If I Stayed With Her, She Would Be Happier. (Nếu Tôi ở Lại Với Cô ấy, Cô ấy Có Lẽ Sẽ Vui Hơn). If That Dress Were Cheaper, I Might Buy It. ... Cấu Trúc Câu điều Kiện Loại 2 Cơ Bản.
Có thể bạn quan tâm
Các dạng câu điều kiện khá đa dạng và phức tạp, vì vậy bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc câu điều kiện loại 2. Cùng nhau tìm hiểu về cách dùng, cấu tạo và các trường hợp cần lưu ý để sử dụng thành thạo mẫu câu này nhé.
Mục Lục
- Câu điều kiện loại 2 là gì ?
- Cách dùng câu điều kiện loại 2
- Cấu trúc câu điều kiện loại 2
- Cấu trúc câu điều kiện loại 2 cơ bản
- Biến thể câu điều kiện loại 2
- Một số lưu ý trong sử dụng cấu trúc câu điều kiện loại 2
Câu điều kiện loại 2 là gì ?
Thông thường, câu điều kiện thường có 2 mệnh đề được cách nhau bởi dấu phẩy đó là: mệnh đề điều kiện (thường chứa “if”) và mệnh đề chính (chứa kết quả).
Trong đó, cấu trúc câu điều kiện loại 2 là câu diễn đạt những mong muốn, tình huống, hay sự việc không có thực hoặc khó có thể xảy ra ở hiện tại và tương lai. Nói cách khác, sự việc được nói đến trong mệnh đề If là một điều kiện đang được giả định cho kết quả trong mệnh đề chính được diễn ra.
Vậy có gì đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng loại câu này không? Cùng nhau tìm hiểu tiếp nhé!
Cách dùng câu điều kiện loại 2
Chúng ta có 2 trường hợp chính để xác định khi nào nên dùng điều kiện loại 2, đó là:
– Dùng để khuyên bảo, định hướng cho ai đó.
Ví dụ:
If I were you, I would buy some gifts for him.
(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ mua ít quà cho anh ấy).
If I were you, I would go to Dalat on this vacation..
(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ đi Đà Lạt trong kỳ nghỉ này).
_Vì sự thật bạn không thể là người đối diện (you) nên đây được coi là giả định không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
– Dùng để chỉ sự việc không có thật ở hiện tại.
Ví dụ:
If she went home earlier, she would have more time for her family.
(Nếu cô ấy về nhà sớm hơn, cô ấy sẽ có thời gian nhiều hơn cho gia đình).
If you studied harder, you would pass the exam.
(Nếu bạn học chăm hơn, bạn sẽ đậu kỳ thi).
Cấu trúc câu điều kiện loại 2
Cấu trúc câu điều kiện loại 2 cơ bản
If + S + were/ weren’t/V2/ Ved + “,” | S + would/ could/ might/ should…+ V_inf |
(thì quá khứ) | (động từ nguyên thể) |
Ví dụ:
If she were you, she could agree with my opinion.
(Nếu cô ấy là bạn, cô ấy có thể đồng ý với ý kiến của tôi).
If I stayed with her, she would be happier.
(Nếu tôi ở lại với cô ấy, cô ấy có lẽ sẽ vui hơn).
If that dress were cheaper, I might buy it.
(Nếu chiếc đầm rẻ hơn, tôi có thể sẽ mua nó).
Biến thể câu điều kiện loại 2
Biến thể mệnh đề điều kiện (mệnh đề chứa if)
– Trường hợp muốn nhấn mạnh điều kiện khác hiện tại đang xảy ra:
If + S + were + V_ing + “,” + S + would/ could + V_inf
Ví dụ:
If I were reading a book, I wouldn’t need your review.
(Nếu tôi đang đọc quyển sách, tôi sẽ không cần nhận xét của bạn).
– Trường hợp muốn nhấn mạnh điều kiện khác hiện tại đã xảy ra:
If + S + had/ hadn’t + V3/ ed + “,” + S + would/ could + V_inf
Ví dụ:
If I hadn’t stayed up too late last night, I could go to school earlier.
(Nếu tối qua tôi không thức khuya, tôi có thể đã đi học sớm hơn).
