ITU Là Gì? Giới Thiệu Về Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế (ITU)

Mục lục bài viết

  • 1 1. ITU là gì?
  • 2 2. Chức năng, lĩnh vực hoạt động, tôn chỉ mục đích của ITU:
  • 3 3. Cơ cấu tổ chức của Liên minh Viễn thông Quốc tế:
  • 4 4. Quan hệ Việt Nam – ITU:

1. ITU là gì?

Liên hiệp Viễn thông Quốc tế hoặc Liên minh Viễn thông Quốc tế, viết tắt là ITU, là một tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc nhằm tiêu chuẩn hoá viễn thông quốc tế.

Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) là tổ chức quốc tế liên chính phủ được thành lập năm 1932 tại Hội nghị viễn thông thế giới ở Mađïit (Tây Ban Nha) để thay thế Liên minh điện báo quốc tế được thành lập năm 1865 tại Pari (Pháp).

Từ ngày 01/01/1954, hoạt động của ITU được điều chỉnh bằng Công ước được kí kết tại Hội nghị quốc tế Ở Buênôt Airet (Buenos Aires; Achentina) ngày 22/12/1952. Ngày 15/11/1946. Hiệp định điều chỉnh quan hệ giữa Liên hợp quốc và ITU với tự cách là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc được Đại hội đồng Liên hợp quốc biểu quyết tán thành. Mục đích của ITU là duy trì và phát triển sự hợp tác quốc tế để sử dụng, khai thác hợp lí, hiệu quả mọi hình thức viễn thông, tăng cường và mở rộng việc sử dụng viễn thông, phối hợp hoạt động của các quốc gia trong lĩnh vực viên thông… Cơ cấu của ITU gồm:

1) Hội nghị toàn quyền là cơ quan cao nhất của ITU gồm đại diện của tất cả các thành viên có chức năng chủ yếu là xem xét lại Công ước viễn thông quốc tế, thông qua ngân sách… Hội nghị họp thường kì 5 năm một lần;

2) Hội đồng hành chính gồm 29 thành viên do Hội nghị toàn quyền bầu theo nguyên tắc phân bổ hợp lí theo các khu vực địa li. Hội đồng họp mỗi năm 1 lần để kiểm tra việc thực hiện chức năng hành chính trong thời kì giữa các khoá họp của Hội nghị toàn quyền;

3) Hội nghị hành chính thế giới thường được triệu tập cùng lúc với Hội nghị toàn quyền để xem xét lại các quy tắc liên quan đến các loại liên lạc viễn thông điện báo, điện thoại, vô tuyến điện…).

Bên cạnh đó, còn có hội nghị hành chính khu vực được triệu tập để xem xét những vấn đề cụ thể về viễn thông có tính khu vực.

Tại trụ sở chính đặt tại Giơnevơ (Thụy Sĩ), ITU có bốn cơ quan thường trực, đó là: 1) Ban thư kí chung; 2) Uỷ ban quốc tế về đăng kí tần số; 3) Uỷ ban tư vấn quốc tế về vô tuyến điện; 4) Uỷ ban tư vấn quốc tế về điện báo và điện thoại.

Lãnh đạo ITU là Tổng thư ký, hiện là Houlin Zhao từ  Trung Quốc, đảm trách từ 01/01/2015. Tiền nhiệm là Hamadoun Touré từ Mali nhiệm kỳ 2007 – 2014.

Hiện nay, có khoảng 160 quốc gia tham gia ITU, trong đó có Việt Nam.

ITU tiếng Anh là International Telecommunication Union.

The International Telecommunication Union (ITU; French: Union Internationale des Télécommunications or UIT), is a specialized agency of the United Nations responsible for all matters related to information and communication technologies. Established in 1865 as the International Telegraph Union (French: Union Télégraphique Internationale), it is one of the oldest international organizations in operation.

