Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 2 Viết đúng Chính Tả - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo Dục - Đào Tạo >>
- Mầm non - Tiểu học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.2 KB, 19 trang )
MỤC LỤCTrangI. MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài.2. Mục đích nghiên cứu.3. Đối tượng nghiên cứu.4. Phương pháp nghiên cứu.II. NỘI DUNG1. Cơ sở lí luận.2. Thực trạng của vấn đề.2.1. Thực trạng học chính tả ở lớp 2B trường Tiểu học Lê Văn Tám2.2. Kết quả thực trạng.3. Giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện.3.1. Các giải pháp thực hiện.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện.4. Hiệu quả của việc rèn chính tả cho học sinh.III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.1. Kết luận.2. Kiến nghị.2.1. Đối với phụ huynh học sinh.2.2. Đối với nhà trường.2.3. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo.I. MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài.112224444677813151515151616Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhậpvới các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng caocủa xã hội đối với giáo dục. Bộ giáo dục - đào tạo đã chủ trương đổi mới chươngtrình tiểu học theo các mục tiêu: Tiếp tục tăng cường thực hiện giáo dục toàndiện (Đức trí thể mỹ và các kỹ năng cơ bản) đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa cáclĩnh vực học tập và giáo dục ở nhà trường tiểu học. Đứng trước thực trạng đó,yêu cầu đối với nhà giáo dục phải đào tạo con người toàn diện trong đó tiếng mẹđẻ (tiếng phổ thông) là một trong những điều kiện tiên quyết giúp học sinh nắmbắt được tri thức một cách dễ dàng.Để giúp học sinh nói, viết đúng tiếng phổ thông trước hết người giáo viêncần phải hiểu và nắm vững thuật ngữ “Chính tả” được hiểu theo nghĩa gốc là“Phép tính đúng” hoặc “Lối viết hợp chuẩn”.Chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết, được thừa nhận trongngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó làm phương tiện thuận lợi cho việc giaotiếp bằng chữ viết bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhấtnhững điều đã viết. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, một sựquy định có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, nó không cho phép vận dụngquy tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân.Một ngôn ngữ văn hoá không thể không có chính tả thống nhất. Chính tảthống nhất là một trong những biểu hiện của trình độ văn hoá phát triển của mộtdân tộc.Phân môn chính tả trong nhà trường, giúp học sinh hình thành năng lực vàthói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúngtiếng việt. Vì vậy, phân môn chính tả có vị trí đặc biệt quan trọng, nhằm thựchiện mục tiêu của môn tiếng việt là rèn và phát triển tiếng mẹ đẻ cho học sinh,trong đó có năng lực chữ viết. Đặc biệt đối với học sinh Tiểu học, chữ viết làmột trong bốn yêu cầu cơ bản: nghe, nói, đọc, viết mà học sinh phải đạt được.Bởi vì khi học các môn học, các em chỉ nghe là chưa đủ mà phải viết để khắcsâu tri thức. Nhưng nếu viết sai lỗi chính tả thì học sinh có thể hiểu sai hoặckhông thể hiểu đầy đủ văn bản dẫn đến các em không nắm được nội dung kiếnthức môn học. Do đó “kỹ năng viết đúng chính tả” thực sự cần thiết đối với họcsinh tiểu học nói riêng và đối với mọi người nói chung. Việc rèn luyện các quytắc chính tả sẽ hình thành kĩ năng viết đúng đơn vị từ của học sinh, khi các emđã viết đúng, viết chính xác thì mới có điều kiện học tốt các môn học khác vàtrên cơ sở đó, các em rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả. Trongsuy nghĩ và giao tiếp đặc biệt là giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, người xưa thườngnói “Nét chữ nết người - Văn hay chữ tốt”. Quả thật khi viết chữ đã không tốt thìvăn không thể hay được. Do vậy, việc nghiên cứu phương pháp để dạy tốt mônchính tả là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm gópphần vào việc thực hiện mục tiêu môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học.Nhưng lỗi chính tả của người viết chữ Quốc ngữ nói chung, của học sinhTiểu học nói riêng từ lâu vẫn là vấn đề nhức nhối với những ai quan tâm tới vấnđề này. Chữ viết của học sinh không được như xã hội mong muốn. Không những2học sinh Tiểu học mà học sinh Trung học cơ sở, học sinh Trung học phổ thôngvà cả sinh viên đại học cũng có nhiều thiếu sót về chữ viết. Không những ở mộtđịa phương mà ở khắp nơi tình trạng lỗi chính tả của học sinh có đều rất phổbiến. Đã có nhiều người lên tiếng báo động về vấn đề này.Căn cứ vào mục tiêu dạy môn Tiếng Việt nói chung và nhiệm vụ chủ yếunói riêng của phân môn Chính tả lớp 2, ngoài kĩ năng rèn học sinh đọc thông,chúng ta còn rèn cho học sinh viết thạo, viết đúng chính tả, rèn cho học sinh mộtsố phẩm chất như tính cẩn thận, tính thẩm mĩ. Bên cạnh việc nắm vững vị trí,nhiệm vụ, tính chất, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp,giáo viên còn phải nắm vững các nguyên tắc dạy chính tả Tiếng Việt.Dạy chính tả là một quá trình rèn luyện lâu dài, không chỉ ở giờ chính tảmà có thể rèn luyện phân tích từ phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làmvăn.Ví dụ: Một học sinh làm một bài văn rất hay nhưng mắc nhiều lỗi chính tảthì bài văn đó không đạt điểm cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chấtlượng học tập Tiếng Việt nói riêng các môn học khác nói chung.Chính vì vậy mà việc giúp học sinh lớp 2 nói riêng, học sinh Tiểu học nóichung “viết đúng chính tả” là vấn đề tất yếu, cần phải thường xuyên liên tục.Vấn đề đặt ra là: “sửa lỗi chính tả cho học sinh như thế nào để học sinhviết đúng chính tả Tiếng Việt?”. Xuất phát từ nhận thức trên, tôi chọn đề tài sángkiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả”để nghiên cứu.2. Mục đích nghiên cứu.- Điều tra lỗi chính tả cơ bản thường hay mắc phải của học sinh, nguyênnhân của các lỗi đó để tìm ra biện pháp khắc phục.- Vận dụng các nguyên tắc dạy trong phân môn chính tả hình thành kĩnăng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học.- Lập kế hoạch bài học theo hướng đổi mới, phương pháp và nội dung bàidạy cho sát thực với việc rèn chính tả cho học sinh.3. Đối tượng nghiên cứu.Học sinh lớp 2B trường Tiểu học Lê Văn Tám.4. Phương pháp nghiên cứu.- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.+ Phương pháp điều tra.+ Phương pháp quan sát.+ Phương pháp trò chuyện.+ Phương pháp thu thập thông tin.3- Nhóm phương pháp hỗ trợ.+ Thống kê.II. NỘI DUNG1. Cơ sở lí luận.4Các nguyên tắc chính tả không tách rời các nguyên tắc dạy học TiếngViệt. Chính tả là phân môn có tính chất công cụ, tính chất thực hành làm cơ sởcho việc dạy học các phân môn khác của Tiếng Việt. Cùng với phân môn Tậpviết, Chính tả cung cấp kiến thức và hoàn thiện kĩ năng tạo ra hình thức vật chấtbiểu hiện ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. Mục đích của dạy chính tả là rènluyện khả năng đọc thông, viết thạo, chủ yếu là viết đúng chuẩn mực và dạngthức viết của ngôn ngữ.Khi tập nói và đi học trẻ em mới sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức nói. Hệthống ngữ âm hệ thống từ vựng và hệ thống ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ được hìnhthành ở trẻ em Việt Nam một cách tự nhiên, tự phát và vô thức, thông qua dạngthức nói.Bước vào bậc Tiểu học, trẻ em mới bắt đầu học chữ tiếp xúc với dạng viếtcủa ngôn ngữ. Để nắm chắc dạng thức viết (biết viết, biết đọc chữ viết) trẻ emphải học chữ, viết chữ và học chính tả. Hệ thống chữ viết và hệ thống qui tắcchính tả được hình thành ở trẻ em qua con đường học vấn một cách tự giác và cóý thức.Khi viết chữ trình độ tư duy và ngôn ngữ của trẻ em sẽ có một bước pháttriển nhảy vọt; từ tư duy cụ thể trực quan và cảm tính, trẻ em tiến đến tư duykhái quát trừu tượng và lý tính, hoạt động ngôn ngữ của trẻ em phát triển, khảnăng và lĩnh vực giao tiếp mở rộng.Hệ thống chữ viết và hệ thống chính tả đối với học sinh cấp Tiểu học là trithức mới mẻ. Nắm bắt được nội dung kí hiệu của hệ thống chữ viết, học sinh cóphương tiện tiếp thu, lĩnh hội tri thức khoa học tự nhiên và xã hội, hình thànhnhững phẩm chất có văn hóa.Dạy chính tả dựa vào trình độ phát triển ngôn ngữ của trẻ em, tức là trêncơ sở trình độ trẻ em nắm và sử dụng dạng thức nói (hệ thống ngữ âm và các hệthống bộ phận cấu thành ngôn ngữ). Ở độ tuổi khác nhau nguồn gốc dân tộc vàđịa bàn cư trú khác nhau, với những ảnh hưởng tiếp xúc văn hóa trong các cộngđồng có nét riêng, trình độ nắm và sử dụng dạng thức nói của học sinh ở từnglớp và từng cấp tiểu học không đồng đều. Do đó nội dung hình thức yêu cầu dạychính tả đề ra phải sát hợp với từng đối tượng.2. Thực trạng.2.1. Thực trạng học chính tả ở lớp 2B trường Tiểu học Lê Văn TámNăm học 2016 -2017, ngay sau khi nhận lớp 2B, tôi thấy các em viết saichính tả do các nguyên nhân sau:- Chính tả phương ngữ: học sinh đọc như thế nào thì viết như thế ấy. Đâylà một thực tế đã, đang và sẽ diễn ra hàng ngày trong gia đình, ngoài xã hội (nhàtrường và các phương tiện thông tin đại chúng…)5- Lỗi chính tả do không nắm được nghĩa của từ để phân biệt với cách viết.