Hy Lạp - Cuộc “lội Ngược Dòng” Nợ Công

  • Hy Lạp sắp "được gạch tên" khỏi chương trình cứu trợ nợ công

Tuy nhiên, đời sống thực tế của người dân chưa được cải thiện nhiều. Nếu cứ duy trì tốc độ “bóp mồm, bóp miệng” như hiện tại, phải rất lâu nữa Hy Lạp mới có thể trả hết nợ.

Chặn đứng mầm mống sụp đổ

Hy Lạp vừa bước ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ công sau 8 năm thực hiện chính sách cắt giảm chi tiêu và 3 gói cứu trợ quốc tế liên tiếp. Ngày 20-8, hơn 8 năm kể từ khi nhận gói cứu trợ đầu tiên của khu vực đồng tiền chung euro, Hy Lạp đã ra khỏi chương trình cứu trợ tài chính thứ 3. Sự kiện này được gọi là Grexit - một sự kiện được chào đón.

Nhưng trước khi bật nắp sâm-panh ăn mừng, điều quan trọng cần nhớ là Athens vẫn đang là con nợ của các chủ nợ châu Âu, những “kẻ” đã thất bại trong việc tạo nền tảng bền vững cho nền kinh tế Hy Lạp. Có được điều này là nhờ những nỗ lực phi thường của người dân Hy Lạp cũng như sự hợp tác hiệu quả của chính phủ với sự hỗ trợ của các đối tác châu Âu thông qua các khoản vay và giảm nợ”.

Theo ông Mario Centeno, cải cách kinh tế theo yêu cầu của nhóm “bộ ba” chủ nợ (gồm EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu - ECB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF) đã đưa tình trạng nợ công và thất nghiệp của Hy Lạp từ mức cao nhất trong lịch sử xuống mức an toàn.

Tỷ lệ thất nghiệp cũng từ mức cao hơn 27% giảm xuống còn dưới 20% vào đầu tháng 8 này. Kinh tế Hy Lạp đã tăng trưởng quý thứ 5 liên tiếp trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3-2018 với mức tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2017, nhờ hoạt động xuất khẩu khởi sắc. Ủy ban châu Âu dự báo Hy Lạp sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 1,9% trong năm nay.

Ngày 20-8-2018, Hy Lạp đã chính thức thoát khỏi gói cứu trợ thứ 3, cũng chính là gói cứu trợ cuối cùng kéo dài 3 năm, bắt đầu từ năm 2015. Ông Mario Centeno, Chủ tịch Ủy ban điều hành Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) nhấn mạnh: “Đây là lần đầu tiên kể từ đầu năm 2010, Hy Lạp có thể tự đứng bằng chính đôi chân của mình.

EU và Hy Lạp có thể tạm yên tâm về những thành quả kinh tế và cách giải quyết món nợ mà họ cùng đạt được trong 8 năm qua. Ảnh: MSNBC.com.

Nhớ lại, tháng 10-2009, Athens rơi vào tình cảnh vỡ nợ sau nhiều năm Chính phủ Hy Lạp đầu tư tràn lan cho các dự án đồ sộ và không hiệu quả, vay nợ, trốn thuế, gian lận về đất đai, tham nhũng, chi tiêu phúc lợi quá tay... Trên thực tế, cuộc khủng hoảng kéo dài 9 năm qua đã gây ra những tổn thương sâu sắc đối với người dân Hy Lạp, những người đã nhiệt tình đón nhận và sử dụng đồng euro thay thế đồng drachma vào năm 2001.

Việc sử dụng đồng tiền chung duy nhất đã mở ra một thời đại tín dụng rẻ, tạo điều kiện cho chi tiêu cá nhân và chi tiêu công tăng mạnh mẽ. Thế nhưng, điều này cũng đẩy thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai của Hy Lạp ngày càng lớn. Vào tháng 10-2009, Chính phủ Hy Lạp đã phải thừa nhận thâm hụt ngân sách của nước này đã đứng ở mức tương đương 12,7% (sau được điều chỉnh lên 15%) so với GDP.

