Kế Hoạch Kinh Doanh - SlideShare
Có thể bạn quan tâm
Kế hoạch kinh doanh•35 likes•34,015 viewsCường TrầnFollow1 of 110Download now
More Related Content
Kế hoạch kinh doanh
- 1. DỰ ÁN QUỸ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VỪA VÀ NHỎ (SMEDF) Liên Minh Châu Âu Cộng hòa XHCN Việt Nam Tài liệu đào tạo LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH - DÀNH CHO CÁC NHÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ - Do Liên minh Châu Âu tại Việt Nam tài trợ thông qua SMEDF Biên soạn: Thạc sĩ Bùi Minh Giáp Tư vấn trưởng, BMG Consulting Việt Nam và Đông Nam Á Tiến sĩ Đỗ Thị Kim Hảo Phó Chủ nhiệm Khoa Ngân Hàng, Học Viện Ngân Hàng Hà Nội Ngày 16 tháng 3 năm 2007
- 2. [ This page is intentionally blank ]
- 3. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ MỤC LỤC Phần 1: Giới thiệu khóa học và Tổng quan về lập kế hoạch kinh doanh............................................ 1 1. Dự án SMEDF và giảng viên giới thiệu khóa học .................................................................................. 1 2. Bài tập làm quen nhóm và trao đổi về mong đợi của học viên .............................................................. 2 3. Bài tập nhóm: Lý do lập kế hoạch kinh doanh và đề cương kế hoạch kinh doanh ................................ 3 4. Khái niệm Kế hoạch kinh doanh ............................................................................................................ 4 5. Lý do cần lập kế hoạch kinh doanh ....................................................................................................... 4 6. Mẫu kế hoạch kinh doanh tóm tắt.......................................................................................................... 5 Phần 2: Phân tích hoạt động doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và hình thành chiến lược kinh doanh ....................................................................................................................................................... 7 1. Các khái niệm trong quản lý chiến lược ................................................................................................ 7 2. Quản lý chiến lược là gì? ...................................................................................................................... 7 3. Tại sao phải áp dụng quản lý chiến lược?............................................................................................. 8 4. Chiến lược ở các cấp độ khác nhau trong một doanh nghiệp ............................................................... 9 5. Chiến lược kinh doanh .......................................................................................................................... 9 6. Quy trình quản lý chiến lược ................................................................................................................. 9 7. Phân tích SWOT để hình thành chiến lược kinh doanh....................................................................... 13 8. Bài tập tình huống: Phác thảo chiến lược và kế hoạch kinh doanh dựa trên phân tích chiến lược ..... 16 9. Lập kế hoạch tài chính ........................................................................................................................ 18 10. Lập kế hoạch tài chính sử dụng Phần mềm Excel............................................................................. 19 11. Bài tập tình huống: Lập kế hoạch tài chính sử dụng Phần mềm Excel.............................................. 20 12. Hướng dẫn lập Kê hoạch kinh doanh theo đề cương đã trình bày .................................................... 26 Phần 3: Vay vốn trung và dài hạn tại các Ngân hàng thương mại .................................................... 27 1. Nguyên tắc tín dụng ............................................................................................................................ 27 2. Điều kiện tín dụng ............................................................................................................................... 27 3. Những khó khăn của các DNVVN khi vay vốn ngân hàng................................................................... 29 4. Giới thiệu các sản phẩm tín dụng và thủ tục vay vốn trung dài hạn..................................................... 31 4.1. Tín dụng trung, dài hạn theo dự án đầu tư ................................................................................... 31 4.2. Cho thuê tài chính ........................................................................................................................ 32 4.3. Thủ tục vay vốn trung và dài hạn tại một số ngân hàng thương mại ............................................ 35 4.4. Bài tập tình huống: Sử dụng kế hoạch kinh doanh để trình bày đề nghị vay vốn đến ngân hàng..... 36 5. Nội dung thẩm định tín dụng của ngân hàng ....................................................................................... 37 5.1. Khái niệm "đáng tin cậy"............................................................................................................... 37 5.2. Quy trình thẩm định tín dụng ........................................................................................................ 37 5.3. Phân tích tài chính........................................................................................................................ 38 5.4. Phân tích chỉ số ............................................................................................................................ 39 5.5. Thẩm định bảo đảm tiền vay ........................................................................................................ 43 5.6. Loại tài sản đảm bảo .................................................................................................................... 43
- 4. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ 6. Một số bộ hồ sơ vay vốn tham khảo và những lưu ý trong cách trình bày kế hoạch kinh doanh một cách thuyết phục ..................................................................................................................................... 46 7. Bài tập tình huống: Nội dung thẩm định của ngân hàng ...................................................................... 47 Phần 4: Các hoạt động kết thúc khóa học .......................................................................................... 48 1. Kế hoạch hành động cá nhân, nhóm, và cả lớp .................................................................................. 48 2. Tóm tắt nội dung khóa đào tạo ............................................................................................................ 48 3. Học viên Đánh giá khóa học................................................................................................................ 48 4. Dự án SMEDF trao chứng chỉ cho Học viên........................................................................................ 48 Phụ lục 1 – Mẫu kế hoạch kinh doanh chi tiết ......................................................................................... 49 Phụ lục 2 – Hồ sơ vay vốn tại các ngân hàng thương mại ...................................................................... 62 Phụ lục 3 – Thẩm định Dự án vay vốn trung và dài hạn .......................................................................... 79 Phụ lục 4 – Kế hoạch hành động sau khóa học .................................................................................... 106
