Kế Toán Ngân Hàng Thương Mại - Thành Lập Công Ty Online
Có thể bạn quan tâm
1. Đối tượng kế toán ngân hàng thương mại (NHTM)
- Nguồn vốn và tài sản trong quá trình vận động
- Cấu trúc nguồn vốn và tài sản của NHTM
- Tài sản: Vốn khả dụng và các khoản đầu tư, tín dụng, tài sản cố định và tài sản có khác
- Nguồn vốn: Nợ phải trả, vốn chủ sở hữu
- Tiền tệ vừa là thước đo giá trị, vừa là đối tượng kinh doanh
- Đối tượng kế toán ngân hàng vận động theo sự dịch chuyển về sở hữu và sử dụng giữa các chủ thể phức tạp trong nền kinh tế
- Đối tượng kế toán ngân hàng phong phú và đa dạng dẫn đến phân tổ khó khăn, sử dụng nhiều tiêu chí, lồng ghép nhiều tầng nấc.
2. Nhiệm vụ kế toán ngân hàng thương mại
- Phản ánh các nghiệp vụ kịp thời, chính xác , trung thực, khách quan, toàn diện… theo nguyên tắc và chuẩn mực kế toán.
- Phân tích và cung cấp thông tin cho quản lý: Thông tin chi tiết, thông tin khái quát, tổng hợp
- Giám sát mọi mặt nghiệp vụ của ngân hàng, đảm bảo an toàn tài sản cho ngân hàng và khách hàng
a. Đặc điểm kế toán NHTM
Tính tổng hợp (xã hội) cao
- Không chỉ phản ánh toàn bộ các mặt hoạt động của bản thân ngân hàng
- Mà còn phản ánh phần lớn hoạt động kinh tế, tài chính của nền kinh tế thông qua các quan hệ: Tiền tệ, tín dụng, thanh toán
- Giữa các NH trong nên kinh tế (doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân)
- Thông tin kế toán ngân hàng là những chỉ tiêu quan trọng giúp cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động ngân hàng và quản lý nền kinh tế
Từ đặc điểm xã hội hoá cao, đòi hỏi việc xây dựng chế độ kế toán cho NH phải đảm bảo
- Vừa phản ánh đầy đủ hoạt động của NH
- Vừa phản ánh được hoạt động kinh tế, tài chính của nền kinh tế
Xử lý nghiệp vụ theo quy trình công nghệ nghiêm ngặt, chặt chẽ
- Tiến hành đồng thời hai việc: Kiểm soát, xử lý nghiệp vụ, ghi sổ kế toán khi có nghiệp vụ phát sinh
- Số nghiệp vụ rất lớn
- Yêu cầu thời gian giao dịch ngắn nhất giúp chuẩn hóa quá trình giao dịch, kế toán NHTM mang tính giao dịch rất cao
Tính kịp thời và chính xác cao độ
- Đối tượng kế toán NHTM liên quan mật thiết đến đối tượng kế toán của các DN, cá nhân trong nền kinh tế
- NHTM tập trung khối lượng vốn tiền tệ rất lớn của xã hội
- Từ đặc điểm giao dịch => yêu cầu xử lý tức thời nghiệp vụ (giao dịch phát sinh)
Khối lượng chứng từ lớn và phức tạp
- Nghiệp vụ đa dạng
- Số lượng giao dịch lớn
- Khối lượng chứng từ lớn, chủng loại phức tạp, tổ chức luân chuyển qua nhiều khâu, đòi hỏi việc thiết kế chứng từ và quy trình luân chuyển khoa học, nhịp nhàng
Tập trung và thống nhất cao độ
- Tập trung tuỳ theo điều kiện công nghệ
- Thống nhất trong toàn hệ thống
b. Tài khoản kế toán NHTM
Khái niệm: Tài khoản kế toán ngân hàng thương mại là nơi ghi chép, nghiệp vụ phát sinh, liên quan đến một nội dung vật chất nhất định
Phân loại tài khoản kế toán NHTM
- Theo bản chất kinh tế: Tài khoản tài sản (phản ánh tài sản, dư nợ); tài khoản nguồn vốn (phản ánh nguồn vốn, dư có); Tài khoản tài sản – nguồn vốn (lúc phản ánh tài sản, lúc phản ánh nguồn vốn, khi phản ánh tài sản thì dư nợ, khi phản ánh nguồn vốn thì dư có)
- Theo mức độ tổng hợp: Tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết/ tiểu khoản/ tài khoản phân tích
- Theo mối quan hệ với bảng cân đối kế toán: Tài khoản nội bảng (phản ánh tài sản, nguồn vốn, số dư nằm trong BCĐKT); tài khoản ngoài bảng/ngoại bảng (phản ánh những đối tượng không thuộc sử hữu, sử dụng nhưng phải quản lý, số dư nằm ngoài bảng).
