Kinh Túc Dương Minh Vị
Có thể bạn quan tâm
1. Đường đi và liên quan
Đường kinh mạch bắt đầu ở lỗ mũi, giao chéo nhau ở trán, đi tỏa ra theo đường kinh mạch của kinh Thủ Túc Thái dương Tiểu trường và Bàng quang, đi xuống lần theo ngoài lỗ mũi vào trong răng, lại ra cặp với miệng, vòng theo môi, đi xuống giao chéo nhau ở huyệt Thừa tương lại lần theo mé dưới qua lỗ tai, đi qua huyệt khách chủ nhân lần theo mí tóc trên trán.
Đường nhánh, đi từ trưởc huyệt Đại nghinh xuống huyệt Nhân nghinh lần theo cuống họng vào hõm tai xuống cách mô vào nối liền vởi vị liên lạc với tỳ.
Hình 7. Kinh Túc Dương minh Vị
1. Đầu duy, 2. Hạ quan, 3. Giáp xa, 4. Thừa khấp, 5. Tứ bạch,
6. Cự liêu, 7. Địa thương, 8. Đại nghinh, 9. Nhân nghinh, 10. Thủy đột,
11. Khí xá, 12. Khuyết bồn, 13. Khí hộ, 14. Khô' phòng, 15. ốc ế, 16. Ưng súc,
17. Nhũ trung, 18. Nhũ căn, 19. Bất dung, 20. Thừa mãn, 21. Lương môn, 22. Quan môn,
23. Thái ất, 24. Hoạt nhục môn, 25. Thiên khu, 26. Ngoại lăng, 27. Đại cự, 28. Thủy đạo,
29. Qui lai, 30. Khí xung, 31. Bể quan, 32. Phục thỏ, 33. Âm Thị, 34. Lương khâu,
35. Độc tỵ, 36. Túc tam lý, 37. Thượng liêm, 38. Điều khẩu, 39. Hạ liêm,
40. Phong long, 41. Giải khê, 42. Xung dương, 43. Hãm cốc, 44. Nội đình, 45. Lệ đoài.
Đường đi thẳng từ hõm tai xuồng mé trong vú, xuống dọc theo rốn vào trong Khí xung.
Một đường nhánh nữa khởi phát ở miệng dưới vị, lần theo đường trong bụng xuống đến Khí xung, rồi hợp lại đi xuống Bễ quan đến Phục thỏ, xuống đầu gốì, trong xương bánh chè, xuống lần theo mé ngoài ông chân xuống bàn chân, vào mé ngoài ngón chân giữa.
Một nhánh nữa từ dưới xương đầu gôì 3 tấc, tách riêng ra đi xuống bàn chân đế vào khoảng ngoài ngón chân giữa.
Một đường nhánh nữa, tách riêng từ trên bàn chân, vào khoảng ngón chân cái, ra đầu nôì ở đó, để giao tiếp với kinh Túc Thái âm Tỳ.
Kinh này từ huyệt Đầu duy, tận cùng ở Lệ đoài, lấy huyệt Lệ đoài, Nội đình, Hãm cốc, Xung dương, Giải khê, Túc tam lý để phối hợp với huyệt Tỉnh, Huỳnh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp.
Theo tý ngọ lưu chú đến giờ thin thì tinh khí sung đầy và khai hạp.
Là phủ Mậu - Thổ.
2. Các huyệt vị
2.1. Đầu duy
+ Vị trí:
Huyệt ở trán, vào mí tóc, từ huyệt Bản. thần ngang ra 1,5 tấc, hay huyệt Thần đình ngang ra 4,5 tấc, là hội huyệt của 2 kinh mạch Túc Dương minh Vị và Túc Thiếu dương Đởm.
Chữa đau nhức đầu, mắt đau nhức, máy giật, chảy nước mắt, mắt mờ, thiên phong.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân viết: Châm 3 phân.
Sách Tố vấn chú giải: Châm 5 phân, cấm cứu.
2.2. Hạ quan
+ Vị trí:
Huyệt ở trước lỗ tai, mé dưới có động mạch, ngậm lại có lỗ trũng là huyệt, ngậm miệng mà lấy huyệt.
Là hội huyệt của Túc Dương minh Vị và Túc Thiếu dương Đởm.
+ Chủ trị:
+ Cách châm cứu:
Sách Tố vấn: Châm 3 phân, lưu 7 hơi thở. Cứu 3 liều.
Sách Đồng nhân: Châm 3 phân. Đến khi đắc khí thì tả. Cấm cứu.