- 5. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Phần 1: Giới thiệu khóa học và Tổng quan về lập kế hoạch kinh doanh 1. Dự án SMEDF và giảng viên giới thiệu khóa học Mục tiêu khóa học. Khóa đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh - dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) - là khóa đào tạo kéo dài 2 ngày, được Phái đoàn ủy ban Châu Âu tại Việt Nam tài trợ thông qua Dự án Quỹ Hỗ trợ Phát triển DNVVN (SMEDF) do Ngân Hàng Phát triển Việt Nam1 chủ trì thực hiện. Mục tiêu của khóa đào tạo này là nhằm nâng cao năng lực của DNNVV trong việc lập kế hoạch kinh doanh làm công cụ điều hướng hoạt động kinh doanh của mình cả về ngắn, trung và dài hạn, đồng thời giúp DNVVN trình bày một cách có sức thuyết phục hơn về nhu cầu vay vốn của mình trước ngân hàng. Kết thúc chương trình, các học viên có thể: • Nhận thức sự cần thiết của việc lập kế hoạch kinh doanh; • Nắm được những nội dung cơ bản của một Kế hoạch kinh doanh; • Chuẩn bị và xây dựng một Kế hoạch kinh doanh phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; • Sử dụng phần mềm Excel trong việc lập Kế hoạch tài chính; • Hiểu rõ những nguyên tắc, điều kiện tín dụng của ngân hàng cũng như những khó khăn của SMEs trong việc vay vốn ngân hàng; • Nắm được thủ tục vay vốn ngân hàng và cách trình bày về nhu cầu vay vốn trước ngân hàng; • Hiểu rõ nội dung thẩm định tín dụng của các NHTM khi cho vay trung dài hạn đối với các doanh nghiệp. Đối tượng học viên. Khóa học được soạn thảo dành cho các đối tượng học viên là những nhà quản lý có tham gia vào công việc soạn thảo (lập) kế hoạch kinh doanh cho công ty, bao gồm: (i) chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN); (ii) Ban giám đốc DNVVN; (iii) Trưởng bộ phận tiếp thị, bán hàng; (iv) Trưởng bộ phận tài chính - kế toán; và (v) Trưởng bộ phận sản xuất. Học viên được yêu cầu phải có kiến thức chuyên môn thuộc một trong các lĩnh vực nêu trên và kinh nghiệm quản lý để có thể áp dụng vào công việc sau khi tham dự khóa đào tạo. Những học viên khác, không nằm trong nhóm kể trên, có thể sẽ không cảm nhận được tính thực tiễn của chủ đề do bị quá tải thông tin hoặc không có môi trường ứng dụng. Giả định về thực tế quản lý. Khóa đào tạo được hình thành dựa trên các giả định về quản lý như sau: (i) trên thực tế, tại các DNVVN Việt Nam hiện nay, kế hoạch kinh doanh thường chỉ là những phác thảo trong tư duy của chủ doanh nghiệp, chỉ được 1 Trước đây là Quỹ hỗ trợ Phát triển Việt Nam 1
- 6. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trình bày dưới dạng một văn bản chính thức khi có yều cầu cần vay vốn ngân hàng, gọi vốn từ nhà đầu tư hay xin giấy phép đăng ký kinh doanh; (ii) trong phần phân tích thị trường và kế hoạch marketing, doanh nghiệp thường quá lạc quan về sức mua thị trường, thường it khi đưa ra các phương án dự phòng cho tình huống xấu; và (iii) các phân tích tài chính còn mang tính chủ quan, các giả định tài chính không được trình bày chặt chẽ. Giả định về sự hiểu biết của học viên. Khái niệm kế hoạch kinh doanh không là một khái niệm không mới với hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện nay còn gặp nhiều lúng túng khó khăn, chưa có một quy trình để phối hợp nguồn lực giữa các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp. Tại một số doanh nghiệp, việc lập kế hoạch kinh doanh (nếu có) thường phụ thuộc nhiều vào các chuyên gia tư vấn bên ngoài, hoặc lập một cách sơ sài theo các mẫu biểu có sẵn. Bản thân một số ngân hàng cũng chưa có mẫu kế hoạch kinh doanh chuẩn áp dụng thống nhất trong hệ thống của họ, làm cho khách hàng vay cũng gặp khó khăn trong việc tuân thủ mẫu mã thống nhất. Phương pháp đào tạo. Giảng viên sẽ áp dụng phối hợp các phương pháp đào tạo sau đây để chuyển tải nội dung trong suốt khóa học: • Thảo luận mở • Bài tập Nghiên cứu tình huống • Diễn vai • Thuyết giảng ngắn 2. Bài tập làm quen nhóm và trao đổi về mong đợi của học viên Thành viên trong các nhóm trao đổi về mong đợi của mình đối với khóa học này và cử một đại diện nhóm trình bày trước lớp. 2
- 7. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ 3. Bài tập nhóm: Lý do lập kế hoạch kinh doanh và đề cương kế hoạch kinh doanh Công ty Cổ Phần Sao Chổi là một doanh nghiệp sản suất hàng mây tre đan, thành lập năm 2003. Từ khi thành lập, Công ty Cổ Phần Sao Chổi kinh doanh rất thành đạt do (i) có thị trường xuất khẩu rộng lớn; và (ii) số lượng doanh nghiệp sản suất hàng mây tre đan xuất khẩu sang thị trường mà Sao Chổi đang hoạt động là không lớn. Mọi ý tưởng và kế hoạch kinh doanh đểu nằm trong đầu của Ba Thành - chủ doanh nghiệp kiêm trưởng phòng kinh doanh nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mây tre đan. Ba Thành lờ mờ nghĩ rằng mình phải phác thảo ý tưởng và kế hoạch kinh doanh trên giấy tờ một cách hệ thống để triển khai kinh doanh một cách bài bản. Ba Thành biết rằng về lâu dài WTO sẽ không để cho Sao Chổi cứ may mắn thành công mãi như vậy. Ba Thành loay hoay mãi chưa biết tính sao, vì nghĩ trong đầu thì đơn giản nhưng viết kế hoạch kinh doanh thì Ba Thành chưa làm bao giờ, mà nhiều lúc Ba Thành cũng chưa thực sự thuyết phục là cần có kế hoạch kinh doanh để làm gì ngoài lý do để kinh doanh có bài bản. Ba Thành quyết định tuyển một Trưởng phòng kinh doanh thay cho mình để anh chỉ tập trung vào những việc lớn. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo về quản trị kinh doanh, anh/chị được anh Ba Thành tuyển vào làm Trưởng phòng kinh doanh của Công ty Sao Chổi. Các anh/chị khác trong nhóm được tuyển làm cán bộ phòng kinh doanh. Trong thời gian 30 phút, nhóm hãy (i) nêu 5 lý do để thuyết phục Ba Thành cần lập kế hoạch kinh doanh (theo thứ tự quan trọng giảm dần); và (ii) lập một đề cương kế hoạch kinh doanh để giúp Ba Thành cơ cấu tư duy của mình trên giấy một cách có hệ thống. Viết kết quả thảo luận trên giấy đèn chiếu và trình bày. 3
- 8. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ 4. Khái niệm Kế hoạch kinh doanh Kế hoạch kinh doanh là một văn bản nêu rõ hoạt động kinh doanh, xác định sứ mệnh, mục đích, mục tiêu, chiến lược, chiến thuật kinh doanh của doanh nghiệp và được sử dụng như một bản lý lịch về doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, xử lý các tình huống bất chắc và ra các quyết định kinh doanh một cách hiệu quả. Kế hoạch kinh doanh cung cấp những thông tin cụ thể và có tổ chức về doanh nghiệp và hoạt động mà doanh nghiệp sẽ tiến hành để hoàn trả được nợ vay. Một kế hoạch kinh doanh tốt là một phần thiết yếu của bất kỳ đơn xin vay nào. Bên cạnh đó, kế hoạch kinh doanh có thể được sử dụng làm công cụ để thông báo cho nhân viên kinh doanh, nhà cung cấp, và các đối tượng liên quan khác về hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh có thể được thiết kế để hướng dẫn ban quản lý trong các giai đoạn khởi nghiệp hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp, hoặc để kiểm soát quá trình vận hành của một doanh nghiệp đang hoạt động tốt. Giá trị lớn nhất mà bản kế hoạch kinh doanh đó là nó phác ra được một bức tranh trong đó đánh giá tất cả sự vững mạnh kinh tế của doanh nghiệp bao gồm việc mô tả và phân tích các viễn cảnh tương lai kinh doanh của doanh nghiệp. Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng mà bất cứ một nhà doanh nghiệp cẩn trọng nào cũng cần tiến hành cho dù quy mô của doanh nghiệp ở mức độ nào. 5. Lý do cần lập kế hoạch kinh doanh (i) Kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp quyết định có nên tiến hành hoạt động kinh doanh hay không. (ii) Kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp điều chỉnh mô hình, mục tiêu kinh doanh. Lập kế hoạch kinh doanh cho phép chủ doanh nghiệp đánh giá những tác động của các yếu tố khác nhau đối với lợi nhuận hoặc dòng tiền của doanh nghiệp. (iii) Kế hoạch kinh doanh giúp cải thiện xác suất thành công. Khởi sự hoặc mở rộng một doanh nghiệp phát sinh rủi ro cho chủ doanh nghiệp, các bên cho vay, và nhà đầu tư. Việc trả lời các câu hỏi, thay đổi suy nghĩ và giải quyết các vấn đề trên giấy tờ thường dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn so với việc đã thực hiện mà phải sửa đổi. (iv) Kế hoạch kinh doanh giúp huy động vốn. Hầu hết các bên cho vay và nhà đầu tư yêu cầu kế hoạc kinh doanh bằng văn bản trước khi chính thức xem xét đơn xin vay. Các bên cho vay và nhà đầu tư muốn biết chủ doanh nghiệp có nghiêm túc trong đối với hoạt động kinh doanh không. Một kế hoạch kinh doanh phản ánh sự hiểu biết của ban quản lý doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh và những rủi ro liên quan. 4
