Khái Niệm đói Nghèo ở Việt Nam. - Tài Liệu Text - 123doc

  1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >
Khái niệm đói nghèo ở Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.32 KB, 84 trang )

Bàn về sự nghèo khổ của con người còn có một khái niệm đã được Liên Hợp Quốc đưa ra trong “Báo cáo về phát triển con người” năm 1997.Theo đó, nghèo khổ của con người là khái niệm biểu thị sự nghèo khổ đa chiều của con người có nghĩa là sự thiệt thòi khốn cùng theo 3 khía cạnh cơbản nhất của cuộc sống con người. Chẳng hạn đối với các nước đang phát triển sự thiệt thòi đó là:−Thiệt thòi xét trên khía cạnh cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, được xác định bởi tỷ lệ người dự kiến không thọ quá 40 tuổi.−Thiệt thòi về tri thức, được xác định bởi tỷ lệ người lớn mù chữ.−Thiệt thòi về đảm bảo kinh tế, được xác định bởi tỷ lệ người không tiếp cận được với các dịch vụ y tế, nước sạch và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suydinh dưỡng.

1.1.2 Khái niệm đói nghèo ở Việt Nam.

Việt Nam cơ bản vẫn là một nước nghèo, có thu nhập bình qn đầu người thấp. Tỷ lệ nghèo đói vẫn còn ở mức cao. Do vậy, dựa vào những kháiniệm chung của các tổ chức Quốc tế, dựa vào thực trạng đời sống kinh tế xã hội trong nước, Việt Nam đã có những khái niệm mang tính chất cơ bản vàđịnh hướng. Trong từ điển tiếng Việt năm 1994 có những định nghĩa khác nhau vềnghèo như sau:−Nghèo: Ở tình trạng khơng có hoặc có rất ít những gì thuộc về nhu cầu tối thiểu của đời sống vật chất.−Nghèo đói: Nghèo đến mức khơng có ăn.−Nghèo hèn: Nghèo ở vị trí thấp kém trong xã hội.Ở Việt Nam hiện nay chúng ta vẫn thường nhận diện đói ở hai dạng: đói kinh niên và đói gay gắt. Còn quan niệm về nghèo bao gồm nghèo tuyệtđối và nghèo tương đối. Dù ở dạng nào thì nghèo vẫn có quan hệ mật thiết với đói.Với cách đánh giá như vậy, nghèo ở Việt Nam mang những đặc trưng cơ bản chung nhưng vẫn nổi bật ở hai đặc trưng:− Nghèo dai dẳng kéo dài, nghèo từ đời này sang đời khác.−Nghèo có cấp độ rất lớn, khoảng cách giữa số thu nhập quan sát được với ngưỡng nghèo được quy định là rất lớn.Hai đặc trưng này phản ánh được thực trạng Viêt Nam là một nước còn nghèo và nằm trong nhóm nước đang phát triển với trình độ sản xuất cònkém. Đồng thời hai đặc trưng này chi phối rất nhiều trong tiến trình giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay. Theo tài liệu của Bộ Lao động – Thương binh vàxã hội đã đưa ra các khái niệm đói nghèo ở Việt Nam như sau:−Đói: Là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.−Nghèo: Là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thỏa mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằngmức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện.−Hộ đói: Là hộ cơm không đủ no,, áo không đủ mặc, con cái thất học, ốm đau khơng có tiền chữa trị, nhà cửa rách nát.−Hộ nghèo: Là hộ thiếu ăn nhưng không đứt bữa, mặc không lành và không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất…−Xã nghèo: Là xã có các đặc trưng sau: Tỷ lệ hộ đói nghèo của xã chiếm 40 trở lên.Thiếu hoặc yếu cơ sở hạ tầng: Đường giao thông, điện thắp sang, trường học, trạm y tế, nước sạch sinh hoạt, chợ.