【JLPT N5 Bài 1】Giải Thích Ngữ Pháp Và Hội Thoại Tiếng Nhật

Tôi là thầy Shige, là giáo viên dạy tiếng Nhật và cũng là người hổ trợ cho du học sinh Nhật Bản. (*´ω`)Tôi có một nhóm trên facebook dành cho các bạn đặt bất kỳ câu hỏi nào với người Nhật, chính vì vậy đừng ngần ngại mà hãy đặt thật nhiều câu hỏi ở đấy nhé! (´▽`)

Nhóm Facebook miễn phí. Thảo luận về du học miễn phí. Minna no Nihongo“Minna no Nihongo Bài 2-3【JLPT N5 Bài 2】Giải thích ngữ pháp và hội thoại tiếng Nhật 【JLPT N5 Bài 3】Giải thích ngữ pháp và hội thoại tiếng Nhật

目次

  • 1 Đặc điểm của JLPT N5 Bài 1
    • 1.1 Ghi nhớ dạng cơ bản AはBです.
  • 2 “A là B” → AはBです Khẳng định ・ Phủ định ・Nghi vấn
    • 2.1 Câu khẳng định của AはBです
    • 2.2 Câu phủ định của AはBです.
    • 2.3 Câu nghi vấn của AはBですか?
    • 2.4 Câu nghi vấn của AはBですか? →Khi trả lời câu khẳng định (はい), khi lược bỏ chủ ngữ.
    • 2.5 Câu nghi vấn của AはBですか? → Trường hợp câu trả lời là câu phủ định (いいえ), trường hợp chủ ngữ không bị lược bỏ.
    • 2.6 Câu nghi vấn của AはBですか? → Trường hợp của câu trả lời phủ định (いいえ). Câu trả lời đúng.
  • 3 Ngữ pháp có nghĩa tương tự.
    • 3.1 “A cũng là B” → Câu ví dụ số ① của AもBです
    • 3.2 “A cũng là B” → Câu ví dụ số ② của AもBです
  • 4 Những ngữ pháp khác của JLPT bài 1.
    • 4.1 Mẫu câu khi hỏi ai đó → どなた?
    • 4.2 Câu hỏi về tuổi (何歳なんさいですか)

Đặc điểm của JLPT N5 Bài 1

Trong JLPT N5 Bài 1, bạn sẽ nghiên cứu các biểu thức sau.

  • Chào hỏi của tiếng Nhật
  • Tự giới thiệu
Ngữ pháp Tiếng Việt
AはBです A là B.
AはBではありません A không phải là B.
AはBですか A có phải là B không ?
AもBです A cũng là B.
どなたですか Vị nào vậy ạ?
何歳(なんさい)ですか おいくつですか Bao nhiêu tuổi vậy?
Phủ định? tiếng Nhật là gì?→~は…です&~は…ではありません Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】 Là gì?Ai vậy? tiếng Nhật là gì?→~ですか?&どなた/誰(だれ)ですか?Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】 Bao nhiêu tuổi? tiếng Nhật là gì?→なんさいですか?& おいくつですか? Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】

Giáo viên

Ghi nhớ dạng cơ bản AはBです.

Nếu bạn đã bắt đầu học ngữ pháp tiếng Nhật, chào mừng bạn đến với thế giới tiếng Nhật (* ´ ▽ ` *)

Tôi nghĩ mỗi người có lý do riêng để học tiếng Nhật. Kinh doanh, xem anime, du học, đào tạo, v.v.

Nếu như bạn chỉ có ngữ pháp, bạn vẫn sẽ có thể nói rất nhiều tiếng Nhật chỉ cần thành thạo N5.

Tuy nhiên, tiếng Nhật có những thay đổi đặc biệt và ngữ pháp nhỏ, vì vậy nó có thể gây nhầm lẫn khi bạn học.

Do đó, cần phải hiểu [ngữ pháp “gốc”][ngữ pháp “cành”] tạo nên cây của tiếng Nhật.

Tất nhiên, [ngữ pháp “gốc”][ngữ pháp “cành”] là quan trọng, nhưng hiểu được [ngữ pháp “gốc”] còn quan trọng hơn.

AはBです。là ngữ pháp “gốc” cơ bản nhất.