2.3. Giáp xa (Khúc nha)
+ VỊ trí:
Huyệt ở dưới lỗ tai 8 phân, góc xương hàm, gần tới trước trong chỗ trũng. Nằm nghiêng há miệng lấy huyệt.
+ Chủ trị:
Chữa trúng phong, miệng ngậm chặt không nói, mất tiếng, đau răng, đầu gáy cứng, miệng méo mắt lệch.
+ Cách châm cứu:
Sách Minh đường: Cứu 3 liều.
Sách Tố vấn: Châm 3 phân.
Sách Đồng nhân: Châm 4 phân. Đến khi đắc khí thì tả. Cứu 7 liều (mồi ngải bằng hạt lúa).
2.4. Thừa khấp
+ Vị trí:
Huyệt ở chỗ lõm dưới con mắt 7 phân, trên đường thẳng con ngươi khi nhìn thẳng.
Là hội huyệt của kinh Túc Dương minh Vị, Dương kiểu và Nhâm mạch.
+ Chủ trị:
Chữa chảy nưởc mắt, mắt mờ; đầu mặt máy giật, miệng mắt méo lệch, không nói được, mắt đỏ đau, tai ù điếc.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 3 liều. Cấm châm. Nếu châm làm cho mắt bầm đen.
Sách Minh đường: Châm 4,5 phân, không nên cứu.
Sách Tư sinh kinh: Nên không cứu, không châm.
2.5. Tứ bạch
+ Vị trí:
Huyệt ở dưới con mắt 1 tấc, trên đường thẳng con ngươi khi nhìn thẳng.
+ Chủ trị:
Chữa nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, mặt mày xây xẩm; mắt đỏ, ngứa, mắt màng mây, không nói được, méo miệng.
+ Cách châm cứu:
Sách Tố vấn: Châm 4 phân.
Sách Giáp ất, Đồng nhân: Châm 3 phân, cứu 7 liều.
2.6. Cự liêu
+ Vị trí:
Huyệt ở lỗ mũi ngang ra 8 phân, ngay dưới con ngươi, ngang huyệt Thủy câu. Là hội huyệt của kinh Thủ, Túc Dương minh Đại trường, Vị và mạch Dương kiểu.
+ Chủ trị:
Chữạ mặt máy giật, miệng môi hàm sưng đau, miệng méo mắt lệch, nội chướng, mắt có màng mộng, mắt mờ, ung độc sưng nhức mũi miệng; cước khí, đầu gốì sưng.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 5 phân. Đến khi đắc khí thì tả. Cứu 7 liều.
Sách Minh đường: Cứu 7 x 7 = 49 liều.
2.7. Địa thương
+ Vị trí:
Huyệt ở ngay hai bên khóe miệng ngang ra 4 phân.
Là hội huyệt của kinh Thủ, Túc Dương minh Đại trường, Vị và mạch Dương kiểu.
+ Chủ trị:
Chữa thiên phong, miệng méo, mắt không nhắm được, ông chân sưng, mất tiếng, mắt giật run, ngứa.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 3 phân.
Sách Minh đường: Châm 3,5 phân, lưu kim 5 hơi thở, đến khi đắc khí thì tả. Mỗi ngày có thể cứu 2x7 = 14 liều. Bệnh nặng cứu 7 X 7 = 49 liều. Nếu miệng méo lệch thì cứu thêm huyệt Thừa tương 49 liều.
Bệnh bên trái thì châm bên phải, bệnh bên phải thì châm bên trái.
2.8. Đại nghinh
+ VỊ trí:
Huyệt ở trước góc xương hàm 1 tấc hai phân, trong chỗ trũng xương. Một số’ sách lấy xương hàm dưới miệng cọ vào hai bên vai, ngay đó là huyệt.
+ Chủ trị:
Chữa các chứng phong giật, miệng cắn cứng không há ra được, miệng méo mắt lệch, miệng mắt máy giật, hàm sưng, loa lịch, sâu răng đau nhức, hay ngáp vặt, lưỡi cứng không nói được, mặt phù thũng, mắt đau.
+ Cách châm cứu:
Sách Tố vấn: Châm 3 phân, lưu kim 7 hơi thở, cứu 3 liều.
2.9. Nhân nghinh (Ngũ hội)
+ Vị trí:
Huyệt ở cạnh động mạch lớn hai bên cuống họng 1,5 tấc, ngửa mặt lên để lấy huyệt. Là nơi để thám dò khí của năm tạng.
