Xử Trí Khi Có Biểu Hiện Ngộ độc Thực Phẩm
Có thể bạn quan tâm
Khi ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn, chứa chất độc có thể làm cho người ăn bị ngộ độc thực phẩm. Khi bị ngộ độc thực phẩm, phần lớn bệnh nhân có thể tự khỏi. Nếu không thể tự phục hồi thì bệnh nhân cần phải được đưa đến cơ sở y tế.
Ảnh: ngộ độc thực phẩm (nguồn internet) |
Triệu chứng nhận biết một người có khả năng bị ngộ độc thực phẩm
Trong quá trình sản xuất và chế biến, thực phẩm có thể bị nhiễm độc bất cứ lúc nào. Ví dụ như khi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển hoặc chuẩn bị. Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm là do nhiễm trùng và do nhiễm độc.
Do nhiễm trùng: rất nhiều vi trùng, vi-rút và kí sinh trùng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Trong đó vi-rút là nguyên nhân hàng đầu, sau đó là vi trùng. Đối với nguyên nhân này, còn có thể chia ra làm 2 thể. Thể thế nhấ là do chính bản thân vi sinh vật gây bệnh. Thể này thường phải có thời gian ù bệnh thích hợp. Thể thứ hai là do độc tố của vi sinh vật đã được tạo sẵn trong thức ăn. Thể này sẽ gây bệnh ngay.
Do nhiễm độc: chất độc có thể đến từ một số hóa chất, trong quá trình nuôi trồng thực phẩm (thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh), trong quá trình chế biến (hóa chất tạo màu, hoa chất làm mềm, làm tươi), trong qua trình lưu trữ (phèn chua, formal, histamine).
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do ăn phải thức ăn nhiễm độc. Trong nội dung bài này chúng ta chủ yếu nói về ngộ độc thực phẩm do nguyên nhân vi sinh vật. Các triệu chứng thường thấy trong ngộ độc thực phẩm: ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, sốt, mệt mỏi và thiếu năng lượng, chán ăn, đau cơ, ớn lạnh.
Đa phần ngộ độc thực phẩm có thể xử trí tại nhà. Tuy nhiên nếu có các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sau thì nên đi khám bệnh ngay:
·Nôn ói liên tục;
·Nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu;
·Tiêu chảy liên tục;
·Đau bụng dữ dội;
·Thân nhiệt cao hơn 38,5oC;
·Khát nước, khô miệng, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, cơ thể yếu trầm trọng, hoa mắt, chóng mặt;
·Mờ mắt, cơ yếu;
·Phát ban toàn thân, ngứa;
·Khó thở.
Ngoài ra các đối tượng như người già, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mạn tính, … khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần đến khám bác sĩ sớm hơn.
Xử trí ngộ độc thực phẩm
Bệnh nhân có thể điều trị tại nhà, tự kiểm soát tình trạng ngộ độc thực phẩm bằng các biện pháp: để cho dạ dày được nghỉ, không nên ăn uống trong vài giờ. Hãy thử ngậm viên đá nhỏ hoặc uống từng ngụm nước nhỏ. Có thể húp nước canh hoặc uống nước thể thao không chứa caffein. Khi bắt đầu ăn uống lại, nên chọn những thức ăn nhạt, ít béo, dễ tiêu hóa như bánh mì nướng, rau câu, chuối và cơm. Nghỉ ngơi nhiều hơn do bệnh và mất nước khiến cơ thể yếu đi và mệt mỏi.
Đối với phần lớn bệnh nhân, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày, mặc dù một số dạng ngộ độc có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không thể tự phục hồi, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của triệu chứng, bác sĩ sẽ chọn cách điều trị.
Bác sĩ có thể chỉ định bổ sung lượng nước bị mất đi. Chất lỏng và chất điện giải, bao gồm khoáng chất như natri, kali và canxi, giúp duy trì cân bằng lượng nước cơ thể đã bị mất đi do tiêu chảy. Đó có thể là muối và chất lỏng cung cấp qua đường tĩnh mạch để ngăn ngừa và điều trị mất nước.
Trong trường hợp bệnh nhân nhiễm một số dạng ngộ độc thực phẩm do vi trùng và có các triệu chứng rất trầm trọng thì sẽ được bác sĩ hướng dẫn dùng kháng sinh.
Chế độ ăn uống sau khi hồi phục
Sau khi nôn hết thức ăn, cơ thể sẽ rất yếu. Vì vậy, người bệnh phải chú ý dùng các loại thực phẩm không gây khó chịu.
Việc bổ sung nước sau khi ngộ độc thức ăn là rất quan trọng. Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn thường bị nôn và tiêu chảy. Do đó cơ thể mất nước rất nhiều, từ đó mất cân bằng điện giải. Bên cạnh nước, bạn cũng có thể uống Oresol để bù chất điện giải cho cơ thể.
Ảnh: nguồn internet |
Các loại thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa nên được sử dụng sau khi bị ngộ độc thực phẩm do ruột thường rất yếu. Chọn những món ăn dễ tiêu hóa để ruột tránh làm việc quá sức. Một số món ăn dễ tiêu hóa như: cháo, bột yến mạch, khoai tây nghiền nấu chín, các loại trái cây mềm…
Việc bổ sung thực phẩm chứa vi trùng có lợi cho hệ tiêu hóa sẽ giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong ruột. Yogurt chính là thực phẩm chứa nhiều vi trùng có lợi nhất.