The ITU was initially aimed at helping connect telegraphic networks between countries, with its mandate consistently broadening with the advent of new communications technologies; it adopted its current name in 1934 to reflect its expanded responsibilities over radio and the telephone. On 15 November 1947, the ITU entered into an agreement with the newly created United Nations to become a specialized agency within the UN system, which formally entered into force on 1 January 1949.

The ITU promotes the shared global use of the radio spectrum, facilitates international cooperation in assigning satellite orbits, assists in developing and coordinating worldwide technical standards, and works to improve telecommunication infrastructure in the developing world. It is also active in the areas of broadband Internet, wireless technologies, aeronautical and maritime navigation, radio astronomy, satellite-based meteorology, TV broadcasting, and next-generation networks.

Based in Geneva, Switzerland, the ITU’s global membership includes 193 countries and around 900 business, academic institutions, and international and regional organizations.

2. Chức năng, lĩnh vực hoạt động, tôn chỉ mục đích của ITU:

Chức năng:

ITU có chức năng phân bổ phổ tần số vô tuyến điện và vị trí quỹ đạo vệ tinh toàn cầu, phát triển các tiêu chuẩn kĩ thuật về viễn thông-công nghệ thông tin để đảm bảo các mạng lưới và công nghệ được kết nối thông suốt, nâng cao khả năng truy cập của các cộng đồng trên thế giới.

Lĩnh vực hoạt động:

ITU hoạt động trong 3 lĩnh vực chính:

– Lĩnh vực thông tin vô tuyến (ITU-R -Radiocommunications): các hoạt động liên quan đến quản lý tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh, tiêu chuẩn các thiết bị, hệ thống thông tin vô tuyến, … đảm bảo tránh gây can nhiễu giữa các trạm thông tin vệ tinh giữa các quốc gia.

– Lĩnh vực tiêu chuẩn hoá viễn thông (ITU-T -Telecommunications): các hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin: Khai thác dịch vụ viễn thông, Qui định cước và nguyên tắc thanh toán quốc tế, Xử lí ảnh hưởng của môi trường điện từ, sét, động đất,.., Qui định về báo hiệu và an ninh mạng lưới, Dịch vụ đa phương tiện, Đánh số, tên miền, địa chỉ Internet,…

– Lĩnh vực Phát triển viễn thông (ITU-D -Development): các hoạt động liên quan đến chính sách và kĩ thuật thúc đẩy phát triển viễn thông nhất là các vấn đề cần thiết để áp dụng cho các nước đang và kém phát triển, trong đó có phần đại diện cho UNDP (Chương trình phát triển của UN) trong lĩnh vực phát triển viễn thông: Tư vấn về chính sách, chiến lược phát triển viễn thông, Hỗ trợ kĩ thuật và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các nước đang phát triển.

Tôn chỉ mục đích:

– Giữ vững và tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực hữu tuyến, vô tuyến, cáp quang, vệ tinh… của tất cả các nước thành viên nhằm hoàn thiện việc sử dụng viễn thông một cách có hiệu quả nhất.

– Khuyến khích và trợ giúp kỹ thuật cũng như các nguồn tài trợ cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực viễn thông, phát triển các phương tiện kỹ thuật giúp các nước đang phát triển khai thác có hiệu quả các dịch vụ viễn thông.

– Tăng cường sử dụng các dịch vụ viễn thông vời mục đích thúc đẩy hoà bình thế giới.

– Phân bổ và quản lý các tần số vô tuyến điện cũng như các vị trí liên quan đến quỹ đạo của các vệ tinh địa tĩnh để tránh nhiễu giữa các trạm thông tin vô tuyến của các nước khác nhau.

– Tạo lập tiêu chuẩn viễn thông thế giới, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng dịch vụ viễn thông.

– Khuyến khích sự cộng tác giữa các thành viên để cước phí dịch vụ giảm xuống thấp nhất, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng và đảm bảo quản lý tài chính viễn thông công khai, độc lập.

– Thống nhất toàn cầu để sử dụng các dịch vụ viễn thông trong việc cứu hộ con người và vật chất khi cần thiết.

