Đăng nhập
Việt Nam Overnight Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online > - Tặng tiền điện tử miễn phí
- Phát thẻ điện thoại miễn phí
- Những nhiệm vụ kiếm tiền
- Hướng dẫn kiếm tiền Binance
FR CV NV QC I.x tuốc - Ghê - Nhép cho rằng: Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình
Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Freud_2512, 1 Tháng tư 2020.
-
Freud_2512 Load...
Bài viết: 7 Nhà văn I. X Tuốc- ghê- nhép cho rằng: "Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác" Anh (chị) hãy giải thích ý kiến trên và làm sáng tỏ cái giọng riêng biệt của Thạch Lam qua "Hai đứa trẻ" và Xuân Diệu qua "Vội vàng" Tham khảo: 1. Giải thích: - Tài năng văn học: Khả năng văn học, sự giỏi giang, điêu luyện của người nghệ sĩ ngôn từ trong sáng tạo nghệ thuật. Tài năng văn học còn là cách nói hoán dụ để chỉ những nhà văn, nhà thơ có tài. - "Là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác": Là dấu ấn riêng trong cách nhìn, cách cảm thụ, cách thể hiện mang đậm cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn => Ý kiến trên nhằm khẳng định: Tiêu chí đánh giá một nhà văn tài năng chính là phong cách nghệ thuật riêng biệt độc đáo. 2. Cơ sở lí luận: - "Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập" (Mác-xen Prút). Chính cái độc đáo ấy đã tạo nên phong cách văn học, dấu hiệu trưởng thành về bản lĩnh nghệ thuật của mỗi cá nhân nhà văn và sự phát triển của văn học. Phong cách văn học nảy sinh do chính nhu cầu của cuộc sống vì cuộc sống luôn đòi hỏi sự xuất hiện của những nhân tố mới mẻ, những cái không lặp lại và nó cũng nảy sinh từ nhu cầu của quá trình sáng tạo văn học vì"Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình". Nếu nhà văn không tạo nên được dấu ấn riêng, tiếng nói riêng, giọng điệu riêng thì tác phẩm sẽ không có chỗ đứng trong đời sống văn học. Hoài Thanh cho rằng: "Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong mắt của nhà văn phải có một hình sắc riêng". – Tài năng văn học được biểu hiện ở "tiếng nói" - cách nhìn mang tính phát hiện, cách cảm thụ có tính khám phá, đưa đến cho người đọc một cái nhìn mới về cuộc đời thông qua những hình thức nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ. Mác-xen Prút cho rằng: "Đối với nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ, phong cách không phải vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề cái nhìn". Cái nhìn mới mẻ góp phần tạo nên phong cách sáng tạo độc đáo của nhà văn. Vì thế trước cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, mỗi nhà văn tài năng phải có cách nhìn, cách cảm thụ mang tính chất khám phá để đem đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời và con người. Cùng viết về đề tài người nông dân trước cách mạng tháng Tám, nếu Ngô Tất Tố trong "Tắt đèn" quan tâm tới nỗi khổ của những người dân nghèo vì chính sách sưu cao, thuế nặng của thực dân Pháp, thì Nam Cao trong "Chí Phèo" lại quan tâm tới quy luật lưu manh hóa cùng những bi kịch đau đớn của người nông dân nghèo lương thiện. Cách nhìn, cách cảm thụ mang tính chất khám phá ấy lại phải được thể hiện thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo. Chẳng hạn cùng viết truyện ngắn hiện thực, nhưng Nguyễn Công Hoan quan tâm tới việc tạo dựng tình huống, mâu thuẫn truyện gay cấn, li kì, hấp dẫn thì Nam Cao dường như không quan tâm nhiều đến vấn đề này. Ông hay