Đây chính là những thiếu hụt trong kiến thức về chính tả và ngữ nghĩa của TiếngViệt.- Lỗi chính tả do không nắm được nguyên tắc ghi âm, qui tắc chính tả nênkhông biết khi nào viết “r”, khi nào viết “d”.- Do quên mặt chữ ghi âm, ghi tiếng, từ.Ngay ở tuần thứ 3 tôi đã tiến hành khảo sát chính tả ở lớp tôi dạy để nắmđược mức độ các em viết chính tả phân biệt giữa các phụ âm đầu ch/tr; s/x;r/d/gi ...Bài viết số1: Tiết 1 - Tuần 3 (Tiếng Việt 2, tập 1, trang 24).1) Nghe viết: Bạn của Nai NhỏNai Nhỏ xin cha cho đi chơi xa cùng bạn.Biết bạn của con khoẻ mạnh, thông minh và nhanh nhẹn, cha Nai Nhỏ vẫnlo. Khi biết bạn của con dám liều mình cứu người khác, cha của Nai Nhỏ mớiyên lòng cho con đi chơi với bạn.2) Bài tập: Điền vào chỗ trốnga. tr hay ch:cật ….e,mái …e, …ung thành, …ung sức.b. đổ hay đỗ:… rác, thi …trời … mưa, xe … lạiBài viết số 2: Tiết 2 - Tuần 6 (Tiếng Việt 2, tập 1, trang 54)1) Nghe viết: Ngôi trường mớiDưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáotrang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìnai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đángyêu đến thế!2) Bài tập:a. Điền vào chỗ trống s hay x:Giàu đôi con mắt, đôi tayTay …iêng làm lụng, mắt hay kiếm tìmHai con mắt mở, ta nhìnCho sâu, cho …áng mà tin cuộc đời.b. Tìm nhanh các tiếng:- Bắt đầu bằng s hoặc x:………………………………………………..6- Có thanh ngã hoặc thanh hỏi:……………………………………….Bài viết số 3: Tiết 1 - Tuần 8 (Tiếng Việt 2, tập 1, trang 65)1) Nghe viết: Người mẹ hiềnVừa đâu vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đangthập thò ở cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi:- Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?Hai em cùng đáp:- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.2) Bài tập:Bài 1: Điền vào chỗ trống r; d hay gi:- con ….ao ;- dè ….ặt;tiếng …ao hàng;…..ao bài tập về nhà.…ặt giũ quần áo;chỉ có ...ặt một loài cá.Bài 2: Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi có nghĩa như sau:- Làm chín thức ăn trong dầu, mỡ sôi:.........- Trái nghĩa với khó:.........- Thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới:........Trên đây là 3 bài khảo sát chính tả đầu năm đối với những lỗi mà khi viếtchính tả học sinh còn mắc phải.2.2. Kết quả thực trạng:Với thực trạng trên và qua khảo sát chính tả đầu năm của học sinh lớp 2B,tôi thấy học sinh điền sai rất nhiều.Kết quả cụ thể như sau:Kiến thức khảosátTổngsố họcsinhSố học sinhhoàn thànhtốtSốlượngTỉ lệSố học sinhhoàn thànhSốlượngTỉ lệSố học sinhchưa hoànthànhSốlượngTỉ lệPhân biệt ch/tr381128,95% 1642,1% 1128,95%Phân biệt r/d/gi38821%1847,3% 1231,5%Phân biệt s/x38923,6% 1744,7% 1231,5%73. Giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện.3.1. Các giải pháp thực hiện.Từ kết quả của thực trạng, sự nghiên cứu của bản thân và nhất là lươngtâm của người thầy. Tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:3.1.1. Giải pháp 1: Kết hợp chặt chẽ giữa chính tả với việc phát âm.Như ta đã biết, nguyên tắc chính tả của ta là nguyên tắc ngữ âm học.Chính đặc điểm này của chính tả Tiếng Việt ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung vàphương pháp dạy-học chính tả Tiếng Việt. Thầy đọc đúng thì học sinh viết đúngvà ngược lại, thầy đọc sai thì học sinh viết sai. Vậy dạy chính tả phải kết hợpchặt chẽ với việc rèn luyện khả năng phát âm đúng. Trước hết là thầy giáo phảiphát âm đúng, sau đó học sinh cũng phải phát âm đúng và sửa lỗi cho học sinhbằng cách tôi yêu cầu học sinh phát âm đúng. Khi các em đọc bài tôi thườngxuyên quan tâm nhắc nhở các em. Không những thế tôi còn quan tâm sửa lỗicho các em trong tất các tiết học ở các môn học.Tôi luôn chú ý sửa lỗi chính tả cho học sinh ở tất cả các môn học, phải đểcho các em tự tìm ra lỗi và tự sửa thành đúng, việc làm của các em phải được cảlớp