Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hóa Học Giúp Bảo Vệ Da Như Thế Nào?

Bởi thế, nhiều người đặt ra câu hỏi rằng kem chống nắng vật lý hay hóa học loại nào thì cho hiệu quả tốt hơn. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!
kem chống nắng vật lý và hóa học
Kem chống nắng vật lý hay hóa học thì tốt?

1. Thành phần tia UV tác hại cho da

Tia UVA: Loại tia bức xạ này rất mạnh, xuất hiện từ lúc mặt trời mọc cho tới khi mặt trời lặn. Chúng có thể xuyên qua cả khẩu trang, áo khóa, cửa kiếng,… Mặc dù các bạn không cảm nhận được chúng nhưng chúng lại mang đến cho bạn các tác hại không lường. Nếu tiếp xúc với tia UVA lâu ngày da của bạn sẽ dễ bị nám, tàn nhang, các liên kết collagen bị phá vỡ dẫn đến lão hóa.

Tia UVB: Loại tia này có thể cảm nhận được qua sức nóng. Khi tia UVB mạnh có thể làm da bị da ửng đỏ, phồng rộp, cháy rát, thậm chí là bị lột da. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể tăng 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư da

Tia UVC: Loại tia này cực kỳ độc hại với da và sức khỏe bởi nó có thể xuyên qua tầng ozon bị thủng và là nguyên nhân dẫn tới ung thư da. Hiện nay, các loại kem chống nắng chưa thể bảo vệ da khỏi loại tia bức xạ này

Bức xạ blue light / HEV: Đây là loại tia bức xạ cao có trong ánh nắng mặt trời. Chúng có thể làm gia tăng các tổn hại cho cơ thể như: thoái hóa hoàng điểm, làm tổn thương võng mạc nếu tiếp xúc trong thời gian dài

thành phần kem chống nắng vật lý
Tia HEV rất có hại cho võng mạc

2. Sự cần thiết khi dùng kem chống nắng

Nhiều người vẫn tin rằng chỉ cần mặc áo khoác, váy chống nắng, khẩu trang khi ra đường là có thể hoàn toàn chống lại các tia nắng độc hại ảnh hưởng đến da. Nhưng cách suy nghĩ đó lại sai hoàn toàn bởi vì lớp áo khoác giúp làn da tránh khỏi các tia UVB gây nóng, rát da nhưng hoàn toàn không chống lại được các tia UVA tác hại lâu dài, khó khắc phục trên da.

Vì thế cách tốt nhất để có được một làn da khỏe mạnh thì bạn nên thường xuyên sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài trời.

>>> Có thể bạn quan tâm: Sự thật khi dùng kem chống nắng mà bạn chưa biết

3. Chỉ số chống nắng PA và SPF

Chỉ số SPF là khả năng chống lại tia ánh sáng UVB, với 1 SPF = 5/8/10/15/20 phút tùy theo từng loại sản phẩm kem chống nắng, chỉ số này còn cho ta biết được kem chống nắng tác dụng được bao lâu trên da ví dụ như kem chống nắng có chỉ số SPF = 10 thì công thức tính của nó sẽ là: (30*10) / 60 = 5 (giờ). Tuy nhiên do việc bài tiết mồ hôi, thời tiết môi trường tác động lên da nên tốt nhất bôi lại một lớp kem cách từ 3 hoặc 4 tiếng để tăng độ hiệu quả của sản phẩm.

Chỉ số PA là khả năng chống lại tia UVA. Càng nhiều dấu “+” sau chữ PA thì khả năng chống UVA càng tốt. Hiện trên thị trường đã có sản phẩm kem chống nắng PA++++.

4. Kem chống nắng vật lý hay hoá học tốt hơn

Để biết kem chống nắng vật lý hay hóa học thì các bạn cần phải hiểu rõ ưu nhược điểm của mỗi loại kem chống nắng này. 

