Kế Toán Quỹ Dự Phòng Tiền Lương - AIEC

Tìm kiếm trên công cụ google với từ khóa “quỹ dự phòng tiền lương”, không khó để bạn bắt gặp các bài viết với tiêu đề rất kêu:Cách hạch toán trích lập quỹ dự phòng tiền lương 133 và 200Quy định về trích lập quỹ dự phòng tiền lương – Kế Toán Lê ÁnhCách hạch toán trích lập quỹ dự phòng tiền lương 2018 theo TT200Và bạn biết điểm thú vị trong nội dung của các bài viết này là gì không? Đó là nội dung liên quan tới hướng dẫn hạch toán kế toán đều HOÀN TOÀN SAI.

Mặc dù tiêu đề bài viết là về “Cách hạch toán trích lập quỹ dự phòng tiền lương 133 và 200”, tuy nhiên nội dung bài viết được đăng tải tại website của Kế toán Thiên Ưng cũng nói rằng:“Lưu ý: Hiện tại chưa có văn bản cụ thể nào hướng dẫn về hạch toán trích lập quỹ dự phòng tiền lương. Dưới đây là chia sẻ của Kế toán Thiên Ưng để các bạn tham khảo nhé”Như vậy, nội dung hướng dẫn hạch toán kế toán hoàn toàn là các suy luận mang tính xét đoán của Kế toán Thiên Ưng, không hề dựa vào các quy định của chuẩn mực hoặc thông tư kế toán. Như vậy, việc tiêu đề bài viết nói rằng các hướng dẫn hạch toán kế toán này tuân thủ theo các quy định của Thông tư 200 và Thông tư 133 có phải là đang gây hiểu lầm cho bạn đọc hay không? Khi mà mọi người sẽ hiểu rằng các hướng dẫn này là hoàn toàn phù hợp với các quy định của thông tư kế toán?Tệ hơn nữa, Kế toán Lê Ánh và Kế toán Đức Minh chỉ đưa ra hướng dẫn hạch toán, hoàn toàn không đưa ra lưu ý đối với người đọc như Kế toán Thiên Ưng đã làm. Vậy các trung tâm kế toán này dựa vào cơ sở gì để nói rằng các hướng dẫn hạch toán kế toán được đăng tải trên website của họ là đúng?

Thực tế, điểm chung của các bài viết hướng dẫn hạch toán trích lập quỹ dự phòng tiền lương đó là họ đều trích dẫn các quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC, và như tất cả chúng ta đều biết, Thông tư 96/2015 là thông tư hướng dẫn về thuế TNDN, không phải thông tư quy định về kế toán. Việc hạch toán kế toán cần tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam. Giữa kế toán và thuế vẫn luôn tồn tại những điểm khác biệt, và công việc của người làm kế toán là phải nhận biết được các điểm khác biệt này.

Quy định tại luật thuế TNDN cho phép doanh nghiệp trích lập quỹ dự phòng tiền lương khi thỏa mãn một số điều kiện nhất định, theo quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC như hướng dẫn của các bài viết trên. Tuy nhiên, Thông tư 200/2014/TT-BTC hoàn toàn không hề có bất kỳ quy định nào liên quan tới việc trích lập quỹ dự phòng tiền lương.

Như vậy, người làm kế toán cần hết sức thận trọng trong trường hợp này. Việc Thông tư 200 không có quy định trích lập dự phòng tiền lương không đồng nghĩa với việc Thông tư cho phép hoặc không cho phép việc trích lập này. Trong trường hợp các quy định của Thông tư là chưa thực sự rõ ràng, chúng ta có thể tham khảo các hướng dẫn của chuẩn mực kế toán để xác định việc ghi nhận kế toán một cách phù hợp nhất.

Dự phòng phải trả thuộc phạm vi điều chỉnh của chuẩn mực kế toán số 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng.

Chuẩn mực định nghĩa dự phòng là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.

Như vậy, một khoản mục chỉ thỏa mãn điều kiện là một khoản dự phòng khi khoản mục này là một khoản nợ phải trả. Chuẩn mực định nghĩa nợ phải trả là nghĩa vụ nợ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện đã qua và việc thanh toán khoản phải trả này dẫn đến sự giảm sút về lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.

Điều 11 của chuẩn mực bổ sung thêm cho điều kiện trên về nguyên tắc ghi nhận của khoản dự phòng:“Một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau:a) Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;b) Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; vàc) Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.”