3. Cơ cấu tổ chức của Liên minh Viễn thông Quốc tế:

– Hội nghị toàn quyền

Hội nghị toàn quyền là cơ quan cao nhất của ITU;

Hội nghị toàn quyền có chức năng hoạch định các chính sách chung để thực hiện các mục đích của ITU;

Hội nghị toàn quyền xem xét và quyết định việc sửa đổi, bổ sung hiến chương, các công ước của  ITU;

Hội nghị toàn quyền bầu các cơ quan lãnh đạo của ITU như Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký, các thành viên của Hội Đồng điều hành ITU, và ba Cục trưởng về tiêu chuẩn hoá viễn thông; Thông tin vô tuyến; Phát triển viễn thông.

Hội nghị toàn quyền gồm đại diện của tất cả các nước thành viên ITU, họp bốn năm một lần.

– Hội đồng Điều hành

Hội đồng Điều hành do Hội nghị toàn quyền bầu ra theo từng khu vực:

Châu Mỹ (A) 12 thành viên

Tây Âu (B) 8 thành viên

Đông Âu (C) 7 thành viên

Châu Phi (D) 22 thành viên

Châu Á – Châu Đại Dương (E) 18 thành viên

Hội đồng Điều hành là cơ quan quản trị giữa hai kỳ Hội nghị toàn quyền, để thực hiện các chính sách do Hội nghị toàn quyền đề ra. Hội đồng Điều hành họp thường kỳ hàng năm.

– Ban thư ký và các Văn phòng

Ban Thư ký do Tổng thư ký đứng đầu. Tổng thư ký và Phó tổng Thư ký do Hội nghị toàn quyền ITU bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm và được tái cử một lần.

Giúp Tổng thư ký còn có các Văn phòng sau:

+ Văn phòng Thông tin vô tuyến do một Cục trưởng lãnh đạo;

+ Văn phòng Tiêu chuẩn hoá viễn thông do một Cục trưởng lãnh đạo;

+ Văn phòng Phát triển viễn thông do một Cục trưởng lãnh đạo.

+ Uỷ ban Thể lệ thông tin vô tuyến gồm 12 thành viên chia theo các khu vực.

Hiện nay ITU có 189 nước thành viên.

Ngân sách, tài chính:

Các nước thành viên đóng góp tự nguyện, mức đóng góp tối đa là 40 đơn vị (Năm 1995 ITU quy định mỗi đơn vị đóng góp là 380.000 Phrăng Thụy Sĩ) và tối thiểu là 1-6 đơn vị dành cho các nước đang phát triển. Việt Nam đăng ký hàng năm đóng góp 1-2 đơn vị.

4. Quan hệ Việt Nam – ITU:

Việt Nam tham gia ITU từ 1976, đến năm 1982 Tổng cục Bưu điện mới tham dự Hội nghị toàn quyền lần thứ 10 tại Nairobi (Kênya).

Từ năm 1994 Việt Nam được bầu vào Hội đồng Điều hành, một cơ quan lãnh đạo quan trọng của ITU. Tại Hội nghị toàn quyền lần thứ 16 họp tại Marốc vào tháng 10/2002, Việt Nam lại được tái cử lần thứ ba vào Hội đồng Điều hành ITU.

Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực vào nhóm nghiên cứu số ba trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá viễn thông về vấn đề tính cước và thanh toán nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nước đang phát triển.

ITU đã giúp Việt Nam thực hiện một số dự án như: dự án thử nghiệm viễn thông cộng đồng đa mục tiêu nhằm phát triển viễn thông cộng đồng góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân vùng sâu, vùng xa; dự án “Phác thảo chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020”, đào tạo chuyên gia Việt Nam để triển khai chương trình lập kế hoạch mạng viễn thông PLANITU và khoá đào tạo, hội thảo về chính sách phát triển viễn thông, thương mại điện tử, thanh toán quốc tế.

Từ khóa » Chuẩn Itu Là Gì