Kế Hoạch Marketing Cho Shop Quần Áo Thời Trang Online Và Offline
Có thể bạn quan tâm
Kế hoạch marketing cho shop quần áo là một chiến lược toàn diện nhằm quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng thông qua các kênh trực tuyến và truyền thống. Nó bao gồm việc phân tích thị trường, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, và triển khai các chiến thuật marketing phù hợp để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.
Trong thế giới thời trang đầy cạnh tranh hiện nay, một kế hoạch marketing hiệu quả là chìa khóa để shop quần áo của bạn nổi bật giữa hàng loạt đối thủ. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng một chiến lược marketing toàn diện, từ việc phân tích thị trường, áp dụng mô hình SWOT, cho đến việc triển khai chiến lược 5P trong marketing. Chúng ta sẽ khám phá các phương pháp tiếp cận khách hàng hiệu quả, cả online và offline, cùng những bí quyết để tạo dựng thương hiệu mạnh mẽ trong lĩnh vực thời trang.
- Phân Tích Thị Trường
- Thị trường online:
- Thị trường offline:
- Phân Tích SWOT
- Marketing 5P
- Product – sản phẩm
- Price – giá
- Promotion – xúc tiến
- Quảng cáo truyền thống
- Quảng cáo trên trên Internet:
- Place – phân phối
- People – con người
- Các câu hỏi liên quan
- Làm thế nào để xây dựng chiến lược marketing tích hợp online và offline hiệu quả cho shop quần áo thời trang?
- Làm sao để xây dựng thương hiệu mạnh cho shop quần áo thời trang trong thị trường cạnh tranh?
- Làm thế nào để tận dụng xu hướng thời trang bền vững trong chiến lược marketing?
Phân Tích Thị Trường
Bạn đang kinh doanh thời trang online, offline hay cả hai? Thị trường online và offline sẽ có nhiều đặc điểm khác nhau. Nên để đưa ra chiến lược marketing phù hợp, bạn cần phân tích đúng thị trường mà mình đang hướng tới.
Thị trường online:
- Bạn bán hàng online ở đâu? Trên mạng xã hội, ở các trang TMĐT hay ở website riêng,…?
- Đối tượng khách hàng bạn hướng đến là ai? Họ thường xuyên sử dụng kênh online nào?
- Đối thủ cạnh tranh, mức giá thị trường của các sản phẩm mà bạn đang bán ra sao?
Thị trường offline:
- Bạn bán hàng ở đâu? Trục đường nào, mật độ dân cư và giao thông ở đó như thế nào?
- Quy mô cửa hàng bạn lớn hay nhỏ?
- Khách hàng mà bạn hướng đến là ai? Khả năng tiếp cận với khách hàng ra sao?
- Các đối thủ cạnh tranh trong khu vực có nhiều không? Mức giá thị trường sản phẩm mà bạn đang bán? (Ngoài những shop trong khu vực, bạn cũng nên tham khảo giá của các shop online).
- Việc phân tích kỹ thị trường sẽ giúp bạn xây dựng chiến lượng marketing phù hợp và rõ ràng hơn.
Phân Tích SWOT
Để lên kế hoạch marketing phù hợp, bước phân tích SWOT cực kỳ quan trọng. Về cơ bản, mô hình SWOT gồm 4 yếu tố: Strengths – điểm mạnh, Weaknesses – điểm yếu, Opportunities – cơ hội, Threats – thách thức.
Phân tích SWOT một cách chính xác sẽ giúp bạn xác định mục tiêu chiến lược và hướng marketing đúng đắn nhất.
- Điểm mạnh: Sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp có những điểm mạnh gì, có gì khác biệt so với thị trường? Ví dụ: nguồn hàng chất lượng được tuyển chọn, hàng tự thiết kế và đặt may, hàng nhập khẩu, giá cả rất cạnh tranh, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp…
- Điểm yếu: Những điểm hạn chế trong việc kinh doanh của shop? Ví dụ: truyền thông chưa tốt, thiếu kinh nghiệm quản lý cửa hàng, nhân viên bán hàng chưa chuyên nghiệp, nguồn hàng chưa chất lượng…
- Cơ hội: Trong tình hình hiện tại, có thể nói sự phát triển của thương mại điện tử được xem là một cơ hội lớn cho các shop kinh doanh thời trang. Nếu biết nắm bắt thì sẽ tiếp cận được với rất nhiều khách hàng.
- Thách thức: Song song với cơ hội thì shop kinh doanh của bạn cũng gặp nhiều thách thức và những mối đe dọa từ đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là trong thời đại bán hàng online phát triển mạnh như hiện tại. Ngoài ra, cho dù kinh doanh online hay offline thì nếu không làm chủ được công nghệ, shop của bạn cũng rất khó để phát triển mạnh được.