- 9. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ (v) Kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp, các bên cho vay, và nhà đầu tư giám sát kết quả hoạt động kinh doanh. 6. Mẫu kế hoạch kinh doanh tóm tắt Một bản kế hoạch kinh doanh thường được trình bày theo 7 phần, tóm tắt như sau (chi tiết được trình bày trong Phụ lục 1: I. Giới thiệu Phần này trình bày các nhóm thông tin như sau: • Trang bìa • Tóm tắt các nội dung chính • Mục lục II. Mô tả hoạt động kinh doanh Phần này trình bày các nhóm thông tin như sau: • Tổng quan về ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh • Mô tả doanh nghiệp • Mô tả sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp • Định vị doanh nghiệp • Chiến lược giá của doanh nghiệp III. Thị trường Phần này trình bày các nhóm thông tin như sau: • Khách hàng • Quy mô và xu hướng thị trường • Cạnh tranh • Doanh số ước tính IV. Phát triển và Sản xuất Phần này trình bày các nhóm thông tin như sau: • Hiện trạng phát triển sản phẩm • Quy trình sản xuất • Chi phí phát triển • Yêu cầu về nhân công • Các yêu cầu về chi phí và vốn V. Bán hàng và Marketing 5
- 10. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Phần này trình bày các nhóm thông tin như sau: • Chiến lược • Phương thức bán hàng • Quảng cáo và khuyến mại VI. Ban quản lý Phần này trình bày các nhóm thông tin như sau: • Giới thiệu • Cơ cấu sở hữu • Ban quản lý/ Ban Cố vấn • Các dịch vụ hỗ trợ VII. Tài chính Phần này trình bày các nhóm thông tin như sau: • Các rủi ro • Bảng cân đối tài sản • Báo cáo thu nhập - chi phí • Báo cáo dòng tiền • Yêu cầu đầu tư và lợi nhuận Các phụ lục (nếu cần) 6
- 11. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Phần 2: Phân tích hoạt động doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và hình thành chiến lược kinh doanh 1. Các khái niệm trong quản lý chiến lược Khái niệm Định nghĩa Ví dụ Sứ mệnh Là cơ sở hoạch định phù hợp với Doanh nghiệp trở thành một doanh giá trị hay mong đợi của cổ đông. nghiệp kinh doanh tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam. Mục đích Là khái niệm chung về mục tiêu Tăng doanh số và số lượng khách hàng. Mục tiêu Là định lượng chính xác về mục Tăng doanh số bán hàng hàng đích năm 30% và số lượng khách hàng 20%. Chiến lược Là các nhóm hoạt động để đạt Mở rộng mạng lưới cung cấp, tăng được mục tiêu đề ra cường cán bộ nghiệp vụ, đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tinh gọn, sắc bén về kinh doanh dịch vụ. Hành Các bước đơn lẻ để thực hiện các Liên kết với các doanh nghiệp đại động/Nhiệm vụ chiến lược lý trên địa bàn các tỉnh (mở rộng mạng lưới). Điều khiển Giám sát các bước của hành động Đánh giá khả năng trung gian dịch để: vụ của các doanh nghiệp đại lý Đẩy mạnh tiến hành công việc đạt trước, trong khi thực hiện cung được mục tiêu; với hy vọng đẫn cấp dịch vụ. đến việc i) Đánh giá tính hiệu lực của từng chiến lược và hành động; ii) Điều chỉnh chiến lược và/hoặc hành động nếu cần. Kết quả Thưởng (phạt) do đạt được (hay Lương, thưởng cho cán bộ tăng không đạt được) mục tiêu. lên 15% so với năm trước. Lợi nhuận cổ đông, chủ doanh Lợi nhuận ròng đạt 25% trong nghiệp mong đợi vòng 5 năm tới 2. Quản lý chiến lược là gì? Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý chiến lược có thể áp dụng: • Quản lý chiến lược là quá trình quản lý việc theo đuổi chức năng nhiệm vụ của một doanh nghiệp trong khi quản lý mối quan hệ của doanh nghiệp đó đối với môi trường của nó. • Quản lý chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động quản lý quyết định sự thành công lâu dài của một doanh nghiệp. • Quản lý chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. 7
- 12. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ • Khái niệm thông dụng nhất: "Quản lý chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của doanh nghiệp; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai". 3. Tại sao phải áp dụng quản lý chiến lược? Ưu điểm: • Quản lý chiến lược giúp các doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của mình. Buộc lãnh đạo phải xem xét và xác định xem doanh nghiệp đi theo hướng nào và khi nào thì đạt tới một điểm cụ thể nhất định. • Lãnh đạo & nhân viên biết phải làm gì để thành công. • Khuyến khích cả hai nhóm đối tượng trên đạt thành tích ngắn hạn và cải thiện phúc lợi dài hạn của doanh nghiệp. • Điều kiện môi trường thay đổi nhanh nên tạo ra cơ hội và thách thức bất ngờ. Ban quản lý cần phân tích và dự báo các điều kiện môi trường tương lai ngắn, trung và dài hạn. Từ đó nắm bắt tốt hơn các cơ hội và giảm thiểu được những thách thức gây thiệt hại đến lợi nhuận của doanh nghiệp. • Nhờ có quản lý chiến lược tổ chức sẽ gắn liền các quyết định đề ra với điều kiện môi trường liên quan. Do sự biến động và tính phức tạp trong môi trường ngày càng gia tăng, doanh nghiệp càng cần cố gắng chiếm được vị thế chủ dộng hoặc thụ động tấn công. • Chủ động - cố gắng dự báo điều kiện môi trường và sau đó tác động làm thay đổi các điều kiện dự báo sao cho đạt được mục tiêu đề ra. • Thụ động - dự báo các điều kiện môi trường tương lai và thông qua biện pháp hành động nhằm tối ưu hoá vị thế của mình trong môi trường đó bằng cách tránh những vấn đề đã thấy trước và chuẩn bị tốt hơn để thực hiện bằng được những cơ hội tiềm năng. • Các nghiên cứu thực tế cho thấy các doanh nghiệp vận dụng quản lý chiến lược đạt được kết quả tốt hơn so với các hãng không vận dụng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các tổ chức vận dụng quản lý chiến lược sẽ không gặp phải các vấn đề, thậm chí có thể bị phá sản, mà nó chỉ có nghĩa là việc vận dụng quản lý chiến lược sẽ giảm bớt rủi ro gặp phải các vấn đề nghiêm trọng và tăng khả năng của doanh nghiệp trong việc tranh thủ các cơ hội trong môi trường kinh doanh khi chúng xuất hiện. Nhược điểm: • Tốn thời gian và nỗ lực. Tuy nhiên khi đã có kinh nghiệm thì sẽ giảm bớt được thời gian và công sức. • Các kế hoạch chiến lược có thể cứng nhác khi được viết thành văn bản. Cần lưu ý: kế hoạch chiến lược cần phải năng động và phát triển do i) điều kiện môi trường thay đổi và ii) tổ chức có thể sẽ quyết định đi theo các mục tiêu mới hoặc mục tiêu sửa đổi. • Giới hạn sai sót của dự báo môi trường dài hạn đôi khi có thể rất lớn • Nhiều tổ chức dường như vẫn ở giai đoạn kế hoạch hoá và chú ý quá ít đến quá trình thực hiện - nghi ngờ về tính hữu ích của quá trình quản lý chiến lược. 8
- 13. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ 4. Chiến lược ở các cấp độ khác nhau trong một doanh nghiệp Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, các chiến lược đều tồn tại ở một số cấp độ khác nhau - bao trùm toàn bộ doanh nghiêp (hoặc một nhóm doanh nghiệp) cho tới từng các nhân làm việc trong doanh nghiệp đó. Chiến lược doanh nghiệp – liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng được những kỳ vọng của người góp vốn. Đây là một cấp độ quan trọng do nó chịu ảnh hưởng lớn từ các nhà đầu tư trong doanh nghiệp và đồng thời nó cũng hướng dẫn quá trình ra quyết định chiến lược trong toàn bộ doanh nghiệp. Chiến lược doanh nghiệp thường được trình bày rõ ràng trong “tuyên bố sứ mệnh”. Chiến lược kinh doanh - liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể. Nó liên quan đến các quyến định chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội mới … vv. Chiến lược tác nghiệp - liên quan tới việc từng bộ phận trong doanh nghiệp sẽ được tổ chức như thế nào để thực hiện được phương hướng chiến lược ở cấp độ công ty và từng bộ phận trong doanh nghiệp. Bởi vậy, chiến lược tác nghiệp tập trung vào các vận đề về nguồn lực, quá trình xử lý và con người …v.v. 5. Chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh là một bản phác thảo: • Điểm đến mà doanh nghiệp cố gắng đạt được về dài hạn (phương hướng) • Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nào và những loại hoạt động nào doanh nghiệp thực hiện trên thị trường đó (thị trường, quy mô)? • Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên những thị trường đó (lợi thế)? • Những nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, năng lực kỹ thuật, trang thiết bị) cần phải có để có thể cạnh tranh được (các nguồn lực)? • Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (môi trường)? • Những giá trị và kỳ vọng nào mà những người có quyền hành trong và ngoài doanh nghiệp cần là gì (các nhà góp vốn)? 6. Quy trình quản lý chiến lược Theo nghĩa rộng, quản lý chiến lược là quá trình thực hiện “các quyết định chiến lược” - đó là các quyết định trả lời được ba câu hỏi bao trùm như sau: (i) doanh nghiệp đang 9
