Huyệt Trên đường Kinh Vị | Học Trị Liệu - HOCTRILIEU.COM

Kinh Vị

  • Đường đi: Bắt đầu từ huyệt Thừa khấp dưới hốc mắt chạy vòng lên đầu rồi xuống ngực cách Nhâm mạch 4 thốn, qua bụng cách rốn 2 thốn, sau đó chạy dọc theo mặt ngoài của chân và kết thúc tại huyệt Lệ đoài năm ở góc ngoài móng chân thứ hai.
  • Giờ hoạt động mạnh nhất từ 7 đến 9 giờ sáng. 
  • Liên hệ biểu lý với kinh Tỳ
  • Chức năng: liên quan đến hoạt động tiêu hoá thức ăn và cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Vị khí là năng lượng cơ bản (chân khí) cho mọi hoạt động sống của con người. Vị khí thể hiện ở cảm giác đói. Không có vị khí thì kinh mạch ách tắc do không có đủ khí huyết và dư thừa chất thải.
  • Cơ quan liên hệ: khoang miệng, mũi, tuyến sữa, đầu gối, dạ dày.

Huyệt thường dùng

1- Huyệt Tứ bạch - Dưỡng da và xoá đồi mồi Vị trí: Ngồi ngay ngắn, mắt nhìn thẳng về phía trước, từ con ngươi chiếu một đường vuông góc với đường thẳng ngang qua đáy mũi, giao điểm của 2 đường này là huyệt Cự liêu. Nơi lõm xuống giữa huyệt Cự liệu và con người là huyệt Tứ bạch. Huyệt nằm dưới con ngươi 1 thốn. Kĩ thuật trị liệu: Huyệt còn gọi là huyệt Mỹ bạch. Ở những người lớn tuổi dễ bị suy nhược tỳ vị, ứ tắc dạ dày và ruột khiên cặn bã đọng lại, gây ra các đốm đồi mồi. Day bấm huyệt Tứ bạch bằng ngón trỏ từ 1-3 phút, day 2 bên cùng lúc. Có thể làm trước lúc ngủ và khi ngủ dậy sẽ giúp xoa những đốm đen, mờ các nếp nhăn và giúp da căng mịn, hồng hào.

2- Huyệt Giáp xa - Trị đau răng hàm dưới Vị trí: Nằm trên góc hàm 1 thốn Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có tác dụng khơi thông khí huyết và cắt con đau. Do nằm ở gần hàm dưới nên huyệt thường được dùng để trị đau răng hàm dưới, đau thần kinh sinh ba, liệt mặt ngoại biện. Tác động bằng cách dùng ngón tay day ấn từ 1 - 3 phút mỗi bên, có thể làm 2 bên cùng một lúc.

3- Huyệt Hạ quan - Trị đau răng hàm trên Vị trí: Miệng khép, dùng ngón tay đo từ gờ tai về phí trước 1 thốn sẽ là vị trí của huyệt. Kĩ thuật trị liệu: Huyệt nằm ở khớp dàm dưới cung gò má. Đây là nơi giao nhau của Vị kinh và Đởm kinh, vì thế có tác động chuyên trị chứng đau nhức, viêm khớp hàm trên và các chứng bệnh liên quan đến thần kinh mặt. Day bấm huyệt từ 1 - 3 phút mỗi bên, có thể làm hai bên cùng lúc. 

4- Huyệt Khuyết bồn  - Trị viêm họng Vị trí: Chỗ lõm phía trên xương đòn, thẳng hàng với đầu vú. Kĩ thuật trị liệu: Là huyệt nằm ở nơi giao nhau giữa cổ và thân, lại là vị trí ra vào của các kinh dương nên dùng để chữa nhiều loại bệnh. Huyệt có tác dụng thông khí đầu thân, trị nhức đầu, viêm họng mạn tính, khó thở, đau tim. Vỗ huyệt ngày nhiều lần để trị ho và tăng cường chức năng phổi.

5- Huyệt Thiên xu - Trị táo bón Vị trí: Từ rốn đo ngang ra 2 thốn sẽ trung huyệt này. Kĩ thuật trị liệu: Táo bón thì day ấn, còn tiêu chảy dùng ngải cứu để cứu. Còn có tác dụng trị liệu các bệnh như tiêu hoá kém, viêm ruột, viêm dạ dày mạn tính…

6- Huyệt Quy lai, Khí xung - Trị bệnh phụ khoa và các bệnh ở chân Vị trí: Huyệt Quy lai nằm dưới huyệt Thiên xu 4 thốn, cách nhâm mạch 2 thốn. Huyệt Khí xung nằm dưới huyệt Thiên xu 5 thốn, cách nhâm mạch 2 thốn. Kĩ thuật trị liệu: là hai huyệt giúp thu hồi nguyên khí ở phần bụng dưới. Vỗ lên hai huyệt này giúp chữa các bệnh ở chân hay cơ quan sinh dục ngoài, ngoài ra còn tốt với các chứng bệnh như thoát vị, liệt duonwg, kinh nguyệt không đều, sa tử cung, khí hư và các bệnh ở chân của nữ.

7- Huyệt Lương khâu - Trị đau dạ dày  Vị trí: duỗi thẳng chân, ở góc trên mé ngoài xương bánh chè sẽ hiện ra một chỗ lõm, giữa chỗ lõm ấy là huyệt. Kĩ thuật trị liệu: Có tác dụng trị chứng dư axit trong dạ dày. Khi bấm hoặc day ấn huyệt này thấy đau thì thường là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày mạn tính. Day bấm huyệt bằng ngón cái 1-3 phút, có thể cứu huyệt bằng ngải cứu.

8- Huyệt Túc tam lý - Trị các chứng bệnh ở bụng Vị trí: Gập gối 90 độ, từ huyệt Ngoại tất nhãn (Độc tỵ) đo thẳng xuống 3 thốn. Từ giữ ống chân đo ra ngoài 1 khoát ngón tay đây chính là huyệt. Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có tác dụng giúp nhanh chóng cắt cơn đau, thúc đẩy dạ dày, lá lách tiêu hoá va fhaasp thu, gia tăng nguyên khí. Có thể day bấm hoặc cứu huyệt này hàng ngày để nâng cao sức khoẻ và trị bệnh.

9- Huyệt Thượng cự hư - Trị các bệnh về đại tràng (ruột già) Vị trí: Điểm nằm giữa 2 xương cẳng chân, dưới Túc tam lý 6 thốn. Kĩ thuật trị liệu: Có tác dụng chuyên trị các bệnh về đường ruột như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, viêm đại tràng. Day ấn huyệt hoặc cứu ngải từ 1-5 phút mỗi bên. Ngày có thể làm 1-2 lần cho đến khi đạt kết quả mong muốn

10- Huyệt Hạ cự hư - Trị các bệnh về tiểu tràng (ruột non) Vị trí: nằm dưới đầu gối 9 thốn, nằm giữa 2 xương cẳng chân. Kĩ thuật trị liệu: Chuyên trị chứng hấp thu kém ở ruột non và đau xung quanh rốn. Day bấm hoặc cứu huyệt 1-5 phút mỗi bên.

Huyệt Tứ bạch

Huyệt Giáp xa

Huyệt Hạ quan

Huyệt Khuyết bồn

Huyệt Thiên xu

Huyệt Quy lai và Huyệt Khí xung

Huyệt Lương khâu

Huyệt Túc tam lý

Huyệt Thượng cự hư

Huyệt Hạ cự hư

Từ khóa » đường Vị Kinh