viết về cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh, "những truyện không muốn viết", hay đi sâu khám phá nội tâm nhân vật với những quá trình tâm lí phức tạp.. - Tài năng văn họccòn là ở "cái giọng riêng biệt" của tác giả. Giọng điệu gắn liền với cảm hứng sáng tác, là sắc thái cảm xúc riêng có thể được nhận ra qua sáng tác của nhà văn. Tùy theo "tạng" văn chương, mà mỗi nhà văn lại có cảm hứng, giọng điệu riêng . Điều quan trọng là tất cả sự sáng tạo độc đáo ấy phải làm nên những xúc cảm thẩm mỹ ở người đọc. Nhà văn sê-khốp cho rằng: "Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả.. nếu anh không có giọng riêng, anh khó trở thành nhà văn thực thụ". Cùng thể hiện khả năng trào phúng, nếu Nguyễn Công Hoan cười nhẹ nhàng, thâm thúy bằng cách dựng lên những tình huống trớ trêu, nghịch lý thì Vũ Trọng Phụng cười chua chát, sâu cay, quyết liệt, như muốn ném thẳng lời nguyền rủa vào mặt người ta. Phong trào Thơ Mới chỉ tồn tại trong khoảng chục năm, nhưng lại tạo nên "một thời đại trong thi ca" vì "Chưa bao giờ ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạọ rực, băn khoăn như Xuân Diệu" (Hoài Thanh). => Như vậy, có thể nói trong số những tiêu chí để đánh giá tài năng văn học thì tiêu chí quan trọng nhất vẫn là phong cách nghệ thuật độc đáo, in dấu được "vân chữ" của mình, góp phần làm nên diện mạo của nền văn học dân tộc. Cả Thạch Lam và Xuân Diệu đều là tài năng văn học đích thực khi thể hiện được "tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác" trong "Hai đứa trẻ" và "Vội vàng". 3. Phân tích, chứng minh: * Vài nét khái quát về tác giả, tác phẩm *Phân tích, chứng minh: a. Tài năng văn học của Thạch Lam trong "Hai đứa trẻ" được thể hiện qua "tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác" - Cốt truyện: + Cốt truyện là sự sắp xếp những tình tiết, những biến cố của câu chuyện theo một trình tự logic, theo dụng ý của nhà văn. Thông thường, cốt truyện sẽ có những phần như thông tin, xuất xứ của nhân vật; phát triển những tình tiết, biến cố đẩy lên đỉnh điểm; thắt nút để xuất hiện mâu thuẫn; mở nút để giải quyết mâu thuẫn.. Nhiều nhà văn tạo ra được những cốt truyện li kì hấp dẫn như Nguyễn Công Hoan (Đồng hào có ma, Tinh thần thể dục, Mất cái ví) + Nhưng truyện ngắn của Thạch Lam thường cốt truyện rất đơn giản, dường như không có cốt truyện, thường cốt truyện rất đơn giản, dường như không có cốt truyện, mà nó nhẹ nhàng, giàu cảm xúc như một bài thơ trữ tình. Nhà văn không mấy quan tâm đến việc miêu tả những sự kiện, tình tiết, những biến cố mà chỉ tập trung chú trọng nhiều hơn vào việc khắc họa những suy nghĩ, nội tâm của nhân vật. + "Hai đứa trẻ" cũng vậy, đó là một truyện ngắn trữ tình, cốt truyện rất đơn giản, dường như không có chuyện. Truyện kể về hai đứa trẻ là Liên và An đã từng sống ở Hà Nội, nhưng bố mất việc đã theo gia đình về ở một phố huyện nghèo. Hai chị em được mẹ giao cho bán một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu. Chiều nào, hai chị em cũng ngồi trên chiếc chõng tre sắp gãy dưới tán bàng để ngắm phố huyện lúc chiều tàn, đêm xuống và khắc khoải đợi chuyến tàu đêm từ HN về rồi mới yên lòng đi ngủ. Truyện sẽ làm thất vọng những ai thích một cốt truyện li kì, hấp dẫn như truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. ð Kiểu cốt truyện của "Hai đứa trẻ" cũng như nhiều truyện khác của Thạch Lam: "Dưới bóng hoàng