- 14. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vị trí nào? (ii) doanh nghiệp sẽ đi đến đâu? và (iii) doanh nghiệp sẽ đi đến đó bằng cách nào? Trên thực tế, quy trình quản lý chiến lược hoàn chỉnh bao gồm 3 cấu phần được mô tả trong biểu đồ 1: Biểu đồ 1 – Quy trình quản lý chiến lược PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC LỰA CHỌN THỰC HIỆN CHIẾN CHIẾN LƯỢC LƯỢC Bước 1 - Phân tích chiến lược Phân tích chiến lược là phân tích điểm mạnh về vị thế của doanh nghiệp và hiểu được những nhân tố bên ngoài quan trọng có thể ảnh hưởng tới vị thế đó. Quá trình phân tích chiến lược có thể được trợ giúp bằng những một số công cụ bao gồm: Phương pháp phân tích 5 yếu tố của Porter - kỹ thuật xác định các lực lượng có thể ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trong một ngành. Kỹ thuật này được mô tả trong Biểu đồ 2. 10
- 15. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Biểu đồ 2- Phương pháp phân tích 5 yếu tô của Porter DOANH NGHIỆP MỚI THAM GIA DOANH NGHIỆP NHÀ KHÁCH + CUNG MUA ĐỐI THỦ CẠNH CẤP HÀNG TRANH DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM THAY THẾ Phân đoạn thị trường - kỹ thuật tìm kiếm cách xác định sự giống và khác nhau giữa các nhóm khách hàng hoặc người sử dụng. Việc lựa chọn (các) phân đoạn thị trường đúng là rất quan trọng để công ty có thể đạt được sản lượng bán hàng và mức lợi nhuận đủ để tiếp tục hoạt động kinh doanh một cách bền vững và thịnh vượng. Phân đoạn thị trường bao gồm phân nhóm hoặc phân loại thị trường thành những nhóm nhỏ hơn. Quy trình phân đoạn thừa nhận thực tế là thị trường chung được tạo bởi các thị trường con (được gọi là các phân đoạn). Các phân đoạn nhỏ phải đồng nhất. Ví dụ, các khách hàng trong phân đoạn phải tương đồng với các khách hàng khác trong nhóm. Do có sự tương đồng nội nhóm này, mà các khách hàng trong cùng nhóm thường có phản ứng giống nhau đối với những chiến lược marketing nhất định. Cụ thể hơn, họ rất có thể sẽ có cùng cảm nhận về các yếu tố marketing được thiết kế cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định (như sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, quảng bá, con người và quy trình). Lựa chọn (các) phân đoạn thị trường đúng có nghĩa là xác định các phân đoạn thị trường: • Có thể đo lường được về mặt định lượng; 11
- 16. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ • Quy mô đủ lớn để đáp ứng sản lượng bán hàng theo kế hoạch; • Có thể tiếp cận được bởi các phương pháp phân phối của công ty; và • Nhạy cảm đối với các can thiệp marketing. Các biến số được sử dụng trong phân đoạn đoạn thị trường (Sản phẩm và Dịch vụ). Những biến số sau đây thường được sử dụng để phân đoạn thị trường tiêu dùng và doanh nghiệp: Các biến số được sử dụng để phân đoạn thị trường tiêu dùng Phân đoạn thị trường Những đặc tính chung của nhóm Phân đoạn theo nhân khẩu học Các thông số thống kê như tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, v.v. Phân đoạn theo địa lý Địa điểm như địa chỉ doanh nghiệp, v.v.. Phân đoạn theo tâm lý* Sở thích sống như những người yêu nhạc, những người sống ở nông thôn hoặc thành thị, v.v. Phân đoạn theo nhu cầu sử Tần suất sử dụng như uống, du lịch, v.v. dụng Phân đoạn theo lợi ích Ước vọng đạt được những lợi ích tương tự từ sản phẩm như sang trọng, tiết kiệm, thoải mái, v.v. Các biến số được sử dụng để phân đoạn thị trường doanh nghiệp Nhân khẩu học: Những câu hỏi phù hợp Ngành: Chúng ta nên phục vụ ngành nào? Quy mô: Khách hàng của chúng ta có quy mô như thế nào? Địa điểm: Khách hàng của chúng ta ở địa phương nào? Phân tích cạnh tranh - hàng loạt kỹ thuật và phân tích để tìm ra vị thế cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp. Phân tích cạnh tranh là một công cụ rất hữu ích. Qua đánh giá cạnh tranh doanh nghiệp có thể: (i) hiểu được lợi thế cạnh tranh, ví dụ lý do tại sao khách hàng lại làm việc với công ty hoặc yêu thích sản phẩm/dịch vụ của công ty thay vì sản phẩm/dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Với thông tin này, công ty có thể làm rõ các lợi thế cạnh tranh của mình (các đặc điểm bán hàng nổi trội) một cách hữu hiệu và lôi kéo được các khách hàng tiềm năng; (ii) hiểu được các vấn đề hiện tại đang tác động đến sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Những vấn đề này có thể sẽ khuyến khích những cải tiến sáng tạo đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp; (iii) xác định những đối tượng khách hàng có nhu cầu chưa được đáp ứng; (iv) quan sát hành động của đối thủ cạnh tranh để hiểu thị trường tốt hơn. Ví dụ, các đối thủ cạnh tranh đang thành công có đưa ra nhiều cấp độ dịch vụ hoặc giá cả cho các khách hàng khác nhau hay không; (v) xác định xem thị trường đã bão hoà với sự tham gia của những đối thủ cạnh tranh hiện tại hay chưa. 12
- 17. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Phân tích SWOT - một kỹ thuật hữu ích để tóm tắt những vấn đề then chốt ngảy sinh từ việc đánh giá môi trường bên trong tác động của môi trường bên ngoài đối với doanh nghiệp (sẽ giới thiệu chi tiết trong phần 7). Bước 2 - Lựa chọn chiến lược Quá trình này liên quan tới việc hiểu rõ bản chất các kỳ vọng của những nhà góp vốn (“nguyên tắc cơ bản”) để xác định được các tuỳ chọn chiến lược, sau đó đánh giá và chọn lựa các tuỳ chọn chiến lược. Bước 3 - Thực hiện chiến lược Đây thường là phần khó nhất. Khi một chiến lược đã được phân tích và lựa chọn, nhiệm vụ sau đó là chuyển nó thành hành động trong doanh nghiệp. Thành công hay thât bại trong việc thực hiện chiến lược phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm nguồn lực tài chính và phi tài chính cùng với kỹ năng quản lý , lãnh đạo và phối kết hợp các nguồn lực nhằm tối ưu hóa kết quả đầu ra. 7. Phân tích SWOT để hình thành chiến lược kinh doanh Phân tích SWOT là công cụ để hiểu doanh nghiệp, thị trường, bối cảnh kinh doanh và phục vụ mục đích ra quyết định. Phân tích SWOT là một trong 4 bước hình thành chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm: • Xác lập sứ mệnh, tôn chỉ hoạt động của doanh nghiệp • Phân tích SWOT • Hình thành chiến lược kinh doanh (gồm xác định mục đích, mục tiêu và kế hoạch chiến lược) • Xác định cơ chế kiểm soát và đánh giá chiến lược. Phân tích SWOT phân loại các nhân tố bên trong doanh nghiệp thành điểm mạnh và điểm yếu, và các nhân tố bên ngoài công ty thành cơ hội và thách thức. Điểm mạnh có thể là nền tảng để xây dựng lợi thế cạnh tranh và điểm yếu có thể ngăn cản sự thành công của công ty. Việc hiểu bốn cấu phần (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) sẽ giúp doanh nghiệp khai thác tối đa điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội và phòng tránh những thách thức huỷ diệt. Phân tích SWOT có thể được áp dụng trong nhiều tình huống kinh doanh và phi kinh doanh. Áp dụng phân tích SWOT trong việc hình thành chiến lược kinh doanh được mô tả trong Biểu đồ 3. 13
- 18. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Biểu đồ 3 - Phân tích SWOT trong việc hình thành chiến lược kinh doanh Doanh nghiệp và môi trường kinh doanh Các yếu tố bên trong Các yếu tố bên ngoài Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức Phân tích và xử lý thông tin Chiến lược kinh doanh (mục đích, mục tiêu và kế hoạch chiến lược) Cơ chế kiểm soát và đánh giá chiến lược Phân tích SWOT không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các điểm mạnh và điểm yếu). Đây cũng là quá trình diễn ra liên tục song hành 14