Trong tương lai, bạn có thể học những câu phức tạp và dài, nhưng nếu bạn nhìn kỹ thì đây AはBです。, vì vậy chúng ta hãy tập trung học bài nhất là ở bài đầu tiên (´ ▽ `)

A là B” → AはBです Khẳng định ・ Phủ định ・Nghi vấn

Câu ví dụ

Câu khẳng định của AはBです

1. わたしはマイク・ミラーです。

Tôi là Mike Miller

Giải thích

Câu ví dụ này là AはBです.

Trong tiếng Việt, nó có nghĩa là “A là B”

Điều cần chú ý ở đây là

Trong câu AはBです, ngay cả khi A = B hình thành, B = A có thể không hình thành.

Ví dụ:

Dù có thể tạo thành từ.

わたしはマイク・ミラーです。(Tôi là Mike Miller.)

Cũng có trường hợp không tạo thành từ như,

マイク・ミラーはわたしです。(Mike Miller là tôi)

Đó là nếu Mike Miller là người nói câuマイク・ミラーはわたしです。thì không có vấn đề gì cả,

Nhưng vì “Tôi không phải tất các các nhân viên đều là Mike Miller“, nên nó không thể được sử dụng bởi người khác, phải không?

Có nghĩa là,

〇・・・先生(せんせい)は人間(にんげん)です (A=B) (Giáo viên là con người)

×・・・人間(にんげん)は先生(せんせい)です (B=A) (Con người là giáo viên)

Không phải tất cả con người đều là giáo viên (≧ ▽ ≦)

Chi tiết được giải thích trong các mẫu câu sau đây.

Quá khứ,Quá khứ phủ định? tiếng Nhật là gì?→~でした&ではありませんでした Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】

Câu phủ định của AはBです.

2. サントスさんは学生(がくせい)じゃありません。

Santo không phải là sinh viên.

Giải thích

AはBじゃ(では)ありません là mẫu câu của câu phủ định.

Trong tiếng Việt nó có nghĩa là “A không phải là B”

Tuy nhiên, điểm tôi tò mò ở đây là, “Tại sao (では) lại được viết sau じゃ?

Trên thực tế, cả hai đều có thể được sử dụng như một nghĩa phủ định.

Tuy nhiên, “Tính lịch sự” thì khác.

MEMO

Các ngôn ngữ có những đặc điểm riêng.

Nhật Bản cũng có nhiều đặc điểm khác nhau,

Một trong những đặc điểm của tiếng Nhật là lịch sử phát triển của nó, chẳng hạn như “Làm thế nào để bạn nói với người đối diện một cách lịch sự?

Vì vậy, khi học tiếng Nhật, câu nói “Ý nghĩa thì giống nhau, tính lịch sự thì khác”.

Hãy làm quen với nó nào. Nó sẽ tốt hơn nếu bạn vừa học vừa liên tưởng về những hoàn cảnh cụ thể mà bạn sử dụng (môi trường làm việc, bạn bè, gia đình, v.v.).

Và lần này sẽ là 1 câu phủ định.

Về phép lịch sự thì như sau.

[Lịch sự]

↑学生(がくせい)ではございません。

↑学生(がくせい)ではありません。

↑学生(がくせい)ではないです。

↑学生(がくせい)じゃありません。

↑学生(がくせい)じゃないです。

[Bình thường]

では cảm thấy lịch sự hơn so với じゃ

Cách sử dụng tiếng Nhật của người bản xứ

Theo cảm giác của người Nhật thì じゃ cách nói rút gọn của では.

Trong tiếng Việt cũng vậy, về cơ bản thì cách nói không rút gọn sẽ lịch sự hơn.

Quá khứ,Quá khứ phủ định? tiếng Nhật là gì?→~でした&ではありませんでした Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】

Câu nghi vấn của AはBですか?

3. ミラーさんは会(かい)社員(しゃいん)ですか。

Miller là nhân viên công ty phải không?

Giải thích

Nếu bạn muốn đặt AはB là một câu nghi vấn, nó sẽ là AのBですか?.

Bạn có thể trả lời はい hoặc いいえ.

Như một ví dụ về câu trả lời

  Tiếng Nhật Tiếng Việt
Khẳng định はい。会(かい)社員(しゃいん)です。 Vâng! Là nhân viên văn phòng.
Phủ định いいえ。会(かい)社員(しゃいん)ではありません。 Không. Không phải là nhân viên văn phòng.