lan", "Gió lạnh đầu mùa".. thật nhẹ nhàng, giản đơn nhưng lại tạo nên dư vị, dư vang khi khép lại tác phẩm và cũng làm nên nét riêng trong phong cách nghệ thuật của ông. - Thạch Lam có khả năng đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế "khẽ như cánh bướm non" (Phân tích gọn) + Ở "HĐT", tâm trạng của nhân vật Liên đã được Thạch Lam diễn tả một cách tinh tế: ++ Khi chiều tàn, nhìn những hình ảnh, sắc màu, nghe những âm thanh của tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, Liên không hiểu sao nhưng nỗi buồn của buổi chiều quê thấm vào tâm hồn ngây thơ, nỗi buồn "man mác trước giờ khắc của một ngày tàn". Liên cảm nhận được "mùi riêng của đất, của quê hương" hòa trong hơi nóng và cát bụi ban ngày rất quen thuộc. Nhìn những đứa trẻ nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh trong bóng tối, "Liên thấy động lòng thương, dù chẳng có tiền để cho chúng.". Chứng kiến những kiếp nghèo trong bóng tối như mẹ con chị Tí, bà cụ Thi, bác phở Siêu, gia đình bác xẩm, Liên không khỏi xót xa. ++ Khi đêm xuống, tâm hồn Liên lại êm đềm với một "một đêm mùa hạ êm như nhung", lại mơ mộng với một bầu trời ngàn sao ganh nhau lấp lánh với ánh sáng nhấp nháy của đom đóm. ++ Lúc đợi tàu trong đêm khuya, tâm hồn Liên lại "yên tĩnh hẳn với những cảm giác mơ hồ không hiểu". Khi đoàn tàu đêm mong chờ đã đến, Liên vội đánh thức em dậy để nhìn đoàn xe vụt qua và lưu luyến nhìn theo mãi con tàu xa dần, khuất hẳn sau rặng tre. Dù chuyến tàu không đông và kém sáng hơn mọi khi nhưng đủ để Liên lặng theo mơ tưởng về một "Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo". Con tàu đã đem theo một thế giới đi qua.. để lại 1 khoản lặng trong tâm hồn Liên, để trước khi chìm vào giấc ngủ Liên sống giữa bao nhiêu sự xa xôi như không biết.. ð Cùng có sở trường miêu tả nội tâm nhân vật nhưng Thạch Lam rất khác với Nam Cao. Nam Cao thường đi sâu miêu tả, khám phá mọi ngõ ngách tâm hồn nhân vật với những quá trình tâm lí phức tạp, những mâu thuẫn dai dẳng, giăng xé, những trạng thái lưỡng tính giữa say và tỉnh, thiện và ác.. Trong khi đó, Thạch Lam lại chỉ quan tâm đến thế giới của cảm xúc, cảm giác với những hình sắc mơ hồ, khó nắm bắt, khó gọi tên rất mong manh trong tâm hồn nhân vật. Sự khác nhau này, không chỉ do khuynh hướng sáng tác chi phối mà còn do "tạng" riêng, phong cách riêng của mỗi nhà văn. - Sử dụng thànhcông thủ pháp tương phản: + Tương phản giữa ánh sáng- bóng tối +Giữa quá khứ và hiện tại trong cuộc sống của Liên + Giữa đoàn tàu và phố huyện ð Tạo ấn tượng và đem lại hiệu quả thẩm mĩ cho tác phẩm - Ngôn ngữ, giọng điệu: + Ngôn ngữ: ++ Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ và mỗi nhà văn lớn đều là những nghệ sĩ bậc thầy về tiếng nói. Khác với ngôn ngữ không có tính nghệ thuật, chỉ nhằm mục đích chủ yếu là thông tin, truyền đạt một điều gì đó chính xác, nội dung được giới hạn chặt chẽ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng tìm cách truyền các quan điểm của nghệ sĩ vào đối tượng được miêu tả, truyền vào đấy một lối nhìn sự vật, cách nhận thức và cảm quan về thế giới của nhà văn, nói cách khác là ngôn ngữ mang dấu ấn của cá tính và phong cách nghệ sĩ. ++ Xuất hiện trên văn đàn cùng thời với rất nhiều nhà văn khác, Thạch Lam mang một dấu ấn rất riêng. Không trào lộng như Vũ Trọng Phụng, không hài hước như Nguyễn Công Hoan, không cầu kì như Nguyễn Tuân, không