cùng đánh giá nhận xét, cùng rút kinh nghiệm.3.1.2.Giải pháp 2:Kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ýthức.Khi dạy chính tả có ý thức: việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo không phảibắt đầu từ việc bắt đầu lặp đi lặp lại hành động mà là bắt đầu từ việc nhận thứccác quy tắc chính tả, học sinh nắm được cơ bản cách viết đúng các từ mà khôngđòi hỏi sự ghi nhớ máy móc.Ví dụ:+ Khi viết với “ng” là: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư+ Khi viết với “ngh” là: i, e, êĐối với chính tả không có ý thức thì học sinh cần hiểu nghĩa của từ vựng,ghi nhớ máy móc để viết đúng và nhanh.Thật khó mà tìm ra quy luật chung phân biệt gi/d, tr/ch, l/n… Gặp nhữngtrường hợp này tốt nhất là phải cho các em sử dụng nhiều lần, nhớ thuộc lònghay nói cách khác là cần áp dụng lối dạy không có ý thức, dạy mẹo cho HS.3.1.3. Giải pháp 3: Chọn bài dạy chính tả theo khu vực.Tiếng Việt tuy là ngôn ngữ thống nhất trong cả nước nhưng có nhiềuphương ngữ khác nhau. Ở mỗi địa phương, học sinh do ảnh hưởng của phươngngữ thường mắc một số lỗi đặc trưng. Chẳng hạn, đối với học sinh lớp tôi thì cơbản học sinh hay phạm lỗi như:tr ch, sx, rd…Ví dụ: trongchong, saxa, rada…Chính vì thế mà trước khi dạy bản thân tôi đã tìm hiểu tình hình để nắmlỗi chính tả phổ biến của học sinh và lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp.8Sau khi tìm hiểu, tôi đã đưa ra được một số giải pháp chính, đạt được kếtquả cao cần thực hiện tốt các vấn đề đã nêu.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện.Đối với người sử dụng Tiếng Việt, viết đúng chính tả chứng tỏ đó là ngườicó trình độ văn hoá về mặt ngôn ngữ. Viết đúng chính tả giúp cho học sinh cóđiều kiện để sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các bộ mônvăn hoá, trong việc viết các văn bản, thư từ… Bởi vậy nên tôi đã đưa ra một sốbiện pháp giúp học sinh phân biệt để viết đúng chính tả.3.2.1. Biện pháp 1: Sửa lỗi cho học sinh thông qua các tiết chính tả phânbiệt các âm đầu.a. Đối với lỗi tr/ch, tôi làm như sau:- Trước hết, tôi yêu cầu học sinh phát âm đúng trong tất cả các môn học.Khi các em đọc bài tôi thường xuyên quan tâm nhắc nhở các em. Khi đọc cáctiếng có phụ âm tr thì đọc “trờ” (đọc cong lưỡi). Nếu em nào đọc sai thì tôi sửangay cho em đó bằng cách cho em phát âm lại nhiều.- Hiểu đúng nghĩa: Thường một tuần 2 lần vào cuối buổi học tôi cho cácem lấy bảng con ra thi viết các tiếng có phụ âm đầu tr và ch, sau khi học sinhviết xong tôi lấy một bài đúng, một bài sai cho các em nhận xét.Ví dụ: GV đọc “trú” thì các em phải viết “trú” là đúng, em viết “chú” làsai.GV giúp học sinh hiểu nghĩa của từ “trú” và “chú”:+ Từ “trú” là lánh vào một nơi trú ẩn hoặc ở nơi tạm trú.+ Từ “chú” hiểu là chú bác hoặc chú em trai của bố.- Nắm được quy tắc viết chính tả phân biệt tr hay ch.+ Chỉ viết ch với những vần bắt đầu bằng oa, oe ….Ví dụ: choáng mắt, choèn choẹt, choai choai, chon chót, chang chang,chăm chú …+ Chỉ viết ch với những từ chỉ quan hệ gia đình.Ví dụ: cha, chú, cháu, chị, …+ Viết ch với những từ chỉ đồ dùng.Ví dụ: chạn, chum, chai, chén, …b. Đối với lỗi r/d/gi:Cách tiến hành tương tự như tr và ch.- Đọc đúng: Các giờ tập đọc tôi cũng luyện đọc các tiếng này và cho cácem nhận biết cách đọc.Tiếng có âm đầu viết r thì đọc cong lưỡi.9Tiếng có âm đầu viết d thì đọc bình thường.Tiếng có âm đầu viết gi thì đọc rít lưỡi, tạo ra âm gió.- Hiểu đúng nghĩa:+ Tôi thường cho các nhóm thi viết đúng vào bảng con. Giáo viên đọc chohọc sinh viết:Ví dụ: Đọc “dì” thì học sinh viết gì, dì, rì.“gia’ học sinh viết gia, da, ra.Tiếp tục tôi cho học sinh tìm tiếng ghép với các tiếng đó để nhận biếtnghĩa cho dễ dàng.+ Cô dì, dì cháu, …..: “dì” là em gái mẹ.+ Cái gì, việc gì, … : “gì” là từ đi kèm với câu hỏi.+ Rì rào, xanh rì … : “rì” là từ mô phỏng.Nếu các em viết sai thì nghĩa của nó sẽ khác đi, người khác cũng hiểu sailệch đi.- Giúp học sinh nắm quy tắc chính tả phân biệt giữa r, d và gi.+ “r, gi” không kết hợp với vần có âm đệm (trừ từ: ruy băng).