Là hội huyệt của kinh Túc Dương minh Vị và Túc Thiếu dương Đởm tụ hội.
Hoạt Bá Nhân: Người xưa lấy mạch dọc theo hai bên cổ là Khí khẩu và Nhân nghinh.
Vương Thúc Hòa: Lấy bộ thôn khẩu của tay phải và tay trái để làm Nhân nghinh và Khí khẩu.
+ Chủ tri:
Chữa nôn mửa, ách nghịch, hoắc loạn, ngực sườn đầy tức, suyễn thở; ung độc, yết hầu sưng đau, loa lịch.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cấm châm.
Sách Minh đường: Châm 4 phân.
Sách Tố vấn: Nếu châm quá sâu có thể chết người.
2.10. Thủy đột (Thủy môn)
+ Vị trí:
Huyệt ở trước gân lớn cổ; ở dưới huyệt Nhân nghinh và trên huyệt Khí xá (khoảng giữa hai huyệt).
+ Chủ trị:
Chữa khái thấu, suyễn nghịch, yết hầu sưng đau mọc mụn, đoản khí.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng Nhân: Châm 3 phân, cứu 3 liều.
2.11. Khi xá
+ Vị trí:
Huyệt ở chỗ lõm ngay huyệt Nhân nghinh thẳng xuống dọc theo huyệt Thiên đột.
+ Chủ trị:
Chữa khái thấu, suyễn nghịch, yết hầu sưng đau, đầu gáy mỏi đau, họng đau, nuốt nghẹn, yết hầu sưng đau, anh lựu.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 3 liều, châm 3 phân.
2.12. Khuyết bồn (Thiên cái)
+ Vị trí:
Huyệt ở chỗ hõm vai, trên xương đòn.
+ Chủ trị:
Chữa ngực đầy tức, hen suyễn; thủy thũng; lao lịch; yết hầu đau; ra mồ hôi; phong sang; thương hàn ngực nóng tâm phiền.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 3 liêu, châm 3 phân
2.13. Khí hộ
+ VỊ trí:
Huyệt ở chỗ lõm dưới xương đòn, thảng nhũ phòng lên. Huyệt Du phủ ngang ra 2 tấc, cách đường trắng giữa đều 4 tấc, nằm ngửa lấy huyệt.
+ Chủ trị:
Chữa khái thấu, suyễn nghịch, đoản khí, ngực sườn, lưng đau, khó thở, không phân biệt được mùi vị, ngực sườn tức đầy tức.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 3 phân, cứu 5 liều.
2.14. Khô phòng
+ VỊ trí:
Huyệt ở chỗ lõm dưới huyệt Khí hộ 1 tấc 6 phân, cách đường trắng giữa đều 4 tấc.
+ Chủ trị:
Chữa lưng đau, ngực sườn đầy tức, khạc nhổ ra mủ máu, khái thấu, suyễn nghịch.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 5 liều, châm 3 phân.
2.15. Ốc ế
+ Vị trí:
Huyệt ở chỗ lõm dưởi huyệt Khô' phòng Itấc 6 phân, cách đường trắng giữa đều 4 tấc. Nằm ngửa lấy huyệt.
+ Chủ trị:
Chữa khái thấu suyễn nghịch, khạc nhổ ra mủ máu, nhiều bọt đục, đàm nhớt, người sưng, cơ nhục đau, da thịt nóng, ngứa.
+ Cách châm cứu:
Sách Tố vấn: Châm 3 phân.
Sách Đồng nhân: cứu 5 liều, châm 3 phân.
2.16. Ưng súc
+ Vị trí:
Huyệt ở chỗ lõm huyệt ốc ế-1 tấc 6 phân, cách ngang hàng giữa đều 4 tấc.
+ Chủ trị:
Chữa ngực sườn đầy tức, đoản khí, môi miệng sưng đau, sôi bụng, ỉa chảy, nhũ ung.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 4 phân, cứu 5 liều.
2.17. Nhũ trung
+ Vị trí:
Huyệt ở giữa núm vú.
+ Chủ trị:
Chữa tắc sữa, nhũ phòng cương đau, ít sữa, mất sữa.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm nhẹ 3 phân, cấm cứu. Nếu cứu thì sẽ sinh ra thực sang.
Sách Tố vấn viết: Châm trên nhũ phòng, trúng bầu nhũ phòng sẽ làm sưng, núm nhũ phòng dễ bị ăn khuyết.
