Hướng Làm Giàu Từ Cây Sả - Báo Quảng Bình điện Tử
Có thể bạn quan tâm
(QBĐT) - Tận dụng lợi thế đất gò đồi, những năm qua, cấp ủy chính quyền xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa đã vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thử nghiệm các giống cây mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình trong số đó là mô hình trồng sả lấy tinh dầu của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Quang, thôn Cao Cảnh.
Cao Quảng là xã miền núi đặc biệt khó khăn với địa hình phức tạp, các lèn núi đá bao vây, chia cắt xã với các địa phương khác trong huyện Tuyên Hóa. Đặc thù địa hình khiến việc đi lại và giao thương của người dân địa phương với bên ngoài rất gian nan.
Trước đây, đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào rừng, tuy nhiên, những năm gần đây, xã vùng núi này được các cấp chính quyền ưu tiên nguồn lực để phát triển kinh tế, nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Đặc biệt, nhận thức của người dân về việc khai thác, tận dụng nguồn lực sẵn có, cũng như việc áp dụng, chuyển đổi khoa học kỹ thuật trong sản xuất vẫn chưa cao. Bởi vậy, khi đến thăm mô hình trang trại tổng hợp của ông Nguyễn Văn Quang, thôn Cao Cảnh, xã Cao Quảng, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi quy mô và sự đa dạng các loại cây trồng trên diện tích 14 ha đất đồi. Trong đó, phải kể đến 5 ha cây sả dầu đã đến kỳ thu hoạch.
Ông Quang cho biết, năm 2010, khi phong trào trồng cây cao su phát triển mạnh, ông quyết định vay mượn tiền mua lại hơn 10 ha diện tích đất đồi ở Cao Quảng để trồng cao su, tuy nhiên, do giá mủ biến động cùng với những cơn bão liên tiếp xảy ra khiến phần lớn diện tích cây cao su bị gãy đổ. Kinh tế gia đình đi vào ngõ cụt, có nguy cơ phải bán đất trả nợ. Không cam chịu trước số phận, ông mày mò tìm kiếm một hướng đi mới.
Cuối năm 2014, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, ông tình cờ biết đến cây sả Java có xuất xứ từ Inđonesia là cây dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao nên đã quyết định thu thập giống sả này về nhân giống. Cây sả dầu dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương nên phát triển nhanh với khoảng trên 10.000 ngàn gốc như hiện nay. Ông Quang chia sẻ: "Kỹ thuật trồng cây sả dầu này tương đối đơn giản, vì cây sả sống khỏe, ít sâu bệnh, có khả năng thích ứng tốt. Nếu tích cực chăm sóc, làm cỏ, bón phân theo đúng quy trình, cây sả sẽ phát triển tốt. Thị trường tiêu thụ ổn định, do đó, lợi nhuận từ cây sả cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác". Sau khi nhân giống thành công, ông Quang tiếp tục mày mò tìm hiểu quy trình kỹ thuật chiết xuất tinh dầu và tự thực hiện các bước khép kín ngay tại trang trại.Hiện nay, tinh dầu sả là một mặt hàng rất được ưa chuộng do có nhiều công dụng cho sức khỏe, đầu ra của thị trường khá lớn. Tinh dầu sau khi chiết xuất sẽ được gia đình ông nhập cho các đầu mối lớn trong và ngoài tỉnh.
Do mỗi lứa sả chỉ thu hoạch cách nhau từ 45-60 ngày, nên tinh dầu sả được ông xuất bán hầu như quanh năm, đem lại nguồn thu nhập chính cho gia đình. Trung bình mỗi năm, ông thu hoạch 5 lứa sả nguyên liệu, mỗi lứa chiết xuất hơn 60 lít tinh dầu. Mỗi lít tinh dầu sả được bán với giá từ 1,6 đến 2 triệu đồng. Sau khi trừ mọi chi phí, mỗi năm, gia đình ông thu lãi gần 400 triệu đồng từ trồng sả. "Hiện tại, cây sả là nguồn thu nhập chính của gia đình, từ nguồn thu nhập này, gia đình tôi có điều kiện để trang trải cuộc sống, đồng thời, có vốn đầu tư trở lại cho các cây trồng khác trong trang trại", ông Quang cho hay. Thành công từ mô hình trồng sả, ông Nguyễn Văn Quang còn nghiên cứu trồng thử nghiệm các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, như: cam xã Đoài, bưởi da xanh, sầu riêng, mít, ổi…Đến nay, ngoài 5 ha diện tích trồng sả, trang trại của gia đình ông Nguyễn Văn Quang còn có 6 ha diện tích cao su, 3 ha diện tích trồng cam, bưởi và các loại cây ăn quả khác, 1ha diện tích ao cá, trên 20 đàn ong lấy mật… Ông Nguyễn Xuân Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cao Quảng cho biết: "Từ mô hình của ông Quang, Hội Nông dân xã sẽ nghiên cứu nhân rộng trên địa bàn, đồng thời, chủ động tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm tinh dầu sả để góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho hội viên trong toàn xã". Thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, hiện nay, nhiều hộ dân khác ở xã Cao Quảng cũng đang tích cực đưa vào trồng thử nghiệm các giống cây trồng mới, bước đầu cho hiệu quả kinh tế ổn định. Mô hình trồng sả lấy tinh dầu của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Quang đang được xã Cao Quảng nghiên cứu nhân rộng, mở ra hướng đi mới, hiệu quả đối với người nông dân trên địa bàn.
X.Phú-T.Anh
Từ khóa » Trồng Sả Kinh Doanh
-
Mô Hình Trồng Sả đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Của Bà Phạm Thị Nhiên
-
Cây Sả: Trồng 1 Năm, Thu Tiền 10 Năm | VTC16
-
Mô Hình Trồng Sả Thương Phẩm Thu Lãi Lớn Nhớ áp Dụng Công Nghệ ...
-
Làm Giàu Nhờ Cây Sả - Báo Công Thương
-
Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Sả Lấy Tinh Dầu ở Ea Lai
-
Trồng Sả Giúp Nông Dân Lãi Trên 50 Triệu đồng Mỗi Hécta - VietnamPlus
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Sả Năng Suất Cao
-
Cách Trồng Sả Kinh Doanh - Kỹ Thuật Trồng Cây Sả Năng Suất Cao
-
Nhân Rộng Mô Hình Trồng Sả Lấy Tinh Dầu Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao
-
Cây Sả (Cymbopogon) & Kỹ Thuật Trồng Sả Chuẩn Hữu Cơ
-
Cây Sả "bén Duyên" Trên đất Cù Lao, Giúp Nông Dân Tiền Giang Thoát ...
-
Top 19 Cách Trồng Sả Kinh Doanh Mới Nhất Năm 2022
-
Trồng Cây Sả Cho Thu Nhập Khá ở Gio An - .vn