sắc lạnh, giàu triết lý như Nam Cao, Thạch Lam chinh phục trái tim người đọc bằng thứ ngôn ngữ vừa cho ta nhìn, vừa cho ta cảm, nhẹ nhàng giản dị mà tinh tế, lắng sâu. Ngôn ngữ và giọng điệu trữ tình cũng vì thế là đặc trưng cơ bản của truyện ngắn Thạch Lam. Mỗi truyện ngắn của ông như một bài thơ về những cuộc đời, những thân phận nhỏ bé, côi cút và bất hạnh, gợi sự thương cảm, xót xa sâu sắc của tình người. Giản dị mà sâu sắc, chứa chan tình nhân ái, Thạch Lam hướng người đọc tới sự thanh cao của cái đẹp, cái thiện. Ông đem đến cho bạn đọc những trang văn đạt đến sự trong sáng, thuần khiết của tiếng Việt, có khả năng diễn tả được một cách đầy đủ những cung bậc khác nhau của đời sống nội tâm con người ở độ tinh vi nhất. Với quan niệm: "Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức" nên bằng lối ngôn ngữ miêu tả giàu xúc cảm và hình ảnh, Thạch Lam đưa người đọc trở về với những miền quê êm đềm, yên ả, nên thơ của nông thôn Việt Nam: . " Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời" . "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào." . "Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối." ++ Thạch Lam là nhà văn của cảm giác. Để diễn tả những xúc cảm mơ hồ của nhân vật, ông rất hay sử dụng những từ ngữ chỉ cảm giác: . "Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn." . " Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu." . "Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ." ð Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: "Bằng sáng tác văn học, Thạch Lam đã làm cho tiếng nói Việt Nam gọn ghẽ đi, co duỗi thêm, mềm mại ra và tươi đậm hơn" + Giọng điệu: ++Nếu Nguyễn Tuân hấp dẫn người đọc bằng giọng văn tài hoa đầy kiêu bạc, Nam Cao thu phục lòng người bởi giọng văn sắc lạnh mà đằm thắm yêu thương thì Thạch Lam lại được người đọc yêu thích bởi giọng văn nhẹ nhàng, thủ thỉ, tâm tình giàu chất thơ. Đó là tiếng nói của một con người, như Nguyễn Tuân nhận xét là "tính tình nhẹ nhàng tinh tế", "vừa sống vừa lắng nghe chung quanh.." với bao chuyện buồn vui đang xảy ra. ++ Giọng điệu đó thấm vào từng câu văn: "Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen: Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần vào cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn." . Giọng điệu đó còn thấm trong từng chi tiết: Cái dây xà tích bằng bạc của Liên, Thạch Lam đã phát hiện ra thứ vật dụng mà "chị quý mến và hãnh diện" vì nó tỏ ra chị là người con gái "lớn và đảm đang". Phở bác Siêu là một thứ quà "xa xỉ, nhiều tiền" mà hai chị em Liên không bao giờ mua được, vì thế hai chị em chỉ biết "ngửi thấy mùi phở thơm". Liên nhớ về Hà Nội là nhớ những kỉ niệm tuổi thơ "hai chị em được đi chơi bờ Hồ, được uống những cốc nước lạnh xanh, đỏ".. Có thể nói, cái nhẹ nhàng, lặng lẽ từ cuộc sống dường như nếu bước đi mạnh thì sợ đất đau đã chuyển thành giọng kể nhỏ nhẹ, dịu dàng mà sâu lắng trong văn Thạch Lam. Nhà văn Nguyễn Tuân đã dành những lời rất đẹp để nói về văn Thạch Lam: "Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc.. Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và tầng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày. Xúc cảm của Thạch lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch lam, vẫn thấy đầy đủ cáo dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học.." b. Tài năng văn học của Xuân Diệu trong "Vội vàng" được thể hiện qua "tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác" * Vài nét khái quát về tác giả, tác phẩm. * Phân tích, chứng minh: b1. "Vội vàng" là tiếng nói của một cái tôi yêu đời, yêu sống đến nồng nhiệt, đắm say "Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết" - Ước muốn kì lạ, táo bạo của nhà thơ (dẫn chứng 4 câu đầu và phân tích) - Nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp của mùa xuân, của cuộc sống trần gian như một thiên đường trên mặt đất (Dẫn chứng 9 câu tiếp và phân tích) – Xuân Diệu cảm nhận thời gian là một dòng chảy tuyến tính nên băn khoăn, tiếc nuối về sự trôi chảy của thời gian, sự ngắn ngủi của kiếp người (dẫn chứng và phân tích đoạn 2) – Từ sự cảm nhận, khám phá độc đáo, riêng biệt đó, nhà thơ đưa ra một triết lý sống: Sống vội vàng để tận hưởng tất cả hương sắc của mùa xuân, tuổi xuân (dẫn chứng và phân tích đoạn 3) b2. "Vội vàng" có một giọng điệu riêng biệt: - Giọng điệu trong tác phẩm trữ tình là yếu tố vô cùng quan trọng, làm nên nét đặc trưng thể loại, làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Hàn Mặc Tử đã viết: "Người thơ phong vận như thơ ấy". Nguyễn Đăng Mạnh cũng khẳng định: "Mỗi nhà văn có một cái tạng riêng, có một chất tâm hồn riêng, nó tạo nên một thức nam châm riêng để bắt lấy những gì thích hợp với nó". Giọng điệu của thơ trữ tình được tạo nên từ cách lựa chọn, sắp xếp từ ngữ, sự phối hợp thanh điệu, nghệ thuật ngắt nhịp, gieo vần.. Trong mỗi tác phẩm có thể có nhiều giọng điệu, ở mỗi tác giả cũng vậy. Nhưng có những giọng điệu đặc trưng cho mỗi tác giả thể hiện ở nhiều tác phẩm của tác giả đó, đó chính là biểu hiện rõ ràng nhất của phong cách nghệ thuật. - Vội vàng là một bài thơ có nhiều giọng điệu linh hoạt theo dòng tâm trạng và cảm xúc. Nếu đoạn một là giọng nồng nàn, sôi nổi, say mê; đoạn hai là giọng tranh luận biện bác và ngậm ngùi, tiếc nuối thì đoạn ba là giọng hối hả, vội vàng, gấp gáp, cuồng nhiệt, đắm say. Tuy nhiên, giọng điệu chủ đạo của thi phẩm là giọng sôi nổi, bồng bột, đắm say của một cái tôi luôn "khát khao giao cảm với đời, cuộc đời hiểu theo nghĩa chân thật và trần thế nhất" (Nguyễn Đăng Mạnh). Giọng điệu này được tạo ra từ thể thơ, cách xưng hô đến cách lựa chọn, sắp xếp từ ngữ, sự phối hợp thanh điệu, nghệ thuật ngắt nhịp, gieo vần.. - Thể thơ: Tự do, có những câu thơ năm chữ, câu thơ mười chữ, thậm chí chỉ có ba chữ nhưng chủ yếu là những câu thơ tám chữ với nhịp ngắt rất linh hoạt: + Nhịp 2/3 ở những câu thơ ngũ ngôn đã tạo nên một giọng bộc bạch rất nồng nàn, tha thiết. + Những câu thơ tám chữ được ngắt nhịp phổ biến 3/3/2(Này đây lá/của cành tơ/phơ phất) rồi đảo nhanh sang 3/2/3(Của yến anh/này đây/khúc tình si). Có lúc câu thơ tám tiếng bỗng chuyển thành mười tiếng với nhịp giãn rộng 5/5 (Cho chếnh choáng mùi thơm/cho đã đày ánh sáng ) tựa như những cú đảo phách trong âm nhạc. - >Tất cả khiến cho nhịp điệu của bài thơ cứ sôi nổi, bồng bột, chuyển tải được một điệu tâm hồn sôi nổi, say mê. - Sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch triết luận: + Mạch triết luận biểu hiện ở cách Xuân Diệu sắp xếp các ý thơ để lí giải vì sao phải sống "Vội vàng". Nhà thơ đã lập luận thật chặt chẽ: Vì cuộc sống thật đẹp, thật đáng sống (đoạn một) trong khi đó thời gian của đời người, nhất là tuổi trẻ lại quá ngắn ngủi, hữu hạn (đoạn hai) cho nên chỉ còn một cách là