Kiểu như là đầu tiên bạn sẽ nói はい hoặc いいえvà sau đó tiếp tục với các câu khẳng định và phủ định mà bạn đã học ở trên.

Là gì?Ai vậy? tiếng Nhật là gì?→~ですか?&どなた/誰(だれ)ですか?Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】

Câu nghi vấn của AはBですか? →Khi trả lời câu khẳng định (はい), khi lược bỏ chủ ngữ.

4.[あなたは]マイク・ミラーさんですか。

[Bạn là] Mike Miller phải không?

→はい。[わたしは]マイク・ミラーです。

Vâng. [Tôi là] Mike Miller.

Giải thích

Đối với câu nghi vấn của AはBですか?, điều tôi muốn bạn lưu ý ở đây là tình huống của cuộc trò chuyện này.

Tình huống này là “Mike Miller đang ở trước mặt bạn và bạn hỏi tên của anh ấy.

Trong những trường hợp như vậy, chúng ta có xu hướng bỏ qua các chủ ngữ như あなた hoặc わたし

Cách sử dụng tiếng Nhật của người bản xứ

Như một đặc điểm của tiếng Nhật, dù nói rằng: “Có những từ có nghĩa giống nhau nhưng tính lịch sự hơi khác nhau”, nhưng một đặc điểm khác là “Đã biết chủ ngữ của nhau thì nên lược bỏ chủ ngữ đi”.

Đặc biệt là trong các cuộc trò chuyện với nhau, chủ ngữ thường bị lược bỏ vì trong đầu thường có những nhân vật hoặc đồ vật chung.

Là gì?Ai vậy? tiếng Nhật là gì?→~ですか?&どなた/誰(だれ)ですか?Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】

Câu nghi vấn của AはBですか? → Trường hợp câu trả lời là câu phủ định (いいえ), trường hợp chủ ngữ không bị lược bỏ.

5. ミラーさんは学生(がくせい)ですか?

Miller là học sinh phải không?

→いいえ、[わたしは]学生(がくせい)じゃありません。

Không. [Tôi] không phải là học sinh.

Giải thích

Tôi cảm thấy câu này giống như trước đây, nhưng các bạn có để ý điều gì không?

..

.. .. ..

.. .. .. ..

Đáng ngạc nhiên là ít người để ý rằng, “câu củaミラーさんは学生(がくせい)ですか? , ミラーさんは không có khả năng giản lược.

Điều này là do những người nói chuyện với nhau không có sự hiểu biết chung về nhau.

Nói một cách đơn giản, ngay cả khi bạn đột nhiên nghe thấy 学生(がくせい)ですか? trong cuộc trò chuyện đầu tiên, bạn sẽ tự hỏi, “Hở? Bạn đang nói về ai vậy?“, vì vậy bạn không thể bỏ qua chủ ngữ đó.

Nếu điều này đang ở giữa cuộc trò chuyện và bạn hoàn toàn hiểu nhau, bạn cũng có thể bỏ qua nó trong câu này.

Ví dụ với trường hợp như sau:

Aさん: 私(わたし)は大学(だいがく)で日本語(にほんご)を勉強(べんきょう)しています。

Tôi học Tiếng Nhật ở trường đại học.

Bさん:私(わたし)も!

Tôi cũng vậy!

Aさん: え、大学生(だいがくせい)ですか?

Hở, sinh viên đại học hả?

Bさん:いいえ。日本語(にほんご)学校(がっこう)で日本語(にほんご)を勉強(べんきょう)しています。

Không. Tôi đang học tiếng Nhật ở trường tiếng Nhật.

Trong trường hợp của dòng thứ hai, chúng ta đang nói về 100% わたし, vì vậy nó có thể được bỏ qua.

Nếu bạn muốn biết về câu trả lời cho câu hỏi và câu phủ định của AはBですか?, vui lòng tham khảo phần sau nhé (=゚ω゚)ノ

Là gì?Ai vậy? tiếng Nhật là gì?→~ですか?&どなた/誰(だれ)ですか?Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】

Câu nghi vấn của AはBですか? → Trường hợp của câu trả lời phủ định (いいえ). Câu trả lời đúng.

