Nợ Công Hy Lạp: Nguyên Nhân Và Bản Chất
Có thể bạn quan tâm
Ảnh: tintuc.xalo.vn
(ĐCSVN) - Cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đã làm rung động thị trường tài chính châu Âu và toàn cầu. Khủng hoảng nợ công ảnh hưởng đến không chỉ một vài nước trong khu vực châu Âu (Ailen, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…) mà liên quan đến hầu hết các nền kinh tế thế giới.
Bản chất nợ công
Nợ công là hậu quả của vấn đề chi tiêu công bất hợp lý.Chi tiêu công chính là các khoản chi của nhà nước (trung ương và chính quyền địa phương) thực hiện thông qua ngân sách Nhà nước. Chi tiêu công bao gồm các khoản chi để duy trì bộ máy nhà nước, chi đầu tư phát triển, chi các mục tiêu văn hóa-xã hội, chi quốc phòng, chi trả nợ nước ngoài và dự phòng. Mỗi quốc gia đều phải cân đối mức thu chi. Khi thu không đủ chi, nhà nước phải đi vay dẫn đến hình thành nợ công.
Nợ công (nợ chính phủ hoặc nợ quốc gia) là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách. Nợ công bao gồm: 1) Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước); 2) Nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước); 3) Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm). Khi nợ trong nước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay. Thuế làm méo mó nền kinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội. Nợ nước ngoài lớn thì chính phủ buộc phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút.
Khi xem xét bản chất của vấn đề nợ công, nếu chỉ xét tỷ lệ nợ công /GDP thì chưa đủ bởi tỷ lệ nợ công/GDP chỉ phản ảnh một phần nào đó về mức độ an toàn hay rủi ro của nợ công. Nếu xem xét tỷ lệ đó mà khẳng định nợ công an toàn thì chưa có cơ sở. Nợ công khoảng 100%GDP đủ để một nước như Hy Lạp rơi vào tình trạng phá sản, trong khi đó nợ công lên tới hơn 200% như Nhật Bản vẫn được coi là an toàn bởi vì nợ công của Nhật Bản chủ yếu là nợ vay trong nước. Vì vậy, khi xét đến nợ công, điều cốt lõi không chỉ cần quan tâm tới tổng nợ, nợ hàng năm phải trả mà phải quan tâm tới rủi ro và cơ cấu nợ. Nghĩa là phải tính tới khả năng trả nợ và rủi ro trong tương lai, chứ không chỉ là con số tổng nợ trên GDP. Mức độ an toàn hay nguy hiểm của nợ công không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ nợ/GDP mà quan trọng hơn, phụ thuộc vào tình trạng phát triển của nền kinh tế.
Nguyên nhân của nợ công
Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp xuất phát từ nguyên nhân chính là khả năng quản trị tài chính công yếu kém cùng với những khoản chi tiêu của chính phủ quá lớn, vượt khả năng kiểm soát. Kết quả là thâm hụt ngân sách của Hy Lạp vượt hơn 13% GDP và tổng nợ công chiếm tới gần 130% GDP (năm 2010). Có thể nêu những nguyên nhân chính của nợ công Hy Lạp, đó là:
Thứ nhất, tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới phải vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công: Thập niên 90 tỷ lệ tiết kiệm trong nước bình quân của Hy Lạp chỉ ở mức 11%, thấp hơn nhiều so với mức 20% của các nước như Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha và đang có xu hướng sụt giảm nhanh chóng. Do vậy, đầu tư trong nước phụ thuộc khá nhiều vào các dòng vốn đến từ bên ngoài;Lợi tức trái phiếu liên tục giảm nhờ vào việc gia nhập liên minh châu Âu EU (năm 1981) và làn sóng bán tháo trái phiếu từ dân chúng cho thấy Hy Lạp đã để vuột khỏi tay một kênh huy động vốn sẵn có buộc chính phủ Hy Lạp tăng cường vay nợ tài trợ cho chi tiêu công.