- 19. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ với vòng đời của doanh nghiệp. Tính liên tục của nó được thúc đẩy bởi sự vận động và thay đổi không ngừng của các yếu tố bên ngoài đó là môi trường kinh doanh, và các yếu tố bên trong doanh nghiệp như nguồn lực và kỹ năng quản trị kinh doanh. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp liên tục phải xác định chiến lược kinh doanh, điều chỉnh chiến lược kinh doanh thông qua cơ chế giám sát và đánh giá chiến lược. Phân tích SWOT không đơn thuần là một phân tích chỉ để xác định các yếu tố thuộc 4 cấu phần (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) mà là phân tích để đưa ra kế hoạch hành động trong kinh doanh. Đây là một việc làm khó đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, chi phí, khả năng thu nhập, phân tích và xử lý thông tin sao cho hiệu quả nhất. Doanh nghiệp xác định các cơ hội và nguy cơ thông qua phân tích dữ liệu về thay đổi trong các môi trường: kinh tế, tài chính, chính trị, pháp lý, xã hội và cạnh tranh ở các thị trường nơi doanh nghiệp đang hoạt động hoặc dự định thâm nhập. Các cơ hội có thể bao gồm tiềm năng phát triển thị trường, khoảng trống thị trường, gần nguồn nguyên liệu hay nguồn nhân công rẻ và có tay nghề phù hợp. Các nguy cơ đối với doanh nghiệp có thể là thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những thay đổi về chính sách có thể xảy ra, bất ổn vê chính trị ở các thị trường chủ chốt hay sự phát triển công nghệ mới làm cho các phương tiện và dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp có nguy cơ trở nên lạc hậu. Với việc phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp, các điểm mạnh về tổ chức doanh nghiệp có thể là các kỹ năng, nguồn lực và những lợi thế mà doanh nghiệp có được trước các đối thủ cạnh tranh (năng lực chủ chốt của doanh nghiệp) như có nhiều nhà quản trị tài năng, có công nghệ vượt trội, thương hiệu nổi tiếng, có sẵn tiền mặt, doanh nghiệp có hình ảnh tốt trong mắt công chúng hay chiếm thị phần lớn trong các thị thường chủ chốt. Những mặt yếu của doanh nghiệp thể hiện ở những thiểu sót hoặc nhược điểm và kỹ năng, nguồn lực hay các yếu tố hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đó có thể là mạng lưới phân phối kém hiệu quả, quan hệ lao động không tốt, thiếu các nhà quản trị có kinh nghiệm quốc tế hay sản phẩm lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh. Kết quả của quá trình phân tích SWOT phải đảm bảo được tính cụ thể, chính xác, thực tế và khả thi vì doanh nghiệp sẽ sử dụng kết quả đó để thực hiện những bước tiếp theo như: hình thành chiến lược, mục tiêu chiến lược chiến thuật và cơ chế kiểm soát chiến lược cụ thể. Chiến lược hiệu quả là những chiến lược tận dụng được các cơ hội bên ngoài và thế mạnh bên trong, cũng như vô hiệu hóa được những nguy cơ bên ngoài và hạn chế hoặc vượt qua được những yếu kém của bản thân doanh nghiệp. Mục tiêu chiến lược (là những mục tiêu chính mà doanh nghiệp muốn theo đuổi thông qua việc thực hiện một loạt các hành động cụ thể) phải đo lường được, mang tính khả thi và có thời hạn thực hiện. Các chiến thuật thường được thiết lập theo hướng tập trung cụ thể hóa chi tiết việc thực hiện các kế hoạch chi tiết như thế nào. Cơ chế kiểm soát chiến lược là cơ chế quản lý và tổ chức chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát bất cứ bước nào trong 4 bước hình thành chiến lược nhằm đảm bảo quá trình thực hiện đi theo đúng định hướng mục tiêu chiến lược. 15
- 20. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ 8. Bài tập tình huống: Phác thảo chiến lược và kế hoạch kinh doanh dựa trên phân tích chiến lược Anh/chị với vai trò là Trưởng phòng kinh doanh và cộng sự của mình đã thuyết phục được Ba Thành về lý do cần có kế hoạch kinh doanh và Ba Thành cũng đã rất hứng thú với đề cương mà các anh chị đề xuất. Ba Thành rất hài lòng về công việc ban đầu mà các anh chị đã thực hiện và muốn các anh chị thực hiện một công việc khó khăn hơn đó là phác thảo chiến lược và lập kế hoạch kinh doanh theo mẫu đã đề xuất. Dưới đây là một số thông tin cơ sở về Công ty Sao Chổi: Công ty Cổ phần Sao Chổi, tiền thân là tổ hợp sản xuất do anh Ba Thành làm chủ. Anh Ba Thành đăng ký thành lập Công ty cổ phần năm 2003 với mục địch mở rộng sản suất kinh doanh. Sao chổi chuyên sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ mây, tre, trúc, nứa, luồng và một số lâm sản phụ khác để sản xuất ra các sản phẩm trang trí nội thất gia đình theo kiểu truyền thống. Trước năm 2003, thị trường tiêu thụ của tổ hợp chủ yếu là trên địa bàn các tỉnh lân cận Hà Nội. Từ khi chuyển thành doanh nghiệp, Sao Chổi đã ký hợp đồng hợp tác với BAROTEX và cung ứng hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, và Thái Lan. Bên cạnh hợp đồng hợp tác với BAROTEX, Sao Chổi đang có kế hoạch sẽ tự thâm nhập các thị trường trên. Cạnh tranh về ngành hàng với Sao Chổi có 12 công ty khác trong đó 8 công ty cùng cung ứng sản phẩm cho BAROTEX, tất cả các doanh nghiệp này đều có vốn cố định và vốn lưu động lớn hơn nhiều so với Sao Chổi. Vốn tự có của Sao Chổi tính đến 31/12/2006 là 4.5 tỷ đồng. Về quy mô sản xuất, Sao Chổi hiện có 10 điểm sản xuất chính với tổng diện tích là 2.500 m2, khoảng ½ diện tích đó là mặt bằng đi thuê. Ngoài ra, Sao Chổi còn tổ chức thuê gia công sản phẩm tại các hộ gia đình từ các khu vực làng nghề nông thôn ở Hà Tây, Hưng Yên và Bắc Ninh. Về nhân lực: số lao động chính có tay nghề cao bình quân là 30 người, số lao động phụ ngoài theo thời vụ bình quân là 15 người. Bộ phận gián tiếp bình quân 10 người bao gồm cả Ban quản lý, hầu hết mới tốt nghiệp Đại Học, chỉ có Ba Thành là có kinh nghiệp đối với ngành hàng mây tre đan. Về đầu tư trang thiết bị: Máy khoan đứng: 20 máy, Máy khoan tay: 20 máy, Máy cắt: 25 máy, Máy bào: 6 máy, Máy trà: 25 máy, Máy vi tính nối mạng Internet: 03 máy, Máy bơm: 2 máy. Nhu cầu tiêu thụ nguyên vật liệu trong 1 năm như sau: tre: 100,000 cây, trúc: 200,000 cây, nứa: 30,000 cây, luồng: 1,000 cây, mây: 1 tấn sợi thành phẩm, tầm vông: 10,000 cây. Sản phẩm của Sao Chổi gồm: bàn tre các loại, ghế tre các loại, bàn ghế theo bộ, Sofa - tràng kỷ bằng tre, giường tủ tre, bình phong tre, giá kệ tre, đôn tre, đèn tre các loại, sản phẩm tranh tre, nhà - quầy Bar tre ...vv. Các sản phẩm này được BAROTEX cho biết là khách hàng rất ưa chuộng và khách đặc hàng liên tục đề nghị đích danh hàng của Sao Chổi. 16
- 21. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Quy trình sản xuất. Để sản xuất sản phẩm, quy trình sản xuất trải qua nhiều bước từ khâu chọn mua nguyên liệu phơi tái. Sau đó cho vào bể ngâm hoá chất chống mối mọt thời gian ngâm 10 ngày để cho tre ngấm đều hoá chất, khi vớt tre ra để nghiến mấu cạo vỏ dùng giấy giáp đánh bóng, phơi tre khô, sau đó đưa tre vào lò, dùng rơm, rạ hoặc lá tre để hun lấy mầu, công việc hun lấy mầu đã song, đưa tre ra khỏi lò để cho nguội, đưa lên uốn thẳng, muốn sản phẩm mầu nâu tây hay nâu đen, do thị hiếu của khách hàng có yêu cầu. Khi đi vào đóng đồ những người thợ cả, chọn nguyên vật liệu để cắt ra các mặt hàng sao cho phù hợp những sản phẩm được ra đời. Màu sắc của sản phẩm có nhiều loại màu nâu tây, bóng mờ, mầu đen là do cách pha chế sơn PU. Quy trình này là một bí quyết không phải doanh nghiệp nào cũng có để tạo ra các mặt hàng được ưa chuộng nhất trên thị trường . Dựa vào những thông tin nêu trên và những thông tin khác có liên quan, các anh chị thực hiện phân tích SWOT để giúp Công ty Sao Chổi phác thảo chiến lược kinh doanh trong thời gian trung hạn (3-5 năm). Nhóm làm việc 45 phút, viết kết quả thảo luận lên phim đèn chiếu, và trình bày kết quả làm việc trước lớp. 17