+ d: kết hợp được với tất cả các nguyên âm.c. Đối với lỗi s/x:Những em viết sai s/ x là do các em phát âm sai. Khi dạy tôi phải phát âmlại cho các em nghe, phát âm s cong lưỡi, đầu lưỡi chạm ngạc phía trên. Cònviết là x khi đọc lưỡi thẳng đầu lưỡi đưa ra phía ngoài, luồng hơi thẳng ra ngoài.Sau đó tôi cho cả lớp phát âm lại nhiều lần cho đúng, viết bảng con theo sự phátâm của cô như: Thi viết nhanh và đúng, cô đọc “xanh” cả lớp viết vào bảng con,bạn nào viết sai bị đứng lên phát âm lại hoặc một số từ có tiếng khác như (mùaxuân, hạt sương). Hoặc khi dạy chính tả tiết 3 tuần thứ 2 ở phần luyện tập tôichọn bài tập 3a (bài lựa chọn) giúp các em làm quen với cách phân biệt s/x quacác dạng bài tập.Bài tập: Hãy chọn từ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?a) – (xấu, sấu): cây...;chữ ...- (sẽ, sẻ): san .....;..... gỗ- (Sắn, xắm): .....tay áo;củ ......Trước khi làm bài tôi cho 2; 3 em đọc to nội dung yêu cầu của bài tập, cảlớp đọc thầm.Sau khi học sinh hiểu được nội dung yêu cầu bài tập, tôi tiến hành tổ chứccác hình thức luyện tập như sau:Giáo viên phát 5 băng giấy cho 5 em học sinh thi làm bài tại chỗ. Cả lớplàm bài trên giấy nháp.10Mỗi em làm bài xong (trên băng giấy) dán bài lên bảng đọc kết quả. Cảlớp và giáo viên nhận xét về nội dung lời giải, phát âm, kết luận bài làm đúng.Bạn nào mà làm đúng nhanh nhất là thắng cuộc.Cả lớp và giáo viên nhận xét và sửa lỗi bài làm trên bảng lớp được dán.Cây sấu; chữ xấu.San sẽ; xẻ gỗ.Xắn tay áo; củ sắn.Những em thắng cuộc được khen ngợi và cả lớp thưởng một tràng vỗ taykhuyến khích.Để phân biệt được s/x tôi đưa ra cho các em nhiều dạng bài tập như dạngcâu đố giúp học sinh học tập sôi nổi hơn. Từ đó các em làm quen và biết cáchdùng đúng khi viết chính tả.Dạng bài tập: Điền vào chỗ trống s hay xGiàu đôi con mắt, đôi tay.Tay ...iêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm (siêng)Hai con mắt mở, xa nhìnCho sâu, cho ..áng mà tin cuộc đời (sáng)Xuân DiệuHoặc dạng bài tập:Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hay x có nghĩa như sau:- Cùng nghĩa với chăm chỉ(siêng năng).- Trái nghĩa với gần(xa).- Nước chảy rất mạnh và nhanh (xiết)Với những dạng bài tập trên tôi đều tổ chức cho các em trao đổi theonhóm. Sau đó đại diện nhóm lên thực hiện hay trình bày, các nhóm khác nhậnxét bổ sung giáo viên chốt lại lời giải đúng, để tuyên dương những nhóm làmđúng.- Giúp học sinh nắm được mẹo phân biệt s/x: Đa số các từ chỉ tên cây vàtên con vật đều bắt đầu bằng s.Ví dụ: + Tên cây: si, sồi, sả, sắn, sung, su su, sấu, sến, sầu riêng... (trừxoan, xoài)+ Tên con vật: sáo, sên, sếu, sói, sứa, sóc...3.2.2. Biện pháp 2: Sửa lỗi cho học sinh ngoài giờ chính tả.Ngoài việc hướng dẫn học sinh phân biệt lỗi chính tả theo những biệnpháp trên thì hàng ngày tôi còn cho các em ôn luyện lại kiến thức ở mọi nơi, mọilúc:+ Vào cuối buổi học chiều (hôm thì đọc đúng, viết đúng, hôm thì chơi tròchơi điền vào ô trống…) và cho các em nhắc lại quy tắc chính tả mà tôi đã cungcấp cho các em, nhằm giúp các em khắc sâu cách nói đúng, viết đúng để vậndụng trong cách nói và viết.11+ Trong giờ tập đọc - kể chuyện (phát âm chuẩn); trong giờ luyện từ vàcâu, giờ tập làm văn (dùng từ đặt câu).3.2.3. Biện pháp 3: Dạy chính tả theo khu vực.Chương trình và sách giáo khoa không thể viết cho từng địa phương. Khithực hiện chương trình, người giáo viên cần phải chủ động chọn nội dung cụ thểcho phù hợp với đối tượng học sinh mình dạy chính tả. Chúng ta cần mạnh dạnbỏ bớt những nội dung không cần thiết để dành thời gian cho các hiện tượngchính tả phổ biến theo phương ngôn.Đối với địa phương thường hay sai lỗi: tr/ch; s/x; r/d/gi…nên tôi thườngxuyên tìm hiểu, sưu tầm các bài tập của dạng này vào phiếu học tập để trong cácgiờ tự học, giờ sinh hoạt.… học sinh tự ra đề, đố nhau theo nhóm đôi,nhóm bàn, theo dãy, theo làng, cá nhân thi tiếp sức…Ngoài ra ngay cả khi nói chuyện với bạn bè, thầy cô cũng có thể giúp đỡnhau sửa sai khi phát âm tiếng địa phương và cần kết hợp với phụ huynh sửa saicho các em ngay trong cuộc sống và việc giao tiếp hàng ngày.Như chúng ta đã biết các em học sinh Tiểu học do đặc điểm tâm lý lứatuổi là các em dễ bắt chước, các em coi thầy, cô giáo là thần tượng, là cái mẫu đểcác em vươn tới. Vì vậy, nếu thầy giáo, cô giáo làm sai thì rất dễ làm cho họcsinh lớp mình nói riêng và học sinh trong trường nói chung cũng bắt chướcnhững cái sai của thầy giáo, cô giáo. Do đó thầy giáo, cô giáo không những luônphải rèn luyện về phẩm chất đạo đức cho thật tốt mà còn phải chú ý nói đúng,viết đúng, nói hay, viết đẹp để