3.1. Kem chống nắng vật lý

>>> Sản phẩm kem chống nắng vật lý gia công tại IFREE Beauty

Ưu điểm kem chống nắng vật lý

  • Có thể bảo vệ cho làn da trước các tác hại của tia UVA và UVB. Đặc biệt, kem chống nắng vật lý có thể chống nắng phổ rộng tự nhiên
  • Sau khi sử dụng có thể đi ra ngoài luôn mà không cần thời gian chờ kem thấm
  • Có thể giữ được lâu, không cần bôi lại nhiều lần, trừ trường hợp các bạn phải tham gia các hoạt động ngoài trời dễ ra mồ hôi hoặc hoạt động dưới nước
  • Sản phẩm lành tính và ít gây kích ứng da, đặc biệt là với những người bị đỏ da
  • Sản phẩm phù hợp với cả da bị mụn
  • Thời hạn sử dụng lâu
nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học
Kem chống nắng vật lý có nhiều ưu điểm

Nhược điểm kem chống nắng vật lý

  • Sau khi thoa kem, da có phần trắng sáng hơn ban đầu. Tùy thuộc từng đối tượng, có người thích có người không thích
  • Kem có thể tạo ra một lớp màng film trên bề mặt da nên dễ gây ra tình trạng bí da, bóng nhờn, làm mồ hôi tăng lên khi phải hoạt động nhiều nên dễ bị trôi, phải thường xuyên bôi lại
  • Chất kem đặc hơn nên phải thoa lâu và kỹ để kem thấm
  • Trong trường hợp không thoa hết toàn bộ bề mặt da thì các tia UV có thể len lỏi vào giữa những phần tử chống nắng để xâm nhập và gây hại cho da

3.2. Kem chống nắng hóa học

>>> Sản phẩm kem chống nắng hóa học gia công tại IFREE Beauty

Ưu điểm kem chống nắng hóa học

  • Chất kem mỏng nên dễ thoa trên da, sử dụng hàng ngày rất tiện lợi
  • Không cần phải sử dụng quá nhiều kem bởi các tia UV không thể nào len lỏi được vào giữa các phần tử chống nắng để làm hại da
  • Thấm nhanh và sâu vào da, không gây tình trạng bóng dầu hay khiến da trở nên quá trắng
  • Công thức chế tạo dễ dàng bổ sung thêm các thành phần khác có lợi cho da như: peptide và enzyme
kem chống nắng vật lý hay hoá học
Kem chống nắng hóa học tiện lợi và dễ sử dụng

Nhược điểm kem chống nắng hóa học

  • Dễ làm gia tăng các đốm nâu đã có sẵn trên da và đổi màu do nhiệt độ bên trong da cao hơn
  • Sau khi thoa kem phải chờ từ 20 – 30 phút mới được đi ra ngoài để kem thấm vào da
  • Sản phẩm có cấu trúc không bền vững nên cứ 2 tiếng là phải bôi lại
  • Dễ khiến da bị kích ứng và ngứa, đặc biệt là người có làn da khô ráp, thiếu ẩm
  • Chỉ số SPF càng cao thì khả năng bị kích ứng lại càng tăng, nhất là đối với da nhạy cảm
  • Khi sử dụng kem chống nắng hóa học da dễ bị mẩn đỏ ở các vùng mũi, cằm, má và trán
  • Người có da dầu khi sử dụng kem chống nắng hóa học có thể bị mụn nhiều hơn

5. Nên dùng kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng hóa học cho làn da ?

Kem chống nắng vật lý hay hóa học là câu hỏi được nhiều người đặt ra.

Với kinh nghiệm nghiên cứu phát triển công thức gia công kem chống nắng hơn 10 năm qua, iFREE sẽ tư vấn bạn như sau: 

Thực chất mỗi loại kem chống nắng dù là hóa học hay vật lý đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với các đối tượng khác nhau.

Bởi thế, kem chống nắng vật lý và hóa học phải tùy thuộc vào làn da và nhu cầu của mỗi người.

phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học
Kem chống nắng vật lý và hóa học có các ưu điểm riêng

Nếu bạn là người có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng hoặc mắc hội chứng đỏ mặt thì nên chọn các loại kem chống nắng vật lý được chiết xuất từ những thành phần lành tính. Bên cạnh đó, người có làn da khô hoặc da thường cũng có thể sử dụng loại kem này.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách chọn kem chống nắng vật lý cho da nhạy cảm tốt nhất

Trong khi đó, kem hóa học sẽ phù hợp cho những ai có làn da dầu hoặc là muốn sử dụng kem chống nắng để chống lại các tia UV đồng thời biến nó trở thành một lớp kem nền nhẹ nhàng. Loại kem này có kết cấu mỏng nhẹ và thấm nhanh lại còn dễ tiệp màu da.

Hiện nay, các nhà sản xuất đã đưa ra thị trường dòng kem chống nắng lai giữa kem chống nắng vật lý và hóa học. Trong loại kem chống nắng mới này có chứa các chất hóa học cùng các chất có thể phản xạ lại tia UV như titanium dioxide. Nhờ vậy mà nó có thể khắc phục được các nhược điểm mà kem chống nắng vật lý và hóa học gặp phải để có thể mang đến hiệu quả bảo vệ da tuyệt vời hơn.

