TẤT TẦN TẬT VỀ KEM CHỐNG NẮNG (VẬT LÝ VS. HÓA HỌC)
Có thể bạn quan tâm
Trước tiên ta cùng tìm hiểu về tia nắng mặt trời nhé.
*Lợi ích: tổng hợp Vitamin D giúp cứng xương, diệt vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho da*Tác hại: gây sạm nám da, lão hóa, ung thư daThành phần tia UV:➡ UVA: xuyên qua cửa kiếng, áo khoác, khẩu trang, mạnh từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Chúng ta hoàn toàn không cảm nhận được sức nóng của tia này, nhưng nó lại có tác hại khôn lường, về lâu về dài gây nên nám, tàn nhang, phá vỡ liên kết Collagen gây lão hóa.➡ UVB: cảm nhận được qua sức nóng, mạnh nhất từ 10am-4pm, làm phồng rộp, cháy rát da, da ửng đỏ, lột da. Nếu để tình trạng cháy nắng diễn ra lâu và thường xuyên sẽ làm tăng 50% nguy cơ bị ung thư da.➡ UVC: cực kì độc hại, chiếu xuyên qua khi tầng Ozon bị thủng, nguyên nhân chính gây ung thư da. Hiện nay các kem chống nắng chưa thể bảo vệ da khỏi tia này.Ngay cả khi trời nhiều mây, sẫm tối hoặc mưa thì tia UV vẫn hoạt động từ 20-60%Mỗi người có độ nhạy cảm với tia UV khác nhau, người có sắc tố da trắng thì càng dễ bị tổn thương và cháy nắng hơn người da ngăm.Sự cần thiết phải dùng kem chống nắng:Nhiều người lầm tưởng rằng, chỉ cần mặc áo khoác, váy chống nắng, mang khẩu trang khi ra đường là đủ. Sự hiểu lầm đó đang giết chết làn da của chúng ta!Bởi vì các kiểu che chắn đó chỉ một phần bảo vệ chúng ta khỏi tác động của tia UVB (nóng rát da, cháy nắng) nhưng hoàn toàn vô dụng trước tia UVA mà tác hại lại về lâu về dài khó khắc phục.Vì thế, cách tốt nhất để chống nắng hiện nay vẫn là dùng kem chống nắng.Chỉ số chống nắng SPF và PA:➡ SPF: chỉ số chống tia UVB1SPF= 5/8/10/15/20 phút tùy theo từng hãng kem chống nắng quy địnhChỉ số SPF cho thấy thời gian bảo vệ da của sản phẩm là bao lâu.Ví dụ: SPF30, nếu 1SPF=20 phút thì kem chống nắng đó có tác dụng trong: (30x20) : 60= 10 (giờ)Tuy nhiên, do việc tiết mồ hôi, gió, nước tác động, nên chúng ta phải bôi lại kem chống nắng cách mỗi 3-4 tiếng mới hiệu quả.➡ PA: chỉ số chống tia UVACàng nhiều + thì mức độ chống tia UVA càng cao, hiện nay cao nhất là PA++++
So sánh kem chống nắng Vật lý và Hóa học:
Ưu nhược điểm 2 loại kem chống nắng:
- Kem vật lý có thể dùng cho mọi loại da, trong khi kem hóa học có thể gây kích ứng cho da trẻ em, da nhạy cảm.
- Kem vật lý dày hơn và hay để lại vệt trắng gây mất thẩm mỹ.
- Kem hóa học hay gây nên tình trạng cay mắt khó chịu đặc biệt khi chúng ta đổ mồ hôi nhiều.
- Kem vật lý không chống tia UVA tốt hơn kem hóa học.
Tuy nhiên, kem chống nắng vật lý là loại đang được khuyên dùng hơn bởi các bác sĩ vì độ lành tính của mình. Các hãng mỹ phẩm cũng đã nghiên cứu để khắc phục các nhược điểm của kem chống nắng vật lý.