học sinh coi đó là cái mẫu để vươn tới.3.2.4 Biện pháp 4: Luyện viết đúng tiếng có vần khó.Trong quá trình viết các em thường gặp phải những tiếng, từ có vần khó(uyu, uôn, oang, uyết.) một số tiếng có vần dễ lẫn lộn (oe/ eo/ uê/ oa/ ao.) một sốtừ khó “khuỷu tay” “Luống rau” , “khoát tay. Để rèn viết đúng các lỗi này, trướckhi viết bài tôi gọi học sinh phân biệt từng tiếng, cho học sinh khác nhau nhậnxét và thống nhất cách viết.kh + uyu + thanh hỏi = khuỷukh + oat + thanh sắc = khoátNên khi phân tích tôi chú ý nhấn giọng vào phần vần, sau đó cho học sinhviết bảng con, lớp nhận xét, lớp tự sửa sai. Với những bài viết có ít những vầnkhó tôi có thể lấy thêm một số tiếng có vần khó đó, đọc cho học sinh viết, đểkhắc sâu vần cần chú ý.Trong các tiết chính tả tôi thường chọn các dạng bài tập khác nhau chocác em được làm nhiều, luyện viết nhiều để các em nhớ cách viết đúng.3.2.5 Biện pháp 5: Chấm chữa bài chính tả.Để nâng cao chất lượng giờ chính tả, việc chấm chữa bài cũng rất quantrọng, giúp các em biết tự sửa lỗi sai của mình, nhớ viết đúng, lần sau không bịmắc lỗi sai đó.12Có nhiều hình thức chấm chữa bài, những khi dạy thì thường sử dụng biệnpháp như sau:Sau khi viết bài xong, cô đọc chậm cho các em tự soát bài sau đó cho cácem tự đổi vở cho nhau (2 em ngồi cạnh nhau) theo sự chỉ đạo của giáo viên. Nếuphát hiện ra lỗi sai của bạn, kịp thời bảo bạn sửa lại ngay. Sau khi các em thựchiện xong, tôi cho các em nêu kết quả mình đã được kiểm tra vở bạn. Tôi hỏisau khi các bạn kiểm tra bài bạn xong, em thấy có bài nào không viết sai lỗi nàohoặc bài nào sai 2; 3 lỗi, bài nào còn sai nhiều lỗi. Giáo viên kịp thời tuyêndương những bạn không sai lỗi nào. Từ việc học sinh tự chữa lỗi theo tôi cónhững điểm tích cực sau đây.- Các em được tiếp xúc (có thức) với văn bản viết một lần nữa, qua đó gópphần cũng cố những kiến thức vừa được hướng dẫn.- Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự phát hiện ra những lỗi chínhtả. Từ đó, các em có điều kiện để tái hiện lại quy tắc viết đúng chính tả cho mỗitrường hợp. Nên góp phần cũng cố, khắc sâu hơn cho học sinh những khả năngchính tả.- Trường hợp, những em học sinh chuyên viết sai lỗi chính tả thì không tựphát hiện được lỗi của bạn. Đối với những em này, giáo viên đi đến từng em đểhướng dẫn cách sửa lỗi. Từ đó giúp các em có thể nắm bắt được luật chính tảmột cách thuận tiện.- Thông qua việc tự chữa lỗi của các em, tôi đã giáo dục các em tính cẩnthận, chính xác, không để sai sót đồng thời cũng kết hợp giáo dục lòng trungthành cho các em, sai lỗi nào bảo bạn sửa lỗi ấy.- Hình thành ý thức giữ gìn đồ dùng của bạn cũng như của mình (giữ vởsạch,viết chữ đẹp), không được làm rách, bẩn vở của bạn trong quá trình chữasoát lỗi.- Hình thành ở các em ý thức nhiệm vụ được giao (tính tự giác).- Để thực hiện mục tiêu này, cần phải được tiến hành thường xuyên đối vớicác tiết chính tả. Tạo cho các em thói quen và giữ trật tự khi trao đổi bài. Giáoviên luôn tuyên dương và khuyến khích những em viết đúng, viết đẹp. Vớinhững biện pháp trên, học sinh rất thích viết đúng và đẹp để cho bạn không tìmra lỗi sai của mình và được cô khen trước lớp. Chính vì thế chỉ một thời giankhông lâu tôi đã thu được kết quả đáng khả quan.3.2.6 Biện pháp 6: Luyện viết chữ đúng đẹp.Để nâng cao chất lượng giờ chính tả, thì việc luyện chữ viết cho các em làrất cần thiết. Viết đẹp nó còn thể hiện được tính cách của con người “Nét chữ nết người”. Trong lớp tôi dạy có rất nhiều em viết chữ chưa đẹp vì nhiều lý do.Đó là các em viết chưa đúng kích cỡ: độ cao, rộng của các con chữ, khoảng cáchgiữa các chữ hay các con chữ chưa đều, các nét chữ chưa liền mạch.