Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hoá Học - Loại Nào Phù Hợp Với Bạn?
Có thể bạn quan tâm
Kem chống nắng là thuật ngữ không còn xa lạ trong giới làm đẹp nhờ vào chức năng bảo vệ da khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời. Thế nhưng nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ giữa hai loại kem chống nắng vật lý và hoá học về bản chất cũng như cơ chế hoạt động của kem này có gì giống và khác nhau.
Vậy nên dùng kem chống nắng vật lý hay hoá học cái nào tốt hơn cho làn da của bạn? Hãy cùng tham khảo bài viết phân biệt chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học dưới đây.
Xem nhanh bài viết tại đây
1. Chỉ số SPF của kem chống nắng và những điều cần biết 2. Phân biệt kem chống nắng vật lý và hoá học 3. Thành phần phổ biến trong kem chống nắng 4. Kem chống nắng vật lý là gì? 5. Kem chống nắng hóa học là gì? 6. Một số thông tin quan trọng khác về kem chống nắng vật lý và hóa học 7. Nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?
Chỉ số SPF của kem chống nắng và những điều cần biết
SPF là viết tắt của sun protection factor (chỉ số chống nắng), là hệ đo lường mức độ bảo vệ làn da khỏi tia UV của kem chống nắng.
Các nhà sản xuất tính toán SPF dựa trên thời gian da cháy nắng khi sử dụng kem chống nắng so với khi không sử dụng.
Các chuyên gia khuyến cáo nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30. Các loại kem chống nắng có SPF lớn hơn 50 chỉ giúp tăng sự bảo vệ làn da với tia cực tím lên một chút. Chỉ số SPF cao có thời gian bảo vệ làn da tương đương với chỉ số SPF thấp.
Kem chống nắng thường không được thoa kỹ hoặc đủ dày, nên có thể bị rửa trôi khi bơi lội hoặc đổ mồ hôi. Do đó, hiệu quả của kem chống nắng có thể kém hơn chỉ số SPF được ghi trên nhãn chai.
Về chỉ số tia cực tím, tia UVB tác động trên bề mặt da, gây sạm, đen da và cháy nắng. Tia UVA xâm nhập vào da sâu hơn so với UVB và không gây cháy nắng như UVB. Tuy nhiên, tia UVA lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với UVB và là một trong những nguyên nhân thúc đẩy tiến trình lão hoá.
| Xem thêm về chỉ số chống nắng SPF để lựa chọn kem chống nắng phù hợp với da của bạn
Phân biệt kem chống nắng vật lý và hoá học
Kem chống nắng hiện nay thường được phân ra hai nhóm chính là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.
Mỗi loại kem chống nắng đều có ưu và nhược điểm riêng dành cho từng tình trạng da khác nhau.
Cho nên bạn cần xem thành phần của kem chống nắng để phân biệt được chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học và lựa chọn kem chống nắng phù hợp với da mình nhất.
Thành phần phổ biến trong kem chống nắng
Thông thường các dòng kem chống nắng vật lý sẽ có tên sunblock và kem chống nắng hóa học thường có tên gọi là sunscreen.
Ngoài ra để phân biệt được chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học bạn có thể chú ý đến các thành phần cơ bản sau:
Oxit kim loại (thành phần có trong kem chống nắng vật lý)
Hai oxit kim loại phổ biến nhất là titanium dioxide và oxit kẽm. Hai thành phần này có thể cản trở tia UV hấp thụ vào da hiệu quả và gần như lý tưởng với độ an toàn cao.
Titanium Dioxide và Zinc Oxide cũng rất lành tính và không gây mụn cho da. Zinc Oxide còn có thể giúp gia tăng khả năng kháng khuẩn, giúp phục hồi vết thương trên da nhanh chóng.
Các thành phần có thể hấp thụ tia UV (thành phần có trong kem chống nắng hóa học
Một số chất thường có trong kem chống nắng hóa học như Avobenzone, Oxybenzone, Octylcrylene, Octinoxate, Octisalate, Homosalate…
Chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa đôi khi được sử dụng trong kem chống nắng nhưng không được chứng minh là có hoạt tính sinh học.
