Phương Pháp Học Tốt Nguyên Lý Kế Toán Ngân Hàng
Có thể bạn quan tâm
1. Đặc điểm của kế toán ngân hàng
Kế toán ngân hàng là việc thu thập, ghi chép, xử lý, phân tích các nghiệp vụ kinh tế, tài chính, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý hoạt động tiền tệ ở ngân hàng, và cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân theo qui định của Pháp luật.
Kế toán là một công cụ quan trọng để quản lý kinh tế tài chính ở mỗi đơn vị, tổ chức kinh tế cũng như ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cũng giống như kế toán trong các doanh nghiệp hay các đơn vị hành chính sự nghiệp. Công tác kế toán trong ngân hàng rất phức tạp, các nghiệp vụ phát sinh nhiều do đó đòi hỏi các kế toán viên phải hạch toán và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách nhanh chóng, chính xác, cẩn thận và đảm bảo đúng nguyên tắc kế toán. Vì vậy chúng ta phải nắm chắc được những kiến thức cơ bản về nguyên lý kế toán ngân hàng.
2. Phương pháp học nguyên lý kế toán ngân hàng
Trước khi tìm hiểu về vấn đề này bạn có thể tham khảo khóa học nguyên lý kế toán ngân hàng dành cho các bạn ít kinh nghiệm, tiếp theo đó Lamketoan.vn xin chia sẻ một số kinh nghiệm để học tốt nguyên lý kế toán ngân hàng theo từng chương như sau:
Xem thêm: Bài tập nguyên lý kế toán chương 1 có lời giải
a. Học thuộc, nắm được các tài khoản trong hệ thống tài khoản
Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng phức tạp, nhiều tài khoản, và các tài khoản được chi tiết hơn rất nhiều so với kế toán doanh nghiệp và kế toán hành chính sự nghiệp
Cụ thể:
Hệ thống tài khoản NHNN | Hệ thống tài khoản TCTD | ||
Ký hiệu loại | Tên loại | Ký hiệu loại | Tên loại |
I. Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán | I. Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán | ||
1 | Hoạt động ngân quỹ | 1 | Vốn khả dụng và các khoản đầu tư |
2 | Hoạt động đầu tư và TD | 2 | Hoạt động tín dụng |
3 | TSCĐ và TS có khác | 3 | TSCĐ và TS có khác |
4 | Phát hành tiền và nợ phải trả | 4 | Các khoản phải trả |
5 | Hoạt động thanh toán | 5 | Hoạt động thanh toán |
6 | Vốn, quỹ và kết quả hoạt động của NH | 6 | Nguồn vốn chủ sở hữu |
7 | Các khoản thu | 7 | Thu nhập |
8 | Các khoản chi | 8 | Chi phí |
II. Phần ngoại bảng | II. Phần ngoại bảng | ||
9 | Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán | 9 | Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán |
b. Hiểu được tính chất của các loại tài khoản
* Các tài khoản thuộc nhóm Tài khoản TÀI SẢN – Assets
+ Tài khoản loại 1: Vốn khả dụng và các khoản đầu tư (VD: Tiền mặt, chứng từ có giá, tiền gửi tại NHNN….)
+ Tài khoản loại 2: Hoạt động tín dụng(VD: các tài khoản cho vay TCTD khác, cho vay khách hàng….)
+ Tài khoản loại 3: Tài sản cố định và tài sản có khác (VD: TSCĐ, Vật liệu, công cụ dụng cụ, xây dựng cơ bản, ….)
=> Là những tài khoản có tính chất tăng ghi Nợ, giảm ghi Có và số dư bên Nợ
* Các tài khoản thuộc nhóm Tài khoản NỢ PHẢI TRẢ – Liabilities
+ Tài khoản loại 4: Các khoản phải trả(VD: Các khoản nợ Chính phủ và NHNN, Các khoản nợ các TCTD khác, Tiền gửi của khách hàng….)
=> Là những tài khoản có tính chất tăng ghi Có, giảm ghi Nợ và số dư bên Có
* Các tài khoản thuộc nhóm Tài khoản THANH TOÁN
+ Tài khoản thuộc loại 5: Hoạt động thanh toán(VD: Thanh toán bù trừ, chuyển tiền, liên hàng và thanh toán với ngân hàng nước ngoài)
=> Là những tài khoản lúc có số dư bên Có và lúc có số dư bên Nợ.
