KÊ KHAI VÀ NỘP THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CHO THUÊ TÀI SẢN

Hiện nay, hầu như các doanh nghiệp hoạt động đều tiến hành thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh, mà phần lớn đều thuê nhà của cá nhân. Một vấn đề đặt ra là, cá nhân này có cần kê khai và nộp thuế hay không? Nếu có thì cá nhân cần phải nộp những loại thuế gì? Thời hạn nộp ra sao?

1. Tổng số tiền thuê nhà <100 triệu / năm:

a. Lệ phí môn bài:

Theo Điều 3 Nghị định 136/2016/NĐ-CP:

“Điều 3. Miễn lệ phí môn bài Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.”

b. Thuế GTGT & TNCN:

Theo điều 1  Khoản 7 của TT 119/2014/TT-BTC quy định:

“Hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê thuộc đối tượng phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và nộp thuế môn bài theo thông báo của cơ quan thuế. Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê mà tổng số tiền cho thuê trong năm thu được từ một trăm triệu đồng trở xuống hoặc tổng số tiền cho thuê trung bình một tháng trong năm từ 8,4 triệu đồng trở xuống thì không phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và cơ quan thuế không thực hiện cấp hóa đơn lẻ đối với trường hợp này”.

c. Điều kiện để đưa vào chi phí được trừ:

Căn cứ vào điểm 2.4 khoản 2 điều 6 của TT 78/2014/TT-BCT quy định về các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

“2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: …. – Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm). Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. كيف تربح في الروليت Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê tính vào chi phí được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.”

=> Như vậy, cần những chứng từ sau để đưa chi phí thuê nhà vào chi phí được trừ:

– Hợp đồng thuê nhà, phụ lục hợp đồng (nếu có)

– Chứng từ thanh toán tiền thuê nhà.

– Bảng kê 01/TNDN (ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC).

2. Tổng số tiền thuê nhà từ 100 triệu / năm trở lên:

a. Lệ phí môn bài:

Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 136/2016/NĐ-CP:

“2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau: a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm; b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm; c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm”

– Nếu phát sinh trong thời gian cuối năm (tức là phát sinh từ ngày 1/7) thì nộp 50% mức lệ phí cả năm.

b. Thuế GTGT & TNCN:

Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC:

“…2. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu. a) Doanh thu tính thuế Doanh thu tính thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản được xác định như sau: a.1) Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cho thuê tài sản là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác không bao gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê. a.2) Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê tài sản là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác bao gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê. a.3) Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân xác định theo doanh thu trả tiền một lần. b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu – Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cho thuê tài sản là 5% – Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê tài sản là 5% c) Xác định số thuế phải nộp Số thuế GTGT phải nộp       = Doanh thu tính thuế GTGT         x          Tỷ lệ thuế GTGT 5% Số thuế TNCN phải nộp       = Doanh thu tính thuế TNCN         x          Tỷ lệ thuế TNCN 5%…”

2. Nghĩa vụ nộp thuế:

Căn cứ theo Công văn 2994/TCT-TNCN ngày 24/7/2015 của Tổng cục thuế:

“…2. Đối với cá nhân cho thuê tài sản – Cá nhân cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế, hoặc – Bên thuê tài sản khai và nộp thuế thay nếu trong hợp đồng có thoả thuận bên thuê là người nộp thuế…”

Như vậy trong hợp đồng thuê nhà nên quy định rõ:

– Giá thuê đã bao gồm các khoản thuế phát sinh từ việc cho thuê tài sản hay chưa?

– Ai là người có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế liên quan đến việc thuê và cho thuê tài sản? مال مجاني

3. Hồ sơ nộp thuế:

– Hợp đồng thuê nhà

– Giấy chứng minh photo có công chứng của cá nhân cho thuê nhà.

– Tờ khai lệ phí môn bài theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP. تعلم اسرار الروليت

– Tờ khai thuế cho thuê tài sản Mẫu 01/TTS (Ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính).

– Phụ lục theo mẫu 01-1/BK-TTS (nếu là lần khai thuế đầu tiên của Hợp đồng hoặc Phụ lục hợp đồng);

4. Điều kiện để đưa vào chi phí được trừ:

– Hợp đồng thuê nhà, phụ lục hợp đồng (nếu có)

– Chứng từ thanh toán tiền thuê nhà.

– Chứng từ nộp thuế thay cho chủ nhà và hồ sơ nộp thuế.

Thân chào các bạn!

0 0 votes Article Rating Post Views: 21,497

Từ khóa » Bảng Kê Nộp Thuế Cho Thuê Tài Sản