6. ワンさんは銀(ぎん)行員(こういん)ですか?

Vương là nhân viên ngân hàng phải không?

→いいえ、[ワンさんは]銀(ぎん)行員(こういん)じゃありません。医者(いしゃ)です。

Không, [Vương] không phải là nhân viên ngân hàng. Là bác sĩ.

Giải thích

Đây là trường hợp, sẽ viết câu trả lời đúng vào phía sau câu phủ định.

Vì chủ ngữ hoàn toàn được biết đến, nên [ワンさんは] có thể được bỏ qua trong trường hợp này.

Ngữ pháp có nghĩa tương tự.

Câu ví dụ

“A cũng là B” → Câu ví dụ số ① của AもBです

1. ミラーさんも会(かい)社員(しゃいん)です。

Miller cũng là nhân viên văn phòng.

Giải thích

Thay đổi AはBですthành AもBです, giống như A cũng B” là có cùng ý nghĩa.

Cách sử dụng tiếng Nhật của người bản xứ

này thường được sử dụng trong hội thoại.

Ví dụ trong một nhà hàng, sẽ cảm giác giống như:

Aさん:私(わたし)は魚(さかな)料理(りょうり)を注文(ちゅうもん)しますが、Bさんは何(なに)を注文(ちゅうもん)します?

Tôi đã gọi món cá, nhưng anh B gọi món gì vậy?

Bさん:私(わたし)も魚(さかな)料理(りょうり)を注文(ちゅうもん)します。

Tôi cũng gọi món cá.

Cさん:私(わたし)も!

Tôi cũng vậy!

“A cũng là B” → Câu ví dụ số ② của AもBです

2. グプタさんは会(かい)社員(しゃいん)ですか。

Anh Gupta có phải là nhân viên văn phòng không?

→はい。会(かい)社員(しゃいん)です。

Vâng, là nhân viên văn phòng.

カリナさんも会(かい)社員(しゃいん)ですか。

Karina cũng là nhân viên văn phòng hả?

→いいえ。[カリナさんは]学生(がくせい)です。

Không. [Karina là] học sinh.

Giải thích

Có vẻ như câu hỏi và câu trả lời bạn đã học cho đến nay, nhưng ý nghĩa hơi khác một chút, phải không カリナさんも会(かい)社員(しゃいん)ですか?

diễn tả việc giống nhau, trong tiếng Việt nó có nghĩa là “Cũng”,trong tiếng Anh nó có nghĩa là “Too”

Trong câu ví dụ trên, câu trả lời là いいえ, nhưng chúng ta cũng hãy kiểm tra câu trả lời cho はい xem nào nhé!

カリナさんも会(かい)社員(しゃいん)ですか。

Karina cũng là nhân viên văn phòng hả?

→はい。[カリナさんも] 会(かい)社員(しゃいん)です。

Vâng. [Karina cũng] là nhân viên văn phòng.

→いいえ。[カリナさんは]学生(がくせい)です。

Không. [Karina là] học sinh.

Trường hợp lược bỏ, bạn không cần phải biết về nó, nhưng nếu là trường hợp không lược bỏ, đừng quên “” khi nói “Karina cũng” nhé.

Những ngữ pháp khác của JLPT bài 1.

Câu ví dụ

Mẫu câu khi hỏi ai đó → どなた?

1. あの方(かた)はどなたですか?

Vị kia là vị nào vậy ạ?

→ワットさんです。さくら大学(だいがく)の先生(せんせい)です。

Là ông Watt. Giáo viên của trường đại học Sakura.

Giải thích

Biểu thức khi hỏi một người “Ai vậy?” là どなたですか?

Trong tiếng Việt nó có nghĩa giống như “Vị nào vậy?”

MEMO

Thực ra, どなたですか? Chính là cách nói lịch sự của だれですか?

Cả hai đều có cùng ý nghĩa, nhưng chúng ta hãy sử dụng どなたですか? Cho các môi trường làm việc, v.v…nhé!

Là gì?Ai vậy? tiếng Nhật là gì?→~ですか?&どなた/誰(だれ)ですか?Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】

Ngoài ra, あの方(かた)あの人(ひと)Vị kia, người kia”.

Trong trường hợp này, bạn đang hỏi một người ở xa về tên của họ.