Để giúp các em khắc phục những tình trạng trên tôi đã lập kế hoạch sửdụng các biện pháp khác nhau áp dụng để từng đối tượng.Tôi hướng dẫn các em cách nhớ độ cao con chữ bằng cách chia độ cao cácchữ cái thành 3 nhóm (đối với chữ viết thường).13Nhóm 1: Nhóm chữ cao 1 đơn vị như: i, e, ê, n, m….Nhóm 2: Nhóm chữ cao 1,5 đơn vị như chữ x.Nhóm 3: Nhóm chữ cao và dài 2,5 đơn vị như chữ h, l, b, k, y, g….Khi học sinh học thuộc các độ cao của các chữ cái trên tôi tiến hànhhướng dẫn viết trên dòng kẻ bảng lớp trong khi viết giáo viên nhắc nhở các emviết với độ rộng của chữ, muốn viết đẹp thì các con chữ cần phải có độ cao bằngnhau rồi, mà độ rộng của các con chữ cũng phải bằng nhau, khoảng cách của cácchữ với nhau không rộng lắm mà cũng không hẹp lắm, khoảng bằng nửa thânchữ là vừa. Các nét hắt trong một chữ phải được nối liền nhau, trong khi viếtmột chữ hạn chế nhấc bút mà thường viết liền các con chữ với nhau, chữ viếtthẳng giáo viên viết mẫu (ngay ngắn, không ngữa ngả chữ mà không cúi rạpchữ).Sau khi học sinh nắm được cách hướng dẫn cách viết đẹp tôi cho các emđược luyện vào bảng con theo đúng các dòng kẻ cô hướng dẫn, giáo viên kịpthời sửa lại những nét các em viết chưa đúng, tuyên dương những em viết đúnghàng kẻ, đẹp.Ngoài những việc luyện viết chữ đẹp ở tiết chính tả tôi luôn quan tâmnhắc nhở các em cần phải viết đúng, nắn chữ ở những tiết học khác như tập làmvăn, tập viết.và tóm lại cứ đặt bút viết là các em phải viết cẩn thận đẹp như đangtrong giờ luyện viết vậy, thì dần dần các em mới quen tay viết chữ đẹp được.Trong các tiết dạy, cứ phát hiện được bài viết của bạn nào đẹp, đúng cỡ chữ làcô tuyên dương trước lớp nhằm khuyến khích các em viết đẹp hơn.Từng tuần, từng tháng tôi tổ chức thi vở sạch, chữ đẹp, giám khảo lànhững tổ trưởng, giáo viên giám sát học sinh chấm và nhận xét vở sạch, chữ đẹpcủa tổ khác và nếu tổ nào có nhiều vở loại A thì tổ đó thắng và được ghi thànhtích vào thi đua của tổ.Ngoài việc rèn chữ đẹp ở lớp, tôi còn gặp gỡ gia đình các em trao đổi vớiphụ huynh, nhờ phụ huynh kèm cặp thêm và cứ như vậy, sau một thời gian lớptôi có nhiều em viết chữ đẹp. Đây là một thành công lớn của tôi và sự tiến bộcủa các em là nguồn động viên, khuyến khích tôi càng hăng say thực hiện mongmuốn của mình.4. Hiệu quả của việc rèn chính tả cho học sinh.Thực tế lúc ban đầu học sinh có trình độ hoàn toàn tương đương nhau.Nhưng sau một thời gian thực nghiệm được tiến hành ở lớp 2B, với nội dung bàidạy sát với trọng điểm chính tả của lớp, kết hợp với việc đổi mới phương phápdạy học đã thu được kết quả khả quan. Điều này chứng tỏ khi dạy chính tả cầnnắm vững trọng điểm chính tả của lớp và đặc điểm phương ngữ nơi mình dạy đểgiúp học sinh rèn luyện, khắc phục sửa lỗi chính tả. Việc cung cấp các mẹo luậtchính tả cho học sinh lớp 2 là cần thiết giúp các em viết đúng chính tả.Qua thời gian nghiên cứu với các biện pháp trên, với sự nỗ lực rèn luyệncủa bản thân và sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, của các đồng nghiệp14cho đến nay tôi thấy lớp tôi đã có biến đổi rõ rệt. Đến cuối học kỳ 1, tôi đã tiếnhành khảo sát và thu được kết quả như sau:TổngKiến thức khảo sát số họcsinhSố học sinhhoàn thànhtốtSốlượngTỉ lệSố học sinhchưa hoànthànhSố học sinhhoàn thànhSốlượngTỉ lệSốlượngTỉ lệPhân biệt ch/tr382257,8% 1642,1% 00%Phân biệt r/d/gi382052,6% 1744,7% 12,7%Phân biệt s/x381950%47,3% 12,7%18Qua kết quả khảo sát cho thấy các em đã có tiến bộ rõ nét về cách trìnhbày đặc biệt là cách viết đúng, sạch đẹp.15III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ1. Kết luận.Qua thời gian nghiên cứu, với thực tế giảng dạy và trao đổi cùng đồngnghiệp, tôi nhận thấy để khắc phục những hạn chế và những lỗi do học sinh cònsai thì khi giúp học sinh phân biệt để viết đúng chính tả, chúng ta cần làm tốtnhững vấn đề sau:- Giáo viên cần nắm vững chất lượng cụ thể của học sinh lớp mình qua đóxác định rõ nguyên mhân của phần còn sai, tìm ra biện pháp khắc phục. Hơn nữaviệc rèn luyện chính tả cho học sinh là một việc làm phải tiến hành thườngxuyên, liên tục trong cả quá trình học tập chứ không phải chỉ trong một giaiđoạn.- Cách thức luyện sửa lỗi sai nên tổ chức bằng các hình thức mhẹ nhàng,vui nhộn, các dạng trò chơi, hái hoa, thi đố, chơi tiếp sức, thi viết chữ đẹp, thitrình bày báo tường.- Giáo viên phải liên tục kiểm tra và theo sát việc rèn luyện của học sinhđể hỗ trợ và uốn nắn kịp thời. Nên có kế hoạch cụ thể trong từng tuần, từngtháng để thực hiện cho đều đặn, nhịp nhàng.- Cần kết hợp vận dụng linh hoạt hệ thống phương pháp. Nhất là khi dạychính tả cần phải kết hợp với rèn luyện phát âm, trước hết thầy giáo, cô giáo cầnphải đọc đúng.- Trong giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học trò,… phải chuẩn. Giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ.- Hơn nữa, để viết đúng chính tả, học sinh cần vận dụng một số qui tắc màkhông cần gắng sức ghi nhớ cách viết của từ một, rút ngắn được thời gian rènluyện để hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo, chính tả.Trên đây là một số biện pháp mà tôi vận dụng trong quá trình giảng dạythực tế của lớp mình. Tuy kết quả bước đầu chưa cao, nhưng với sự nhiệt tình vànỗ lực của bản thân truyền đạt cho học sinh, với những kinh nghiệm nho nhỏnày, tôi hy vọng, học sinh lớp tôi sẽ có tiến triển tốt trong việc khắc phục lỗichính tả và hành trang cho các em một số vốn từ chính tả làm nền tảng chonhững năm học tới.2. Kiến nghị.2.1. Đối với phụ huynh học sinh.- Sắm đầy đủ dụng cụ học chính tả như: bảng con, phấn, giẻ lau bảng (viếttừ khó trước khi viết chính tả).- Nhắc nhở các em tự đọc trước các bài Tập đọc và luyện viết các từ khócó trong bài Tập đọc hoặc trong bài Chính tả.16- Rèn cho các em thói quen nói từ đúng, câu hay khi giao tiếp trong giađình.2.2. Đối với nhà trường.Tổ chức giới thiệu đồ dùng học tập đúng qui định cho học sinh, quan tâmđến những học sinh khó khăn, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện chữ viết.2.3. Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo.Phát hiện và nhân rộng những Sáng kiến kinh nghiệm, những điển hìnhtiên tiến (cá nhân và tập thể). Hàng năm có tổng kết, báo cáo kinh nghiệm, cóphương pháp cải tiến dạy học để giáo viên các trường có thể học hỏi những kinhnghiệm hay, những sáng kiến giỏi nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong khi giúp học sinhlớp 2 viết đúng chính tả. Song trong quá trình thực hiện và trình bày không tránhkhỏi thiếu sót, rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học và đồng nghiệpđể sáng kiến được hoàn thiện, có tính thiết thực hơn.Xin chân thành cảm ơn!XÁC NHẬN CỦATHỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊThanh Hóa, ngày 06 tháng 02 năm 2017Tôi xin cam đoan đây là SKKN củamình viết, không sao chép nội dung củangười khác.NGƯỜI VIẾTLê Thị Cúc17TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Sách Tiếng Việt lớp 2 - Nhà xuất bản Giáo dục.2. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp2 – Nhà xuất bản Giáo dục.18SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁPHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓASÁNG KIẾN KINH NGHIỆMCÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢNgười thực hiện: Lê Thị CúcChức vụ:Giáo viênĐơn vị công tác: Trường tiểu học Lê Văn TámSKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tiếng ViệtTHANH HOÁ NĂM 201719
Tài liệu liên quan
- SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả
- 26
- 22
- 106
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả
- 32
- 2
- 14
- SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả
- 12
- 8
- 72
- Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả
- 10
- 1
- 2
- Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả
- 19
- 4
- 3
- Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 viết đúng chính tả
- 20
- 3
- 16
- Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả
- 24
- 1
- 1
- Một số biện pháp giúp học sinh lớp ba viết đúng chính tả
- 19
- 530
- 1
- skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp ba viết đúng chính tả
- 19
- 748
- 1
- skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả
- 33
- 669
- 1
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(202 KB - 19 trang) - Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Kẻ Lỗi Chính Tả Lớp 2
-
Giúp Học Sinh Lớp 2 Giảm Bớt Lỗi Chính Tả | Xemtailieu
-
Hướng Dẫn Viết đúng Chính Tả Cho Học Sinh Lớp 2b - Tài Liệu Text
-
Cách Dạy Học Sinh Lớp 2 Viết Chính Tả - Xây Nhà
-
Rèn Luyện Viết Chính Tả Cho Học Sinh Lớp 2 - Áo Kiểu đẹp
-
Bản Mềm Vở Chính Tả Lớp 2 Tập 1 - Luyện Chữ đẹp
-
Chính Tả Lớp 2: Nghe - Viết: Gió - Giải Bài Tập Tiếng Việt Lớp 2 Trang 16
-
Rèn Kĩ Năng Viết đúng, Viết đẹp Trong Phân Môn Chính Tả Lớp 2
-
Bài Tập Chính Tả - Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Tiếng Việt
-
Một Số Biện Pháp Khắc Phục Lỗi Chính Tả
-
[PDF] CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG VÀ YÊU CẦU VỀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI ...
-
Cách Nào Giúp Học Sinh Viết đúng Chính Tả? - Báo Thanh Niên
-
Một Số Biện Pháp Rèn Viết Chính Tả Cho Học Sinh Lớp 2 - Học Tốt
-
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Chữa Lỗi Chính Tả Thường Mắc Cho Học Sinh ...