- 22. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ 9. Lập kế hoạch tài chính Lập kế hoạch tài chính là quá trình mô phỏng tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai ngắn và trung hạn thông thường là 5 năm. Một số doanh nghiệp có thể lập kế hoạch cho tương lai >5 năm, nhưng cần lưu ý rằng các giả định phải được điều chỉnh thường xuyên bởi lẽ các giả định đó được đưa ra qua xa về mặt thời gian so với thực tế kinh doanh nên thường không chính xác. Quá trình lập kế hoạch tài chính thương sử dụng các giả định hợp lý về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên các chỉ số hoạt động trong quá khứ và kinh nghiệm hoạt động của quản lý doanh nghiệp. Một số câu hỏi cần xem xét trong quá trình xây dựng các giả định lập kế hoạch tài chính. • Sản lượng tối đa hàng năm của doanh nghiệp là bao nhiêu (Hạn chế về công suất sản xuất)? • Doanh thu bán hàng sẽ tăng trưởng bao nhiêu phần trăm sơ với năm cơ sở? • Giá cả của hàng hoá và/hoặc dịch vụ sẽ được xác định bằng cách nào? • Giá thành sản xuất sản phẩm sẽ ra sao? Lượng hàng tồn kho cần thiết là bao nhiêu? • Chi phí hoạt động sẽ là bao nhiêu? • Doanh nghiệp cần có bao nhiêu nhân viên? Lương của nhân viên như thế nào? Có lợi ích phụ nào kèm theo không? Tổng quỹ lương thưởng là bao nhiêu? • Thuế suất thuế thu nhập là bao nhiêu? • Doanh nghiệp cần những tài sản cố định gì? Chi phí để thuê những tài sản này là bao nhiêu? • Doanh nghiệp cần những thiết bị gì? Chi phí để mua sắm thiết bị là bao nhiêu? Doanh nghiệp có cần mua sắm thêm thiết bị cho những năm tiếp theo không? • Nếu doanh nghiệp bán chịu cho khách hàng, thì điều khoản bán chịu như thế nào? Doanh nghiệp sẽ được hưởng điều khoản thanh toán nào từ các nhà cung cấp? • Doanh nghiệp cần vay nợ bao nhiêu? Điều kiện tài sản đảm bảo ra sao? Lãi suất sẽ là bao nhiêu? • Dự báo tài chính có thể được tiến hành một cách thủ công hoặc qua sử dụng chức năng dự báo tài chính trong các phần mềm kế toán. Phân tích độ nhạy. Lợi ích chính của lập kế hoạch tài chính là khả năng thực hiện các phân tích độ nhạy. Sau khi đã xây dựng dự báo, những điều chỉnh cần thiết có thể được tiến hành để đánh giá tác động của những biến số (giả định) nhất định đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Những điều chỉnh này có thể được tiến hành bằng cách đưa ra những giả định mới và đưa vào những biến số mới. Ví dụ, giả sử dự báo ban đầu được tiến hành với giả định là doanh thu tăng trưởng với tốc độ 10%. Giả định 18
- 23. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ này có thể được thay đổi thành 5% hoặc 15% để thấy được tác động đối với kết quả hoạt động. Phân tích độ nhạy có thể được thực hiện với các biến số tài chính khác nhau; những biến số phổ biến nhất bao gồm: • Doanh thu • Giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp • Chi phí hoạt động • Lãi suất • Số ngày các khoản phải thu • Số ngày hàng tồn kho • Số ngày các khoản phải trả 10. Lập kế hoạch tài chính sử dụng Phần mềm Excel Giới thiệu trực tiếp trên file excel 19
- 24. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ 11. Bài tập tình huống: Lập kế hoạch tài chính sử dụng Phần mềm Excel Dựa trên thông tin của phân tích SWOT, chiến lược của Sao Chổi trong 5 năm tiếp theo là tập trung sản xuất và xuất khẩu 4 loại sản phẩm sau: (i) tủ tre; (ii) bàn ghế tre (bộ); (iii) sofa - tràng kỷ tre (bộ); và (iv) quầy bar tre. Tuy nhiên, để tập trung sản xuất được hàng chất lượng cao, Sao Chổi cần phải thay thế và nâng cấp nhà xưởng và máy móc thiết bị, do đến cuối 2006, tài sản cố định của Sao Chổi đã khấu hao hết do các năm trước đầu tư tài sản cố định không được chú trọng. Ước tính Sao Chổi sẽ phải vay ngân hàng khoảng 3.0 tỷ VNĐ. Các thông tin dự báo quan trọng về hoạt động của Sao Chổi Bảng 1 – Sản lượng và đơn giá dự kiến Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Năm thứ 5 Tủ tre (SP1) Số lượng đơn vị SP 100 150 160 170 170 Đơn giá (triệu VNĐ) 14 14 14 14 14 Sofa - tràng kỷ tre (SP2) Số lượng đơn vị SP 120 120 130 110 100 Đơn giá (triệu VNĐ) 40 50 43 40 40 Bàn ghế tre (SP3) Số lượng đơn vị SP 150 160 160 160 165 Đơn giá (triệu VNĐ) 29 35 33 33 33 Quầy bar tre (SP4) Số lượng đơn vị SP 200 250 300 300 350 Đơn giá (triệu VNĐ) 40 45 45 45 40 Bảng 2 – Giả định về tỷ lệ doanh thu theo tháng cho hai năm đầu, và theo quý cho các năm tiếp theo của giai đoạn dự báo (%) Tháng Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Năm thứ 5 Tháng 1 0.0% 5.0% Tháng 2 0.0% 5.0% Tháng 3 0.0% 7.0% Quý 1 20.0% 25.0% 25.0% Tháng 4 5.0% 6.0% Tháng 5 8.0% 7.0% Tháng 6 10.0% 7.0% Quý 2 25.0% 25.0% 20.0% Tháng 7 10.0% 8.0% Tháng 8 12.0% 10.0% Tháng 9 15.0% 10.0% Quý 3 25.0% 25.0% 25.0% Tháng 10 12.0% 11.0% Tháng 11 13.0% 12.0% Tháng 12 15.0% 12.0% Quý 4 30.0% 25.0% 30.0% Cả năm 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 20
- 25. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Bảng 3 – Chi phí trực tiếp tạo doanh thu (triệu VNĐ) Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ 1 2 3 4 5 Chi phí trực tiếp tạo doanh thu Tủ tre (SP1) Nguyên liệu đầu vào trên một đơn vi SP 10.00 10.00 10.00 11.00 11.00 Chi phí gia công trên một đơn vị SP 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 Sofa - tràng kỷ tre (SP2) Nguyên liệu đầu vào trên một đơn vi SP 11.00 11.00 12.00 12.00 12.00 Chi phí gia công trên một đơn vị SP 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 Bàn ghế tre (SP3) Nguyên liệu đầu vào trên một đơn vi SP 11.00 12.00 12.00 13.00 14.00 Chi phí gia công trên một đơn vị SP 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 Quầy bar tre (SP4) Nguyên liệu đầu vào trên một đơn vi SP 16.00 16.00 16.00 17.00 17.00 Chi phí gia công trên một đơn vị SP 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 Chi phí khác Thuê nhà xưởng 150 170 180 190 200 Các chi phí trực tiếp khác tính bằng % 3% 3% 3% 3% 3% doanh thu Bảng 4- Chi phí nhân sự (triệu VND) Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ 1 2 3 4 5 Bán hàng & Marketing Trưởng phòng bán hàng 90 90 90 100 100 Nhân viên chăm sóc khách hàng 36 36 40 40 42 Chi khác về chế độ Phần trăm (tính bằng % lương) 15% 15% 17% 20% 20% Nghiên cứu và phát triển Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển 90 90 90 100 100 Kỹ thuật viên 36 36 40 40 45 Chi khác về chế độ Phần trăm (tính bằng % lương) 15% 15% 17% 20% 20% Quản lý và Hành chính Giám đốc 150 150 160 160 170 Trưởng phòng tài chính - kế toán 90 90 90 100 100 Nhân viên văn phòng 25 25 25 30 30 Chi khác về chế độ Phần trăm (tính bằng % lương) 15% 15% 17% 20% 20% Chi phí sản xuất Bộ phận sản xuất (gián tiếp) Trưởng phòng sản xuất 90 90 90 100 100 Nhân viên vật tư phục vụ sản xuất 50 50 60 60 60 Nhân viên giám sát kỹ thuật 50 50 60 60 60 Chi khác về chế độ 21
- 26. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ 1 2 3 4 5 Phần trăm (tính bằng % lương) 15% 15% 20% 20% 25% Bộ phận sản xuất (trực tiếp) Số nhân công 25 25 30 30 35 Lương bình quân/ một nhân công 25 25 26 27 28 Chi khác về chế độ Phần trăm (tính bằng % lương) 15% 15% 20% 20% 25% Bộ phận bảo hành Số nhân công 2 2 2 2 2 Lương bình quân/ một nhân công 45 45 45 50 50 Chi khác về chế độ Phần trăm (tính bằng % lương) 15% 15% 20% 20% 25% Bảng 5- Một số chỉ tiêu chi phí hoạt động Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ 1 2 3 4 5 Bán hàng & Marketing Hoa hồng tính bằng % doanh thu 0.05% 0.05% 0.05% 0.05% 0.05% Các chi phí khác tính bằng % doanh thu 0.05% 0.05% 0.05% 0.05% 0.05% Nghiên cứu và phát triển Sản xuất sản phẩm mẫu và SP trưng bày 50 60 70 90 100 (triệu VNĐ) Các chi phí khác tính bằng % doanh thu 0.05% 0.05% 0.05% 0.05% 0.05% Quản lý và Hành chính Các chi phí khác tính bằng % doanh thu 0.01% 0.01% 0.01% 0.01% 0.01% Các khoản thu nhập chi phí bất thường gồm tư vấn pháp lý 25 triệu VNĐ, và di chuyển địa điểm doanh nghiệp 20 triệu, lần lượt phát sinh vào tháng 1 và tháng 2 của năm thứ nhất trong gian đoạn lập kế hoạch. Thuế thu nhập doanh nghiệp: 32% Bảng 6 - Tài sản cố định (triệu VND) Năm Năm Năm Năm Năm Năm thứ 0 thứ 1 thứ 2 thứ 3 thứ 4 thứ 5 Chi phí tài sản cố định Máy tính, phần mềm và thiết bị văn phòng 90 90 90 90 90 Nhà xưởng và thiết bị 4,000 3,000 2,500 0 0 Tài sản cố định khác 10 15 15 20 22 Khấu hao Số năm khấu hao Máy tính, phần mềm và thiết bị văn phòng 1 3 3 3 3 3 Số năm khấu hao Nhà xưởng và thiết bị 1 7 7 7 7 7 Số năm khấu hao Tài sản cố định khác 1 3 3 3 3 3 22