Các chất chống oxy hóa suy giảm theo thời gian khi bôi lên da. Khi được kết hợp trong kem chống nắng chúng không thể xuyên qua lớp biểu bì.
| Tham khảo giải đáp của bác sĩ da liễu về vấn đề ở trong nhà có nên bôi kem chống nắng hay không
Kem chống nắng vật lý là gì?
Kem chống nắng vật lý là gì? Bạn sẽ tìm thấy Zinc Oxide hoặc Titanium Dioxide là hai thành phần chủ yếu của loại kem chống nắng vật lý này.
Kem chống nắng vật lý hoạt động bằng cách tạo ra một lớp bao phủ, giúp phản xạ lại tia UV trước khi nó kịp hấp thụ vào da.
Ưu điểm của kem chống nắng vật lý
- Sau khi thoa lên da kem chống nắng vật lý thì bạn có thể ra ngoài ngay không cần phải mất thời gian chờ đợi kem thấm vào da.
- Hầu như rất ít gây kích ứng da nên thích hợp cho làn da nhạy cảm.
- Thời hạn sử dụng lâu.
Tuy nhiên, kem chống nắng vật lý lại có một số nhược điểm như
Không thích hợp cho làn da đang bị mụn vì kem chống nắng vật lý có thể gây bít tắc lỗ chân lông và làm tình trạng mụn nặng hơn nếu như bạn tẩy trang không kỹ. Do đó kem chống nắng vật lý sẽ là nhược điểm đối với các bạn đang bị mụn.
So với kem chống nắng hóa học, kem chống nắng vật lý có nhược điểm là dễ bị trôi hơn kem chống nắng hóa học. Nhất là khi tiếp xúc với nước hay đổ mồ hôi nên đòi hỏi bạn phải thoa lại kem chống nắng vật lý thường xuyên hơn.
Kem chống nắng vật lý thường để lại vệt trắng trên da hay làm da nhìn trắng hơn, không đều màu so với vùng da khác.
Ngoài ra kem chống nắng vật lý còn có nhược điểm là khi bạn đổ mồ hôi làm trôi đi kem chống nắng cũng có thể làm da bạn trông không được đều màu.
Với loại kem này cần bôi lại sau mỗi 2 giờ và tẩy trang thật sạch trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu ngoài hai thành phần là Zinc Oxide hoặc Titanium Dioxide. Loại kem bạn chọn còn được cấu thành bởi những thành phần nào khác không, vì rất có thể sẽ có các thành phần không tốt cho da.
Với kem này, một số loại này còn chứa các phân tử kẽm, Nano hoặc Titanium. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các sản phẩm không có chứa Nano Zinc Oxide.
Hiện vẫn chưa có đủ thông tin về khả năng xâm nhập vào máu của các phân tử Nano. Dù vậy, để an toàn, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng nó.
Kem chống nắng hóa học là gì?
Kem chống nắng hóa học là gì? Kem chống nắng hóa học khi thoa lên da sẽ hấp thụ vào da, giúp biến đổi tia UV thành nhiệt khi tiếp xúc với da, sau đó cơ thể đào thải lượng nhiệt ấy đi.
Thông thường thành phần giúp chống nắng trong kem chống nắng hóa học rất đa dạng. Nhưng thường gặp nhất trong kem chống nắng hóa học là Oxybenzone, Avobenzone, Octisalate, Octocrylene, Homosalate và Octinoxate.
Ưu điểm của kem chống nắng hóa học
- Thoa kem chống nắng hóa học lên da không bị dày như chống nắng vật lý.
- Kem chống nắng hóa học khi thoa không để lại vệt trắng trên da.
- So với kem chống nắng vật lý thì kem chống nắng hóa học ít bị trôi hơn khi gặp nước hay đổ mồ hôi.