Thứ hai, chi tiêu công tăng cao dẫn đến thâm hụt ngân sách: Tăng trưởng GDP của Hy Lạp vẫn được ca ngợi với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 4,3% (2001 – 2007) so với mức trung bình của khu vực Eurozone là 3,1%. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mức chi tiêu chính phủ tăng 87% trong khi mức thu của chính phủ chỉ tăng 31%, khiến cho ngân sách thâm hụt vượt quá mức cho phép 3% GDP của EU. Theo đánh giá của các nhà kinh tế, bộ máy công quyền cồng kềnh và thiếu hiệu quả của Hy Lạp chính là nhân tố chính đằng sau sự thâm hụt của quốc gia này.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), chi tiêu cho quản lý công trong tổng số chi tiêu công của Hy Lạp năm 2004 đã cao hơn nhiều so với các nước thành viên OECD khác trong khi chất lượng và số lượng dịch vụ không được cải thiện nhiều. Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn nổ ra đã ảnh hưởng khá mạnh đến các ngành công nghiệp chủ chốt của Hy Lạp. Ngành du lịch và vận tải biển, doanh thu đều sụt giảm trên 15% trong năm 2009. Kinh tế Hy Lạp cũng lâm vào tình trạng khó khăn, nguồn thu để tài trợ cho ngân sách nhà nước bị co hẹp mạnh. Trong khi đó Hy Lạp lại phải tăng cường chi tiêu công để kích thích kinh tế. Chi tiêu kích thích kinh tế sau khủng hoảng năm 2008 cũng làm trầm trọng thêm vấn đề nợ công. Tính đến tháng 01/2010, nợ công của Hy Lạp ước tính lên tới 216 tỷ Euro và mức nợ lũy kế đạt mức 130% GDP.
Sự già hóa dân số và hệ thống lương hưu vào loại hào phóng bậc nhất khu vực châu Âu của Hy Lạp cũng được coi là một trong những gánh nặng cho chi tiêu công. Dự đoán tỷ lệ số người trên 64 tuổi của Hy Lạp sẽ tăng từ 19% năm 2007 lên 32% năm 2060. Người về hưu được hưởng một khoản tiền tương đương với 70-80% mức lương chính thức trước khi về hưu chưa kể những lợi ích từ những cơ chế hỗ trợ khác với đủ 35 năm cống hiến so với mức 40 năm ở các quốc gia châu Âu khác. Ước tính tổng số tiền chi trả cho lương hưu khu vực công của Hy Lạp sẽ tăng từ 11,5% GDP (2005) lên 24% (2050).
Thứ ba, nguồn thu giảm sút cũng là một nhân tố dẫn tới tình trạng thâm hụt ngân sách và gia tăng nợ công. Trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm ở Hy Lạp là nhân tố làm giảm nguồn thu ngân sách. Theo đánh giá của Ngân hàng thê giới (WB), kinh tế không chính thức ở Hy Lạp chiếm tới 25 - 30% GDP(so với mức 15,6% GDP của Việt Nam; 13,1% GDP của Trung Quốc và Singapore; 11,3% GDP của Nhật Bản). Hệ thống thuế với nhiều mức thuế cao và bộ luật phức tạp cùng với sự điều tiết dư thừa và thiếu hiệu quả của cơ quan quản lý là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn thuế và kinh tế ngầm phát triển ở Hy Lạp.
Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Hy Lạp là một trong những nước có tỷ lệ tham nhũng cao nhất trong EU. Không chỉ có công nhân viên chức không chịu nộp thuế, mà việc nhận tiền hối lộ còn khá phổ biến từ trung ương đến địa phương. Năm 2008, hơn 13% người Hy Lạp đã chi tới 750 triệu EUR tiền phong bì cho các lãnh đạo khu vực công và khu vực tư, trong đó có bác sĩ là những người đòi nhiều tiền hơn cho các cuộc phẫu thuật; các nhà quy hoạch thành phố là những người quyết định thời gian giấy phép xây dựng được cấp và các quan chức ở địa phương cũng liên quan đến những vụ việc nhận hối lộ. Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou thừa nhận “tham nhũng mang tính hệ thống” (systematic corruption) là vấn đề cơ bản nhất dẫn đến tình trạng nợ công Hy Lạp. Thiệt hại mà tham nhũng gây ra cho Hy Lạp ước tính vào khoảng 8% GDP. Tham nhũng không chỉ gây ra trốn thuế, nó còn làm tăng chi tiêu chính phủ, nhắm tới duy trì mức lương cao cho công chức và thực hiện các dự án có vốn đầu tư lớn thay vì nhắm vào các dự án tạo ra nhiều việc làm và nâng cao năng suất lao động. Mức lương cao không chỉ tạo ra gánh nặng ngân sách mà còn làm cho tính cạnh tranh của nền kinh tế Hy Lạp yếu đi. Lương cao, đồng euro tăng giá từ mức 1 euro đổi hơn 0,8 đô la Mỹ lên đến 1 euro đổi 1,6 đô la trong suốt giai đoạn từ 2000-2008 khiến sức cạnh tranh của hàng hóa Hy Lạp yếu và hệ quả tất yếu là một cán cân thương mại thâm hụt triền miên.
