Hướng Dẫn Xử Trí Ngộ độc Thức ăn
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn xử trí ngộ độc thức ăn Hàng năm Trung tâm Y tế Hữu Lũng tiếp nhận hàng trăm ca bệnh phải nhập viện điều trị do bị ngộ độc thức ăn thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau. Các ca bệnh thường có những hoàn cảnh ngộ độc đa dạng nhưng nguyên nhân xuất phát đều từ thực phẩm chúng ta sử dụng khi ăn uống hàng ngày chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chưa được kiểm nghiệm trước khi dùng. Ảnh: nguồn internet Ngộ độc thức ăn là tình trạng khẩn cấp cần phải xử trí nhanh theo các phác đồ cấp cứu giải độc tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết những nguyên tắc cần thiết nếu chẳng may có người thân trong gia đình, cộng đồng bị ngộ độc thức ăn. Dấu hiệu nhận biết ngộ độc Các triệu chứng biểu hiện rất đa dạng tùy theo liều lượng, thời gian và con đường xâm nhập của chất độc. Đa số các biểu hiện của ngộ độc thức ăn thường xảy ra sau khi ăn, uống 5-10 phút đến vài giờ với các triệu chứng như buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy, phân, nước tiểu có thể có máu… Người bệnh có thể sốt hoặc không. Một số tình trạng nặng, nguy cấp gặp khi nhiễm độc nhiễm khuẩn thức ăn, nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trong thức ăn hoặc khi ăn cá nóc, một số hải sản có chứa độc tố nguy hiểm, vi khuẩn có độc tố phát triển trong thực phẩm như tụ cầu, lỵ trực trùng, phẩy khuẩn tả, rotavirus, đồ ăn đóng hộp, xúc xích… Xử trí đúng cách tại nhà Đừng chờ đợi các triệu chứng xuất hiện trong trường hợp ngộ độc và nghi ngờ ngộ độc hãy gọi hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt. Nếu đang ăn, phải ngừng ăn; nếu bệnh nhân tỉnh táo, cần nhanh chóng gây nôn để loại bỏ hết thức ăn độc ra ngoài. Cách gây nôn đơn giản nhất mà hiệu quả là uống một hơi hết 1 cốc nước pha muối (0,9%) rồi dùng tay móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn. Nếu không kịp pha nước muối thì có thể uống nước lọc rồi dùng ngón tay trỏ đè vào gốc lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều các thức ăn trong dạ dày ra càng tốt. Sau khi gây nôn, nếu thấy nôn ra được hầu hết thức ăn thì để người bệnh nằm nghỉ, nhưng phải theo dõi sát và nếu có bất cứ triệu chứng gì khác lạ cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân tiêu chảy nhiều thì có thể cho uống dung dịch oresol (pha theo hướng dẫn ghi trên bao bì) hoặc nếu không có sẵn gói oresol thì có thể pha 1 thìa cà phê muối trong 1 lít nước rồi cho người bệnh uống để chống mất nước cho cơ thể. Đối với trường hợp có biểu hiện co giật, rối loạn ý thức thì không gây nôn vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Các trường hợp này cũng như các trường hợp phát hiện các triệu chứng khác lạ hay nặng cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Lưu ý khi xử trí ngộ độc thức ăn Nếu người bệnh tự nôn làm thông thoáng đường thở lau sạch vùng miệng. Người bị ngộ độc phải được nằm nghiêng phía bên trái làm giảm bớt sự hấp thụ chất độc qua dạ dày. Người ngộ độc qua đường tiêu hóa bị ngừng tim ngừng thở không nên hỗ trợ hô hấp miệng nếu không có biện pháp bảo vệ hữu hiệu. Không cho bệnh nhân uống bất cứ loại thuốc nào theo lời mách bảo. Các chất độc có tự nhiên trong thực phẩm có khá nhiều loại mà đôi khi chúng ta vô tình gặp phải như các loại cá độc, nấm độc, thức ăn bị ôi thiu… Vì vậy, cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện hoặc trạm y tế gần nhất với các dịch nôn hoặc thức ăn đang dùng để xét nghiệm tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc./. Tổng hợp và sưu tầm: Linh Trang
Bài viết liên quan
- Nguy hiểm khi truyền dịch tại nhà
- Kiểm tra độ loãng xương
- Phòng chống ngộ độc các chất độc tự nhiên
- Khám tai mũi họng định kỳ bảo vệ tốt sức khỏe
- Sử dụng tai nghe đúng cách để bảo vệ tai
- Kiểm tra sức khỏe tim mạch bằng thăm dò đo điện tim ECG
- Người dân mắc Cúm A khi nào cần đến bệnh viện khám
- Cách nhận biết và phòng bệnh cúm A
- Nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue
- Phòng viêm tai giữa cấp khi bơi lội
- Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về tiêm vắc xin cho người đã mắc Covid-19
- Tiêm Vắc-xin COVID-19 trong khi nuôi con bằng sữa mẹ
- Thông tin về vắc xin AstraZeneca phòng covid-19
- Lo lắng căng thẳng – yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch
- Thông tin cần biết về vắc xin Moderna trong chiến dịch tiêm Vắc xin phòng Covid - 19
Dịch vụ y khoa
- Sơ đồ tổ chức
Bài viết mới nhất
- Thông điệp tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
- Trung tâm Y tế Hữu Lũng triển khai uống vitamin A liều cao đợt 2 năm 2024
- Trung tâm Y tế Hữu Lũng triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván bạch hầu cho học sinh 7 tuổi tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện
- Khuyến cáo đảm bảo sức khỏe, tính mạng của trẻ khi tham gia giao thông
- Đề nghị cung cấp báo giá vật tư y tế tiêu hao
Hợp tác chuyên môn
Từ khóa » Nôn Thức ăn
-
Ăn Xong Buồn Nôn Có Thể Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Hiện Tượng Chướng Căng Bụng Kèm Nôn ói Có Phải Ngộ độc Thức ăn ...
-
Buồn Nôn Và Nôn - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bị Nôn Sau ăn Có Phải Bệnh Lý Trào Ngược Dạ Dày Không? | Vinmec
-
Ăn Xong Buồn Nôn Là Bệnh Gì? Bật Mí Cách Trị Buồn Nôn Sau Khi ăn
-
[Đừng Bỏ Qua] Buồn Nôn Nên ăn Gì Và Không Nên ăn Gì?
-
Nôn ói ở Người Lớn: Tiếp Cận Chẩn đoán
-
Ngộ độc Thực Phẩm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Hướng Dẫn Xử Trí
-
Nguyên Nhân Gây Nôn Mửa Sau Khi ăn
-
Các Nguyên Nhân Gây Buồn Nôn Và Nôn - Tuổi Trẻ Online
-
Nôn Mửa - Các Nguyên Nhân Phổ Biến Gây Nôn Và Hậu Quả Thường ...
-
Bài Thuốc Hay Trị Buồn Nôn, Nôn ói
-
Tại Sao Trẻ ăn Vào Là Bị Nôn, Có Nguy Hiểm Không? - Huggies
-
Xử Trí Khi Có Biểu Hiện Ngộ độc Thực Phẩm