- Tuy nhiên, bạn vẫn nên bôi lại với kem chống nắng hóa học sau mỗi 2-3 giờ vì kem chống nắng hóa học có thể bị trôi đi do cơ thể tiết mồ hôi.
- Kem chống nắng hóa học ít gây bít tắc lỗ chân lông, thích hợp cho các bạn da dầu, mụn trứng cá và lỗ chân lông to. Nhưng lại có nhược điểm có thể gây kích ứng cho người có làn da nhạy cảm
Các nhược điểm của kem chống nắng hóa học
- Sau khi bôi kem chống nắng hóa học, phải chờ ít nhất 20 phút thì kem chống nắng hóa học mới có tác dụng.
- Dễ gây kích ứng da hơn kem chống nắng vật lý nên không phù hợp với làn da nhạy cảm. Vì vậy những người có làn da hơi nhạy cảm, dễ bị kích ứng nên cân nhắc trước khi sử dụng loại kem chống nắng này để ít gây kích ứng cho da.
- Tác dụng chống nắng hóa học sẽ giảm dần khi tiếp xúc với tia UV lâu, cho nên khi bạn ra ngoài nắng nhiều cần bôi lại thường xuyên.
Hiện nay trên thị trường còn sản xuất ra loại kem chống nắng “lai”, có cả thành phần vật lý và hóa học, giúp làm tăng tác dụng chống nắng và giảm bớt tác dụng không mong muốn lại.
Có một cơ sở dữ liệu cung cấp những thông tin hữu ích giúp chúng ta xác định rõ hơn về các chất hóa học có trong kem chống nắng để nhận biết kem chống nắng vật lý hay hoá học tốt hơn.
Cơ sở dữ liệu này được xây dựng bởi Hiệp hội Môi trường và được lấy tên là Skin Deep. Cơ sở dữ liệu của họ hiện tại đã ghi nhận hơn 1.500 loại kem chống nắng.
Và dù bạn không thể tìm thấy loại kem chống nắng bạn muốn tìm, bạn vẫn có thể điền thành phần của loại kem chống nắng đó để kiểm tra xem liệu chúng có an toàn hay không, hay da dầu nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học.
| Tham khảo thêm những lưu ý về cách chọn kem chống nắng
Một số thông tin quan trọng khác về kem chống nắng vật lý và hóa học
Bạn có thể gặp một trong các thuật ngữ sau trên nhãn thành phần trong kem vật lý và hóa học:
Chống nước
FDA không còn cho phép các nhà sản xuất sử dụng từ waterproof (chống thấm nước) trên sản phẩm của họ.
Các sản phẩm chống nước sẽ có hiệu quả bảo vệ da khỏi tia UV trong 40 phút dưới nước và sau đó cần bôi lại. Các sản phẩm được dán nhãn “very water-resistant” (rất chống nước) sẽ duy trì được trong khoảng thời gian dài hơn là 80 phút.
Phổ rộng
Phổ rộng nghĩa là sản phẩm có thể bảo vệ da đồng thời khỏi tia UVA và UVB.
Sports (Các môn thể thao)
FDA đã không chấp nhận thuật ngữ này cho các sản phẩm chống nắng. Nhưng nó thường được dùng để chỉ khả năng chống nước và mồ hôi. Thuật ngữ này phù hợp cho các bạn da dầu nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học.
Dành cho da nhạy cảm
Mặc dù FDA không chấp thuận thuật ngữ “sensitive skin – cho làn da nhạy cảm” cho kem chống nắng. Nhưng nó cũng thường được sử dụng để chỉ các sản phẩm gây kích ứng thấp, không chứa PABA (Axit para-Aminobenzoic – có thể gây viêm da tiếp xúc và làm quần áo bị ố màu), dầu và hương liệu.
Do đó, trước khi sử dụng kem chống nắng bất cứ loại kem nào – kem vật lý hay kem chống nắng hóa học, hãy đọc kỹ nhãn để xem có thành phần nào có thể gây kích ứng cho da của bạn không.
Nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?