Các tiêu chí chọn kem chống nắng:
1. Độ bền với ánh sáng (photostability): là khả năng ổn định khi tiếp xúc với ánh sáng, không bị phá hủy khi ra ngoài ánh nắng mặt trời. Nếu kem chống nắng không bền dưới ánh sáng, khi bạn ra đường lúc trời nắng, kem sẽ bị giảm hiệu quả và không thể bảo vệ da được tốt. Do đó nếu thời gian tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhiều, bạn nên chọn kem chống nắng vật lý.
2. Độ rộng quang phổ rộng (broad-spectrum): chỉ khả năng ngăn chặn cùng lúc cả 2 tia UVA và UVB, vì nhiều khi loại kem chống nắng bạn dùng chỉ đủ bảo vệ khỏi tia UVB và da bạn vẫn bị tác động bởi tia UVA (có bước sóng dài hơn, xuyên thấu vào da sâu hơn). Vì thế nên chọn SP có ghi chữ broad spectrum, hoặc có cả 2 chỉ số chống nắng SPF (chống tia UVB) và PA (chống tia UVA).
3. Sự kích ứng và làm khô da là tối thiểu: vấn đề được nhiều người phàn nàn khi dùng kem chống nắng hóa học là: cảm giác châm chích, da bị kích ứng, da bị khô. Nếu bạn dùng kem chống nắng bị những trường hợp trên thì bạn nên đổi sang 1 loại kem chống nắng vật lý. Hầu hết các loại kem chống nắng hóa học đều chứa 1 lượng cồn nhất định để không gây cảm giác bết dính. Nếu da bạn chỉ bị khô, thì cách khắc phục là bôi một lớp sữa dưỡng ẩm trước khi bôi kem chống nắng.
4. Cảm giác dễ chịu sau khi thoa kem: để khắc phục các nhược điểm sau khi bôi kem chống nắng như: để lại vệt trắng, cảm giác nặng mặt, làm lớp trang điểm bị vón cục…nên vỗ nhẹ sau khi thoa kem để kem thẩu thấu,tránh chà sát.
5. Chọn kem chống nắng riêng cho mặt và body: không nên dùng kem chống nắng toàn thân cho mặt vì dễ gây kích ứng và cảm giác rít.
Dùng kem chống nắng đúng cách:
1. Thứ tự sử dụng: kem chống nắng là bước cuối cùng trong quy trình skin care (sau lớp dưỡng ẩm) và trước bước trang điểm. Sau khi bôi dưỡng ẩm, nên chờ khoảng 15 phút trước khi bôi kem chống nắng để tránh việc các dưỡng chất khác can thiệp vào hiệu quả của kem chống nắng. Không mix kem dưỡng ẩm hoặc kem nền chung với kem chống nắng vì nó sẽ phá hủy công thức của kem chống nắng.
2. Thời gian bôi kem trước khi ra nắng: nếu sử dụng kem chống nắng hóa học, nên đợi 20-30 phút sau khi bôi kem mới ra ngoài nắng để kem có thời gian thẩm thấu vào da và tạo nên lớp bảo vệ. Nếu là kem chống nắng vật lý thì không cần đợi. Kem chống nắng kết hợp vật lý và hóa học thì đợi 15-30 phút.
3. Liều lượng sử dụng: sử dụng khoảng ¼ teaspoon (kích cỡ 1 đồng xu) kem chống nắng thì mới đủ lượng kem cần thiết che phủ cho cả khuôn mặt. Lớp kem phải đủ dày thì hiệu quả mới phát huy.