Việc phân tích SWOT sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội mà mình sẽ gặp phải trong kinh doanh thời trang. Từ đó, lên chiến lược marketing phù hợp.
Marketing 5P
Marketing 5P là mô hình marketing đề cao về lợi ích và nhu cầu của khách hàng, bao gồm: Product – sản phẩm, Price – giá, Promotion – xúc tiến, Place – phân phối, People – con người. Đây được xem là mô hình marketing được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay.
Tùy vào đặc điểm và tình hình kinh doanh hiện tại, bạn cần lên kế hoạch marketing kết hợp với 5 yếu tố sau:
Product – sản phẩm
Những mặt hàng thời trang chủ đạo của shop bạn là gì? Thời trang nam, thời trang nữ, thời trang công sở, thời trang trẻ em, thời trang biển hay quần áo thể thao thời trang… Trừ trường hợp quy mô kinh doanh của shop bạn rất lớn, còn lại bạn nên tập trung vào một số nhóm mặt hàng chủ đạo nhất định. Điều này sẽ giúp bạn có sự đầu tư tốt nhất, đem đến những sản phẩm đa dạng và chất lượng nhất cho khách hàng.
Bên cạnh đó, một số yếu tố cũng được liệt kê vào mục Product, đó là cách đóng gói và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Để chuyên nghiệp hóa thương hiệu, tốt nhất bạn nên đầu tư kỹ vào khâu đóng gói (sử dụng bao bì bắt mắt có in logo) và chính sách đổi trả sản phẩm rõ ràng.
Price – giá
Mức giá sản phẩm của bạn bao nhiêu? So với giá thị trường thì như thế nào? Đa số, các shop kinh doanh thời trang thường có 2 xu hướng:
- Định giá sản phẩm thấp để có khả năng cạnh tranh lớn hơn so với thị trường (đặc biệt là bán hàng online – khi mà giá bán thường được công khai). Với phương án này, cần đưa ra một mức giá phù hợp để vừa đảm bảo tính cạnh tranh – thu hút nhiều khách hàng, vừa đem lại lợi nhuận.
- Định giá sản phẩm riêng với cam kết sản phẩm chất lượng. Phương án này phù hợp với những shop thời trang thiết kế, có kiểu dáng phong phú, chất lượng vải tốt, đường may tỉ mỉ… Bởi khách hàng chính của shop là đối tượng có thu nhập, không quá quan tâm về giá.
Chiến lược giá trong marketing rất quan trọng, nên cần nghiên cứu thị trường kỹ để đưa ra mức giá tối ưu nhất cho khách hàng, cũng như đem lại lợi nhuận cho shop mình.
Promotion – xúc tiến
Quảng cáo và xúc tiến là bước quan trọng giúp shop của bạn tiếp cận được khách hàng. Vì thế, bạn cần đầu tư kỹ càng về phần này.
Quảng cáo truyền thống
Sử dụng tờ rơi, standee, banner,… cho những dịp khai trương, khuyến mãi. Chăm chút “ngoại hình” của cửa hàng như biển hiệu, ma-nơ-canh, hệ thống đèn điện, gương, giá kệ,… Tốt nhất nên trang trí cửa hàng theo một phong cách cụ thể.
Phát triển kênh truyền miệng thông qua người thân, bạn bè và những khách hàng quen (để phát triển kênh quảng cáo này, ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm – dịch vụ thì tốt nhất bạn nên có những chính sách ưu đãi phù hợp cho đối tượng khách hàng thân thiết).
Quảng cáo trên trên Internet:
Trên mạng xã hội: nếu bạn muốn đẩy mạnh bán hàng trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Pinterest, Tiktok… thì có thể tìm hiểu thêm về các dịch vụ quảng cáo để thu hút khách hàng.
Tuy nhiên, cho dù bán hàng online hay không thì các tài khoản trên mạng xã hội của bạn cũng cần có thông tin rõ ràng và đầy đủ. Bởi khách hàng hiện nay có xu hướng tìm hiểu rất kỹ các thông tin trên internet trước khi quyết định mua hàng. Một profile đầy đủ, chuyên nghiệp, thường xuyên cập nhật hoạt động, đầu tư hình ảnh đẹp và có sự tương tác cao sẽ tạo niềm tin tốt hơn với khách.