Lo ngại kinh tế Hy Lạp sụp đổ sẽ lây lan sang các nước khác cũng tiêu đồng Euro, Liên minh châu Âu (EU) đã phải trút tiền giải cứu, nhưng bắt buộc Chính phủ Hy Lạp tiêu gì cũng phải xin ý kiến, hạn chế chi tiêu ngân sách công, thoái vốn khỏi nhiều dự án và phải chống trốn thuế, tham nhũng.

Nhìn lại cả quá trình 9 năm, có thể thấy, 3 gói cứu trợ quốc tế trị giá 289 tỷ euro (tương đương 330 tỷ USD) đã được triển khai vào các năm 2010, 2012 và 2015, đổi lại Athens phải tuân thủ những điều kiện ngặt nghèo từ các chủ nợ quốc tế như các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” không được lòng dân, cải cách nhiều lĩnh vực công.

Cuộc khủng hoảng tài chính tại Hy Lạp là một trong những vấn đề lớn nhất trong lịch sử EU, làm dấy lên những quan ngại về một dự án châu Âu bền vững thời kỳ hậu chiến. Sự kiện này cũng là nguồn cơn thổi bùng phong trào bài EU trên toàn châu lục.

Vượt ra khỏi “chiếc ô bảo vệ”

Việc thoát khỏi gói cứu trợ thứ 3 cho thấy sau 3 năm phải chịu đựng những biện pháp khắc khổ để đổi lấy các gói cứu trợ kinh tế, Hy Lạp đã chính thức rời khỏi “chiếc ô bảo vệ” của EU, ECB và IMF. Song, dù đây là một tin vui mang tính lịch sử cho Hy Lạp, nước này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian hậu cứu trợ.

Ủy viên EU phụ trách kinh tế Pierre Moscovici đã cảnh báo việc kết thúc chương trình cứu trợ không có nghĩa là Hy Lạp có thể chấm dứt các biện pháp cải cách khắc khổ, đồng thời cho rằng tình hình thực tế vẫn còn nhiều khó khăn. Bản thân Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp Yannis Stournaras cũng thừa nhận Hy Lạp còn một chặng đường dài phải vượt qua mà chỉ cần đi chệch hướng là mọi công sức có thể “đổ xuống sông xuống biển”.

Chỉ 3 năm trước, việc Hy Lạp thoát khỏi bất cứ chương trình cứu trợ nào theo thỏa thuận dường như là điều không tưởng. Trong nửa đầu năm 2015, chính sách “bên miệng hố chiến tranh” của chính phủ cánh tả cấp tiến mới được bầu của ông Alexis Tsipras gần như đã đẩy một “Grexit” thảm hại ra khỏi liên minh tiền tệ châu Âu.

Sau một cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức vội vàng với kết quả là cử tri bác bỏ các điều kiện của chủ nợ để được cứu trợ bổ sung, Đức lúc đầu đã ép Hy Lạp tạm thời rút khỏi khu vực đồng euro. Do các ngân hàng của Hy Lạp đã đóng cửa, Thủ tướng Tsipras cuối cùng cũng nhượng bộ, đồng ý tiến hành những cải cách mới. Tuy nhiên sau đó, tương lai của thỏa thuận mới dường như không chắc chắn.

Cuộc “vượt nợ” lịch sử

Trong hoàn cảnh hiện nay, một phép màu kinh tế - một thời kỳ tăng trưởng nhanh bền vững - là cần thiết nếu Hy Lạp muốn thoát khỏi xiềng xích nợ công. Trước đó, hồi tháng 7-2018, Cơ quan xếp hạng tín nhiệm toàn cầu S&P vừa nâng dự báo triển vọng nợ công của Hy Lạp từ mức “ổn định” lên mức “tích cực”, viện dẫn tình hình chính trị được cải thiện hơn tại quốc gia châu Âu này.

