Kế Toán Trách Nhiệm Là Gì Và Việc áp Dụng Nó Trong Doanh Nghiệp

1. Bạn hiểu kế toán trách nhiệm là gì và có đặc điểm ra sao?

1.1. Kế toán trách nhiệm là gì bạn có biết?

Kế toán trách nhiệm được hiểu là một nội dung hết sức cơ bản nằm trong kế toán quản trị cũng là một công cụ vô cùng hữu ích sử dụng để những nhà quản trị áp dụng đánh giá hoạt động kinh doanh hiệu quả trong doanh nghiệp. Mục đích muốn thúc đẩy về tính hợp nhất mục tiêu giữa các bộ phận và hội đồng quản trị qua hệ thống kế toán trách nhiệm hỗ trợ quá trình kiểm soát cũng như đánh giá hoạt động hiệu quả cho mỗi bộ phận được minh bạch rõ ràng góp phần hoạt động của doanh nghiệp thêm hiệu quả. Do đó mà nhà quản trị cần phải nắm bắt và hiểu rõ được kế toán trách nhiệm có vai trò như thế nào để xây dựng một mô hình kế toán trách nhiệm thật thích hợp đối với công tác quản lý mỗi doanh nghiệp.

Kế toán trách nhiệm là gì
Kế toán trách nhiệm là gì

1.2. Đặc điểm kế toán trách nhiệm

1.2.1. Nội dung kế toán trách nhiệm

Mỗi nhà khoa học lại có một quan điểm khác nhau, kế toán trách nhiệm được nghiên cứu, xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau tuy nhiên có thể hiểu kế toán trách nhiệm khai quát như sau: kế toán trách nhiệm là công cụ sử dụng kiểm soát, đo lường cũng như đánh giá việc hoạt động hiệu quả của những bộ phận liên quan tới chi phí, đầu tư, lợi nhuận, doanh thù mà bộ phận có quyền hạn để kiểm soát và chịu trách nhiệm trong tầm kiểm soát phạm vi của bản thân.

Đặc điểm kế toán trách nhiệm
Đặc điểm kế toán trách nhiệm

Mọi bộ phận trong kế toán trách nhiệm có quyền kiểm soát đối với doanh thu, chi phí, vốn đầu tư, lợi nhuận được gọi là những trung tâm trách nhiệm. Căn cứ vào mục tiêu và những đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý thì mỗi trung tâm sẽ được xác định và hình thành trách nhiệm, quyền đối với cụ thể mỗi đối tượng trong từng cấp. Sẽ có 4 trung tâm trách nhiệm thông thường ví dụ như: Trung tâm doanh thu, trung tâm chi phí, trung tâm đầu tư, trung tâm lợi nhuận.

Trung tâm doanh thu được hiểu là trung tâm trách nhiệm đối với mỗi người quản lý chịu trách nhiệm đối với doanh thù còn không có trách nhiệm vốn đầu tư hay lợi nhuận. Trung tâm doanh thu sẽ thường gắn liền với những cấp quản lý cơ sở ví dụ như chi nhánh, bộ phận kinh doanh hoặc cửa hàng tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.

Trung tâm chi phí được hiểu là trung tâm trách nhiệm mà mỗi nhà quản lý chỉ có quyền kiểm soát hay trách nhiệm đối với chi phí không có quyền kiểm soát về lợi nhuận, doanh thu hay đầu tư. Trung tâm chi phí sẽ thường đi cùng với với những bộ phận đem lại tính chất tác nghiệp dành cho đơn vị.

Trung tâm lợi nhuận là trong tổ chức nằm trong phân khúc mà nhà quản lý phải có trách nhiệm đối với từ chi phí đến doanh thù trong kết quả hoạt động. Những bậc quản lý cấp trung sẽ thường gắn liền với trung tâm lợi nhuận, mặc dù vậy quản trị trung tâm này có thể đưa ra quyết định tất cả những vấn đề nội dung từ chiến lược cho tới thực hành tác nghiệp đối với tổ chức.

Trung tâm đầu tư sẽ được gắn liền đối với độ cấp cao nhất chinh là trung tâm trách nhiệm mà phía nhà quản lý phải hoạch định kiểm soát về tất cả hoạt động trên 3 vấn đề của tổ chức về lợi nhuận, chi phí, đầu tư. 

Nội dung kế toán trách nhiệm
Nội dung kế toán trách nhiệm

Sẽ có những trách nhiệm khác nhau đối với mỗi trung tâm theo chính xác trách nhiệm được giao. Nhà quản trị sẽ đưa ra các cách thức phương án hoạt động của trung tâm một cách dễ dàng khi phân chia thành những trung tâm như trên. Bên cạnh đó những nhà quản trị cấp cao cũng sẽ có thể kiểm soát, đánh giá tìm ra được các hạn chế, tồn tại để khắc phục giải quyết và phát huy các điểm mạnh của mỗi trung tâm. Từ đó từng đối tượng mỗi bộ phận có thể quy trách nhiệm cụ thể. Yếu tố này sẽ thúc đẩy toàn bộ những bộ phận sẽ tiến hành chính xác các yêu cầu được giao.