Đặc biệt, hội nhóm Facebook hiện nay hoạt động rất chất lượng, bạn cũng có thể đầu tư vào quảng cáo tại các group liên quan. Ví dụ: đặt đăng bài quảng cáo, tăng cường hoạt động và seeding để tăng độ nhận diện thương hiệu (tuy nhiên, với phương án này bạn cần phải thực sự khéo léo để tạo hiệu ứng tự nhiên nhất, nếu không sẽ không đem lại hiệu quả).
Quảng cáo trên các trang TMĐT: nếu bạn có gian hàng trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,.. thì ngoài việc chăm chút cho gian hàng và profile của mình, bạn cũng cần lên kế hoạch cho những chương trình khuyến mãi. Đặc biệt, bạn cũng có thể chạy quảng cáo cho các sản phẩm (từ khóa sản phẩm) của mình trên các trang TMĐT này.
Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm (Google, Cốc Cốc): nếu bạn có website bán hàng thì không nên bỏ qua hình thức quảng cáo này. Tuy nhiên, để quảng cáo trên công cụ tìm kiếm hiệu quả bạn cần phải có kiến thức về chạy quảng cáo hoặc sử dụng các dịch vụ marketing bên ngoài.
Chương trình khuyến mãi: Những chương trình khuyến mãi chất lượng sẽ có khả năng thu hút khách hàng hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số chương trình sau:
Giảm giá sâu cho các dịp kỷ niệm, dịp lễ: cần giảm đúng giá (không tăng giá rồi đưa ra chương trình khuyến mãi) và không thực hiện quả kéo dài, quá thường xuyên.
Hàng tặng kèm: nên ưu tiên sử dụng sản phẩm của shop để tặng kèm. Ví dụ: mua áo len tặng khăn len, mua giày tặng tất/lót giày, mua áo khoác tặng áo giữ nhiệt,… Cách này vừa giúp bạn giải quyết được hàng tồn, vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Khuyến mãi khi ra mắt sản phẩm mới: với những shop kinh doanh hàng thời trang thiết kế hay hàng phân phối của các thương hiệu nổi tiếng, việc khuyến mãi khi ra mắt sản phẩm vừa là một cách quảng bá sản phẩm vừa kích cầu khá hiệu quả.
Chương trình chăm sóc khách hàng: với những khách hàng lâu năm hay khách hàng có đơn hàng lớn thì bạn có thể có những chương trình chăm sóc riêng như: bốc thăm trúng thưởng, giảm chiết khấu, tặng quà riêng,… Đây là một cách chăm sóc chuyên nghiệp mà bạn nên tham khảo.
Tri ân theo ngày cụ thể: Giống như trên các trang TMĐT, cứ đến ngày 1/1, 2/2, 3/3,… là khách hàng lại nhớ đến việc “săn sale”. Bạn cũng có thể chọn 1 ngày cụ thể để khuyến mãi trong tháng, điều này sẽ dần nhắc khách hàng nhớ đến shop của bạn: “À, hôm nay shop ABC có khuyến mãi này”.
Minigame: Với các trang bán hàng online trên mạng xã hội, bạn còn có thể tham khảo các chương trình minigame để tăng sự tương tác của khách hàng.
Place – phân phối
Nếu bán hàng offline, thông thường bạn sẽ phân phối trực tiếp đến khách hàng. Còn bán hàng online thì đa số sẽ thông qua một đơn vị giao hàng nào đó.
Hầu hết khách hàng muốn được ship nhanh với phí vận chuyển thấp. Do đó bạn cần chọn dịch vụ vận chuyển uy tín cũng như hỗ trợ phần nào phí vận chuyển cho khách hàng.
Ngoài ra, việc đóng gói hàng hóa chuyên nghiệp sẽ tạo thiện cảm hơn cho khách hàng, nên shop bạn cần thực hiện công đoạn này thật cẩn thận nhé.
People – con người
Yếu tố con người cực kỳ quan trọng trong kế hoạch marketing cũng như quá trình kinh doanh của shop thời trang:
- Nhân viên: cần sự chuyên nghiệp từ khâu tư vấn, kỹ năng bán hàng quần áo, đóng gói hàng, giao hàng và chăm sóc khách hàng sau mua hàng (cả online lẫn offline). Nên bạn cần trao đổi cụ thể về kế hoạch marketing cũng như các yêu cầu của mình.
- Khách hàng: cần được chăm sóc cẩn thận từ online đến offline. Đặc biệt, những kênh tương tác tốt như fanpage cần được chăm sóc thường xuyên.
Trên đây là những chia sẻ của DONY về các bước lập kế hoạch marketing hiệu quả cho shop bán hàng thời trang. Với mỗi hình thức kinh doanh (online hay offline), mỗi quy mô, mỗi nhóm mặt hàng, mỗi nhóm đối tượng khách hàng sẽ có chiến lược kinh doanh riêng. Vì thế, hãy phân tích thật kỹ để lên kế hoạch marketing phù hợp nhất nhé.