Chu Đơn Khê: Nhũ phòng là nơi kinh Túc Dương minh Vị đi qua, còn đầu núm nhũ phòng là thuộc kinh Túc Quyết âm Can; nên lấy mồi ngãi để cứu thêm 2,3 liều, tác dụng càng nhanh.
2.18. Nhủ căn
+ Vị trí:
Huyệt ở chỗ lõm dưới huyệt Nhũ trung 1 tấc 6 phân, cánh đường trắng giữa đều 4 tấc, năm ngửa để lấy huyệt.
+ Chủ trị:
Chữa chứng dưới tâm đầy tức, ngực đau, cách khí, cánh tay đau, nhũ phòng sưng đau, nhũ ung, khái thấu, ách nghịch, hoắc loạn, tay chân lạnh ngắt.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 5 liều, châm 3 phân.
Sách Tố vấn: Châm 4 phân, cứu 3 liều.
2.19. Bất dung
+ Vị trí:
Huyệt ở bên u môn, cách nhau đều 1,5 tấc; cách đường trắng giữa đều 3 tấc.
+ Chủ trị:
Chữa bụng đầy trướng, tích tụ, nôn ra máu, ngực sườn đau, miệng khô, vùng tâm đau, ngực lưng đau, khái suyễn, sôi bụng, nôn mửa, trưng hà.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 5 liều.
Sách Minh đường: Cứu 3 liều, châm 5 phân
Sách Tổ’ vấn: Châm 8 phân.
2.20. Thừa mãn
+ Vị trí:
Huyệt ở dưới huyệt Bất dung 1 tấc, cách đường trắng giữa đều 3 tấc.
+ Chủ trị:
Chữa bụng đầy trướng sôi, suyễn nghịch, ăn uống không tiêu, thở gấp, so vai, nôn ra máu.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 5 phân, cứu 3 liều.
Sách Minh đường: Cứu 3 liều.
2.21. Lương môn
+ Vị trí:
Huyệt ở dưới huyệt Thừa mãn 1 tấc, cách đường trắng giữa đều 3 tấc.
+ Chủ trị:
Chữa mạng sườn khí tích, không muốn ăn uống, tiết tả.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 3 phân, cứu 5 liều.
2.22. Quan môn
+ Vị trí:
Huyệt ở dưới huyệt Lương môn 1 tấc, cách đừờng trắng giữa đều 3 tấc. Tức là trên rốn 3 tấc, ngang ra 2 tấc.
+ Chủ trị:
Chữa bụng trướng đầy, tích khí, bụng sôi, đau, ỉa chảy, không muôn ăn, bụng đau thắt, người sưng thũng, sốt rét, đái són.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 8 phân, cứu 5 liều.
2.23. Thái ất
+ VỊ trí:
Huyệt ở dưới huyệt Quan môn 1 tấc, cách đường trắng giữa đều 3 tấc.
+ Chủ trị:
Chữa điên cuồng, trong tâm bức rứt, lưỡi hay thè ra khó co vào.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 5 liều, châm 8 phân.
2.24. Hoạt nhục môn (Hoạt u môn)
+ VỊ trí:
Huyệt ở dưới huyệt Thái ất 1 tấc.
+ Chủ trị:
Chữa điên cuồng, nôn mửa, ách nghịch, lưỡi cứng.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 5 liều, châm 8 phân.
2.25. Thiên khu (Trường khê, Cốc môn)
+ Vị trí:
Huyệt ở chỗ lõm cách huyệt Hoang du 1 tấc, dọc theo rốn vạch ngang ra hai bên đều 2 tấc. Là mộ huyệt của Đại Trường.
+ Chủ trị:
Chữa bôn đồn, ỉa chảy, sán khí, xích bạch lỵ, thủy thũng, bụng sôi, đầy trưống, tích tụ, tiểu tràng phúc thống, hoắc loạn, khí suyễn, trưng hà, huyết ứ, kết tụ, băng lậu, kinh nguyệt không đều.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 100 liều, châm 5 phân, lưu kim 7 hơi thở.
Sách Thiên kim: Là nhà của hồn phách không nên châm.
Sách Tố vấn: Châm 5 phân, lưu kim 1 hơi thỏ.
2.26. Ngoại lăng
+ Vị trí:
Huyệt ở dưới huyệt Thiên khu 1 tấc, cách đường trắng giữa đều 2 tấc.
+ Chủ trị:
Chữa phúc thông, vùng dưới tâm đau như thắt, tiểu tràng phúc thông.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 5 liều, châm 3 phân.