Tuyên bố ngày 20-7 của S&P nhấn mạnh nền kinh tế Hy Lạp đã phát đi những tín hiệu khả quan sau khi nước này tiến hành các cải cách cơ bản về thuế và môi trường kinh doanh, tạo đà cho sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ hơn. S&P nhận định thêm rằng các dự án hạ tầng công cộng có thể thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực du lịch và logistics, qua đó góp phần nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của quốc gia Đông Nam Âu. Cơ quan này vẫn giữ dự báo tỷ lệ nợ công cao ở mức “B+” của Hy Lạp, vốn được đưa ra hôm 25-6 vừa qua.

Hồi tháng 6 năm nay, Athens đã đạt thỏa thuận với các chủ nợ trong Eurozone, qua đó gia hạn thêm 10 năm để nước này thanh toán các khoản nợ công của mình, hiện ở mức tương đương 180% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và vẫn là mức cao nhất trong EU. Thỏa thuận này cũng cho phép Hy Lạp không còn phải phụ thuộc vào chương trình cứu trợ của nước ngoài từ ngày 20-8 tới.

Thỏa thuận nêu trên là một bước ngoặt quan trọng đối với khu vực Eurozone sau gần một thập niên kể từ cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp đã khiến thế giới choáng váng vì những khoản chi tiêu vượt tầm kiểm soát.

Nhìn lại cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp, có thể thấy, vai trò của Thủ tướng Hy Lạp sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 25/1/2015. Đặc biệt, trong bối cảnh Hy Lạp bị IMF kết luận vỡ nợ. Động thái này đồng nghĩa với việc Athens đã bước một chân khỏi Eurozone với tương lai u ám.

Để tránh cho Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ buộc phải rời khỏi Eurozone, tháng 7-2015, Quốc hội Hy Lạp đã thông qua dự luật về những biện pháp cải cách khắc nghiệt nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng theo yêu cầu của các chủ nợ, nhằm đổi lấy một gói cứu trợ mới thứ 3 trị giá 86 tỷ euro.

Hy Lạp không còn là mối lo của EU. Ảnh: express.co.uk.

Trước những nỗ lực cải cách của Athens, “bộ ba” chủ nợ quốc tế đã giành cho Hy Lạp khoản giải ngân đầu tiên trị giá 13 tỷ euro vào tháng 8-2015. Tiếp đó, tháng 5-2016, Nhóm 19 Bộ trưởng Tài chính của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) đã nhất trí giải ngân 12 tỷ euro trong gói cứu trợ thứ 3 cho Hy Lạp và tiến hành cơ cấu lại nợ cho Athens theo yêu cầu của IMF.

Hệ lụy và bài học

Năm 2015 là năm đỉnh điểm của Hy Lạp với tổng số nợ lên đến 324 tỷ euro, Chính phủ Hy Lạp đang tiến gần đến nguy cơ vỡ nợ nếu không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ quốc tế khi các món nợ đã “chất cao như núi”, trong khi nguồn tiền trả nợ ở đâu vẫn là một câu hỏi lớn. Đã có những lúc, các nước thành viên EU dường như đang chuẩn bị một kế hoạch bí mật loại Hy Lạp khỏi Eurozone, trong trường hợp Athens tuyên bố vỡ nợ.

Các nước Eurozone đã chuẩn bị để thông qua kịch bản về “những quyết định chính trị rất khó khăn” với sự đồng thuận ngầm của các nước thành viên để bắt đầu tiến trình mà cuối cùng có thể dẫn đến việc loại Hy Lạp khỏi Eurozone. Tuy nhiên, cuối cùng, lo sợ viễn cảnh mất mát khi xảy ra kịch bản Grexit khiến các nhà lãnh đạo Eurozone buộc phải cân nhắc kỹ lưỡng việc có tiếp tục cứu trợ Hy Lạp hay không.

Chính từ quyết tâm của Chính phủ Hy Lạp không để vỡ nợ, dù vấp phải làn sóng biểu tình phản đối của người lao động trong nước. Quốc hội Hy Lạp chấp thuận các điều kiện tài chính khắc nghiệt để nhận được gói cứu trợ tiếp theo có thể xem là một bước đi quan trọng và rất dũng cảm nhằm tránh khả năng vỡ nợ của nền kinh tế này.