Mọi thắc mắc về dịch vụ may gia công, bạn có thể liên hệ với DONY qua hotline 0906 718 123 (Mr Hồ Long) – 0938 842 123 (Ms Mỹ Linh) để được tư vấn nhanh chóng. Với kinh nghiệm và uy tín lâu năm trong nghề, chúng tôi tự tin cung cấp những sản phẩm thời trang chất lượng – hợp xu hướng với giá thành cạnh tranh nhất. Chúc bạn thành công!
Các câu hỏi liên quan
Làm thế nào để xây dựng chiến lược marketing tích hợp online và offline hiệu quả cho shop quần áo thời trang?
Để xây dựng chiến lược marketing tích hợp, bạn cần kết hợp hài hòa giữa các kênh online và offline. Ví dụ, sử dụng mã QR trên tài liệu quảng cáo offline để dẫn khách hàng đến trang web hoặc ứng dụng di động. Tổ chức sự kiện offline và quảng bá trực tuyến để tăng độ phủ sóng. Theo một nghiên cứu của Harvard Business Review, các chiến lược marketing tích hợp có thể tăng ROI lên đến 35% so với các chiến dịch đơn lẻ. Công ty DONY, chuyên may in thêu đồng phục hoặc trang phục thời trang, đã áp dụng thành công chiến lược này bằng cách kết hợp showroom trưng bày sản phẩm với nền tảng thương mại điện tử, giúp tăng doanh số bán hàng lên 40% trong năm qua.
Làm sao để xây dựng thương hiệu mạnh cho shop quần áo thời trang trong thị trường cạnh tranh?
Để xây dựng thương hiệu mạnh, bạn cần định vị rõ ràng, tạo ra giá trị độc đáo và nhất quán trong mọi điểm tiếp xúc với khách hàng. Phát triển câu chuyện thương hiệu hấp dẫn và truyền tải qua các kênh marketing. Tập trung vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng xuất sắc. DONY đã xây dựng thương hiệu mạnh bằng cách tập trung vào chất lượng may in thêu cao cấp và dịch vụ khách hàng tận tâm, giúp tăng nhận diện thương hiệu lên 70% trong 2 năm qua.
Làm thế nào để tận dụng xu hướng thời trang bền vững trong chiến lược marketing?
Để tận dụng xu hướng thời trang bền vững, bạn cần tập trung vào sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường, quy trình sản xuất tiết kiệm năng lượng và nước, đồng thời truyền thông về các nỗ lực này đến khách hàng. Tạo ra các bộ sưu tập capsule hoặc sản phẩm tái chế. DONY đã triển khai dòng sản phẩm thời trang từ vải organic và tái chế, giúp tăng 30% doanh số trong phân khúc khách hàng quan tâm đến môi trường.
1/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Swot Kinh Doanh Quần áo
-
Phân Tích SWOT Kinh Doanh Dòng Quần áo
-
Chiến Lược SWOT Cho Marketing Ngành Thời Trang
-
Đề Tài: Kế Hoạch Kinh Doanh Sản Phẩm Quần áo Cao Cấp - 123doc
-
HV STORE - Chiến Lược Kinh Doanh Ngành Thời Trang 1. Phân...
-
Có Nên Mở Shop Quần Áo Không? Cơ Hội & Rủi Ro Khi ... - Hải Triều
-
Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Marketing Cho Shop Quần áo Thời Trang
-
Phân Tích Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Thời Trang Việt
-
NHÓM 7-MK1803-LẬP KẾ HOẠCH KINH Doanh CHO CỬA HÀNG ...
-
Đề Tài Thẩm định Dự án Cửa Hàng Thời Trang | Xemtailieu
-
[Phân Tích] Mô Hình SWOT Của Adidas - ATP Web
-
Chủ đề SWOT Kinh Doanh Quần áo
-
TopList #Tag: SWOT Kinh Doanh Quần áo
-
Chiến Lược Marketing Sản Phẩm Thời Trang Tuổi Teen - TaiLieu.VN
-
Khám Phá Mô Hình Phân Tích SWOT Kinh Điển
-
SWOT Kinh Doanh Quần áo - TopList #Tag - Blog Của Thư
-
Ví Dụ Về Mô Hình SWOT ZARA (Cập Nhật Thông Tin Mới Nhất 2020)
-
Tiểu Luận Kế Hoạch Kinh Doanh Thời Trang Big Size - Tài Liệu Text
-
Cách Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cửa Hàng Quần áo Thời Trang - TOPICA