Biến thể mệnh đề chính (mệnh đề chứa kết quả)
– Trường hợp cần nhấn mạnh hành động khác thực tại đang diễn ra.
If + S+ V2/ Ved + “,” + S + would/ could/ might/ had to/ ought to…. + be V_ing
Ví dụ:
If I worked harder, I would be travelling with her.
(Nếu tôi làm việc chăm chỉ hơn thì giờ tôi đang đi du lịch với cô ấy rồi).
– Trường hợp cần nhấn mạnh hành động khác thực tại đã diễn ra.
If + S + V2/ Ved + O “,” + S + V2/ Ved + O
Ví dụ:
If he were a billionaire, he bought that penthouse.
(Nếu anh ấy là tỷ phú, anh ấy đã mua căn hộ trên tầng cao nhất đó rồi).
Một số lưu ý trong sử dụng cấu trúc câu điều kiện loại 2
– Dùng bàng thái cách đối với tobe. Nghĩa là chỉ dùng were/weren’t cho tất cả các chủ ngữ, không dùng was trong câu điều kiện loại 2.
– Nếu để ý, ta có thể thấy chỉ cần lấy câu điều kiện loại 1 lùi về 1 thì ở mỗi mệnh đề, ta sẽ có câu điều kiện loại 2. Vì thế, khi ta cảm thấy chưa chắc chắn về sự chính xác khi chia câu điều kiện loại 2, ta có thể cộng về trước 1 thì xem có ra câu điều kiện loại 1 hay không. Nếu đúng thì bạn đã thành công rồi đấy.
– Chúng ta có thể sử dụng đảo ngữ trong câu điều kiện loại 2.
If + S + were/ weren’t/ V2/ Ved + “,” + S + would/ could/ might/ should…+ V_inf
→ Were + S + (not) + to_inf + “,” + S + would/ could/ might/ should…+ V_inf
Ví dụ:
If you had more money, would you buy it ?
→ Were you to have more money, would you buy it ?
(Nếu bạn có nhiều tiền hơn, bạn sẽ mua nó chứ ?)
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chi tiết về cách sử dụng câu điều kiện loại 2 trong tiếng anh. Hãy ghi nhớ và áp dụng vào thực tế để tránh những lỗi sai đáng tiếc nhé. Chúc các bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm:
- Cách dùng unless trong tiếng anh và những lưu ý cần ghi nhớ
- Các loại mệnh đề trong Tiếng Anh từ A đến Z không thể bỏ qua
- Cấu trúc câu enough trong Tiếng Anh và các quy tắc cần biết
- Cấu trúc Only when trong tiếng anh: Khái niệm và cách dùng
- Cấu trúc Let trong tiếng anh: Khái niệm và cách dùng nên nhớ
- Cấu trúc it's high time và cách dùng trong tiếng anh cần nhớ
Từ khóa » Khi Nào Dụng Would Khi Nào Dùng Could Trong Câu điều Kiện Loại 2
-
Cách Dùng Would/could/might Trong Câu điều Kiện - Thả Rông
-
Khi Nào Dùng Would? Khi Nào Dùng Could? (Trong Câu điều Kiện ...
-
Cách Sử Dụng Would Trong Câu điều Kiện
-
Khi Nào Dùng Would, Should, Could Trong Câu điều Kiện Loại 2 ... - Lazi
-
Khi Nào Dùng Could Và Would Trong Câu điều Kiện
-
Khi Nào Dùng Would? Khi Nào Dùng Could? (Trong Câu điều Kiện Loại ...
-
Cách Dùng Will, Would, Could, Should Trong Mệnh đề IF | HelloChao
-
Ngữ Pháp - Câu điều Kiện Loại 2 - TFlat
-
3 Loại Câu điều Kiện Trong Tiếng Anh (Conditional Sentences)
-
Khi Nào Dùng Would? Khi Nào Dùng Could? (Trong Câu điều Kiện Loại ...
-
Tất Tần Tật Về Câu điều Kiện Loại 2 Trong Ngữ Pháp Tiếng Anh
-
Câu điều Kiện Loại 2: Công Thức, Cách Dùng, Biến Thể & Bài Tập
-
Phân Biệt SHOULD, COULD, Và WOULD | Vuongquyminh
-
Câu điều Kiện Loại 2 | Khái Niệm, Công Thức, Cách Dùng