Cái này/cái đó/cái kia? tiếng Nhật là gì?→この,その,あの Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】

Câu hỏi về tuổi (何歳なんさいですか)

2. テレーザちゃんは何歳(なんさい)ですか。

Tereasa bao nhiêu tuổi vậy?

→9(きゅう)歳(さい)です。

9 tuổi.

Giải thích

Trong tiếng Nhật, tuổi có thể được đếm là 1(いっ)歳(さい)、2(に)歳(さい)、3(さん)歳(さい)、4(よん)歳(さい)、5(ご)歳(さい)・・・

Cách đếm người và đồ vật bằng tiếng Nhật→Đơn vị đếm là gì?

Vậy bây giờ, khi hỏi về tuổi, có thể nói bằng cách nào đây?

Có 2 cách nói chính, đó là;

何歳(なんさい)ですか?

おいくつですか?

Nói tóm lại, nếu nói là

テレーザちゃんは何歳(なんさい)ですか。

hay

テレーザちゃんはおいくつですか。

đều được.

Sự khác nhau ở đây chính là, おいくつですか? là cách nói lịch sự hơn.

Bao nhiêu tuổi? tiếng Nhật là gì?→なんさいですか?& おいくつですか? Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】 Cách sử dụng tiếng Nhật của người bản xứ

Nhìn vào câu này, người Nhật sẽ nghĩ rằng người trả lời (người nói 9(きゅう)歳(さい)です。) chính là ba hoặc mẹ của Terasa.

Bởi vì dùng cách gọi thân mật là テレーザちゃんvà Teresa còn nhỏ, chỉ có 9 tuổi thôi.

Khi hỏi một đứa trẻ về tuổi của chúng trong cuộc trò chuyện bằng tiếng Nhật, sẽ hỏi một cách gần gũi thoải mái như,

テレーザちゃんは何歳(なんさい)なの? (Teresa được mấy tuổi rồi?)

テレーザちゃんはいくつになったの? (Teresa bao nhiêu tuổi rồi?)

Vì vậy, là một người Nhật, tôi cảm thấy rằng đó là tình huống cha mẹ của đứa trẻ đang hỏi về tuổi của đứa trẻ.

前の記事

“Thử làm ~”Tiếng Nhật là gì?→Vて…

次の記事

【JLPT N5 Bài 2】Giải thích ngữ p…

Recent Posts

  • Giải đáp các ngữ pháp tiếng Nhật – Phần 17【Giải thích tiếng Nhật】
  • Sự khác nhau của「次第で」và「次第では」【Giải thích tiếng Nhật】
  • Sự khác nhau của「角が生える」và「角の生える」【Giải thích tiếng Nhật】
  • Sự khác nhau của「ばかりか」và「ばかりでなく」【Giải thích tiếng Nhật】
  • Giải đáp các ngữ pháp tiếng Nhật – Phần 16【Giải thích tiếng Nhật】

最近のコメント

目次

  • 1 Đặc điểm của JLPT N5 Bài 1
    • 1.1 Ghi nhớ dạng cơ bản AはBです.
  • 2 “A là B” → AはBです Khẳng định ・ Phủ định ・Nghi vấn
    • 2.1 Câu khẳng định của AはBです
    • 2.2 Câu phủ định của AはBです.
    • 2.3 Câu nghi vấn của AはBですか?
    • 2.4 Câu nghi vấn của AはBですか? →Khi trả lời câu khẳng định (はい), khi lược bỏ chủ ngữ.
    • 2.5 Câu nghi vấn của AはBですか? → Trường hợp câu trả lời là câu phủ định (いいえ), trường hợp chủ ngữ không bị lược bỏ.
    • 2.6 Câu nghi vấn của AはBですか? → Trường hợp của câu trả lời phủ định (いいえ). Câu trả lời đúng.
  • 3 Ngữ pháp có nghĩa tương tự.
    • 3.1 “A cũng là B” → Câu ví dụ số ① của AもBです
    • 3.2 “A cũng là B” → Câu ví dụ số ② của AもBです
  • 4 Những ngữ pháp khác của JLPT bài 1.
    • 4.1 Mẫu câu khi hỏi ai đó → どなた?
    • 4.2 Câu hỏi về tuổi (何歳なんさいですか)

カテゴリー

  • 未分類

Từ khóa » Câu Hỏi N5