XEM THÊM: Thành lập công ty tại TP.HCM
c. Chứng từ kế toán NHTM
Khái niệm
- Chứng từ kế toán NHTM là vật mang tin như giấy, băng đĩa, đĩa từ,…
- Chứng minh một cách hợp pháp, hợp lệ
- Nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, hoàn thành tại cơ quan ngân hàng
- Căn cứ để hạch toán vào sổ sách kế toán tại ngân hàng
- Các yếu tố cơ bản của chứng từ kế toán NHTM
- Tên gọi và số hiệu
- Bên lập chứng từ: Tên gọi, địa chỉ và số hiệu tài khoản ngân hàng
- Bên nhận chứng từ: Tên gọi, địa chỉ và số hiệu tài khoản ngân hàng
- Nội dung phát sinh nghiệp vụ
- Số tiền (bằng số, bằng chữ)
- Thời gian: thời điểm lập, nhận chứng từ
- Dấu, chữ ký của các bên có liên quan
Phân loại chứng từ kế toán NHTM
- Theo tính pháp lý và công dụng ghi sổ: Chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ, chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ
- Theo chủ thể lập: Chứng từ do khách hàng lập, chứng từ do ngân hàng lập
- Theo mức độ tổng hợp: Chứng từ đơn nhất, chứng từ liên hoàn
- Theo hình thái vật chất: Chứng từ giấy, chứng từ điện tử
Kiểm soát kiểm chứng từ kế toán
Khái niệm: Kiểm tra tính đúng đắn của các yếu tố đã ghi trên chứng từ, nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trong toàn bộ quá trình xử lý
Sự cần thiết của kiểm soát các chứng từ kế toán ngân hàng: Tránh lỗi lập sai chứng từ, vì: Thiếu hiểu biết về kỹ thuật lập chứng từ, sơ suất, nhầm lẫn, cố ý lập sai
Trách nhiệm kiểm soát chứng từ:
- Kế toán viên, thanh toán viên, thủ quỹ
- Giao dịch viên
- Trưởng phòng kế toán hoặc người được uỷ quyền (kiểm soát viên)
Nguyên tắc luân chuyển chứng từ kế toán ngân hàng
- Tổng thể: luân chuyển nhanh nhất nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu kiểm soát, xử lý hạch toán
- Cụ thể, đối với các chứng từ thanh toán
- Tiền mặt: Thu: thu trước, ghi sau; Chi: ghi trước, chi sau
- Chuyển khoản: luân chuyển phải đảm bảo ghi Nợ trước, ghi Có sau
Tổ chức bộ máy kế toán trong toàn hệ thống NHTM
Trong toàn hệ thống, ngân hàng
- Mô hình kế toán phân tán: Xử lý thông tin tại ngay đơn vị, kết nối thông tin với HSC rời rạc
- Mô hình kế toán tập trung: Tập trung hoá tài khoản, xử lý thông tin tập trung tại HSC
- Mô hình kế toán tập trung kết hợp phân tán: Nền tảng công nghệ tập trung, chia tách kết quả lao động của từng đơn vị
Trong một đơn vị ngân hàng: Giao dịch nhiều cửa, giao dịch một cửa.
Trên đây là những nhiệm vụ và công việc của kế toán ngân hàng thương mại. Công ty tư vấn Quang Minh chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn thành lập công ty, dịch vụ kế toán uy tín và dịch vụ khai báo thuế. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trên chúng tôi tin rằng khách hàng luôn hài lòng với dịch vụ được trải nghiệm. Nếu có bất cứ thắc mắc hãy liên hệ để được giải đáp. Cảm ơn quý bạn đọc.
Từ khóa » Hệ Thống Kế Toán Ngân Hàng
-
Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán Ngân Hàng
-
Thông Tư 31/2019/TT-NHNN Hệ Thống Tài Khoản ... - Thư Viện Pháp Luật
-
Phương Pháp Học Tốt Nguyên Lý Kế Toán Ngân Hàng
-
Kế Toán Ngân Hàng Là Gì? Nguyên Tắc Và Nhiệm Vụ Của Kế Toán Ngân ...
-
1. Kế Toán Ngân Hàng Là Gì?
-
Thông Tư 27/2021/TT-NHNN - Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
-
Đổi Mới Hệ Thống Quy định Kế Toán Trong Ngân Hàng Thương Mại đáp ...
-
[DOC] Hạch Toán Chi Tiết - Ngân Hàng Nhà Nước
-
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG - SlideShare
-
Dự Thảo Thông Tư Về Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán Và Chế độ Báo Cáo ...
-
[DOC] Nội Dung Hạch Toán 2 Tài Khoản - Ngân Hàng Nhà Nước
-
Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán Theo Thông Tư 200 Mới Nhất Hiện Nay
-
Thông Tư 31/2019/TT-NHNN Hệ Thống Tài Khoản Kế ... - LuatVietnam
-
Quyết định 176/QĐ-NH2 Về Việc Bổ Sung Tài Khoản Vào Hệ Thống Tài ...