1.2.2. Kế toán trách nhiệm có vai trò như thế nào?

kể từ thời điểm được nhắc đến ở Mỹ lần đầu tiên sau đó lan rộng sang Canada, Úc, Anh,.. tới nay thì kế toán trách nhiệm được nghiên cứu từ nhiều học giả và phát triển, mang những nhà quản trị ứng dụng tiến vào trong hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp.

Kế toán trách nhiệm về cơ bản được coi là hệ thống xử lý, thu thập và truyền đạt những thông tin tài chính có thể tiến hành kiểm soát đúng theo phạm vi trách nhiệm đối với mỗi nhà quản trị mục đích để đạt được mục tiêu chung.

Từ các đặc điểm trong bộ máy hoạt động từng doanh nghiệp hình thành trung tâm trách nhiệm và phụ thuộc vào các đặc điểm nằm trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngành nghề cụ thể. Vì vậy, bộ phận kế toán có trách nhiệm hỗ trợ các quản lý xác định đóng góp của từng phòng ban trong tổ chức đến lợi ích, cung cấp căn cứ cho việc đánh giá chất lượng hoạt động của phòng ban, ảnh hưởng đến quyết định quản lý của họ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Nâng cao thêm tinh thần trách nhiệm cho mỗi đối tượng trong việc quy trách nhiệm và nâng cao tinh thần trách nhiệm mỗi nhà quản lý, bộ phận của trung tâm.

Vai trò kế toán trách nhiệm
Vai trò kế toán trách nhiệm

Không hề đơn giản trong việc phân chia lựa chọn những trung tâm trách nhiệm sao phù hợp đối với mỗi bộ phận của tổ chức. Cần phải cân nhắc thật kỹ những nhà quản trị để xây dựng cơ cấu, mô hình thật tốt cho doanh nghiệp hỗ trợ phân chia trách nhiệm đối với các hoạt động quản lý mục đích nguồn lực phát huy tối đa và công tác quản trị doanh nghiệp được thuận tiện. Có 4 trung tâm trách nhiệm thông thường gồm trung tâm doanh thu, trung tâm chi phí, trung tâm đầu tư, trung tâm lợi nhuận.

2. Các doanh nghiệp tại Việt Nam vận dụng kế toán trách nhiệm

Hiện nay việc vận dụng kế toán trách nhiệm vào trong công tác quản lý tại doanh nghiệp ở Việt Nam còn nhiều bất cập và hạn chế. Ví dụ như Chưa có sự phân quyền, phân cấp rõ ràng trong công tác đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua việc vận dụng nhìn dung kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó theo các cấp quản lý cũng chưa xây dựng dựng được những chỉ tiêu đánh giá.

Bên cạnh đó việc doanh nghiệp chưa hình thành xây dựng những chỉ tiêu đánh giá hiệu suất quản lý đối với những trung tâm trách nhiệm và dừng lại mức đánh giá chung khi tiến hành đánh giá, xoay quan những chỉ tiêu chi phí, lợi nhuận, doanh thu không có sự vận dụng những chỉ tiêu tài chính để đánh giá hoạt động của tổ chức hiệu quả hay không.

Vận dụng kế toán trách nhiệm
Vận dụng kế toán trách nhiệm

Tại những đơn vị muốn bảo đảm cho hoạt động quản trị được tốt hơn thì những nhà quản trị còn một số vấn đề cần trú trọng trong quy trình ứng dụng công tác quản lý trong kế toán trách nhiệm:

Những nhà doanh nghiệp cần tiến hành nhận dạng, phân loại rồi thực hiện chọn lựa ra những trung tâm trách nhiệm có sự phù hợp đối với bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. Cần dựa vào trách nhiệm hay nguồn lực mà nhà quản lý trung tâm trách nhiệm được giao nếu muốn xác định bộ phận trong tổ chức là trung tâm loại gì? Cần phân biệt rõ ràng trên thực tế loại trung tâm trách nhiệm dành cho những bộ phận chỉ mang tính chất tương đối và phụ thuộc bởi quan điểm của những nhà quản trị cấp cao.

Phụ thuộc vào yêu cầu quản lý quy mô cùng năng lực quản lý của những cấp lãnh đạo trong việc xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm ở mỗi doanh nghiệp. Mô hình này thường phù hợp đối với những tập đoàn tốc độ tăng trưởng nhanh, quy mô lớn, phân quyền rõ ràng, sự phân cấp, hệ thống quản lý kiểm soát hoạt động hiệu quả.  Tại những trung tâm trách nhiệm xác định chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lts. Nên đánh giá theo chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để đánh giá kết quả trung tâm trách nhiệm.

Doanh nghiệp Việt Nam
Doanh nghiệp Việt Nam

Vừa rồi là chia sẻ của chúng tôi về nội dung kế toán trách nhiệm là gì cùng đặc điểm liên quan. Từ đó ta có thể thấy việc vận dụng kế toán trách nhiệm vào trong công tác quản lý doanh nghiệp là hết sức cần thiết hiện nay tại Việt Nam. Đừng quên sử dụng phần mềm quản lý tài chính 365 miễn phí để dễ dàng và thuận tiện hơn trong hoạt động doanh nghiệp. Hẹn gặp lại trong những bài viết lần sau của timviec365.vn với nhiều thông tin mới mẻ và bổ ích hơn.

Từ khóa » Hệ Thống Kế Toán Trách Nhiệm Là Gì