phải sống vội vàng, gấp gáp để tận hưởng được cuộc sống này (đoạn ba). Cách lập luận ở đây đi từ việc soi chiếu các mặt khác nhau của vấn đề, khám phá những nghịch lý của đời sống để biến những lí lẽ ấy thành cơ sở lí luận, là nền tảng cho tính thuyết phục của lời kêu gọi ở cuối bài thơ, cũng là kết luận đầy tích cực, giàu tính nhân văn của tác giả. +Mạch triết luận đã dẫn tới cách sử dụng ngôn ngữ thơ có tính chất triết luận. Đó là một loạt các từ ngữ có tính chất lập luận: "nghĩa là", "nhưng", "nói làm chi.. nếu", "nhưng.. nên" . Trong thơ cổ, những từ ngữ này khá kị, vì chúng vốn là những từ ngữ biểu thị ý nghĩa quan hệ logic, khô khan, không phù hợp với nhạc tính uyển chuyển giàu sức gợi của thơ ca. Ở đây Xuân Diệu đã rất khéo léo sắp đặt những từ ngữ này phối thanh hài hòa trong từng câu thơ, và rất hợp lý trong các phép điệp, nên tuy chúng là từ ngữ lập luận nhưng không hề phá vỡ chỉnh thể của bài thơ, nhạc tính của bài thơ vẫn hài hòa, uyển chuyển, có sức lay động lòng người. +Sự biến đổi đại từ xưng hô từ điệp cấu trúc "Tôi muốn.." ở khổ thơ đầu đến điệp cấu trúc "Ta muốn.." ở khổ thơ cuối cũng có dụng ý làm tăng tính thuyết phục của mạch triết luận. Nếu ở bốn câu đầu, cảm xúc vẫn còn là của một cá nhân, mang đậm dấu ấn cái tôi, thì đến cuối ở lời kêu gọi, cái "tôi" đã chuyển thành cái "ta", hướng về số đông, hướng về người tiếp nhận. Người đọc cảm thấy có một phần của mình trong lời kêu gọi của tác giả, chính vì vậy lời kêu gọi ở cuối tác phẩm càng trở nên thuyết phục, dễ tiếp nhận hơn. +Nhưng mạch chính của tác phẩm vẫn là mạch trữ tình, bởi nguồn cội của thơ chính là cảm xúc . Xuyên suốt từng bước lập luận, Xuân Diệu đã bày tỏ những cảm xúc từ tận trái tim mình: Niềm say mê vẻ đẹp đầy xuân thì, xuân sắc của cuộc sống trần gian (đoạn một) ;nỗi băn khoăn tiếc nuối trước sự trôi chảy của thời gian và sự ngắn ngủi của đời người (đoạn hai) để rồi đến đoạn ba bùng lên thành lời giục giã sống vội vàng đầy ham hố, cuồng si. ð Như vậy, xuyên suốt bài thơ, mạch triết luận và mạch trữ tình luôn giao hòa cùng nhau, sóng đôi bên nhau. Mạch triết luận nổi lên trên bề mặt văn bản, gắn với bố cục bài thơ. Mạch trữ tình chìm xuống dưới, trở thành bề sâu của nội dung tư tưởng. Sự kết hợp này tạo một hiệu quả tích cực trong việc truyền tải tư tưởng chủ đề của tác phẩm: Vừa tác động vào lý trí, vừa tác động vào tình cảm, vừa trực tiếp tác động vào trí óc, nhưng lại cũng vừa thông qua con đường từ trí óc đến trái tim. Xuân Diệu đã dùng chính trái tim mình, dùng chính khối cảm xúc rạo rực tha thiết với cuộc đời của mình để làm minh chứng rõ nhất cho lẽ sống "Vội vàng". Và cũng chính lẽ sống đó đã làm cho cảm xúc của Xuân Diệu trở thành những cảm xúc có tính chất khái quát, là tâm sự riêng tư nồng nàn của cá nhân, nhưng cũng là cảm xúc của bao người. ð Kết cấu triết luận – trữ tình có thể được xem là một yếu tố lạ thể hiện đậm tính sáng tạo của Xuân Diệu . Quan niệm thơ truyền thống xem thơ đơn thuần là trữ tình. Thơ cũ cho dù "thi dĩ ngôn chí" thì vì tính chất quy phạm của thi pháp trung đại, cũng không thể sử dụng các từ ngữ có tính chất lập luận, mang tính duy lý, logic như Xuân Diệu sử dụng. Trong Thơ mới, phong trào thơ coi trọng cái tôi và cảm xúc cá nhân, thì tất nhiên yếu tố trữ tình, cảm xúc cũng được đưa lên hàng đầu. Chính vì vậy "Vội vàng" của Xuân Diệu là một tác phẩm đầy mới mẻ, là sự kết hợp