Thứ tư, sự tiếp cận dễ dãi với nguồn vốn đầu tư nước ngòai và việc sử dụng nguồn vốn không hiệu quả: Bên cạnh đó, việc gia nhập Eurozone năm 2001 là cơ hội lớn để Hy Lạp có thể tiếp cận với thị trường vốn quốc tế với việc sử dụng một đồng tiền được những nền kinh tế lớn như Đức và Pháp bảo đảm cùng với sự quản lý chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Nhờ việc gia nhập Eurozone Hy Lạp nghiễm nhiên có được hình ảnh ổn định cao và chắc chắn trong mắt các nhà đầu tư, dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài với mức lãi suất thấp. Trong gần một thập kỷ qua, chính phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu để thu về hàng trăm tỷ đôla. Số tiền này lẽ ra có thể giúp kinh tế Hy Lạp tiến rất xa nếu chính phủ có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Tuy nhiên, chính phủ Hy Lạp đã chi tiêu quá tay (phần lớn cho cơ sở hạ tầng) mà hầu như không quan tâm đến các kế hoạch trả nợ dẫn đến mức nợ ngày càng tăng.
Thứ năm, thiếu tính minh bạch và niềm tin của các nhà đầu tư: Sự thiếu minh bạch trong số liệu thống kê của Hy Lạp đã làm mất niềm tin của các nhà đầu tư mà quốc gia này đã tạo dựng được với tư cách là một thành viên của Eurozone và nhanh chóng xuất hiện các làn sóng rút vốn ồ ạt khỏi các ngân hàng của Hy Lạp, đẩy quốc gia này vào tình trạng khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế. Sự phụ thuộc vào nguồn tài chính nước ngoài đã khiến cho Hy Lạp trở nên rất dễ bị tổn thương trước những thay đổi trong niềm tin của giới đầu tư. Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, thì minh bạch luôn là một đòi hỏi lớn của các nhà đầu tư. Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp do chính phủ không minh bạch các số liệu, cố gắng vẽ nên bức tranh sáng, màu hồng về tình trạng ngân sách về những chính sách sắp ban hành để khắc phục những khó khăn về ngân sách hay vấn đề kinh tế vĩ mô do vậy, hiệu lực của những chính sách đó sẽ bị hạn chế nhiều./.
Từ khóa » Nguyên Nhân Hy Lạp Vỡ Nợ
-
Chặng đường đưa Hy Lạp đến Cảnh Vỡ Nợ - VnExpress Kinh Doanh
-
Nhìn Lại Khủng Hoảng Nợ Công Của Hy Lạp Và Kinh Nghiệm đối Với ...
-
Nguyên Nhân Dẫn đến Tình Trạng Nợ Công Của Hy Lạp
-
Hy Lạp - Cuộc “lội Ngược Dòng” Nợ Công
-
Hy Lạp “chuyển Mình” Thoát Khủng Hoảng Nợ Công
-
Khủng Hoảng Nợ Công Hy Lạp Và Bài Học Về Chính Sách Chi Tiêu Công
-
Vì Sao Hy Lạp Vỡ Nợ? - YouTube
-
Nếu Hy Lạp Vỡ Nợ, điều Gì Sẽ Xảy Ra? - Công An
-
Khủng Hoảng Nợ Công : Vì Sao Châu Âu Không Thể Bỏ Hy Lạp - RFI
-
Hy Lạp Và Bài Học Về Quản Lý Nợ Công, Ngân Sách
-
[PDF] Khủng Hoảng Nợ Công Tại Một Số Nền Kinh Tế Trên Thế Giới
-
Hy Lạp Công Bố Báo Cáo Kiểm Toán Sơ Bộ Về Nợ Công
-
KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP - Nhóm ̀ - MỤC LỤC LỜI MỞ ...
-
In Tin Tức