây chothấy, việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc hướng dẫn họcsinh viết đúng chính tả ở lớp mình phụ trách, đã có nhiều tiến triển trong việcrèn chữ viết và cách trình bày của học sinh.* Dưới đây là một số bài viết của học sinh lớp 2B trong các tiết chính tảsau khi tôi áp dụng các biện pháp nêu trên:13143- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ- Kết luậnQua việc nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp vào thực tế giảng dạyphân môn chính tả ở lớp 2B. Tôi thấy để dạy tốt phân môn này:- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu cần đạt và các dạng bài của phânmôn chính tả. Giáo viên phải tự rèn chữ viết cho mình luôn có ý thức viết chữ vàtrình bày bảng khoa học.- Lựa chọn và kết hợp các phương pháp phù hợp để giảng dạy, tạo điềukiện cho học sinh được luyện tập nhiều.- Tạo cho học sinh sự hứng thú trong tiết học chính tả như thi đua tổ, cánhân giữ vở sạch, chữ đẹp; học sinh có bài viết đẹp được trưng bày trước lớp.15- Thường xuyên chấm bài chính tả cho các em để có kế hoạch hình thứcgiúp đỡ kịp thời, sát thực với từng đối tượng.- Liên hệ với gia đình thừờng xuyên, để kết hợp gia đình, nhà trườngchặt chẽ.- Sau mỗi tiết dạy giáo viên có khen kịp thời, đúng mức, để khuyếnkhích các em học tập và gây được niềm tin cho các em. Từ chỗ kèm cặp và độngviên học sinh đúng lúc, kịp thời như thế, nên lớp tôi em nào cũng có ý thức tựgiác viết đúng, viết đẹp. Nhiều em đầu năm viết rất xấu, các em còn hay viết sailỗi chính tả. Nhưng được sự chỉ bảo tận tình của cô các em đã biết viết đẹp hơnvà nhớ một số lỗi chính tả để viết đúng.- Kiến nghịĐối với nhà trường, hàng tháng, hàng kì có tuyên dương những học sinhgiữ vở sạch- viết chữ đẹp trong các giờ sinh hoạt ngoại khóa.Đối với giáo viên cần phải rèn chữ viết của mình, thường xuyên trao đổihọc hỏi đồng nghiệp, đọc thêm các tài liệu để nâng cao trình độ chuyên môn.Phải có tính kiên trì và sáng tạo trong công việc, tận tụy với học sinh.Đối với phụ huynh, cần dành thời gian để hướng dẫn, kèm cặp con emmình học ở nhà.Sáng kiến trên đây của tôi là một phần nhỏ bé giúp cho việc hướng dẫnhọc sinh viết đúng chính tả, đây chỉ là một kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi,không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi xin trình bày để Hội đồng khoahọc nhận xét và góp ý để có phương pháp dạy chính tả đạt kết quả cao nhất. Rấtmong được sự góp ý chân thành của bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến của tôiđược hoàn thiện hơn ./.Đồng Thịnh, ngày 28 tháng 4 năm2016XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNGĐƠN VỊTôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinhnghiệm của mình viết, không sao chépnội dung của người khác.NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾNPhạm Thị Hòa16TÀI LIỆU THAM KHẢO- Sách giáo khoa Tiếng Việt 2.- Vở viết chính tả của học sinh.-Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học Tiểu học.17

Tài liệu liên quan

  • HÌNH THÀNH NĂNG LỰC VÀ THÓI QUEN VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4 HÌNH THÀNH NĂNG LỰC VÀ THÓI QUEN VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4
    • 15
    • 1
    • 7
  • KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: SƯU TẦM VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC MỸ - TÂN LẠC – HÒA BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: SƯU TẦM VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC MỸ - TÂN LẠC – HÒA BÌNH
    • 67
    • 1
    • 11
  • một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3 trường tiểu học lăng hiếu  trùng khánh  cao bằng một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3 trường tiểu học lăng hiếu trùng khánh cao bằng
    • 64
    • 6
    • 35
  • skkn Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5 skkn Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
    • 13
    • 1
    • 0
  • Rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5 Rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
    • 37
    • 958
    • 0
  • SKKN kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 SKKN kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2
    • 33
    • 1
    • 4
  • SKKN một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4 SKKN một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4
    • 30
    • 671
    • 3
  • MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5
    • 11
    • 713
    • 1
  • SKKN kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 SKKN kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2
    • 20
    • 643
    • 0
  • MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 3
    • 14
    • 2
    • 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(862 KB - 17 trang) - Hướng dẫn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2b Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Kẻ Lỗi Chính Tả Lớp 2