4. Bôi lại thường xuyên trong ngày: bôi lại mỗi 3 tiếng đồng hồ nếu hoạt động ngoài trời, đổ mồ hôi nhiều hay đi bơi. Nên dùng giấy thấm dầu để thấm bớt lớp dầu thừa và bụi bẩn ra khỏi da trước khi bôi lại kem. Nếu có trang điểm và da đổ dầu quá nhiều thì tốt nhất là nên tẩy trang rồi bôi kem lại. Nếu môi trường làm việc trong nhà, cách xa cửa sổ có ánh nắng chiếu thì việc bôi lại kem chống nắng mỗi 3 tiếng cũng không cần thiết.
Những lưu ý về việc chống nắng:
1. Thoa kem chống nắng mỗi ngày, thậm chí khi làm việc trong văn phòng, khi trời mưa, khi trời mát vì tia UV vẫn có thể chiếu xuyên mây, cửa kính, lớp vải quần áo.
2. Thoa kem chống nắng mỗi ngày đặc biệt sau khi tẩy tế bào chết cho da, wax lông hay dùng các sản phẩm dưỡng da có chứa AHA, BHA, retinoids, sản phẩm dưỡng trắng hoặc đang dùng thuốc kháng sinh. Các sản phẩm trên đều làm cho da trở nên nhạy cảm với ánh nắng hơn.
3. Kem chống nắng không thể được loại bỏ bằng nước hay sữa rửa mặt nên được được làm sạch bằng các loại tẩy trang chứa dầu như kem tẩy trang, dầu tẩy trang, sữa tẩy trang. Tẩy trang kem chống nắng trước khi đi ngủ nếu không muốn lỗ chân lông bị bít tắc hay da bị dị ứng.
4. Thoa kem chống nắng lên cả vùng cổ chứ không chỉ vùng mặt, vì vùng cổ, vùng tai vì đây là vùng da mỏng, dễ bị cháy nắng và dễ bị lộ rõ dấu hiệu lão hóa nhất
5. Chúng ta nên dùng kem chống nắng có chỉ số chống nắng phù hợp với da và môi trường sử dụng- Chọn loại có chỉ số cao dành cho những người có da trắng, da đẹp sẵn, da mỏng, hoạt động ngoài trời trong thời gian dài.- Nếu không tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời mà dùng chỉ số cao thì làm da dễ bị kích ứng, da bị khô
* Kem chống nắng All Around Safe Block của Missha là kem chống nắng vật lý với 2 dạng: kết cấu kem đặc truyền thống và dạng sữa tinh chất (cải tiến) loại bỏ hoàn toàn cảm giác nặng mặt, nhược điểm bị vệt trắng của kem chống nắng vật lý thông thường.
Từ khóa » Thứ Tự Bôi Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hóa Học
-
Phân Biệt Kem Chống Nắng Vật Lý & Hóa Học, Nên Dùng Loại Nào Tốt?
-
Phân Biệt Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hóa Học | Paula's Choice
-
Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hoá Học - Loại Nào Phù Hợp Với Bạn?
-
Cách Bôi Kem Chống Nắng Vật Lý Và Những điều Cần Lưu ý
-
Sự Khác Nhau Giữa Kem Chống Nắng Vật Lý Và Kem Chống Nắng Hóa ...
-
Cách Sử Dụng Kem Chống Nắng đúng - Hiệu Quả - Fierybread
-
Hỏi Khó: Kem Chống Nắng Dùng Ở Bước Nào Trong Trang Điểm?
-
Lý Giải Câu Hỏi: Kem Chống Nắng Vật Lý Lai Hóa Học Là Gì?
-
Kem Chống Nắng Vật Lý Hay Hóa Học đâu Mới Là 'chân ái' Dành Cho ...
-
Cách Phân Biệt Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hóa Học - TheFaceShop
-
CÁCH PHÂN BIỆT KEM CHỐNG NẮNG VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC?
-
Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hóa Học Giúp Bảo Vệ Da Như Thế Nào?
-
Cách Chọn Và Sử Dụng Kem Chống Nắng đúng, Bạn đã Biết Chưa
-
Lột Sạch Tất Tần Tật Về Kem Chống Nắng Vật Lý Lai Hóa Học - Happy Skin