Bốn tiêu chí trong việc ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm
1. Vệ sinh sạch sẽ:Giữ các bề mặt và đồ dùng trong nhà sạch sẽ. Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi chuẩn bị thức ăn, sau khi xử lý thức ăn sống và trước khi chạm vào đồ ăn chín.
Không chuẩn bị thức ăn cho người khác nếu bạn bị tiêu chảy hoặc nôn ói. Tránh để bất kỳ vết loét hoặc vết cắt trên tay chạm vào thực phẩm. Thường xuyên thay khăn lau và khăn ăn.
Ảnh: nguồn internet |
2. Nấu chín thực phẩm:Hãy chắc chắn rằng bạn nấu chín thức ăn, đặc biệt là thịt. Nhiệt độ cao sẽ giết vi trùng. Thực phẩm phải được nấu chín kỹ ở bên trong.
Khi hâm nóng thức ăn cần đảm bảo phần bên trong cũng được hâm đủ nóng. Đừng hâm nóng thực phẩm nhiều lần.
3. Bảo quản lạnh:Thực phẩm cần phải được ướp lạnh hoặc làm lạnh (nếu có thể). Khi thức ăn bị để ra ngoài tủ lạnh, vi trùng có thể nhân lên đến mức có thể gây ngộ độc thực phẩm;
Tủ lạnh cần giữ trong khoảng từ 0°C đến 5°C. Ngoài ra, không để cửa mở khi không cần thiết. Làm nguội thức ăn còn sót lại và sau đó làm lạnh. Lấy nó ra khỏi nồi nấu và đặt nó vào một cái hộp mỏng có thể đẩy nhanh quá trình làm mát.
4. Tránh lây nhiễm chéo:Lây nhiễm chéo xảy ra khi vi trùng từ thực phẩm (thường là thực phẩm chưa qua chế biến) lây sang các loại thực phẩm sạch khác. Nó có thể xảy ra khi:
·Chạm trực tiếp vào thực phẩm;
·Thực phẩm nhỏ giọt lên một thực phẩm khác;
·Bàn tay hoặc dụng cụ của bạn như dao hoặc dao chặt chạm vào thức ăn chưa chín và sau đó đậy vào đồ ăn khác.
Để tránh lây nhiễm chéo cần làm sạch bề mặt dụng cụ làm bếp bằng nước nóng, xà phòng trước khi bắt đầu sơ chế thức ăn như thịt gia súc hoặc thịt gia cầm sống. Có thể sử dụng thuốc xịt sát trùng và lau với vải sạch ẩm.
Lau dọn ngay những vết thức ăn tràn ra ngoài trong khi nấu. Rửa tay thật kỹ sau khi chạm vào thức ăn sống để tránh lây sang thức ăn khác. Phân loại chỗ bảo quản các loại thịt sống và thức ăn chín. Bạn nên cho trái cây và salad vào một ngăn chứa riêng.
Sử dụng các tấm thớt riêng cho thực phẩm sống và thức ăn chín. Sau khi sử dụng dao và các dụng cụ khác để chế biến thực phẩm thô, hãy rửa kỹ bằng nước nóng, xà phòng.
Lưu trữ thịt sống trong các thùng chứa để tránh nhỏ nước vào các loại thực phẩm khác. Giặt khăn lau chén đĩa thường xuyên và dùng khăn tay riêng để lau khô tay. Giặt hoặc thay các loại khăn nhà bếp, miếng rửa chén thường xuyên vì chúng là nơi trú ẩn và là ổ sản sinh mầm bệnh.
Ngộ độc thực phẩm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy ngay từ bây giờ cần phải tuân thủ những quy tắc an toàn vệ sinh để kịp thời phòng tránh ngộ độc thực phẩm.
Bệnh viện Trưng VươngTừ khóa » Nôn Thức ăn
-
Ăn Xong Buồn Nôn Có Thể Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Hiện Tượng Chướng Căng Bụng Kèm Nôn ói Có Phải Ngộ độc Thức ăn ...
-
Buồn Nôn Và Nôn - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bị Nôn Sau ăn Có Phải Bệnh Lý Trào Ngược Dạ Dày Không? | Vinmec
-
Hướng Dẫn Xử Trí Ngộ độc Thức ăn
-
Ăn Xong Buồn Nôn Là Bệnh Gì? Bật Mí Cách Trị Buồn Nôn Sau Khi ăn
-
[Đừng Bỏ Qua] Buồn Nôn Nên ăn Gì Và Không Nên ăn Gì?
-
Nôn ói ở Người Lớn: Tiếp Cận Chẩn đoán
-
Ngộ độc Thực Phẩm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Hướng Dẫn Xử Trí
-
Nguyên Nhân Gây Nôn Mửa Sau Khi ăn
-
Các Nguyên Nhân Gây Buồn Nôn Và Nôn - Tuổi Trẻ Online
-
Nôn Mửa - Các Nguyên Nhân Phổ Biến Gây Nôn Và Hậu Quả Thường ...
-
Bài Thuốc Hay Trị Buồn Nôn, Nôn ói
-
Tại Sao Trẻ ăn Vào Là Bị Nôn, Có Nguy Hiểm Không? - Huggies