Vậy nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học sẽ tốt hơn? Thực chất, cả sử dụng kem chống nắng hóa học và vật lý đều bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời.
Tuy nhiên, theo Hiệp Hội Ung Thư Da, nên cân nhắc da bạn thuộc loại nào để lựa chọn kem chống nắng phù hợp với làn da:
- Với người có làn da nhạy cảm, loại kem chống nắng vật lý với thành phần chứa Kẽm Oxit và Titan Dioxit sẽ dễ chịu hơn. Các thành phần trong loại kem chống nắng này cũng thường được dùng trong các sản phẩm cho trẻ em và phù hợp với một số đối tượng khác.
- Những người có các bệnh về da như đỏ da, da dễ bị kích ứng nên tránh các sản phẩm có chứa hương liệu, chất bảo quản, Oxybenzone hoặc PABA. Thường được sử dụng trong các loại kem chống nắng.
- Nhóm Công tác Môi trường cũng cảnh báo việc sử dụng các sản phẩm chống nắng chứa Oxybenzone vì chất này có thể gây kích ứng.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết cách phân biệt hai loại kem chống nắng hóa học và vật lý và trả lời được câu hỏi nên chọn kem chống nắng nào để cho hiệu quả nhất.
Để lựa chọn kem chống nắng vật lý hay hoá học tốt hơn cho da. Trước hết bạn cần hiểu rõ làn da của mình. Xem xét các chỉ số chống nắng cũng như bảng thành phần của nó và đừng quên kết hợp trang phục chống nắng như nón rộng vành, kính mát hay găng tay trước khi ra ngoài.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về kem chống nắng vật lý và hoá học cái nào tốt hơn và biết lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp với da của mình.
Hãy luôn nhớ sử dụng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da và chống lại các tác nhân lão hoá, bạn cũng có thể tham khảo Liệu trình trẻ hoá làn da của Grace Skincare Clinic để lưu giữ tuổi thanh xuân.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Da liễu Hun Kim Thảo
Liên Hệ Tư Vấn
Grace Skincare Clinic Phòng khám da liễu quốc tế sử dụng thiết bị và công nghệ đạt chuẩn FDA & CE
102C Cống Quỳnh, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam Đặt lịch: https://www.graceskinclinic.com/book-now SDT: 02822-531-223 Hotline: 0961-796-809
Nguồn tham khảo:
https://www.skincancer.org/blog/get-the-most-out-of-your-sunscreen/
Từ khóa » Thứ Tự Bôi Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hóa Học
-
Phân Biệt Kem Chống Nắng Vật Lý & Hóa Học, Nên Dùng Loại Nào Tốt?
-
Phân Biệt Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hóa Học | Paula's Choice
-
TẤT TẦN TẬT VỀ KEM CHỐNG NẮNG (VẬT LÝ VS. HÓA HỌC)
-
Cách Bôi Kem Chống Nắng Vật Lý Và Những điều Cần Lưu ý
-
Sự Khác Nhau Giữa Kem Chống Nắng Vật Lý Và Kem Chống Nắng Hóa ...
-
Cách Sử Dụng Kem Chống Nắng đúng - Hiệu Quả - Fierybread
-
Hỏi Khó: Kem Chống Nắng Dùng Ở Bước Nào Trong Trang Điểm?
-
Lý Giải Câu Hỏi: Kem Chống Nắng Vật Lý Lai Hóa Học Là Gì?
-
Kem Chống Nắng Vật Lý Hay Hóa Học đâu Mới Là 'chân ái' Dành Cho ...
-
Cách Phân Biệt Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hóa Học - TheFaceShop
-
CÁCH PHÂN BIỆT KEM CHỐNG NẮNG VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC?
-
Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hóa Học Giúp Bảo Vệ Da Như Thế Nào?
-
Cách Chọn Và Sử Dụng Kem Chống Nắng đúng, Bạn đã Biết Chưa
-
Lột Sạch Tất Tần Tật Về Kem Chống Nắng Vật Lý Lai Hóa Học - Happy Skin