Như vậy, để một khoản mục thỏa mãn điều kiện ghi nhận dự phòng phải trả, doanh nghiệp phải:– Có nghĩa vụ nợ hiện tại. Nghĩa vụ này có thể là nghĩa vụ pháp lý, hoặc nghĩa vụ liên đới; và– Nghĩa vụ này phát sinh từ một sự kiện đã xảy ra.

Việc hiểu như thế nào là nghĩa vụ nợ hiện tại, nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ liên đới có ý nghĩa rất quan trọng, trong nhiều trường hợp, để xác định việc doanh nghiệp có hay không một khoản mục phải trả (hay dự phòng) trên báo cáo tình hình tài chính. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ không đề cập sâu vào vấn đề trên.

Quay trở lại với vấn đề quỹ dự phòng tiền lương, dựa theo các hướng dẫn của chuẩn mực, chúng ta có thể thấy rằng:

– Chưa có sự kiện nào xảy ra trong quá khứ. Việc trích lập quỹ dự phòng tiền lương là để đảm bảo cho việc thanh toán lương trong tương lai. Thực tế, doanh nghiệp chưa hề nhận được dịch vụ do người lao động cung cấp. Điều kiện về sự kiện xảy ra trong quá khứ như vậy chưa được thỏa mãn.

– Do chưa có bất kỳ sự kiện nào xảy ra trong quá khứ, doanh nghiệp cũng hoàn toàn không hề có bất kỳ một nghĩa vụ pháp lý hay nghĩa vụ liên đới nào phát sinh từ các sự kiện này. Và do vậy, điều kiện về nghĩa vụ nợ hiện tại cũng không được thỏa mãn.

Như vậy, theo quy định của chuẩn mực kế toán số 18, “quỹ dự phòng tiền lương” của doanh nghiệp theo quy định của luật thuế TNDN hoàn toàn không đủ điều kiện ghi nhận dự phòng phải trả trên báo cáo tài chính. Tất cả các hướng dẫn hạch toán kế toán ghi nhận việc trích lập quỹ dự phòng này vào tài khoản 352 – Dự phòng phải trả đều là các hướng dẫn hạch toán sai hoàn toàn về mặt chuẩn mực kế toán.

Lời kếtTôi không nghĩ sẽ có nhiều người tiếp cận được bài viết này, cũng như nội dung bài viết sẽ khó có thể cạnh tranh với bài viết của các trung tâm kế toán trên kết quả tìm kiếm google. Tôi cũng không mong đợi các trung tâm kế toán sẽ có động thái sửa lại các nội dung hướng dẫn của họ. Có thể các bạn đọc cũng cảm thấy bài viết này không thực sự quan trọng, điều đó không sao hết. Điều quan trọng đối với tôi là đã viết lên những điều đúng đắn, và nếu như có điều gì cần ghi nhớ sau bài viết này, các bạn hãy học cách để tự bảo vệ mình trước các nội dung trên internet. Hãy học cách suy xét mọi việc một cách kỹ lưỡng, trước khi lựa chọn tiếp nhận các thông tin mới.

BonusDưới đây là ý kiến kiểm toán của Công ty TNHH KPMG Việt Nam đối với BCTC hợp nhất năm 2017 của Tổng Công ty Truyền thông Đa Phương Tiện, trong đó KPMG Việt Nam đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với khoản trích lập quỹ dự phòng tiền lương như sau:“Việc ghi nhận quỹ dự phòng tiền lương này trên BCTC hợp nhất của Tổng công ty là chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán số 18 – Dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng do Tổng công ty và Công ty con không có nghĩa vụ nợ hiện tại với người lao động tại thời điểm báo cáo.”Các bạn có thể tải bản scan của BCTC hợp nhất tại đây.

Một số khóa học nổi bật

Miễn phí Nguyen Long Nguyen Long 15 Bài giảng 395 Học viên

Hợp nhất báo cáo tài chính cơ bản

Tìm hiểu thêm ₫3,500,000 Nguyen Long Nguyen Long 29 Bài giảng 14 Học viên

Hợp nhất báo cáo tài chính nâng cao

Tìm hiểu thêm

Bài viết cùng chủ đề:

Từ khóa » Mục đích Sử Dụng Quỹ Dự Phòng Tiền Lương