Tuy nhiên, dù bạn dùng loại kem chống nắng nào thì khi ra ngoài vẫn nên đeo khẩu trang, mặc váy chống nắng để bảo vệ hiệu quả hơn.

Như vậy là các bạn đã biết mình kem chống nắng vật lý hay hóa học rồi phải không. Tiếp theo sẽ là nội dung hướng dẫn cách sử dụng kem chống nắng.

6. Bạn đã biết cách sử dụng kem chống nắng vật lý và hóa học đúng cách chưa?

Mặc dù kem chống nắng là loại mỹ phẩm quen thuộc với mọi người nhưng không phải ai cũng biết sử dụng đúng cách:

  • Thứ tự sử dụng: Kem chống nắng sẽ được sử dụng cuối cùng trong quy trình skin care. Tức là các bạn sẽ dùng nó sau khi sử dụng lớp dưỡng và trước khi trang điểm. Bôi kem dưỡng ẩm lên và chờ khoảng 15 phút thì bôi kem chống nắng để không khiến các dưỡng chất trong hai loại kem này trộn lẫn vào nhau. Ngoài ra các bạn cũng không nên mix kem dưỡng ẩm hoặc kem nền cùng kem chống nắng
kem chống nắng vật lý hay hoá học tốt hơn
Sử dụng kem chống nắng step by step
  • Thời gian bôi kem trước khi ra nắng: Với những ai dùng kem chống nắng hóa học thì sau khi bôi kem nên chờ từ 20 – 30 phút rồi mới được ra nắng để kem có thời gian thẩm thấu vào da. Còn nếu dùng kem vật lý thì không cần phải đợi, sua khi bôi xong có thể đi ra ngoài luôn
  • Liều lượng sử dụng: Nên sử dụng khoảng ¼ đồng xu kem chống nắng để có thể che phủ, bảo vệ được hết gương mặt. Bôi quá dày hay quá mỏng cũng sẽ mang đến hiệu quả không tốt
  • Bôi lại thường xuyên trong ngày: Cứ từ 2 – 3 tiếng hoạt động ngoài trời các bạn lại nên bôi kem chống nắng lại một lần. Trước khi bôi nên dùng giấy thấm dầu để thấm lớp dầu thừa, bụi bẩn và mồ hôi trên da. Các bạn nữ nếu trang điểm và thấy da đổ quá nhiều dầu thì nên tẩy trang sau đó bôi kem lại. Còn nếu làm việc trong nhà thì không cần thiết phải bôi kem mỗi 3 tiếng một lần

7. Một số lưu ý khi dùng kem chống nắng vật lý và hóa học

Việc thoa kem chống nắng mỗi ngày là vô cùng cần thiết vì khi làm việc trong văn phòng thì tia UV vẫn có thể chiếu xuyên mây, lớp vải quần áo và cửa kính.

Dùng kem chống nắng sau khi tẩy tế bào chết cho da, wax lông hay dùng các sản phẩm dưỡng da có chứa AHA, BHA,… hoặc các sản phẩm làm trắng da, thuốc kháng sinh. Vì các sản phẩm đều khiến cho da bạn trở nên nhạy cảm với ánh nắng.

Luôn tẩy trang kem chống nắng trước khi đi ngủ bằng cách sử dụng các kem tẩy trang, các sản phẩm tẩy trang dạng dầu, sữa tẩy trang để tránh bị bít lỗ chân lông, gây dị ứng da khi ngủ.

Khi thoa kem chống nắng cũng nên lưu ý đến vùng cổ và tai vì đây là hai vị trí có lớp da mỏng nhất dễ bị cháy nắng, lão hóa da.

Cân nhắc lựa chọn sản phẩm kem chống nắng có chỉ số phù hợp với da. Đối với những bạn có nước da đẹp, trắng, mỏng hay thường xuyên hoạt động ngoài trời thì nên chọn loại kem chống nắng vật lý hay hóa học có chỉ số cao. Chỉ dùng kem chống nắng có chỉ số thấp khi bạn không thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời.

Với những thông tin trên hẳn các bạn đã biết thông tin cũng như công dụng kem chống nắng vật lý hay hóa học và dùng như thế nào để có hiệu quả rồi phải không? IFREE chúc các bạn luôn có làn da khỏe mạnh và rạng rỡ.

Từ khóa » Thứ Tự Bôi Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hóa Học