Hy Lạp vẫn phải thắt lưng buộc bụng hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầu của EU và IMF. Việc buộc phải làm quen với “cái nghèo” trong thời gian qua đã thổi bùng những tranh luận dữ dội giữa các chính đảng. Tuy nhiên, có một sự thật là Hy Lạp không còn sự lựa chọn nào khác.

Nhìn từ cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp, nhiều nước khác cũng học được những bài học kinh nghiệm. Nhất là khi cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng và kéo dài ở các nước đang phát triển đã phủ bóng đen lên bức tranh của nền kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng nợ công đã khiến các nền kinh tế công nghiệp đầu tàu trì trệ, phục hồi mong manh.

Trong những năm tới, nhiều chuyên gia phân tích cảnh báo, cuộc khủng hoảng nợ ở các nhóm nước đang phát triển và các nước công nghiệp phát triển chưa thể giảm tốc và có thể còn tồi tệ hơn, đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế thế giới.

Tại châu Âu, để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công, nhiều nước EU đã chọn giải pháp “thắt lưng buộc bụng”, nhằm cắt giảm ngân sách để đổi lấy những gói cứu trợ từ IMF và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khi liên minh tiền tệ duy nhất ở châu Âu đang đứng trước bờ vực của sự phá sản, khiến nhiều nhà phân tích đã bàn tới các kịch bản tan rã của Eurozone với hậu quả đầu tiên là sự hỗn loạn trên các thị trường tài chính thế giới.

Tại Mỹ, cũng không nằm ngoài vòng xoáy, mức nợ công của nền kinh tế đầu tàu thế giới này đã lên tới mức kỷ lục 14.300 tỉ USD, gần bằng 100% GDP, buộc Quốc hội phải nâng mức trần nợ công. Nợ công của Nhật Bản cũng lên hơn một triệu tỷ yên (tương đương 220% GDP năm 2010), mức cao nhất trong số các nước phát triển. Chính điều này đã khiến Nhật Bản để mất vị trí là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong năm 2011.

Bên cạnh đó, khủng hoảng nợ công ở châu Âu và Mỹ còn tác động mạnh đến các nền kinh tế châu Á dựa chủ yếu vào xuất khẩu. Những khoản nợ công khổng lồ ngày càng lan rộng ra nhiều nước làm cho tình hình kinh tế thế giới có nguy cơ rơi vào một cuộc suy thoái mới.

Nợ công - truớc hết là vấn đề mất cân đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia. Nhu cầu chi nhiều quá, trong khi thu không đáp ứng nổi, chính phủ đi vay tiền thông qua nhiều hình thức như phát hành công trái, trái phiếu, hiệp định tín dụng... để chi, từ đó dẫn đến tình trạng nợ. Thâm hụt ngân sách kéo dài làm cho nợ công gia tăng. Nợ không trả sớm, để lâu thành “lãi mẹ đẻ lãi con” và ngày càng chồng chất thêm.

Kinh nghiệm từ Malaysia cho thấy cần cắt giảm đầu tư từ những dự án lớn chưa thiết thực và phải trả nợ một cách quyết liệt. Thủ tướng Malaysia mới đây đã cắt giảm hàng chục tỷ USD từ các dự án chưa quá bức thiết nhằm giúp chính phủ không làm phình to khoản nợ công khổng lồ lên tới hơn 1.000 tỷ ringgit, tương đương 250 tỷ USD, bao gồm nợ trực tiếp và nợ gián tiếp.

Một điểm đáng chú ý trong cách làm của Malaysia là trước tình hình tài chính khó khăn của đất nước, bên cạnh nỗ lực của chính phủ thông qua quyết định tinh giản bộ máy, hủy các dự án chưa bức thiết, sự “góp sức” của người dân mang yếu tố quyết định tới cuộc chiến với nợ công.

Từ khóa » Nguyên Nhân Hy Lạp Vỡ Nợ