* Các tài khoản thuộc nhóm VỐN CHỦ SỞ HỮU – Equity
+ Tài khoản loại 6: Nguồn vốn chủ sở hữu (VD: Vốn của TCTD, các Quỹ, Chênh lệch tỷ giá, chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhuận chưa phân phối).
=> Là những tài khoản khi phát sinh tăng thì ghi Có và khi phát sinh giảm thì ghi Nợ, Số dư bên Có
* Các tài khoản thuộc loại THU NHẬP – Income:
+ Tài khoản loại 7: Thu nhập( Bao gồm các tài khoản để phản ánh tất cả các loại thu nhập của ngân hàng như Lãi, phí, thu từ kinh doanh chứng khoán, ngoại hối, cổ tức…)
=> Là những tài khoản có tính chất ghi tăng bên Có, giảm bên Nợ
* Các tài khoản thuộc loại CHI PHÍ – Expense
+ Tài khoản loại 8: Chi phí (VD: chi phí lãi, chi cho kinh doanh ngoại hối, thuế….)
=> Là những tài khoản có tính chất tăng ghi Nợ, giảm ghi Có
* Các tài khoản thuộc nhóm tài khoản NGOẠI BẢNG – Off-balance sheet
+ Tài khoản loại 9 – Các tài khoản ngoại bảng cân đối kế toán (một số tài khoản chính như: Giao dịch hối đoái chưa thực hiện, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, lãi quá hạn chưa thu…)
=> Là những tài khoản ghi theo Nhập – Xuất tương ứng là Nợ – Có
c. Nắm vững các nguyên tắc cơ bản khi hạch toán kế toán
Kế toán ngân hàng tuân theo 7 nguyên tắc cơ bản trong chuẩn mực kế toán:
– Cơ sở dồn tích
Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của đơn vị liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh chứ không căn cứ thời điểm thực tế thu, hoặc thực tế chi tiền.
– Hoạt động liên tục
Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là một ngân hàng đang trong quá trình hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là ngân hàng không có ý định cũng như không cần thiết phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.
– Giá gốc
Mọi tài sản phản ảnh trong các khoản mục của báo cáo tài chính phải theo nguyên tắc giá gốc. Giá gốc của tài sản được ghi chép theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả, hoặc ghi theo giá hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chế độ kế toán cụ thể.
– Phù hợp
Nguyên tắc phù hợp quy định việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
– Nhất quán
Nguyên tắc nhất quán quy định kế toán phải áp dụng nhất quán các chính sách và phương pháp kế toán ít nhất trong một niên độ kế toán. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
– Thận trọng
Nguyên tắc thận trọng yêu cầu trong khi lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn cần có sự xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết như:
+ Trích lập các khoản dự phòng không quá lớn hoặc không quá thấp.
+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.
+ Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí.
+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có các bằng chứng chắc chắn còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
– Trọng yếu
Các thông tin được xem là trọng yếu nếu như việc bỏ qua thông tin hoặc độ chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính.
Từ khóa » Hệ Thống Kế Toán Ngân Hàng
-
Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán Ngân Hàng
-
Thông Tư 31/2019/TT-NHNN Hệ Thống Tài Khoản ... - Thư Viện Pháp Luật
-
Kế Toán Ngân Hàng Là Gì? Nguyên Tắc Và Nhiệm Vụ Của Kế Toán Ngân ...
-
1. Kế Toán Ngân Hàng Là Gì?
-
Thông Tư 27/2021/TT-NHNN - Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
-
Đổi Mới Hệ Thống Quy định Kế Toán Trong Ngân Hàng Thương Mại đáp ...
-
Kế Toán Ngân Hàng Thương Mại - Thành Lập Công Ty Online
-
[DOC] Hạch Toán Chi Tiết - Ngân Hàng Nhà Nước
-
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG - SlideShare
-
Dự Thảo Thông Tư Về Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán Và Chế độ Báo Cáo ...
-
[DOC] Nội Dung Hạch Toán 2 Tài Khoản - Ngân Hàng Nhà Nước
-
Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán Theo Thông Tư 200 Mới Nhất Hiện Nay
-
Thông Tư 31/2019/TT-NHNN Hệ Thống Tài Khoản Kế ... - LuatVietnam
-
Quyết định 176/QĐ-NH2 Về Việc Bổ Sung Tài Khoản Vào Hệ Thống Tài ...