- 27. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Bảng 7 - Giả định chi phí tài sản cố định theo tháng và quý (%) Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Năm thứ 5 Tháng 1 10.0% 20.0% Tháng 2 15.0% 25.0% Tháng 3 20.0% 0.0% Tổng Quý 1 45.0% 45.0% 40.0% 45.0% 30.0% Tháng 4 10.0% 25.0% Tháng 5 15.0% 30.0% Tháng 6 0.0% 0.0% Tổng Quý 2 25.0% 55.0% 40.0% 20.0% 30.0% Tháng 7 30.0% 0.0% Tháng 8 0.0% 0.0% Tháng 9 0.0% 0.0% Tổng Quý 3 30.0% 0.0% 15.0% 10.0% 40.0% Tháng 10 0.0% 0.0% Tháng 11 0.0% 0.0% Tháng 12 0.0% 0.0% Tổng Quý 4 0.0% 0.0% 5.0% 25.0% 0.0% Tổng cả năm 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Bảng 8 - Giả định vốn lưu động tính bằng % doanh thu Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Năm thứ 5 Tài khoản phải thu 8.3% 8.3% 8.3% 8.3% 8.3% Hàng tồn kho 10% 11% 11% 11% 11% Tài sản có ngắn hạn khác 1.0% 1.0% 1.0% 1.0% 1.0% Tài khoản phải trả & chi phí chờ 8.7% 8.7% 8.7% 8.7% 8.7% phân bổ Tài sản nợ ngắn hạn khác 1.0% 1.0% 1.0% 1.0% 1.0% Bảng 9 - Kế hoạch nguồn vốn (triệu VND) Số dư Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ đầu 1 2 3 4 5 Số dư đầu tiền mặt 4,500 Vốn tự có Giá trị cổ phiếu thường 3,000 3,000 3,000 3,000 3,000 3,000 Giá trị cổ phiếu ưu đãi 1,500 1,500 1,500 1,500 1,500 1,500 Vốn vay Nợ ngắn hạn 0 0 0 0 0 Nợ dài hạn Nợ dài hạn đến hạn trả 0 0 0 0 0 Nợ dài hạn 3,000 (XIN VAY NGÂN HÀNG) Lãi suất Nợ ngắn hạn 12.0% 12.0% 12.0% 12.0% 12.0% Nợ dài hạn 13.0% 13.0% 13.0% 13.0% 13.0% 23
- 28. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Số dư Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ đầu 1 2 3 4 5 Thu lãi Lãi suất 5.0% 5.0% 5.0% 5.0% 5.0% Thu nhập từ lãi 0 0 0 0 0 Lợi nhuận chưa phân phối Cổ tức (tính bằng % lợi nhuận sau thuế) 25% 30% 32% 35% 40% Báo cáo tài chính quá khứ (2004-2006) Công ty Cổ Phần Sao Chổi Bảng cân đối kế toán thường niên 2004-2006 (triệu VND) 2004 2005 2006 Tài sản có Tài sản ngắn hạn Tiền mặt 573 2,475 2,624 Phải thu 1,180 1,032 1,469 Hàng tồn kho 1,564 1,368 1,947 Tài sản ngắn hạn khác 142 124 177 Tổng TS ngắn hạn 3,459 5,000 6,217 Tài sản cố định ròng 620 307 0 Tổng tài sản có 4,079 5,306 6,217 Tài sản nợ và vốn tự có Tài sản nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn 0 0 0 TK phải trả và chi phí chờ phân bổ 1,237 1,082 1,540 TS nợ ngắn hạn khác 142 124 177 Nợ dài hạn đến hạn trả 0 0 0 Tài sản nợ ngắn hạn 1,379 1,206 1,717 Nợ dài hạn (trừ phần đến hạn trả) 200 100 0 Vốn tự có Cổ phiếu thường 2,000 3,000 3,000 Cổ phiếu ưu đãi 500 1,000 1,500 Lợi nhuận chưa phân phối 0 0 0 Tổng vốn tự có 2,500 4,000 4,500 Tổng TS nợ và vốn tự có 4,079 5,306 6,217 24
- 29. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Công ty Cổ Phần Sao Chổi Báo cáo thu nhập chi phí thường niên 2004-2006 (triệu VND) 2004 2005 2006 Doanh thu thuần 11,850 12,435 14,750 Chi phí trực tiếp tạo doanh thu 8,566 9,452 10,948 % doanh thu 72.3% 76.0% 74.2% Lợi nhuận gộp 3,285 2,983 3,803 % doanh thu 27.7% 24.0% 25.8% Chi phí hoạt động Bán hàng & Marketing 59 60 65 Nghiên cứu và Phát triển 123 144 161 Quản lý và Hành chính 341 363 368 Tổng chi phí hoạt động 523 567 595 % doanh thu 4% 5% 4% Lợi nhuận từ hoạt động chính 2,762 2,416 3,208 Các khoản bất thường ròng 0 0 0 Lợi nhuận trước lãi và thuế (EBIT) 2,762 2,416 3,208 Thu (chi trả) lãi -26 -13 0 Lợi nhuận trước thuế 2,736 2,403 3,208 Thuế -875 -769 -1,027 Lợi nhuận sau thuế 1,860 1,634 2,181 % doanh thu 15.7% 13.1% 14.8% 25
- 30. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Công ty Cổ Phần Sao Chổi Báo báo lưu chuyển dòng tiền thường niên 2004-2006 (triệu VND) 2004 2005 2006 Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận sau thuế 1,860 1,634 2,181 Khấu hao 318 313 307 Thay đổi các chỉ tiêu vốn lưu động (Tăng)/Giảm tài khoản phải thu 25 148 -437 (Tăng)/Giảm hàng tồn kho 32 196 -579 (Tăng)/Giảm tài sản ngắn hạn khác 3 18 -53 Tăng/(Giảm) tài khoản phải trả và chi phí chờ phân bổ -26 -155 458 Tăng/(Giảm) tài sản nợ ngắn hạn khác -3 -18 53 Luồng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh 2,210 2,136 1,930 Luồng tiền từ hoạt động đầu tư Tài sản cố định -20 0 0 Khác Luồng tiền ròng từ hoạt động đầu tư -20 0 0 Luồng tiền từ hoạt động tài chính Tăng/(giảm) nợ ngắn hạn 0 0 0 Tăng/(giảm) nợ dài hạn đến hạn trả 0 0 0 Tăng/(giảm) nợ dài hạn -200 -100 -100 Tăng/(giảm) cổ phiếu thường 0 1,000 0 Tăng/(giảm) cổ phiếu ưu đãi 0 500 500 Cổ tức công bố (hoặc dự kiến) thanh toán -1,860 -1,634 -2,181 Luồng tiền ròng từ hoạt động tài chính -2,060 -234 -1,781 Tăng/(giảm) tiền mặt 130 1,903 149 Số dư tiền mặt đầu năm 443 573 2,475 Số dư tiền mặt cuối năm 573 2,475 2,624 Yêu cầu: Sử dụng Chương trình lập kế hoạch tài chính Excel do giảng viên cung cấp, lập kế hoạch tài chính cho Công ty Sao Chổi để trình bày kế hoạch kinh doanh, bao gồm cả số tiền dự kiến xin vay ngân hàng (VNĐ 3.0 tỷ) để thay thế và nâng cấp nhà xưởng và máy móc thiết bị. 12. Hướng dẫn lập Kê hoạch kinh doanh theo đề cương đã trình bày Giảng viên dựa vào mẫu Kế hoạch kinh doanh đã trình bày để hướng dẫn lập Kê hoạch kinh doanh. 26
- 31. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Phần 3: Vay vốn trung và dài hạn tại các Ngân hàng thương mại 1. Nguyên tắc tín dụng • Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng • Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng 2. Điều kiện tín dụng Đối với khách hàng, • Có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy đinh của Pháp luật Việt Nam đối với khách hàng là tổ chức Việt Nam. Đối với các tổ chức nước ngoài thì phải tuân theo quy định của quốc gia mà tổ chức đó mang quốc tich. • Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và phù hợp với định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ. • Có dự án kinh doanh khả thi theo đánh giá của ngân hàng và phù hợp với những quy định của Pháp luật. • Có khả năng tài chính đủ đảm bảo thực hiện phương án kinh doanh và đủ trả nợ theo thời gian đã cam kết. Ví dụ: Techcombank quy định cụ thể như sau: - Quy mô tối thiểu: doanh thu đạt từ 1 tỷ đồng trở lên trong năm gần nhất - Doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận trong 2 năm tài chính gần nhất - Phải có vốn tự có và coi như tự có tham gia vào dự án tối thiểu là 10%. - Không có nợ khó đòi tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, trừ các khoản nợ đã được khoanh - Được ngân hàng thẩm định và xác định là có đủ nguồn trả cả nợ gốc và lãi tiền vay trong thời hạn cam kết. • Nếu khách hàng vay vốn bằng ngoại tệ sẽ phải đáp ứng các đìều kiện về quản lý ngoại hối theo quy định của chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước và của ngân hàng . • Những trường hợp ngân hàng cho Doanh nghiệp vay vốn ngoại tệ: (i) Cho vay để thanh toán tiền mua vật tư hàng hóa, dịch vụ ra ngoài lãnh thổ Việt Nam; (ii) Cho vay để trả nợ nước ngoài mà phương án trả nợ đó thuộc đối tượng được phép cho vay; (iii) Cho vay thanh toán chi phí trong nước để làm hàng xuất khẩu và có nguồn thu bằng ngoại tệ. Và toàn bộ số ngoại tệ đó phải bán lại ngay cho ngân hàng, 27
- 32. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ khách hàng chỉ được sử dụng VND; (iv) Khi thanh toán gốc và lãi tiền vay, khách hàng phải trả bằng ngoại tệ đó. Trường hợp khách hàng trả bằng VND hoặc ngoại tệ khác thì thực hiện theo thỏa thuận của hai bên phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước. Điều kiện về tài sản đảm bảo • Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận lựa chọn áp dụng phương thức bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. • Ngân hàng sẽ lựa chọn tài sản cầm cố thế chấp, bảo lãnh có đủ điều kiện sau: (i) Tài sản phải thuộc sở hữu của khách hàng, bên bảo lãnh; (ii) Tài sản được Pháp luật cho phép giao dịch như mua, bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác; (iii) Tài sản không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ hợp pháp trong quan hệ pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm; (iv) Những tài sản dễ cháy, nổ, trộm cắp, hoặc dễ gây rủi ro khi vận hành, khai thác và các tài sản đảm bảo khác mà pháp luật quy định phải bảo hiểm thì khách hàng, bên bảo lãnh phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn của các giao dịch với ngân hàng dùng các tài sản đó làm bảo đảm. Loại tài sản đảm bảo • Tài sản cầm cố: Máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hóa, số dư trên tài khoản tiền gửi, kim khí và đá quý, trái phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm, quyền đòi nợ, quyền tác giả…vv. • Tài sản thế chấp: Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, quyền sử dụng đất,…vv. 28