2.27. Đại cự
+ Vị trí:
Huyệt ở dưới huyệt Ngoại lăng 1 tấc, hay dưới Thiên khu 2 tấc, cách hàng giữa đều 2 tấc.
+ Chủ trị:
Chữa bụng dưới trướng đầy, tiểu tiện khô, đồi sán, thiên khô, chân tay tê mỏi, hồi hộp không ngủ được.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 5 liều, châm 3,5 phân.
Sách Tố vấn: Châm 8 phân.
2.28. Thủy đạo
+ Vị trí:
Huyệt ở dưới huyệt Đại cự 1 tấc, cách đường trắng giữa đều 2 tấc.
+ Chủ trị:
Chữa ngang thắt lưng đau cứng, phụ nữ thiểu phúc trưởng đầy đau, trưng hà, Tử môn lạnh, đại tiểu tiện không thông.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 5 liều, châm 3,5 phân.
Sách Tố vấn: Châm 2,5 phân.
2.29. Qui lai
+ Vị trí:
Huyệt ở dưới huyệt Thủy đạo 2 tấc, cách đường trắng giữa đều 2 tấc.
+ Chủ trị:
Chữa bụng dưới bồn đồn, thiên trụy, nam giói thiểu phúc thông, sán khí, phụ nữ âm nang, huyệt tạng tích lạnh.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 5 liều, châm 5 phân.
Sách Tố vấn: Châm 8 phân.
2.30. Khí xung (Khí nhai)
+ VỊ trí:
Huyệt ở dưới huyệt Qui lai 1 tấc, cách đường trắng giữa đều 2 tấc, tức là ở mé trên xương mu đo ngang ra 2 tấc, là nơi phát khởi của ung mạch.
+ Chủ trị:
Chữa bụng đầy đau, đồi sán, bôn đồn, bụng có khí nghịch xông lên tâm, bụng trướng, đau ách nghịch không thở được, mình nóng, liệt dương, ngọc hành đau, thắt lưng đau không thể cúi ngửa, phụ nữ chậm có thai, tiểu trường phúc thông, kinh nguyệt không thông, có thai khí xung lên tâm, sau đẻ nhau không ra.
Lý Đông Viên: Tỳ vị hư nhược, cảm thấp khí sinh ra tê bại, mồ hôi tiết ra nhiều, không muôn ăn, lấy huyệt Túc tam lý và Khí nhai dùng kim tam lăng châm vào huyệt Khí nhai cho ra máu là khỏi.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 6 liều dùng mồi ngải nhỏ. Cấm châm.
Sách Tố vấn: Châm trúng mạch, máu không ra được sẽ làm sưng, dễ gây ra mạch lươn.
Sách Minh đường: Châm 3 phân, lưu kim 7 hơi thở, đến khi đắc khí thì tả, cứu 3 liều.
2.31. Bễ quan
+ Vị trí:
Huyệt ở sau huyệt Phục thổ, trong đường chỉ ngang giao nhau.
+ Chủ trị:
Chữa đau lưng, chân tê dại, đầu gốì lạnh, phong chẩn, tê bại, nuy chứng, loan súc, đông thông.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 6 phân, cứu 3 liều.
Liên hệ tư vấn chữa bệnh
Bạn có thể gọi đến số 18006834 (miễn cước gọi) để được bác sĩ tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn tư vấn chi tiết về bệnh và cách điều trị.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Từ khóa » đường Vị Kinh
-
Kinh Vị - Điều Trị Đau Clinic
-
Huyệt Trên đường Kinh Vị | Học Trị Liệu - HOCTRILIEU.COM
-
CÁC KINH HUYỆT CHÍNH: Kinh Túc Dương Minh Vị
-
Kinh Phế, Kinh đại Trường, Kinh Tỳ, Kinh Vị - Health Việt Nam
-
Tìm Hiểu Về Toàn Bộ Các Huyệt Trên Cơ Thể | Vinmec
-
Hệ Thống Kinh Lạc Trong Cơ Thể | Vinmec
-
KINH TÚC DƯƠNG MINH VỊ - Trường Trung Cấp Y Dược Lê Hữu Trác
-
Lộ Trình Và Hội Chứng Bệnh Của 12 Kinh Chính Trong Châm Cứu
-
Đại Cương Kinh Lạc - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Kinh Túc Dương Minh Vị (T5/2018) - PHUCDOAN ACUPUNCTURE
-
Kinh (Đông Y) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cách Nhớ Nhanh Các đường Kinh Y Học Cổ Truyền ( P3)
-
Kinh Lạc Là Gì? Những Thông Tin Bạn Cần Biết