−Vệt vùng nghèo: Là chỉ một địa bàn tương đối rộng: Có thể là một số xã liền kề nhau hoặc một vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn, hiểmtrở, giao thơng khơng thuận lợi. Các cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, khơng có điều kiện phát triển sản xuất và đảm bảo đời sống, là vùng có tỷ lệ số xãnghèo, hộ nghèo cao. Bên cạnh đó, còn có các khái niệm để chỉ mức độ gay gắt của nghèođói như: Đói gay gắt: Là tình trạng một bộ phận có mức thu nhập dưới 8kg gạongườitháng. Đói kinh niên: tương ứng với nghèo truyền từ đời này sang đời kháclà bộ phận dân cư nghèo đói nhiều năm liền cho tới thời điểm đang xét. Nghèo đói cấp tỉnh: hay còn gọi là nghèo mới là bộ phận dân cư rơivào tình trạng nghèo đói đột xuất vì nhiều ngun nhân như phá sản và các rủi ro khác, tại thời điểm xét.Việc đưa ra các khái niệm nghèo cả về định tính và định lượng nhằm phân định mức độ nghèo và tìm ra giải pháp giảm nghèo.Tóm lại, khái niệm nghèo có thể thống nhất về mặt định tính song khơng thể có một chuẩn mực chung về đói nghèo cho tất cả các quốc gia vàtại Việt Nam cũng có sự khác nhau giữa các địa phương.1.2.Các chỉ tiêu đánh giá. 1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá đói nghèo trên thế giới.Để xác định các chỉ tiêu về đói nghèo, trên thế giới đã đưa ra những chuẩn mực đánh giá khác nhau:Chỉ tiêu tính theo thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu ngườiGNP. Chỉ tiêu này do Ngân hàng Thế giới WB đưa ra để đánh giámức độ giàu nghèo của các quốc gia. VD: Căn cứ theo GDP trên đầu người năm vào thời điểm năm 1990 đểphân tích cho thấy: Trên 25.000 USD : nước cực giàuTrên 20.000 – 25.000 USD : nước giàu Trên 10.000 – 20.000 USD : nước khá giàuTrên 2.500 – 10.000 USD : nước trung lưu Trên 500 – 2.500 USD : nước nghèoDưới 500 USD : nước cực nghèo Việt Nam với gần 400 USDngườinăm năm 1990 được xếp thứ110171 trên thế giới, nằm trong nhóm nước cực nghèo. Năm 2006, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khoảng 730USDnăm. Việt Nam chỉ xếpthứ 122 trong số 177 quốc gia về thu nhập bình quân đầu người. Chỉ tiêu phát triển con người HDI do UNDP đưa ra gồm 3 chỉ tiêu:− Tuổi thọ trung bình dân cư− Trình độ học vấn, bao gồm tỷ lệ biết đọc, biết viết của dân cư, số nămđi học trung bình của người dân. −Thu nhập bình quân đầu người. HDI của Việt Nam được đo cho năm 2004 là 0,709 và đứng ở vị trí 109trong tổng số 177 nước được xếp hạng. Mới đây, theo “Báo cáo phát triển con người năm 20072008” của Liên Hợp Quốc cho thấy, Việt Nam hiện có chỉ sốphát triển con người HDI ở hạng trung bình, với chỉ số là 0,733. So với nămtrước, Việt Nam đã tăng 4 bậc từ vị trí 109 lên vị trí 105 trong tổng số 177 nước.Chỉ tiêu chất lượng cuộc sống PQLI: đề cập vào 3 điểm có tính phổ biến về nhu cầu cơ bản của con người:−Tuổi thọ dự báo khi 1 tuổi−Tỷ lệ tử vọng của trẻ sơ sinh−Tỷ lệ xóa mù chữ. Sự kết hợp chỉ tiêu GNP, HDI và PQLI cho phép nhìn nhận nước giàunghèo chính xác và khách quan hơn. Nó cho phép đánh giá khách quan, toàn diện sự phát triển con người trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội.Ngồi ra, để đánh giá “nghèo khổ của con người”, Liên hiệp quốc đã sử dụng chỉ số nghèo khổ con người – HPI hay còn gọi là chỉ số nghèo khổ tổnghợp. Giá trị HPI của một nước nói lên rằng sự nghèo khổ của con người ảnh hưởng bao nhiêu phần trăm dân số của nước đó. So sánh các giá trị HDI vàHPI cho thấy sự phân phối thành tựu của tiến bộ con người. Các nước có thể có giá trị HDI như nhau nhưng giá trị HPI lại khác nhau.

1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá đói nghèo ở Việt Nam

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” tại hai Huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình - Thực trạng và giải phápHỗ trợ giảm nghèo – GTZ” tại hai Huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình - Thực trạng và giải pháp
    • 84
    • 699
    • 1
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(751.5 KB) - Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” tại hai Huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình - Thực trạng và giải pháp-84 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Khái Niệm đói Nghèo Là Gì