- 33. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ 3. Những khó khăn của các DNVVN khi vay vốn ngân hàng Học viên trao đổi trong nhóm 10 phút về những khó khăn của các DNVVN khi vay vốn ngân hàng và cử một đại diện trình bày ngăn gọn kết quả thảo luận nhóm, sử dụng mẫu sau: DNVVN Ngân hàng Ví dụ: Ví dụ: • DN không biết Rào cản • Sản phẩm trình bày KH kinh không phù hợp doanh một cách đủ Rào cản • Cho vay chủ yếu thuyết phục dựa vào tài sản • Thiếu tài sản có Rào cản thế chấp giá trị làm thế chấp • ------------- • ----------- Rào cản • ------------- • ----------- • ------------- • ----------- 29
- 34. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Có nhiều yếu tố cản trở sự tiếp cận của DNVVN đến nguồn vốn của các Ngân hàng thương mại. Các yếu tố cản trở được chi thành 2 nhóm: từ phía doanh nghiệp và từ phía ngân hàng. Có thể tóm tắt như sau: Về phía doanh nghiệp, • Tình hình tài chính của doanh nghiệp yếu: Không có đủ vốn tự có; các hệ số tài chính không đảm bảo theo đánh giá của ngân hàng, Có nợ quá hạn tại ngân hàng • Khó khăn trong việc lập dự án đầu tư và Kế hoạch kinh doanh: Kế hoạch kinh doanh thiếu tính thuyết phục, nội dung sơ sài; Kế hoạch tài chính không rõ ràng, không xác định được dòng tiền,… • Không có tài sản bảo đảm, hoặc tài sản bảo đảm không đủ giấy tờ • Doanh nghiệp không hiểu rõ về cơ chế chính sách và thủ tục vay vốn. Tâm lý e ngại thủ tục rườm rà,…vv. Về phía ngân hàng, • Thiếu thông tin tài chính tin cậy về doanh nghiệp SME • Cho vay dựa vào tài sản đảm bảo • Các thủ tục phiền hà; sự chậm trễ trong thủ tục của cơ quan nhà nước. 30
- 35. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ 4. Giới thiệu các sản phẩm tín dụng và thủ tục vay vốn trung dài hạn 4.1. Tín dụng trung, dài hạn theo dự án đầu tư Tín dụng trung và dài hạn theo dự án đầu tư là việc ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống. Để tiến hành cho vay vốn, ngân hàng cùng khách hàng phải ký kết hợp đồng và thoả thuận mức vốn đầu tư duy trì cho suốt cả thời gian đầu tư của dự án. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung và điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả thuận. Mức cho vay: ngân hàng xác định trên cơ sở chênh lệch giữa tổng nhu cầu vốn cần thiết hợp lý của dự án, với vốn tự có tham gia đầu tư dự án và các nguồn vốn huy động khác (nếu có). Mức = Tổng nhu cầu - Vốn tự có - Nguồn vốn cho vay vốn của dự án huy động Theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam hiện nay: (i) Đối với các dự án cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, hợp lý hoá sản xuất, khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào dự án tối thiểu bằng 10% tổng vốn đầu tư của dự án; (ii) Đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản mới, khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào dự án tối thiểu bằng 30% tổng vốn đầu tư của dự án. Theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: (i) Đối với cho vay trung, dài hạn, khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 30% trong tổng nhu cầu vốn vay; (ii) Nguồn vốn huy động khác của doanh nghiệp tham gia vào dự án có thể là vốn liên doanh liên kết, vốn cổ phần. Thời hạn cho vay: là khoảng thời gian được xác định kể từ khi doanh nghiệp nhận món vay đầu tiên cho đến khi doanh nghiệp trả hết nợ ngân hàng. Chỉ tiêu thời hạn cho vay được xác định theo công thức sau: Tcv = Txd + Ttn Trong đó: Tcv: Thời hạn cho vay; Txd: Thời hạn xây dựng hoặc thời gian thực hiện dự án; và Ttn: Thời hạn trả nợ. Thời hạn trả nợ: là khoảng thời gian được tính kể từ khi doanh nghiệp vay vốn trả món nợ đầu tiên cho đến khi doanh nghiệp trả hết nợ ngân hàng. Chỉ tiêu thời hạn trả nợ được xác định như sau: Ttn = V/N Trong đó: V là gốc tiền vay; và N là số nợ trả bình quân hàng năm. (Ghi chú: phương pháp bình quân chỉ được sử dụng khi số tiền trả nợ không dao động lớn trong các kỳ trả nợ). Số nợ trả bình quân hàng năm bao gồm: 31
- 36. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ + Khấu hao cơ bản của tài sản cố định được hình thành từ vốn vay ngân hàng: KHTSCĐ Giá trị tài sản Tỷ lệ hình thành = cố định đầu tư bằng KH TSCĐ bằng vốn x ố vốn mang lại: + Một phần lợi nhuận do công trình vay Lợi nhuận Lợi nhuận ròng Tỷ lệ dùng = x dùng trả nợ hàng năm trả nợ + Ngoài hai nguồn trên, doanh nghiệp vay vốn còn có thể sử dụng các nguồn vốn hợp pháp khác để trả nợ. Quá trình giải ngân trong cho vay trung và dài hạn được thực hiện theo tiến độ của dự án, trên cơ sở có khối lượng công trình hoàn thành. Từng lần nhận tiền vay khách hàng vay vốn phải gửi đến ngân hàng những tài liệu làm căn cứ cho việc phát tiền vay như: biên bản nghiệm thu và bàn giao, bảng kê khối lượng công trình hoàn thành, phiếu giá thanh toán và những tài liệu chứng từ liên quan khác...vv. Thu nợ được tiến hành khi toàn bộ công trình hoàn thành đưa vào sử dụng hoặc khi có giá trị tài sản cố định hoàn thành đưa vào sử dụng. Để tiến hành thu nợ đòi hỏi phải xác định được kế hoạch trả nợ, kỳ hạn nợ và số tiền trả nợ cho mỗi kỳ hạn nợ. Mỗi định kỳ hạn nợ dài hay ngắn tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa người vay vốn với ngân hàng cho vay. Thông thường kỳ hạn nợ trong cho vay trung, dài hạn có thể được xác định theo tháng, quý, vụ. 4.2. Cho thuê tài chính Cho thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng trung hoặc dài hạn không thể huỷ ngang thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác (sự huỷ bỏ thoả thuận vẫn có thể xảy ra với điều kiện có sự nhất trí của cả 2 bên: người thuê và người cho thuê) trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê. Cho thuê vận hành Cho thuê tài chính Thời gian: ngắn Thời gian: dài hạn Giá trị: nhỏ Giá trị: lớn vì mục đích là tài trợ vốn Quyền bỏ hợp đồng: có Quyền bỏ hợp đồng: không Trách nhiệm bảo trì: thuộc người cho Trách nhiệm bảo trì: thuộc người thuê thuê 32
- 37. Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Chuyển quyền sở hữu khi kết thúc hợp Chuyển quyền sở hữu khi kết thúc hợp đồng: không đồng: có Trách nhiệm rủi ro liên quan đến tài sản Trách nhiệm rủi ro liên quan đến tài sản cho thuê: người cho thuê chịu cho thuê: người thuê chịu Lợi ích khi doanh nghiệp thuê tài chính • Giải pháp về tài chính: giúp cho các hãng có khó khăn về hạn mức tín dụng, tài sản thế chấp, thiếu tín nhiệm trong quan hệ vay vốn hay không muốn sử dụng hạn mức đó khắc phục tình trạng thiếu vốn (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Các hãng này vẫn có thể thuê được thiết bị cần dùng để mở rộng kinh doanh trong trường hợp không vay được vốn NH. • Được tài trợ chi phí mua thiết bị: có thể đáp ứng nhu cầu tài chính ở tỉ lệ cao đến 100%, một tỉ lệ mà NH không thể đáp ứng được nếu người vay không có tài sản thế chấp. • Việc xử lý nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi. • Tránh được những rủi ro về kỹ thuật • Cho phép người thuê hoãn thuế • Thời hạn thuê dài hạn hơn thời hạn vay để mua. 33
Từ khóa » Slide Powerpoint Lập Kế Hoạch Kinh Doanh
-
Bản Trình Bày Kế Hoạch Doanh Nghiệp (Thiết Kế Màu Lục Ion, Màn ...
-
Mẫu Slide Powerpoint Kế Hoạch Phát Triển Kinh Doanh - TaiLieu.VN
-
Mẫu Slide Powerpoint Lập Kế Hoạch Kinh Doanh - Tài Liệu - 123doc
-
Mẫu Slide Powerpoint Lập Kế Hoạch Kinh Doanh - Tài Liệu Text - 123doc
-
Mẫu Powerpoint Kế Hoạch Kinh Doanh Theme - Pikbest
-
Làm Sao để Tạo Một Bản Thuyết Trình Kế Hoạch Kinh Doanh Bằng ...
-
Danh Sách 15 Mẫu Tốt Nhất: Cho Bài Thuyết Trình Powerpoint Về Kế ...
-
Mẫu Slide PowerPoint Kế Hoạch Kinh Doanh: Business Plan ...
-
Mẫu Powerpoint Về Kế Hoạch Kinh Doanh
-
Mẫu PPT Kế Hoạch Hoạt động Kinh Doanh đơn Giản Màu Nâu - Pikbest
-
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh - SlideShare
-
PowerPoint ấn Tượng: Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Sinh Tố - YouTube
-
Kế Hoạch Tiếp Thị Kinh Doanh Thời Trang Ppt - Pngtree