hài hòa của lý trí tỉnh táo và cảm xúc mãnh liệt, của lập luận và biểu cảm, của trái tim và khối óc, mà tất cả có điểm chung là đều hướng về cuộc sống với tất cả những gì yêu thương nhất, đắm say nhất, tha thiết nhất của thi sĩ. - Giọng điệu linh hoạt theo dòng tâm trạng và cảm xúc: + Đoạn 1: Giọng nồng nàn, sôi nổi, say mê + Đoạn 2: Giọng tranh luận biện bác và ngậm ngùi, tiếc nuối. +Đoạn 3: Giọng hối hả, vội vàng, gấp gáp, cuồng nhiệt, đắm say. - Ngôn ngữ thơ: Gần với lời nói thường ngày nhưng đã được nâng lên thành nghệ thuật. Cách dùng từ của XD rất táo bạo. Đặc biệt ở đoạn cuối, cảm xúc dạt dào, mãnh liệt đã tạo nên những làn sóng ngôn từ vừa đan vào nhau vừa cộng hưởng với nhau theo chiều tăng tiến. Tác giả dùng dồn dập những động từ mạnh theo chiều tăng tiến: Ôm- riết-say-thâu-cắn ; những danh từ, tính từ chỉ vẻ đẹp thanh tân, tình tứ, quyến rũ: mơn mởn, chếnh choáng mùi thơm, đã đầy ánh sáng, no nê thanh sắc, xuân hồng.. - Biện pháp tu từ: được sử dụng rất đa dạng và hiệu quả: + Phép điệp được sử dụng triệt để gồm cả điệp từ, điệp ngữ, điệp cú ( Lặp cấu trúc cú pháp). Thủ pháp này lại được dùng rất linh hoạt, biến hóa khiến cho mạch thơ tuôn chảy rất tự nhiên. Có khi là điệp lại kiểu câu bộc bạch ước muốn: Tôi muốn tắt nắng đi/ Cho màu đừng nhạt mất; vàTôi muốn buộc gió lại/ Cho hương đừng bay đi . Có khi là điệp từ: Tôi, Ta, muốn, của, cho, và.. . Lúc lại là điệp ngữ: Tôi muốn, Ta muốn, này đây.. + Phép điệp thường kết hợp, hòa điệu với phép liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhân hóa.. một cách rất ăn ý, nhuần nhuyễn khiến cho bài thơ rất giàu nhạc tính. Tất cả nhằm làm toát lên được giọng điệu cuống quýt, vội vàng rất điển hình của Xuân Diệu. 4. Nhận xét, đánh giá: - Ý kiến của hhà văn I. X Tuốc- ghê- nhép cho rằng: "Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác", hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, cần lưu ý, "tiếng nói riêng, cái giọng riêng biệt" không có nghĩa tạo sự khác biệt lập dị mà phải phù hợp với quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương nghệ thuật, phải hướng đến phẩm chất thẩm mĩ, đem đến cho người đọc một sự hưởng thụ mĩ cảm dồi dào. –Ý nghĩa của ý kiến: Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
Ohhhhhh12, Ưu Đàm Thanh Ti, Admin và 1 người nữa thích bài này. Last edited by a moderator: 27 Tháng mười 2023 Freud_2512, 1 Tháng tư 2020 #1 - ☺ kiếm được 23,945 đ từ bài viết, nhận
-
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
- Login with Facebook
- Log in with Google
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Bạn đã có tài khoản rồi?
- Tích vào đây để đăng ký
- Vâng, Mật khẩu của tôi là:
- Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập Đăng ký!
Đề tài cần chú ý
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc... Ột Éc replied 7 Tháng mười một 2024
- Nội quy box học online Sói replied 1 Tháng tám 2023
Đang tải... Xem nhiều nhất tuần
- Phân tích đoạn trích Thúc Sinh... AiroiD posted 15 Tháng mười một 2024
Đang tải... Nên tặng quà gì cho ba nhỉ?
- Đồng hồ 114 phiếu
- Giày tây 33 phiếu
- Áo sơ mi/Áo thun/Quần 160 phiếu
- Thắt lưng 41 phiếu
- Ví da 73 phiếu
- Đồ handmade 65 phiếu
- 1 bữa ăn nhà hàng sang trọng 30 phiếu
- Khác... 57 phiếu
Hướng dẫn cách kiếm tiền trên Binance
Việt Nam Overnight Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online > Đang tải...